Đến nội dung

Hình ảnh

CMR: D luôn di chuyển trên đường cố định khi A thay đồi trên (O2)

- - - - - @hinh học phẳng

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
believe myself

believe myself

    Lính mới

  • Thành viên
  • 8 Bài viết
Trên mặt phẳng cho 2 đường tròn (O1) và (O2) cố định tiếp xúc nhau tại M và bán kính (O1) lớn hơn (O2).một điểm A di chuyển trên (O2) sao cho 3 điểm O1,A ,O2 không thẳng hàng ,từ A kẻ tiếp tuyến AB,AC đến (O1) ( B,C là tiếp điểm).Đường thẳng MB ,MC cắt đường tròn (O2)tại E,F. Gọi giao điểm của EF với tiếp tuyến đường tròn (O2) tại A là D.CMR: D luôn di chuyển trên đường cố định khi A thay đồi trên (O2)



MOD: Chú ý tiêu đề bạn nhé

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mai Duc Khai: 09-02-2013 - 10:55


#2
Nxb

Nxb

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán học Hiện đại
  • 683 Bài viết
Bạn nên sửa tên tiêu đề đi, xem quy định của diễn đàn đã
Do $\Delta O_1MC$ đồng dạng với $\Delta O_2MF$ nên
$$\frac{MF}{MC}=\frac{R_2}{R_1}$$
Tương tự:
$$\frac{ME}{MB}=\frac{R_2}{R_1}$$
Như vậy,
$$\frac{MF}{ME}=\frac{MC}{MB}$$
Ta có:
$$\frac{AF}{AE}=\frac{\sin{AMF}}{\sin{AME}}=\frac{\sin{AMC}}{\sin{AMB}}=\frac{\sin{AMC}}{AC}.\frac{\sin{AMB}}{AB}=\frac{\sin{ACM}}{\sin{ABM}}=\frac{CM}{BM}$$
Do đó:
$$\frac{MF}{ME}=\frac{AF}{AE}$$
Như vậy, $AFME$ là tứ giác điều hòa, do đó $D$ di chuyển trên tiếp tuyến tại $M$ của đường tròn $(O_2)$

File gửi kèm



#3
believe myself

believe myself

    Lính mới

  • Thành viên
  • 8 Bài viết
tks, mình k để ý lắm :icon6:




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh