Đến nội dung

Hình ảnh

đề thi tuyển sinh chuyên toán vào lớp 10


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
phatthemkem

phatthemkem

    Trung úy

  • Thành viên
  • 910 Bài viết

Bài 1: ($2$ point)

 a) Tính giá trị biểu thức 

$A=\sqrt{2+\sqrt{3}}.\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{3}}}.\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{3}}}}.\sqrt{2-\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{3}}}}$

 b) Cho $x,y$ là các số khác $0$ thỏa mãn $x+y=1$. Tìm giá trị lớn nhất của $P=\frac{1}{x^3+y^3+xy}$

Bài 2: ($2$ point)

 a) Giải phương trình $(x^2+3x-4)(x^2+x-6)=24$

 b) Cho $x,y,z$ dương, giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} (x+y)(y+z)=187\\ (y+z)(z+x)=154\\ (z+x)(x+y)=238 \end{matrix}\right.$

Bài 3: ($2$ point)

 a) Cho ba số $a,b,c$ thỏa mãn $-1\leq a,b,c\leq 2$ và $a+b+c=0$. Chứng minh $ab+bc+ca\geq -3$

 b) Cho $a,b$ là các số nguyên dương sao cho $\frac{a+1}{b}+\frac{b+1}{a}$ là một số nguyên. Gọi $d$ là ước  chung của $a,b$. Chứng minh $d\leq \sqrt{a+b}$

Bài 4: ($3$ point)

 Trên nửa đường tròn $(O)$ đường kính $AB=2R$ lấy hai điểm $M,N$ sao cho $M$ thuộc cung $AN$ và tổng các khoảng cách từ $A$ và $B$ đến đường thẳng $MN$ bằng $R\sqrt{3}$.

 a) Tính $MN$ theo $R$

 b) Gọi $I$ là giao điểm của $AN$ và $BM$, $K$ là giao điểm của $AM$ và $BN$. Chứng minh bốn điểm $M,N,I,K$ cùng nằm trên một đường tròn. Tính bán kính đường tròn đó theo $R$

c) Tính diện tích lớn nhất của tam giác $KAB$ theo $R$ khi $M,N$ di chuyển trên $(O)$ nhưng vẫn thỏa mãn giả thiết.

Bài 5: ($1$ point)

Cho hình thoi $ABCD$ có $\widehat{BAD}=120^0$. Tia $Ax$ tạo với tia $AB$ một góc $\widehat{BAx}=15^0$ và cắt $BC$ tại $M$, cắt đường thẳng $CD$ tại $N$. Tính giá trị biểu thức sau

 $$T=AB^2(\frac{1}{AM^2}+\frac{1}{AN^2})$$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phatthemkem: 20-05-2013 - 17:26

  Hầu hết mọi người đều chấp nhận thua cuộc ngay khi họ sắp thành công. Họ dừng lại

 

ngay trước vạch đích, cách chiến thắng chỉ một bàn chân” -H. Ross Perot

 

  “Tránh xa những kẻ coi nhẹ tham vọng của bạn. Những kẻ nhỏ nhen luôn như thế, còn

 

những người thực sự vĩ đại sẽ khiến bạn cảm thấy rằng bạn cũng có thể trở nên vĩ đại”

 

-Mark Twain

:botay :like :icon10: Huỳnh Tiến Phát ETP :icon10: :like :botay

$WELCOME$ $TO$ $MY$ $FACEBOOK$: https://www.facebook.com/phat.huynhtien.39


#2
banhgaongonngon

banhgaongonngon

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1046 Bài viết

Bài 1: ($2$ point)

 a) Tính giá trị biểu thức 

$A=\sqrt{2+\sqrt{3}}.\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{3}}}.\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{3}}}}.\sqrt{2-\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{3}}}}$

 b) Cho $x,y$ là các số khác $0$ thỏa mãn $x+y=1$. Tìm giá trị lớn nhất của $P=\frac{1}{x^3+y^3+xy}$

Bài 2: ($2$ point)

 a) Giải phương trình $(x^2+3x-4)(x^2+x-6)=24$

 b) Cho $x,y,z$ dương, giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} (x+y)(y+z)=187\\ (y+z)(z+x)=154\\ (z+x)(x+y)=238 \end{matrix}\right.$

Bài 3: ($2$ point)

 a) Cho ba số $a,b,c$ thỏa mãn $-1\leq a,b,c\leq 2$ và $a+b+c=0$. Chứng minh $ab+bc+ca\geq -3$

 b) Cho $a,b$ là các số nguyên dương sao cho $\frac{a+1}{b}+\frac{b+1}{a}$ là một số nguyên. Gọi $d$ là ước  chung của $a,b$. Chứng minh $d\leq \sqrt{a+b}$

Bài 4: ($3$ point)

 Trên nửa đường tròn $(O)$ đường kính $AB=2R$ lấy hai điểm $M,N$ sao cho $M$ thuộc cung $AN$ và tổng các khoảng cách từ $A$ và $B$ đến đường thẳng $MN$ bằng $R\sqrt{3}$.

 a) Tính $MN$ theo $R$

 b) Gọi $I$ là giao điểm của $AN$ và $BM$, $K$ là giao điểm của $AM$ và $BN$. Chứng minh bốn điểm $M,N,I,K$ cùng nằm trên một đường tròn. Tính bán kính đường tròn đó theo $R$

Bài 5: ($1$ point)

Cho hình thoi $ABCD$ có $\widehat{BAD}=120^0$. Tia $Ax$ tạo với tia $AB$ một góc $\widehat{BAx}=15^0$ và cắt $BC$ tại $M$, cắt đường thẳng $CD$ tại $N$. Tính giá trị biểu thức sau

 $$T=AB^2(\frac{1}{AM^2}+\frac{1}{AN^2})$$

 

Bài 1

a)

$A=\sqrt{2+\sqrt{3}}.\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{3}}}.\sqrt{2-\sqrt{2+\sqrt{3}}}=\sqrt{2+\sqrt{3}}.\sqrt{2-\sqrt{3}}=1$

b)

$\frac{1}{x^{3}+y^{3}+xy}=\frac{1}{x^{2}+y^{2}}\leq \frac{2}{(x+y)^{2}}=2$

 

Bài 2

a)

$PT\Leftrightarrow (x+1)(x-4)(x-2)(x+3)=24$

$\Leftrightarrow \left ( x^{2}-x-2 \right )\left ( x^{2}-x-12 \right )=24$

$\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x^{2}-x-2=12\\ x^{2}-x-2=-2 \end{bmatrix}$

$\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=0\\ x=1 \\ x=\frac{1}{2}\left ( 1+\sqrt{57} \right ) \\ x=\frac{1}{2}\left ( 1-\sqrt{57} \right ) \end{bmatrix}$

b)

$HPT\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x+y=17\\ y+z=11 \\ z+x=14 \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=10\\ y=7 \\ z=4 \end{matrix}\right.$

 

Bài 3

 

a)

Từ $a+b+c=0\Rightarrow ab+bc+ca=-\frac{1}{2}\left ( a^{2}+b^{2}+c^{2} \right )$

Mặt khác ta có

$\left\{\begin{matrix} (a+1)(a-2)\leq 0\\ (b+1)(b-2)\leq 0 \\ (c+1)(c-2)\leq 0 \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a^{2}-a\leq 2\\ b^{2}-b\leq 2 \\ c^{2}-c\leq 2 \end{matrix}\right.\Rightarrow a^{2}+b^{2}+c^{2}\leq 6$

Vậy $ab+bc+ca\geq -3$

 

Bài 4

a) Gọi $T$ là trung điểm của $MN$

Ta có $OT=\frac{\sqrt{3}}{2}R \Rightarrow MN=2TM=2\sqrt{R^{2}-OT^{2}}=R$

 

Bài 5

 

