Đến nội dung

Hình ảnh

X, Y, I thẳng hàng

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
Sara Micky

Sara Micky

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết

Bài 1 Cho tam giác ABC. L là điểm thuộc đoạn BC. M thuộc tia đối tia BA sao cho ALC=2AMC. N thuộc tia đối tia CA sao cho ALB=2ANB. Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AMN. Chứng minh OL vuông góc với BC.

 

Bài 2 Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc BC tại D. AI cắt (O) tại E khác A. AF là đường kính của (O). ED cắt (O) tại L khác E. Gọi LO giao AD tại X, DF giao OE tại Y. Chứng minh X, Y, I thẳng hàng.

 

Bài 3 Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), P là một điểm trên (O). A, B, C là trung điểm BC, CA, AB. PA, PB, PC cắt (O) tại A, B,C khác P. Chứng minh rằng các đường thẳng AA, BB, CC cắt nhau tạo thành một tam giác có diện tích không đổi khi P di chuyển trên (O).

 

Bài 4 Cho tam giác ABC đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc BC, CA, AB tại D, E, F.(K) là đường tròn thay đổi đi qua B, C sao cho EF cắt (K) tại P, Q. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác DPQ luôn đi qua điểm cố định khác D.

 

Bài 5 Cho hai đường tròn (O), (O) tiếp xúc ngoài nhau tại M. A là điểm thuộc (O). AB, AC là tiếp tuyến của (O). MB, MC cắt (O) tại D, E khác M. Chứng minh DE đi qua trung điểm AB, AC.



#2
malx

malx

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 42 Bài viết

Bài 3 Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), P là một điểm trên (O). A, B, C là trung điểm BC, CA, AB. PA, PB, PC cắt (O) tại A, B,C khác P. Chứng minh rằng các đường thẳng AA, BB, CC cắt nhau tạo thành một tam giác có diện tích không đổi khi P di chuyển trên (O).

Gọi $DEF$ là tam giác được nói tới (xem hình vẽ).

Giả sử đường tròn ngoại tiếp $(BA_{1}A_{2})$ cắt $A_{1}C_{1}$ tại $F'$ thì do $\angle BF'A_{1} = 180^{\circ} - \angle BA_{2}A_{1} = \angle BC_{2}C_{1}$ nên tứ giác $C_{2}C_{1}F'B$ cũng là tứ giác nội tiếp. Lại có $\angle BC_{2}F' = \angle BC_{1}A_{1} = \angle BAC$ nên ba điểm $C_{2}, F', C$ thằng hàng. Cũng vậy, $\angle BA_{2}F' = \angle BA_{1}C_{1} = \angle BCA$ nên ba điểm $A_{2}, F', A$ thẳng hàng. Vậy nên $F'\equiv F \equiv CC_{2}\cap AA_{2}\cap A_{1}C_{1}$.

Tương tự như vậy chứng minh được $E$ nằm trên $B_{1}C_{1}$, $D$ nằm trên $A_{1}B_{1}$ (tham khảo hình vẽ).

Dễ dàng nhận thấy $EA\parallel BF\parallel DC$ nên SDEF = SABF + SBFC =  1/2 SABC

Hình gửi kèm

  • Construction.png


#3
malx

malx

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 42 Bài viết

Bài 1 của bạn tuy hơi nhầm một chút nhưng không sao, đây là một bài hình hay.

 

Bài 1 Cho tam giác ABC. L là điểm thuộc đoạn BC. M thuộc tia đối tia BA sao cho ALB=2AMC. N thuộc tia đối tia CA sao cho ALC=2ANB. Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AMN. Chứng minh OL vuông góc với BC

 

Gọi $Lx, Ly$ là phân giác các góc $\angle ALB$ và $\angle ALC$. Đường tròn ngoại tiếp $(ANB)$ cắt $BC$ tại $Q$ thì do $\angle AQB = \angle BNA = \angle yLC$ nên $AQ\parallel Ly$ và $AQ\perp Lx$, tam giác $ALQ$ là tam giác cân, $AQ = AL$

Tương tự như vậy, nếu đường tròn $(AMC)$ cắt $BC$ tại $P$ thì $PL = AL$.

Gọi $r$ là bán kính đường tròn $(O)$. $OC_{2} - OB_{2} = (OC^{2} - r^{2}) - (OB^{2} - r^{2}) = CA.CN - BA.BM = CB.CQ - BP.BC = BC (CQ - BP) = BC (CL + LQ - BL - LP) = BC (LC - LB) = LC^{2} - LB^{2}$.

$LO$ quả thực vuông góc với $BC$

Hình gửi kèm

  • baimot.png


#4
malx

malx

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 42 Bài viết

Bài 4 Cho tam giác ABC đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc BC, CA, AB tại D, E, F.(K) là đường tròn thay đổi đi qua B, C sao cho EF cắt (K) tại P, Q. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác DPQ luôn đi qua điểm cố định khác D.

 

Gọi giao điểm của $EF$ và $BC$ là $H$. Ta có $(H, D; A, C) = -1$, nếu $M$ là trung điểm của $BC$ thì $M$ có các tính chất sau $MB^{2} = MC^{2} = MD. MH$ (*) , cũng như $HD.HM = HB. HC$ (**). Ta sẽ sử dụng tính chất (**) này.

Lưu ý $HB. HC = HP. HQ$ nên $HP.HQ = HD.HM$, tứ giác $PQMD$ là tứ giác nội tiếp, nói cách khác đường tròn ngoại tiếp $(DPQ)$ luôn đi qua trung điểm $M$ của $BC$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi malx: 27-08-2013 - 00:56


#5
malx

malx

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 42 Bài viết

Bài 5 Cho hai đường tròn (O), (O) tiếp xúc ngoài nhau tại M. A là điểm thuộc (O). AB, AC là tiếp tuyến của (O). MB, MC cắt (O) tại D, E khác M. Chứng minh DE đi qua trung điểm AB, AC.

 

Trước hết dễ thấy $CB\parallel DE$ (so sánh góc thông qua tiếp tuyến chung của hai đường tròn tại $M$). Qua $E$ kẻ đường $Ex\parallel AC$ thì có $\angle xEC = \angle ECA = \angle CBM = \angle MDE$ nên $Ex$ là tiếp tuyến của $(O_{2})$ tại $E$.

Giả sử $AM$ cắt $(O_{1})$ tại $F$. Nhận xét thấy tứ giác nội tiếp $FCMB$ có $M$ là giao điểm của $(O_{1})$ với $FA$ mà $A$ lại là giao điểm của hai tiếp tuyến tại $B, C$ nên tứ giác này là tứ giác điều hòa. Chùm điều hòa $M(MCFB)$ cắt $(O_{2})$ cho tứ giác $MEAD$ điều hòa. Chùm điều hòa $E(MADE)$ cắt $AC$ cho $(C, A; N, \infty) = -1$ với $N\equiv ED\cap AC$ nên $N$ phải là trung điểm của $AC$, $ED$ cũng đi qua trung điểm của $AB$.

Hình gửi kèm

  • bainam.png





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh