Đến nội dung

Hình ảnh

CHỌN ĐT HSG TOÁN 8 _ LÂM THAO 2013


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 12 trả lời

#1
Nguyen Duc Thuan

Nguyen Duc Thuan

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 367 Bài viết

Thời gian làm bài: 120'

Câu 1:

a) Tìm (x;y) thoả mãn: $x^2+2y^2=2(xy-2+2y)$

b) CMR với mọi a nguyên thì $M=(a+1)(a+2)(a+3)(a+4)+1$ là số chình phương.

Câu 2: 

a) Cho $a+b=1$ Tính $C=2(a^3+b^3)-3(a^2+b^2)$

b) Cho a+b+c=0. CMR: $a^3+b^3+c^3=3abc$

Câu 3: Giải các PT sau;

a) $(x^2+x)^2+4(x^2+x)=12$

b) $\frac{x-1}{2012}+\frac{x-2}{2011}=\frac{x-3}{2010}+\frac{x-4}{2009}$

Câu 4:

a) Cho tam giác ABC trung tuyến AM, Qua D trên BC kẻ đ/thẳng song song với AM cát AB, AC tại E & F.

    a1) CMR: DE+DF=2AM

    a2) Đ/thẳng qua A sog song với BC cắt EF tại N; CMR N là trung điẻm của EF.

b) Cho tam giác ABC và O nằm trong tam giác. AO,BO,CO cắt BC,CA,AB tại M,N,P.

Tìm Min: $\sqrt{\frac{AO}{OM}}+\sqrt{\frac{BO}{ON}}+\sqrt{\frac{CO}{OP}}$

Câu 5: Cho a,b,c>0 và a+b+c=1.CMR:

$\frac{ab}{c+1}+\frac{bc}{a+1}+\frac{ca}{b+1}\leq \frac{1}{4}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nguyen Duc Thuan: 28-03-2013 - 22:05


#2
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

Bài 5:

Ta có :$\frac{ab}{c+1}=\frac{ab}{(a+b)+(a+c)}\leq \frac{1}{4}\left ( \frac{ab}{a+b} +\frac{ab}{a+c}\right )$

Tương tự:

$\Rightarrow \sum \frac{ab}{c+1}\leq \frac{1}{4}\left ( \frac{a(b+c)}{b+c}+\frac{b(a+c)}{c+a}+\frac{c(a+b)}{a+b} \right )=\frac{1}{4}$

Dấu = xảy ra khi a=b=c=1/3


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton

#3
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

Bài 1: Nhầm đề rùi bạn ơi. Đề đúng là  $x^{2}+2y^{2}=2(xy+2y-2)$ cơ mà

$x^{2}+2y^{2}=2(xy+2y-2)\Rightarrow x^{2}+2y^{2}-2xy-4y+4=0\Leftrightarrow (x-y)^{2}+(y-2)^{2}=0$


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton

#4
Yagami Raito

Yagami Raito

    Master Tetsuya

  • Thành viên
  • 1333 Bài viết

Câu 2 :B) Có cả cái hằng đẳng thức rồi, không cần viết chắc mọi người đã biết 

Hằng Đẳng Thức


:nav: Học gõ công thức toán học tại đây

:nav: Hướng dẫn đặt tiêu đề tại đây

:nav: Hướng dẫn Vẽ hình trên diễn đàn toán tại đây

--------------------------------------------------------------

 


#5
Yagami Raito

Yagami Raito

    Master Tetsuya

  • Thành viên
  • 1333 Bài viết

Câu 3 b)Cộng 1 vào mỗi số hạng là xong ! 


:nav: Học gõ công thức toán học tại đây

:nav: Hướng dẫn đặt tiêu đề tại đây

:nav: Hướng dẫn Vẽ hình trên diễn đàn toán tại đây

--------------------------------------------------------------

 


#6
Christian Goldbach

Christian Goldbach

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 351 Bài viết

Thời gian làm bài: 120'

Câu 1:

a) Tìm (x;y) thoả mãn: $x^2+2y^2=2(xy+2x+2y)$

b) CMR với mọi a nguyên thì $M=(a+1)(a+2)(a+3)(a+4)+1$ là số chình phương.

Câu 2: 

a) Cho $a+b=1$ Tính $C=2(a^3+b^3)-3(a^2+b^2)$

b) Cho a+b+c=0. CMR: $a^3+b^3+c^3=3abc$

Câu 3: Giải các PT sau;

a) $(x^2+x)^2+4(x^2+x)=12$

b) $\frac{x-1}{2012}+\frac{x-2}{2011}=\frac{x-3}{2010}+\frac{x-4}{2009}$

Câu 4:

a) Cho tam giác ABC trung tuyến AM, Qua D trên BC kẻ đ/thẳng song song với AM cát AB, AC tại E & F.

    a1) CMR: DE+DF=2AM

    a2) Đ/thẳng qua A sog song với BC cắt EF tại N; CMR N là trung điẻm của EF.

b) Cho tam giác ABC và O nằm trong tam giác. AO,BO,CO cắt BC,CA,AB tại M,N,P.

Tìm Min: $\sqrt{\frac{AO}{OM}}+\sqrt{\frac{BO}{ON}}+\sqrt{\frac{CO}{OP}}$

Câu 5: Cho a,b,c>0 và a+b+c=1.CMR:

$\frac{ab}{c+1}+\frac{bc}{a+1}+\frac{ca}{b+1}\leq \frac{1}{4}$

Câu :B)

$2(a^3+b^3)-3(a^2+b^2)=2(a+b)^3-3(a^2+2ab+b^2)=2(a+b)^3-3(a+b)^2=2-3=-1$


Quy luật của toán học càng liên hệ tới thực tế càng không chắc chắn, và càng chắc chắn thì càng ít liên hệ tới thực tế.

 


#7
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

Câu 2 :B) Có cả cái hằng đẳng thức rồi, không cần viết chắc mọi người đã biết 

Hằng Đẳng Thức

Ê bạn ơi, ko đc sd Hằng đẳng thức đâu:

Ta có : $a^{3}+b^{3}+c^{3}-3abc=(a+b)^{3}+c^{3}-3ab(a+b)-3abc=(a+b+c)^{3}-3(a+b+c)(a+b)c-3ab(a+b+c)=(a+b+c)\left [(a+b+c)^{2}-3(ac+bc+ab) \right ]=(a+b+c)(a^{2}+b^{2}+c^{2}-ab-bc-ac)=0$


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton

#8
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

Câu 1: b)

$(a+1)(a+2)(a+3)(a+4)+1=(a^{2}+5a+4)(a^{2}+5a+6)+1=(a^{2}+5a+5)^{2}-1+1=(a^{2}+5a+5)$ là số chính phương


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton

#9
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

Câu 2: 

a) Cho $a+b=1$ Tính $C=2(a^3+b^3)-3(a^2+b^2)$

Ta có : $C=2(a^{3}+b^{3})-3(a^{2}+b^{2})=2(a^{2}+b^{2}-ab)(a+b)-3(a^{2}+b^{2})=-(a+b)^{2}=-1$


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton

#10
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

Câu 3: Giải các PT sau;

a) $(x^2+x)^2+4(x^2+x)=12$

Ta có :$(x^{2}+x)^{2}+4(x^{2}+x)=12\Rightarrow (x^{2}+x+2)^{2}=16$ Vì $(x^{2}+x+2)^{2}>x^{2}+x+\frac{1}{4}\geq 0\Rightarrow x^{2}+x+2=4\Rightarrow \left (x+\frac{1}{2} \right )^{2}=\frac{9}{4}$

Đến đây các bạn tự làm nốt


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton

#11
phatthemkem

phatthemkem

    Trung úy

  • Thành viên
  • 910 Bài viết

Thời gian làm bài: 120'

Câu 1:

a) Tìm (x;y) thoả mãn: $x^2+2y^2=2(xy-2+2y)$

b) CMR với mọi a nguyên thì $M=(a+1)(a+2)(a+3)(a+4)+1$ là số chình phương.

$M=(a+1)(a+2)(a+3)(a+4)+1=\left [ (a+1)(a+4) \right ]\left [ (a+2)(a+3) \right ]+1=(a^2+5a+4)(a^2+5a+6)+1$

$=(a^2+5a+5-1)(a^2+5a+5+1)+1=(a^2+5a+5)^2-1+1=(a^2+5a+5)^2$

$\Rightarrow dpcm$


  Hầu hết mọi người đều chấp nhận thua cuộc ngay khi họ sắp thành công. Họ dừng lại

 

ngay trước vạch đích, cách chiến thắng chỉ một bàn chân” -H. Ross Perot

 

  “Tránh xa những kẻ coi nhẹ tham vọng của bạn. Những kẻ nhỏ nhen luôn như thế, còn

 

những người thực sự vĩ đại sẽ khiến bạn cảm thấy rằng bạn cũng có thể trở nên vĩ đại”

 

-Mark Twain

:botay :like :icon10: Huỳnh Tiến Phát ETP :icon10: :like :botay

$WELCOME$ $TO$ $MY$ $FACEBOOK$: https://www.facebook.com/phat.huynhtien.39


#12
DarkBlood

DarkBlood

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 619 Bài viết

Câu 4:

a) Cho tam giác ABC trung tuyến AM, Qua D trên BC kẻ đ/thẳng song song với AM cát AB, AC tại E & F.

    a1) CMR: DE+DF=2AM

    a2) Đ/thẳng qua A sog song với BC cắt EF tại N; CMR N là trung điẻm của EF.

b) Cho tam giác ABC và O nằm trong tam giác. AO,BO,CO cắt BC,CA,AB tại M,N,P.

Tìm Min: $\sqrt{\frac{AO}{OM}}+\sqrt{\frac{BO}{ON}}+\sqrt{\frac{CO}{OP}}$

4aac30b4dc75cfa1364437e0cf7bed33_5444812

1)

a) Ta có:

$\frac{DE}{AM}=\frac{BD}{BM}=\frac{2BD}{BC}$

 

$\frac{DF}{AM}=\frac{CD}{CM}=\frac{2CD}{BC}$

 

$\Rightarrow \frac{DE+DF}{AM}=\frac{2(BD+CD)}{BC}=2$

 

$\Rightarrow DE+DF=2AM$

 

b) Tứ giác $AMDN$ là hình bình hành nên $AN=DM$

Ta có:

$\bullet\ \ \frac{EN}{DE}=\frac{AN}{BD}=\frac{DM}{BD}$

 

$\Rightarrow \frac{EN}{DE+EN}=\frac{DM}{BD+DM}$

 

$\Rightarrow \frac{EN}{DN}=\frac{DM}{BM}=\frac{2DM}{BC}$

 

 

$\bullet\ \ \frac{FN}{FD}=\frac{AN}{CD}=\frac{DM}{CD}$

 

$\Rightarrow \frac{FN}{FD-FN}=\frac{DM}{CD-DM}$

 

$\Rightarrow \frac{FN}{DN}=\frac{DM}{CM}=\frac{2DM}{BC}$

 

 

Do đó: $\frac{EN}{DN}=\frac{FN}{DN}$

 

Vậy $EN=FN.$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hoang Huy Thong: 31-03-2013 - 00:58


#13
DarkBlood

DarkBlood

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 619 Bài viết

Câu 4:

b) Cho tam giác ABC và O nằm trong tam giác. AO,BO,CO cắt BC,CA,AB tại M,N,P.

Tìm Min: $\sqrt{\frac{AO}{OM}}+\sqrt{\frac{BO}{ON}}+\sqrt{\frac{CO}{OP}}$

2c07a62faae091755fb4671ccbca0e58_5444843

Đặt $S_{AOB}=S_1,\ S_{AOC}=S_2,\ S_{BOC}=S_3,\ S_{ABC}=S$

Ta có:

$\frac{AM}{OM}=\frac{S}{S_1}\Leftrightarrow \frac{OM+OA}{OM}=\frac{S_1+S_2+S_3}{S_1}$

 

$\Rightarrow \frac{OA}{OM}=\frac{S_2}{S_1}+\frac{S_3}{S_1}$

 

Áp dụng BĐT Cauchy, ta có: 

$\frac{OA}{OM}=\frac{S_2}{S_1}+\frac{S_3}{S_1}\geq 2\sqrt{\frac{S_2.S_3}{S_1^2}}$ $($Dấu $"="$ xảy ra khi $S_2=S_3)$

 

Tương tự:

$\frac{OB}{ON}\geq 2\sqrt{\frac{S_3.S_1}{S_2^2}}$ $($Dấu $"="$ xảy ra khi $S_3=S_1)$

 

$\frac{OC}{ON}\geq 2\sqrt{\frac{S_1.S_2}{S_3^2}}$ $($Dấu $"="$ xảy ra khi $S_1=S_2)$

 

Do đó:

$\frac{OA}{OM}.\frac{OB}{ON}.\frac{OC}{ON}\geq 2^3\sqrt{\frac{(S_1.S_2.S_3)^2}{(S_1.S_2.S_3)^2}}=8$ $($Dấu $"="$ xảy ra khi $S_1=S_2=S_3)$

 

Áp dụng BĐT Cauchy, ta có:

$\sqrt{\frac{OA}{OM}}+\sqrt{\frac{OB}{ON}}+\sqrt{\frac{OC}{OP}}\geq 3\sqrt[3]{\sqrt{\frac{OA}{OM}.\frac{OB}{ON}.\frac{OC}{ON}}}\geq 3\sqrt[3]{\sqrt{8}}=3\sqrt{2}$ 

 

Dấu $"="$ xảy ra khi $\left\{\begin{matrix} S_1=S_2=S_3\\ \frac{OA}{OM}=\frac{OB}{ON}=\frac{OC}{OP} \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \frac{S}{S_1}=3\\ \frac{S}{S_2}=3\\ \frac{S}{S_3}=3\\ \frac{AM}{OM}=\frac{BN}{ON}=\frac{CP}{OP} \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \frac{AM}{OM}=\frac{BN}{ON}=\frac{CP}{OP}=3$

________________

Đoạn cuối được kết luận $O$ trong tâm tam giác $ABC$ không nhỉ? :))


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hoang Huy Thong: 31-03-2013 - 01:34





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh