Đến nội dung

Hình ảnh

Sự khác nhau giữa toán học sơ cấp và toán học cao cấp

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 42 trả lời

#21
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Thì mình đã nói mình dốt, 2 điểm triết và KTCT Mác Lenin nên nhờ mọi ngừoi giảng giải hộ mà. Mọi người chửi ngu dốt tinh tướng cũng được, chỉ cần giải thích hộ em cụ thể thế nào là tác động (hay còn gọi là biểu diễn) của biên chứng tự nó, ( hay biện chứng không tự nó, biện chứng tự đẳng câu) lên không gian các ánh xạ giữa các lý thuyết của vật lý và toán học hiện đại là được.
KK Kính bút.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Kakalotta: 26-03-2006 - 03:22

PhDvn.org

#22
bandmaster

bandmaster

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 36 Bài viết
Gởi thuongnho119:

1) Anh chưa đọc Anghen nên không biết ông ấy phân loại toán sơ cấp và toán cao cấp ra sao nhưng đọc cuốn từ điển toán do Liên Xô viết thì thấy họ chú thích cách phân chia toán sơ cấp và toán cao cấp như ngocsonn52 nói là trong "chống Đuyrinh" của Anghen.

2) Anh thấy Kaka có nói gì về triết đâu, họ toàn nói về toán. Mà câu em trích dẫn từ cuốn sách của Einstein càng làm cho lý luận của Kaka hợp lý thì phải: bây giờ toán học (và khoa học nói chung) đã khác xa ngày Anghen sống nên có khi định nghĩa của Anghen không hợp thời trang nữa(nhưng anh vẫn không nói cách phân chia của Anghen là sai).

3) Tiền vệ tấn công người Brazil của Milan là Kaká chứ không phải Kaka.

#23
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
:leq Tôpik này thú vị phết :vdots

Bộ óc thiên tài cỡ Einstein cũng ko thể nào cãi được một số "nhà toán học" Việt Nam hiện nay.

Cãi thế nào được, Einstein có làm toán đâu. Hơn nữa thì ông ta cũng không phải là thiên tài.

Em đồ là mấy nguời ở đây chỉ là những nhà lao công khoa học mà thôi.


Đúng là bác này học triết thật rồi. Xin hỏi cụ thể cụm từ "mấy người ở đây" là những ai và ở đâu thế?



Các kết quả nghiên cứu khoa học thường hay gây nên những sự thay đổi trong các quan điểm triết học đối với những vấn đề vượt ra ngoài phạm vi của những lĩnh vực rất hạn chế của bản thân khoa học. Mục đích của khoa học là gì? Lý luận đang cố gắng miêu tả tự nhiên đòi hỏi những gì? Những vấn đề này tuy vượt ra ngoài phạm vi của vật lý học nhưng rất gần gũi với nó” (A. Einstein và L. Infeld - Trích từ cuốn sách "Sự tiến triển của vật lý học").

Bác quote của Einstein ra đoạn này chung chung quá. Ngôn từ thật là khó hiểu rườm rà, làm mình đọc xong cứ như là đi lạc vào khu rừng rậm vậy :leq . Sao bác khôn quote nốt cả Stefan Hawking nữa cho nó đủ bộ.
Phải nói thật mấy ông vật lý lý thuyết này phức tạp quá. Chứ Witten chẳng hạn có bao giờ ngồi mênh mông đâu?

Đã gọi là vào box Triết, thì phải có tí kiến thức chứ.


Dạ báo cáo ngày xưa mình thi triết được 5 điểm, kinh tế chính trị 6 :D , như vậy cũng có kiến thức đại cương rồi chứ nhỉ?

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi quantum-cohomology: 25-03-2006 - 18:22


#24
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Đúng, tôi cũng xin báo cáo, lần đầu thi kinh tế chính trị marz Lenin tôi được 2 điểm (chép bài của một thằng cuối cùng nó được 3 điểm), sau đó thi lại được lên 5, TỨC LÀ QUA RỒI NHÉ, đủ kiến thức nhé, nói không biết chữ nào là không đúng, cũng đủ trình rồi.
PhDvn.org

#25
pizza

pizza

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 143 Bài viết

Sao bác khôn quote nốt cả Stefan Hawking nữa cho nó đủ bộ.

Chắc em Thuongnho quên ( đang sồn sồn thì quên cũng là dễ hiểu ). Thôi để mình giúp em ấy vậy :

In the nineteenth and twentieth centuries , science became too technical and mathematical for the philosophers or anyone else except a few spe"từ cấm"ts . Philosophers reduced the scope of their inquiries so much that Wittgenstein , the famous philosopher of this century , said , ì the sole remaining task for philosophy is analysis of language ì !
A brief history of time (chapter 12 ) - S.Hawking


Dịch nguyên văn : Trong thế kỉ 19 và 20 , khoa học trở nên quá kĩ thuật và triết học đối với các nhà toán học và với phần lớn những người bình thường , trừ ra một nhóm nhỏ những người đặc biệt . Các lĩnh vực toán học đã bị hạn chế đến mức nhà toán học lớn nhất thế kỉ là Wittgenstein phải thốt lên " Nhiệm vụ còn lại của toán là "giải tích ngôn ngữ" "

Thảo nào mấy đ.c toàn điểm trung bình môn học triết , còn mình thì ... bí mật .

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi pizza: 25-03-2006 - 22:50

The world is what it is; men who are nothing , who allow themselves to become nothing , have no place in it !
(Naipaul)
Khi mê tiền chỉ là tiền
Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm
Khi mê dâm chỉ là dâm
Ngộ ra mới biết trong dâm có tình
(NBS)

#26
macsman

macsman

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết
Các bác cứ tập trung mà cãi cho ra sự khác nhau giữa toán sơ cấp và toán cao cấp đi, chứ cãi nhau về Marx, Engels, Lenin hay Connes, Witten làm gì. Các các chưa hiểu hết lý thuyết của các vị ấy thì đừng có mà đòi khen chê các vị ấy.
Tớ cũng không biết toán sơ cấp khác toán cao cấp chỗ nào đâu, cũng như không biết gì về lý thuyết của các cụ kia (chỉ nghe nói rằng các cụ ấy ghê gớm lắm, lý thuyết của các cụ rất cao siêu), xin các bác đừng bắt tớ phải giải thích này nọ về toán hay triết.

#27
bandmaster

bandmaster

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 36 Bài viết
Hình như bác Pizza dịch sai rồi, hay là bác có ẩn ý gì, giải thích cho anh em hiểu với?

In the nineteenth and twentieth centuries , science became too technical and mathematical for the philosophers or anyone else except a few spe"từ cấm"ts . Philosophers reduced the scope of their inquiries so much that Wittgenstein , the famous philosopher of this century , said , ì the sole remaining task for philosophy is analysis of language ì !
A brief history of time (chapter 12 ) - S.Hawking


Dịch nguyên văn : Trong thế kỉ 19 và 20 , khoa học trở nên quá kĩ thuật và triết học đối với các nhà toán học và với phần lớn những người bình thường  , trừ ra một nhóm nhỏ những người đặc biệt . Các lĩnh vực toán học đã bị hạn chế đến mức nhà toán học lớn nhất thế kỉ là Wittgenstein phải thốt lên " Nhiệm vụ còn lại của toán là "giải tích ngôn ngữ"  "



Trang trước thấy thuongnho119 phát biểu một nhận định, bây giờ nó đã thành định lý (nhưng chỉ ở địa phương thôi).

#28
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
Thì Bác Pizza có tình dịch sai mà, bác này đùa ác lắm.

#29
hieuphuong

hieuphuong

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
gui KK:
Ông ban thú vị đấy,để chinh phục ông phải mất bao lâu?Tôi không cần thiết phải làm vậy.
Gửi ngọc sơn
Đoạn trả lời của anh không được rồi.Vậy anh lý giải thế nào về sức sống trong triết học Phật Giáo???

#30
hieuphuong

hieuphuong

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
Gửi Thương Nhớ(hay hay)
Ông bạn chắc cùng một lò với tôi vậy tôi cũng nói thêm là chính tư tưởng phổ thông phép BC đã đi ngược với ý định ban đầu.Lenin cũng đã nhắc đến điểm này rồi.Tôi hy vọng cùng ông và hơi khó một số người khác trao đổi các vấn đề cho rõ ràng.Xin ý kiến của ông về quan điểm của tôi và của ngọc sơn.

#31
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Mình nghĩ điểm thực sự phân biệt giữa toán lý thuyết và toán ứng dụng chính là ở từ lý thuyết là ứng dụng. Nếu như một nhà toán học ngồi nghiên cứu, tìm cách chứng minh các định lý toán học, xử dụng các biến (variable) thuần túy, chứ không sử dụng các hằng số, hệ số (như hằng số Planck h trong vật lý) thì đó là người làm toán lý thuyết- dù là ngành xác xuất, tổ hợp hay gì đi nữa. Còn lại, nếu người đó học hình học đại số, nhưng đem ra để mã hóa code nhà băng .v.v. thì đó là làm toán ứng dụng.