Ta chứng minh $\frac{1}{AM^{2}}+\frac{1}{AN^{2}}=\frac{4}{3AB^{2}}$

Thật vậy, kẻ $AH\perp CD$, $AK\perp AN$ ta chứng minh được

$\Delta ACE=\Delta ACM(g.c.g)\Rightarrow AE=AM$

Do đó $\frac{1}{AM^{2}}+\frac{1}{AN^{2}}=\frac{1}{AE^{2}}+\frac{1}{AN^{2}}=\frac{1}{AH^{2}}$

$AH$ là đường cao của tam giác đều $ACD$ nên $AH=\frac{\sqrt{3}}{2}AC\Rightarrow AH^{2}=\frac{3}{4}AB^{2}$

Ta có đpcm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi banhgaongonngon: 19-05-2013 - 23:04


#3
conan98md

conan98md

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 102 Bài viết

bài 4 

 

a, kẻ AA' và BB' vuông góc với MN , gọi H là trung điểm của MN

 

$\Rightarrow$ OH là đường trung bình của hình thang ABB'A

 

$\Rightarrow$ OH = $\frac{R\sqrt{3}}{2}$ 

 
$\Rightarrow$ MH = $\frac{R}{2}$
 
$\Rightarrow$ MN = R 
 
 $\Rightarrow$ $\Delta$ ONM  đều 
 
b, dễ thấy M,N,I,K cùng nằm trên đường tròn đường kính IK
 
Gọi O' là trung điểm của IK
 
mà MKN = 60 $\Rightarrow$ MO'N = 120
 
$\Rightarrow$ MO' = $\frac{R\sqrt{3}}{3}$

 

 

 

 



#4
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

 

Bài 3: ($2$ point)

 b) Cho $a,b$ là các số nguyên dương sao cho $\frac{a+1}{b}+\frac{b+1}{a}$ là một số nguyên. Gọi $d$ là ước  chung của $a,b$. Chứng minh $d\leq \sqrt{a+b}$

 

Đặt $a=dm;b=dn$

 

$\frac{a+1}{b}+\frac{b+1}{a}\in Z\Rightarrow (a^{2}+b^{2}+a+b)\vdots ab$$\Rightarrow (d^{2}m^{2}+d^{2}n^{2}+dm+dn)\vdots (dm.dn) \Rightarrow d^{2}(m^{2}+n^{2})+d(m+n)\vdots d\Rightarrow m+n\vdots d\Rightarrow m+n\geq d\Rightarrow \frac{a}{d}+\frac{b}{d}\geq (a+b)\geq d^{2}\Rightarrow d\leq \sqrt{a+b}$


Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#5
Ha Manh Huu

Ha Manh Huu

    Trung úy

  • Thành viên
  • 799 Bài viết

còn mỗi bài 2 
câu a ta tách ra thành (x+4)(x-1)(x+3)(x-2)=$(x^{2}+2x-8)(x^{2}+2x-3)$=24

đặt $x^{2} +2x=a $ là ra

câu b nhân 3 vế của hệ với nhau rồi căn 2 vế


tàn lụi


#6
phatthemkem

phatthemkem

    Trung úy

  • Thành viên
  • 910 Bài viết

Không ai làm câu c) bài hình à


  Hầu hết mọi người đều chấp nhận thua cuộc ngay khi họ sắp thành công. Họ dừng lại

 

ngay trước vạch đích, cách chiến thắng chỉ một bàn chân” -H. Ross Perot

 

  “Tránh xa những kẻ coi nhẹ tham vọng của bạn. Những kẻ nhỏ nhen luôn như thế, còn

 

những người thực sự vĩ đại sẽ khiến bạn cảm thấy rằng bạn cũng có thể trở nên vĩ đại”

 

-Mark Twain

:botay :like :icon10: Huỳnh Tiến Phát ETP :icon10: :like :botay

$WELCOME$ $TO$ $MY$ $FACEBOOK$: https://www.facebook.com/phat.huynhtien.39





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh