Đến nội dung

ThiêuQuang

ThiêuQuang

Đăng ký: 31-03-2006
Offline Đăng nhập: 06-06-2009 - 18:51
-----

Trong chủ đề: Đề thi tuyển sinh Đại Học, Cao Đẳng 2008

10-07-2008 - 21:19

thôi sự việc đã xong rồi các bác cứ bình tĩnh
thi khối B xong ngủ ngon chờ lấy giấy trúng tuyển bách khoa thôi
thi xong khối B thấy các đại ca năm sau mà thi khối A cứ làm kĩ đề khối A là ổn
xong thi đại...nhọc rồi

Trong chủ đề: Đề thi Đại học FPT

08-07-2008 - 20:46

Đề thi đại học Fpt ko cần học nhiều chỉ cần làm đề thi mẫu một lần và thông minh chút ít thôi là có học bổng rồi
xem đáp án cẩn thạn nhé đừng tin mấy đáp án trên mạng cứ lấy đáp án của FPT là được

Trong chủ đề: Đề thi tuyển sinh Đại Học, Cao Đẳng 2008

08-07-2008 - 11:32

tóm lại mai anh em thi cho tốt khối B D đi lộ đề hay ko anh em ta cứ 10 đ mà làm ok
diễn đàn bên đó câu khách tốt đấy
diễn đàn mình cứ hoạt động hăng vào
thi xong dh còn khối thời gian mà thảo luận

Trong chủ đề: Đề thi Đại học FPT

16-04-2008 - 20:06

mình săp thi FPT chẳng biết ôn j lên mạng làm đề thi thử thấy hay ghê

Trong chủ đề: Giáo sư Đặng Đình Áng

08-03-2008 - 14:40

NguyễnNăm 1976, tôi được cử vào Huế giảng dạy 1 tháng. Từ Huế tôi đi thẳng vào Sài Gòn. Lần đầu tiên tôi được thăm đất phía Nam, lạ cảnh, lạ người. Tình cờ, tôi được gặp giáo sư Đặng Đình Áng tại nhà riêng của ông tại cư xá 57 Duy Tân (nay là đường Nguyễn Cơ Thạch). Ông Áng tiếp tôi rất lịch sự và thân thiết, nói chuyện với nhau về Toán học hết sức vẻ. Một lúc sau, giáo sư Nguyễn Hữu Anh tới thăm ông Áng (thầy cũ của mình). Khi vào nhà, ông Áng giới thiệu chúng tôi làm quen với nhau, mặc dầu trước đó tôi đã biết ông Nguyễn Hữu Anh từ Hà Nội mới vào. Ông Nguyễn Hữu Anh còn mang theo một gói nộm. Ông Áng tủm tỉm cười và nói ì Xa nhau chừng ấy năm mà anh vẫn còn nhớ tới sở thích ẩm thực của tôi à?”. Điều đó làm tôi nghĩ rằng ông Áng rời Hà Nội từ 1953, vào Sài Gòn sống hơn 20 năm mà giọng nói và phong cách của ông vẫn giữ nguyên bản sắc của người Hà Nội.

Nhờ ông Áng mà tôi được làm quen với một số nhà toán học ở Sài Gòn lúc bấy giờ như giáo sư Tôn Thất Long (chuyên ngành giải tích), giáo sư Phạm Xuân Quang ( chuyên ngành xác suất thống kê), ông Hoàng Mạnh Để. Một hôm, ông Áng rủ tôi đi nhậu thịt chó, bà chị tôi vốn là người theo đạo Phật, nên ông phải dùng tiếng lóng ìmộc tồn” thay cho ìthịt chó”. Ông Tôn Thất Long không biết từ lóng này, nên đã rủ con gái nhỏ của ông cùng đi ăn. Tôi và ông Áng uống rượu đế và nói chuyện về ìmộc tồn” ở Bắc Kì, bố con ông Long say sưa ăn. Tôi hỏi cháu : ìcháu ăn có ngon không?”, cháu trả lời ìNgon lắm, mà cháu chưa được ăn thứ thịt này bao giờ”. Sau khi được biết ìmộc tồn” là thịt chó, ông Long lập tức thôi không ăn nữa và bắt con gái cũng không được ăn. Ông Áng hỏi ìTại sao thế?”. Ông Long trả lời: ìThầy không nói với em trước là đi ăn thịt gì!!!” Ông Áng trả lời ì Tôi đã nói rất rõ là ta đi ăn mộc tồn”. Hóa ra là ông Long không biết tiếng lóng ìmộc tồn” là gì cả. Ông Áng giải thích ì Mộc tồn là cây còn, cây còn nói ngược lại là con cầy”. Ông Long vừa buồn vừa tức ì lại kiểu chơi chữ của Bắc Hà rồi”. Đấy là kỉ niệm đầu tiên của tôi với ông Áng.

Hồi đó, tôi còn là thanh niên trai trẻ, ông Áng lúc bấy giờ ở cái tuổi ì49 chưa qua, 53 đã đến” (ông Áng sinh năm 1926, tuổi Dần) nên chuyện khoái ìmộc tồn” là tất yếu. Rồi chúng tôi nói đến chuyện ở Mĩ và ở Nga. Ông Áng cho rằng nền khoa học cơ bản của Nga rất tốt, ông hết sức trân trọng các nhà Toán học nổi tiếng ở Nga như: Kolmogolov, Gelfand ... đặc biệt ông hết sức ca ngợi và khâm phục nền âm nhạc cổ điền và balet của Nga. Ông thuộc khá nhiều tên tuổi nghệ sĩ của Nga như Shastakovic, Kagan, ... Khi nói về đề tài này ông hết sức say sưa, lim dim mắt như đang thưởng thức một bản giao hưởng nào đó. Sau này tôi mới biết, ông là em ruột nhạc sĩ Đặng Đình Hưng ( bố của Đặng Thái Sơn). Ông đùa tôi, ìđẹp trai và khoẻ mạnh như cậu thì chắc là có nhiều mối tình ở Nga lắm, tớ cũng thế thôi.” Và ông nhìn tôi cười hóm hỉnh. Đến lượt tôi hỏi ông có mối tình nào ở Mĩ không, mắt ông sáng lên và nói ì ồ, con gái Tây lúc trẻ thì đẹp lắm, đẹp như một bông hoa vậy, ai mà chẳng thích. Nhưng có hai thứ mà người Việt mình không có. Đó là tiền và sức khỏe. Cho nên chỉ thích vậy thôi, rồi người Việt lại lấy người Việt. Chưa kể sự khác nhau về văn hóa, sở thích ẩm thực, nên người Việt lại về sống với người Việt mà thôi.” Đấy là bài học đầu tiên ông Áng đã dạy tôi chuyện ở Mĩ.

Khi nói chuyện với nhau, tôi và ông không có mặc cảm là hai người ở hai chế độ khác nhau của Tổ Quốc, Tôi hỏi ông, tại sao ông không sang Mĩ sống. Trầm ngâm một lúc ông nói: ì ở Mĩ, người ta không quí tuổi già đâu. Tôi đã ngoài 50, sang Mĩ bây giờ kiếm việc khó lắm.” Đấy là bài học thứ 2 ông Áng dạy tôi thế nào là nước Mĩ. Sau này, nhiều bạn của tôi nói với tôi ì Nước Mĩ là thiên đường của trẻ thơ, chiến trường của tuổi trẻ và nghĩa địa của tuổi già.” Tôi lại càng thấm thía câu nói chân thành trước kia của ông Áng.

Cũng năm 1976, giáo sư Lê Văn Thiêm vào Sài Gòn phối hợp với giáo sư Đặng Đình Áng tổ chức hội thảo Toán học. Đấy là lần gặp gỡ đầu tiên của hai nền Toán học Bắc và Nam. Ông Áng rủ tôi cùng đi và đề nghị tôi đọc một báo cáo. Khi chuyện, ông nói với tôi rằng ìgiáo sư Lê Văn Thiêm là người anh cả của nền Toán học Việt Nam, ở ngoài Bắc các anh làm gì thì làm, nhưng nhớ phải bảo vệ uy tín cho anh Thiêm”. Vài hôm sau, tôi thấy ông Áng chở ông Thiêm đi trên đường Duy Tân bằng chiếc xe máy Suzuki cũ kĩ. Hai người đang nói chuyện với nhau tâm đắc lắm thì xe dừng lại. Hoá ra là xe hết xăng (thời đó xăng rất hiếm). Tôi nhớ mãi hình ảnh hai nhà Toán học đại diện cho hai nền Toán học Nam và Bắc đang cùng nhau đâỷ cái xe Suzuki đến một nơi nào đó tìm xăng.

Năm 1977, hội nghị Toán học toàn quốc tổ chức tại Hà Nội, tôi mời ông Áng và ông Long đến gia đình tôi chơi tại 34 Điện Biên Phủ, Hà Nội. Cùng tiếp có giáo sư Phan Đức Chính. Trong căn nhà chật hẹp, chúng tôi nói chuyện về Toán học và uống rượu làng Vân, uống cà phê Phủ Quỳ. Say sưa tới mức ông Áng ra ngoài, quên đường vào nhà, rồi sau đó lăn ra ngủ, cảm động tới mức ông Tôn Thất Long khóc hu hu (không hiểu khóc vì cảm động trước tình cảm chân tình của chúng tôi hay vì say rượu). Còn tôi và ông Chính thì khoa chân, múa tay nói chuyện văn thơ. Đúng lúc đó, anh Đặng Hùng Thắng đến. Anh chứng kiến cảnh đó và lấy làm ngạc nhiên tại sao lại đến nông nỗi này. Tỉnh dậy, ông Áng nói với tôi: ì Anh không chụp ảnh và đưa tôi lên báo đấy chứ?” Tôi ngây thơ trả lời ì Làm gì có chuyện ấy hả ông!!”.

Sau đó, ông Áng và ông Long mời tôi vào Sài Gòn giảng dạy 3 tháng. Cùng đi với tôi chuyến ấy có giáo sư Phạm Huyễn. Giáo sư Nguyễn Cang ( chủ nhiệm khoa Toán ĐH Sài Gòn lúc đó) ra tận sân bay đón chúng tôi. Chiều chiều, sau khi dạy xong chúng tôi thường đến thăm ông Áng, ông Quang, ông Long và ông Hoàng Mạnh Để. Hoàn cảnh vật chất lúc bấy giờ khó khăn lắm, ông Cang tìm cách cho chúng tôi 20 lít xăng/một tháng. Tôi được anh Long cho mượn xe PV để đi (đây là lần đầu tiên tôi được đi xe máy). Xăng dùng không hết thì có quyền bán đi lấy tiền xài. Nhờ thế, thỉnh thoảng tôi mời ông Long, ông Áng và các ông khác đi ăn phở, đến nhà ông Để uống rượu Tây, đến nhà ông Quang để nghe nhạc cổ điển ( ông Quang có một bộ sưu tập nhạc cổ điển nổi tiếng).

Kế từ đó trở đi, mỗi lần ra Bắc, ông Áng lại tới thăm tôi. Có một lần, ông đến nhà tôi với vẻ buồn và lo lắng lẫn lộn . Tôi chúc mừng ông vì Đặng Thái Sơn vừa đoạt giải nhất cuộc thi Piano ở Ba Lan (1980). Ông không vẻ lắm mà kéo tôi ra khỏi nhà và bảo: ì Tớ có chuyện này muốn nói với cậu”. Chưa bao giờ ông nói với tôi bằng giọng nghiêm túc như thế: ìThằng Sơn nhà tớ nó vừa được giải thưởng Chopin, tớ rất sung sướng và tự hào. Nhưng đài phát thanh của mình lại công bố giải thưởng của nó là 30.000$. Cậu biết không, đó là số tiền cực kì lớn, vì thế tớ rất lo lắng sợ nó sẽ bị bắt cóc tại Hà Nội”. Tôi lấy làm ngạc nhiên, vì lúc đó tôi không hiểu 30.000$ lớn đến mức nào, mà chả lẽ vì tiền mà người ta lại bắt cóc một nhân tài à. Tôi nói với ông ì ở Miền Bắc không thể xảy ra chuyện tống tiền như vậy ông ạ”. Ông Áng nói: ìở đâu mà chả thế, có nhiều kẻ xấu lắm. Tớ lo cho thằng Sơn nhà tớ nên bần thần hết cả người.” Tôi nói với ông: ì ở miền Bắc chưa từng xảy ra chuyện tống tiền.” Sắc mặt ông tươi tỉnh hẳn ra khi nghe tôi nói điều đó. Hóa ra người từng trải, lạc quan yêu đời như ông cũng có lúc suy tư lo lắng và cảnh giác đến vậy. Tiện thể tôi hỏi ông về truyền thống âm nhạc trong gia đình ông. Ông nói rất ít, nhưng tỏ ra rất quí và thương người anh ruột của ông là Đặng Đình Hưng. Ông bảo ì Ông anh tôi khổ tới mức bán dần, bán mòn các thứ mà ăn, bán cả nhà thế mà vẫn phải mặc quần thủng đít. Vậy mà vẫn còn làm thơ, có người ngồi cạnh chép những bài thơ của ông ấy, hy vọng để truyền lại cho hậu thế. Lại còn có một cô rất yêu ông anh tớ, thề sống, thề chết là sẽ chung thuỷ với ông anh tớ tới cùng. Thế mới là lạ!” Nói rồi ông trầm tư và tiếp: ìCó thế mới ra thằng Đặng Thái Sơn!”. Tôi chuyện hỏi ông: ìSơn có sống với bố đâu mà hình như chỉ sống với mẹ thôi, đúng không?” Ông nháy mắt cười tinh ranh và bảo: ìCậu xem, con gà trống có tích sự gì đâu. Nhưng quả trứng không có nó thì không nở ra thành con gà được, dù trứng của con gà mẹ có to và tốt đến đâu đi nữa.”. Câu chuyện này làm tôi nhớ mãi buổi trưa hôm ấy: ở một vườn hoa nhỏ, gần quảng trường Ba Đình, giữa trưa hè oi ả, tôi và ông ngồi nói chuyện với nhau say sưa. Sau đó, tôi đi Ba Lan ít có dịp gặp ông.