Sự khác nhau chỉ tóm lại là: ai phát triển lý thuyết toán, chứng minh định lý và ai đem các định lý đó ra áp dụng cho các trường hợp cụ thể trong vật lý, kinh tế .v.v.

Còn Marx, Engels với Einstein Connes là những người khác nhau, họ làm những việc khác nhau và có những mục tiêu khác nhau khi nói về những lĩnh vực không phải chuyên môn của họ. Marx và Engels có mục tiêu khác với Connes khi định nghĩa toán học. Einstein có mục tiêu khác với Marx và Engels khi nói mấy câu triết lý. Để biết được và có cái nhìn khách quan về tất cả bọn họ là rất khó- vì kể cả có ai đó vừa học toán, lý vừa học triết đủ cao và sâu để hiểu cả 4 người bọn họ, thì vẫn có thể có ý kiến chủ quan- do hâm mộ người này hơn người kia chẳng hạn- chứ chưa nói gì đến những người không biết 2 hay 3 người trong 4 người kia đủ rõ.
Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#32
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Anh nói cũng không đúng, em là toán lý thuyết mà suốt ngày dùng đến hằng số Plank đấy thây, phản ví dụ nhé.
Còn về Engels, Marx, thì vẫn là cái em nói, vấn đề là đẳng cấp. Võ công cách đây 2 thế kỉ đến nay đã quá lạc hậu. Cách đây 200 năm, người ta còn chưa biết thế nào là topo, chưa biết thế nào là không gian Hilbert. (Nói thật, thằng học sinh nào học khá cũng đã biết thế nào là kg hilbert rồi) . Thế không hiểu nổi mấy ông diễn đàn toán hâm nhà ta thấy sung suớng gì khi tung hô một lý thuyết như vậy? Thế sao không sung sướng nghiên cứu nốt các phát biểu khoa học cách đây 2000 năm khi người ta còn đang chứng minh định lý talet cho đủ bộ.
PhDvn.org

#33
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Phản ví dụ của Kaka cũng chính là điểm làm cho sự phân biệt giữa toán lý thuyết và toán ứng dụng trở nên đặc biệt lằng nhằng- ngay cả tại các trường, viện đại học lớn trên thế giới. Theo cách phân ngành của vài trường đại học lớn ở MỸ (ví dụ Cornell hay MIT chẳng hạn)- thì có vẻ như ai làm toán lý thuyết- như chứng minh định lý, phát triển lý thuyết toán với biến số, bất chấp các loại hằng số lý thuyết thì là làm toán lý thuyết, VÀ nếu làm toán có liên quan đến vật lý lý thuyết- như cơ học lượng tử, thuyết tương đối thì vẫn là làm toán lý thuyết. Còn những người làm toán tổ hợp, xác suất- dù không bao giờ biết ứng dụng thực tế là cái gì, mà chỉ ngồi phát triển các lý thuyết tổ hợp đại số toàn power series với chuỗi số thì lại là làm toán ứng dụng (ví dụ Stanley là giáo sư toán ứng dụng ở MIT). Thế nhưng những người làm về toán cho mechanics hay giải tích Fourier thì cũng lại được xếp vào làm toán ứng dụng.
Thế nhưng- ở nhiều trường khác thì tình hình lại khác. Một số vị ở Cornell- theo mình biết cũng làm toán tổ hợp và rời rạc- thiên về ứng dụng hơn Stanley- thì lại là giáo sư toán lý thuyết. Ví dụ khác nữa như ở Anh- cả Cambrigde lẫn Oxford lại coi ghế của Hawking và Penrose là ghế của giáo sư vật lý lý thuyết kiêm toán ứng dụng (ghế Lucas của Hawking rất nổi tiếng với những tiền nhiệm như Newton, Dirac). Tức là ở mấy trường này làm vật lý lý thuyết và phát triển toán (như Penrose) cho thuyết tương đối với cơ học lượng tử là làm toán ứng dụng.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Polytopie: 29-03-2006 - 18:14

Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#34
magic

magic

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 114 Bài viết
Khác với anh Kaka, mình được cho là học toán ứng dụng, thấy mọi người phân biệt Toán lý thuyết và Toán ứng dụng cũng bon chen vài ý kiến.
Đọc trên http://en.wikipedia.org/wiki thấy có định nghĩa về toán ứng dụng như sau Applied mathematics is a branch of mathematics that concerns itself with the application of mathematical knowledge to other domains."
Định nghĩa này chính là từ chữ Ứng dụng mà ra. Ở trang đó cũng kể ra một số ngành được coi là toán ứng dụng như
numerical analysis, mathematical physics, mathematics of engineering, linear programming, optimization and operations research, continuous modelling, control theory, mathematical biology and bioinformatics, information theory, game theory, probability and statistics, mathematical economics, financial mathematics, actuarial science, cryptography and hence combinatorics and even finite geometry to some extent, graph theory as applied to network analysis
Hiểu đơn giản toán ứng dụng là ứng dụng toán vào các lĩnh vực khác. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của mình, toán ứng dụng cũng có những yêu cầu về sự chặt chẽ của nền tảng lý thuyết. Ví dụ theo quan điểm cổ điển thì xác suất xuất phát từ việc đếm và tính các tổ hợp. Nhưng chỉ khi có sự ra đời của định lý Kolmogorov vào đầu thế kỷ 20 những khái niệm như các đại lượng ngẫu nhiên, quá trình ngẫu nhiên v.v... mới được định nghĩa một cách chặt chẽ. Trên con đường đi tìm những cơ sở lý thuyết chặt chẽ của mình toán ứng dụng trở nên gần gũi với toán lý thuyết hơn. Các lĩnh vực như quy hoạch, tối ưu, vận trù, lý thuyết trò chơi... không thể hiểu được nếu thiếu các kiến thức về toán lý thuyết (cụ thể là những gì thì em chưa đủ trình để nêu ra).
Có thể coi quá trình đó là quá trình đi ngược về gốc - đi xa các ứng dụng thực tiễn của nó, và gần toán lý thuyết hơn.
Vì thế mà "Còn những người làm toán tổ hợp, xác suất- dù không bao giờ biết ứng dụng thực tế là cái gì, mà chỉ ngồi phát triển các lý thuyết tổ hợp đại số toàn power series với chuỗi số thì lại là làm toán ứng dụng (ví dụ Stanley là giáo sư toán ứng dụng ở MIT). Thế nhưng những người làm về toán cho mechanics hay giải tích Fourier thì cũng lại được xếp vào làm toán ứng dụng. "
Có thể nói toán ứng dụng là cầu nối giữa toán lý thuyết và những ứng dụng thiết thực nhất trong cuộc sống của chúng ta. Xin đơn cử một vài ứng dụng thiết thực nhất đó:
-Diễn đàn của chúng ta sử dụng một cơ sở dữ liệu nhất định, cơ sở dữ liệu đó do một phần mềm tạo ra nhưng để có phần mềm đó (không kể các yếu tố kỹ thuật là tin học) thì không thế thiếu vai trò của đại số (tôi ko nhớ chính xác đó là ngành nào trong Đại số).
-Việc bảo mật các thông tin như mã hóa, bảo vệ mật khẩu của bạn, bảo mật cho tiền của bạn trong tài khoản không thế thực hiện được nếu thiếu lý thuyết số....
Ngày nay, với sự giúp đỡ của máy tính bạn có thể làm rất nhiều việc khác nhau mà không cần biết toán hay toán ứng dụng nhưng các phần mềm hỗ trợ công việc của bạn đã chứa trong bản thân nó các kết quả của toán mà trực tiếp nhất là toán ứng dụng.
Nói ngắn gọn thì toán lý thuyết và ứng dụng khác nhau rõ nhất ở 1 điểm. Những người làm toán lý thuyết có thể hài lòng với câu trả lời: "Có hay không lời giải cho một bài toán" Còn người làm toán ứng dụng thì quan tâm tới "Lời giải đó "bằng" bao nhiêu"
Còn liên quan giữa triết học và toán học thì mình không dám bình luận, vì mình dốt cả toán lẫn triết. Lúc nào đó hy vọng mình bớt dốt để được trao đổi với các bạn.

#35
Magus

Magus

    Trung tá

  • Hiệp sỹ
  • 2781 Bài viết
Khác nhau có 1 điểm to nhất :)
Toán học có giỏi thì cũng chỉ là công cụ của người ta
Triết học giỏi thì có thể điều khiển được người ta.