Năm 1984 tôi về nước, lại gặp ông ở Bộ Đại Học. Ông bảo: ìTớ đang làm giấy tờ đi dạy ở Mĩ mà rắc rối quá. Họ cứ làm như tớ đi là tớ ở lại luôn bên ấy. Cậu thì cậu hiểu tớ quá còn gì. Như cậu với tớ có cho thêm tiền cũng không ở lại”. Từ đó tôi càng tin chắc rằng ông Áng là một người hết sức yêu nước và có trách nhiệm với cuộc sống. Một lần, ông ra chợ mua vải thiều mang về Nam. Ông nhìn chùm vải thiều đẹp một cách say sưa và nói: ìCon tớ ăn vải thiều sẽ khen ngon, nhưng không hiểu bố nó đang nghĩ gì đâu”. Rồi ông nói tiếp: ìNhìn con tớ ăn vải thiều, tớ nhớ hồi còn trẻ đi vào những vườn vải xanh tốt ở Hà Đông để ăn trộm vải và nghe tu hú gọi bầy. Bây giờ ngoài Bắc không còn tu hú nữa, nhưng trong tớ, tiếng chim tu hú nó mới da diết và buồn làm sao.” Ông Áng là như thế đấy! Trong ông là một nhà Toán học lớn, một tâm hồn Việt Nam, yêu âm nhạc, yêu cái đẹp và biết thưởng thức những món ăn dân tộc ở trình độ văn hóa cao.

Những năm gần đây, mỗi lần tôi vào Sài Gòn thăm ông, ông thường đi chợ mua cá về nấu cơm cho tôi ăn. Ông bảo: ìChỉ có tớ mới biết chọn con cá nào là ngon thôi”. Ông thường uống bia Sài Gòn xuất khẩu và ông nói: ì Bia này chẳng thua thứ bia nào trên thế giới!”.

Một lần viện Toán tổ chức hội thảo bàn về hợp tác đào tạo các nhà toán học trẻ giữa Việt Nam và Pháp. Đến lượt đặt ra tiêu chuẩn những học sinh, sinh viên nào giỏi tới mức nào thì được học bổng sang Pháp học. Ông Áng bực mình và nghẹn ngào nói nhỏ với tôi: Tớ rất dị ứng với những chuyện ìbán con” kiểu này.

Bây giờ ông đã lớn tuổi, tôi không dám ngồi uống rượu, uống bia với ông như xưa nữa, nhưng tôi lúc nào cũng nhớ đến ông như một người anh lớn trong gia đình Toán học Việt Nam. Ông Áng ơi, đã 30 năm rồi, quen nhau rồi thân nhau, nhưng tôi không nghĩ ông đã bước vào tuổi 80. Ba mươi năm đã qua, bao nhiêu biến động của đời người. Ông Long (năm sinh 1939) thì ở Pháp, bị bệnh run tay và đã về hưu, ông Quang (năm sinh ???) thì ở tận cực bắc Canada, ông Chính tròn 70 tuổi (sinh ngày 15-09-1936) cũng bị bệnh run tay,về hưu sống ở ven Hồ tây. Chỉ còn ông Áng, ông Để và tôi thỉnh thoảng gặp nhau, lúc ở Hà Nội, lúc ở Sài Gòn. Và mỗi lần như vậy, chúng tôi lại nhớ lại những chuyện buồn đã xảy ra trong quá khứ của mỗi người. Tôi hy vọng rằng ngày kỷ niệm ông Áng tròn 80 tuổi, ông Chính tròn 70 tuổi, những người bạn cũ lại được gặp nhau, nâng cốc chúc sức khoẻ, hạnh phúc và những điều tốt lành, may mắn nhất cho mỗi người. Trong tôi, ông Áng vẫn trẻ, hóm hỉnh, yêu đời như ngày nào. Chúc ông sức khoẻ, hạnh phúc luôn đủ sức uống hết 1 ly Wishky (red label) hoặc cốc bia Sài gòn (export) cùng bạn bè bên bể có con cá tai tuợng tại 162 Điện Biên Phủ, TP Hồ Chí Minh, nói chuyện và cười thật thoải mái, quên đi những điều không may của mỗi người.




Hà Nội, hè 2006

Nguyễn Duy Tiến
theo diễn đàn toán học