Điều này đã được kiểm chứng.Ko tin đi làm đi thì biết
<div align="center"><img src="http://img221.images...4795706ld2.jpg" border="0" class="linked-image" /><br />

<!--fonto:Verdana--><span style="font-family:Verdana"><!--/fonto--><a href="http://diendantoanho...0&#entry168717" target="_blank">Hướng dẫn gõ công thức toán lên diễn đàn cho người mới</a><!--fontc--></span><!--/fontc--></div>

<br /><div align="center"><!--fonto:Verdana--><span style="font-family:Verdana"><!--/fonto--><a href="http://diendantoanho...howtopic=38505" target="_blank">Cách gõ công thức toán mới</a><br /><a href="http://diendantoanho...id=1&Itemid=18" target="_blank"><!--coloro:#008000--><span style="color:#008000"><!--/coloro--><b>Bạn có muốn gửi bài viết của mình lên trang chủ không?</b><!--colorc--></span><!--/colorc--></a><!--fontc--></span><!--/fontc--></div><br /><div align="center"><!--fonto:Courier New--><span style="font-family:Courier New"><!--/fonto--><!--sizeo:2--><span style="font-size:10pt;line-height:100%"><!--/sizeo-->em=Console.ReadLine();Console.Write("Anh yêu {0}",em);<!--sizec--></span><!--/sizec--><!--fontc--></span><!--/fontc--></div>

#36
Lebnit

Lebnit

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 120 Bài viết
Giỏi triết học chưa chắc điều khiển được người ta mà chỉ "nhận thức"được thế giới khách quan.
Khong co gi la khong the

#37
Magus

Magus

    Trung tá

  • Hiệp sỹ
  • 2781 Bài viết

Giỏi triết học chưa chắc điều khiển được người ta mà chỉ "nhận thức"được thế giới khách quan.

Đọc kĩ đi.Tui chỉ bảo là có thể thôi
<div align="center"><img src="http://img221.images...4795706ld2.jpg" border="0" class="linked-image" /><br />

<!--fonto:Verdana--><span style="font-family:Verdana"><!--/fonto--><a href="http://diendantoanho...0&#entry168717" target="_blank">Hướng dẫn gõ công thức toán lên diễn đàn cho người mới</a><!--fontc--></span><!--/fontc--></div>

<br /><div align="center"><!--fonto:Verdana--><span style="font-family:Verdana"><!--/fonto--><a href="http://diendantoanho...howtopic=38505" target="_blank">Cách gõ công thức toán mới</a><br /><a href="http://diendantoanho...id=1&Itemid=18" target="_blank"><!--coloro:#008000--><span style="color:#008000"><!--/coloro--><b>Bạn có muốn gửi bài viết của mình lên trang chủ không?</b><!--colorc--></span><!--/colorc--></a><!--fontc--></span><!--/fontc--></div><br /><div align="center"><!--fonto:Courier New--><span style="font-family:Courier New"><!--/fonto--><!--sizeo:2--><span style="font-size:10pt;line-height:100%"><!--/sizeo-->em=Console.ReadLine();Console.Write("Anh yêu {0}",em);<!--sizec--></span><!--/sizec--><!--fontc--></span><!--/fontc--></div>

#38
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Sự khác nhau giữa toán học và triết học:
1 Các nhà toan học khi làm việc chỉ cần giấy, bút chì và sọt rác.
Các nhà triết học chỉ cần giấy và bút chì.
PhDvn.org

#39
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Khổ cái là các nhà toán học vứt rác vào sọt rác, còn rác của các nhà triết học thì nhân loại này lại nhét hết cả vào đầu.
Kể ra chuyện cũng bình thường, vì để biết cái gì là rác, cái gì không phải là rác không phải chuyện dễ, nhiều khi phải trả giá vài trăm năm, hoặc lâu hơn nữa.

__________
Nhắn bạn pizza: phân tích ngôn ngữ mà dịch thành giải tích ngôn ngữ thì quả là sáng tạo lớn. Còn dịch Wittgenstein thành nhà toán học thật cũng chả phải nhầm lắm, dù bạn cố tình nhầm. :geq

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Polytopie: 08-05-2006 - 21:11

Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#40
pizza

pizza

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 143 Bài viết
Hèn gì mấy hôm nay em hắt hơi liên tục , hóa ra anh Poly có lời nhắn gửi :beer . Em dịch cho vui thôi , cũng để trêu em TN tẹo . Nhân tiện anh nói ông Wittgenstein là nhà toán học , vậy ông ấy có công trình toán nào xuất sắc ko ạh ( em ko biết nên hỏi cho rõ ) ? Chứ nếu ko thì cũng chỉ là đá gà đá vịt sang logic toán , có gì là ghê gớm đâu .
The world is what it is; men who are nothing , who allow themselves to become nothing , have no place in it !
(Naipaul)
Khi mê tiền chỉ là tiền
Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm
Khi mê dâm chỉ là dâm
Ngộ ra mới biết trong dâm có tình
(NBS)




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh