Đến nội dung

anhnhoc007

anhnhoc007

Đăng ký: 26-02-2012
Offline Đăng nhập: 31-05-2012 - 10:42
-----

24 loại máy tính được đưa vào phòng thi tốt nghiệp

31-05-2012 - 10:44

Sáng nay (30/5), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố thông tin các loại máy tính thí sinh được phép đưa vào phòng thi tốt nghiệp, cụ thể như Casio FX 95, VinaCal 500MS, Canon FC 45S.

>> Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2012
>> Đề thi tốt nghiệp THPT: HS trung bình sẽ đậu
>> Vi phạm khi thi tốt nghiệp THPT sẽ bị xử lý thế nào?

Hình đã gửi


Các loại máy tính được sử dụng để làm bài trong phòng thi tốt nghiệp THPT 2012 phải đảm bảo nguyên tắc:

- Không có chức năng soạn thảo văn bản (như tính năng ghi chép, ghi số điện thoại, …).

- Không có thẻ nhớ cắm thêm vào.

Danh sách cụ thể các máy tính cầm tay thông dụng (làm được các phép tính số học, các phép tính lượng giác và các phép tính siêu việt) đáp ứng yêu cầu cơ bản nói trên là:

Casio FX 95, FX 220, FX 500A, FX 500 MS, FX 500 ES, FX 500VNPlus, FX 570 MS, FX 570 ES và FX 570 ES Plus.

VinaCal 500MS, 570 MS và 570 ES Plus.

Vietnam Calculator VN-500RS; VN 500 ES; VN 570 RS, VN 570 ES.

Sharp EL 124A, EL 250S, EL 506W, EL 509WM.

Canon FC 45S, LS153TS, F710, F720.

Thủy Nguyên
Nguồn: Infonet


Đề thi tốt nghiệp THPT: HS trung bình sẽ đậu

30-05-2012 - 18:09

Ông Nguyễn Vinh Hiển (ảnh) - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã có cuộc trao đổi với Thanh Niên về những vấn đề mà dư luận còn đang băn khoăn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.

>> Địa phương linh hoạt tổ chức thi cụm
>> Vi phạm khi thi tốt nghiệp THPT sẽ bị xử lý thế nào?
>> Hồ sơ có sai sót vẫn cho thi

Xin ông cho biết đề thi tốt nghiệp năm nay sẽ ra theo hướng nào?

Năm nay, cách thức ra đề thi được Bộ xem như một giải pháp để quản lý chất lượng thi cử đảm bảo thực chất, khách quan. Cách thức ra đề được chúng tôi quán triệt làm sao phản ánh được chất lượng dạy học, hướng tới đánh giá đúng năng lực của học sinh (HS), kiến thức cũng đòi hỏi sát với thực tế hơn.

Hình đã gửi


Đề vẫn có 2 phần: bắt buộc và tự chọn. Đối với các môn toán, vật lý, ngữ văn, lịch sử, địa lý, đề thi mỗi môn bao gồm 2 phần: phần chung cho tất cả thí sinh sẽ được ra theo nội dung giao thoa giữa 2 chương trình chuẩn và nâng cao; phần riêng sẽ ra theo từng chương trình: chuẩn và nâng cao. Tuy nhiên, thí sinh được tùy chọn một phần riêng để làm bài, không bắt buộc học theo chương trình nào phải làm đề dành riêng cho chương trình đó.

Với yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp THPT thì đề thi vẫn được ra theo hướng đảm bảo HS có học lực trung bình làm được bài thi ở mức đạt yêu cầu tốt nghiệp

Đề thi môn ngoại ngữ chỉ có một phần chung cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.

Chủ trương của Bộ là đề thi ngày càng coi trọng tính sáng tạo, vận dụng. Liệu điều này có khiến những thí sinh học lực trung bình lo lắng không, thưa ông?

Đề thi có ít nhất 50% yêu cầu HS phải hiểu và vận dụng được kiến thức, hiểu và ghi nhớ nhiều nhất là 50%. Vài năm gần đây, Bộ đã áp dụng ma trận đề thi để vừa bao quát được mức độ cao nhất toàn bộ nội dung dạy học, vừa đặt ra các yêu cầu khác nhau về trình độ của HS. Đơn giản nhất là hiểu, tiếp theo là ghi nhớ được kiến thức đã học; mức cao hơn là phải vận dụng được kiến thức. Việc đổi mới đòi hỏi HS phải có kỹ năng làm bài tốt hơn, tránh hiện tượng “học tủ, học lệch, học vẹt” và cũng để sàng lọc, phân biệt chất lượng thí sinh. Tuy nhiên, theo từng năm, tỷ lệ này sẽ có sự thay đổi, phần vận dụng kiến thức sẽ phải tăng lên. Tuy nhiên, với yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp THPT thì đề thi vẫn được ra theo hướng đảm bảo HS có học lực trung bình làm được bài thi ở mức đạt yêu cầu tốt nghiệp.

Việc chấm thi được Bộ chỉ đạo như thế nào để đảm bảo sự công bằng, nghiêm túc, tránh biểu hiện cùng “bắt tay” nhau chấm lỏng? Về yêu cầu chấm chéo trong phạm vi một địa phương, kỹ thuật xử lý thế nào khi cả tỉnh chỉ có một hội đồng chấm thi, thưa Thứ trưởng?

Dù chỉ có một hội đồng chấm thi nhưng sẽ chia thành nhiều nhóm chấm khác nhau, bài thi của thí sinh cũng sẽ chia theo khu vực. Người phụ trách hội đồng thi có trách nhiệm phân công các nhóm chấm chéo nhau, đảm bảo giám khảo sẽ không gặp bài thi của thí sinh ở trường mình dạy.

Năm nay, Bộ sẽ áp dụng 4 chế độ báo cáo nhanh kết quả chấm thi các môn tự luận theo tiến độ chấm thi, lần lượt theo thứ tự tỷ lệ 15%, 30%, 50% và 80% số bài chấm thi nhằm kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác chấm thi.

Bản thân các sở GD-ĐT (dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh/thành) chịu trách nhiệm về các khâu trong quá trình tổ chức thi. Họ sẽ phải sử dụng lực lượng thanh tra nhằm đảm bảo các hội đồng thi, chấm thi thực hiện công việc được phân công đúng quy chế. Bên cạnh đó, Bộ sẽ cử các đoàn công tác về các địa phương thanh tra thi, tăng cường các đoàn thanh tra đột xuất. Đối với những nơi trọng điểm, Bộ sẽ tổ chức các đơn vị thanh tra chốt tại địa điểm coi thi - chấm thi giúp các hội đồng làm tốt nhiệm vụ của mình.

Thí sinh dường như cũng có biểu hiện trông chờ vào một sự “nới lỏng” trong kỳ thi năm nay khi Bộ đã bỏ thi theo cụm, chấm chéo, thanh tra ủy quyền... Ông có lời nhắn nhủ gì với thí sinh và các nhà trường?

Tôi muốn khẳng định lần nữa, chất lượng dạy và học đảm bảo chất lượng thi. Để có một kỳ thi nghiêm túc, chất lượng đòi hỏi một sự cố gắng thường xuyên liên tục của Bộ, của các cơ sở giáo dục chứ không phải chỉ trong một kỳ thi.

Công tác thanh tra, kiểm tra là để hỗ trợ, để giúp cho những người chỉ đạo phát hiện sơ suất trong các khâu thi dễ dàng. Khi giảm thanh tra thi của Bộ thì lại tăng cường thanh tra thi của các sở GD-ĐT. Chúng tôi cũng yêu cầu chú trọng phân loại các điểm thi để tăng cường lực lượng thanh tra khi cần thiết, phù hợp với đặc điểm của từng điểm.

Chúng tôi cũng yêu cầu các địa phương chỉ đạo các trường phải quán triệt tinh thần này với HS, phụ huynh HS. Không phải Bộ không coi trọng sự nghiêm túc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT mà càng ngày càng coi trọng hơn, yêu cầu cao hơn về ý thức trách nhiệm với những người làm thi, với các cơ sở làm thi.

Tuệ Nguyễn - Thư Hiên

Nguồn: Thanh Niên


Học "nước rút" trước ngày thi

29-05-2012 - 10:22

Dù đã ôn tập từ đầu năm nhưng đến những ngày cận kề kỳ thi tốt nghiệp THPT, không khí ở các trường vẫn đầy âu lo, căng thẳng.

>> Hồ sơ có sai sót vẫn cho thi
>> Áp lực mùa thi quá lớn với sĩ tử
>> Khi teen coi thường kì thi tốt nghiệp

Hình đã gửi


Tại một cơ sở của Trường tư thục Nguyễn Khuyến, Q.Tân Bình, TP.HCM, lịch học những ngày cận kề kỳ thi vẫn dày đặc. Buổi sáng bắt đầu từ 6g15, 7g15 học sinh (HS) ăn sáng, học tiếp đến trưa, nghỉ trưa, học buổi chiều, nghỉ ngơi cuối ca chiều và ca tối kéo dài 19g-23g.

Tiết ôn tập môn địa lý cho học sinh lớp 12A3 Trường THPT Lương Văn Can, Q.8, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Nuôi như nuôi... trứng

Giáo viên và quản nhiệm thay nhau quan sát, dò bài, kèm cặp từng HS cả ngày lẫn đêm. Hằng ngày HS được làm các bài thi và chấm ngay tại chỗ, hoặc trả ngay trong ngày để giáo viên bộ môn phát hiện em nào còn yếu điểm nào.

Trong khi đó, giáo viên Trường tư thục D tại Tân Phú tỏ ra căng thẳng: “Năm nay lực học của HS yếu hơn năm ngoái nên nhà trường rất lo. Tuần cuối cùng, giáo viên bộ môn sẽ có chiến thuật riêng để ôn luyện cho các em, kể cả việc loại trừ các dạng đề đã ra và đoán đề. Thời gian không còn nhiều nên không thể ôn tập dàn trải được nữa. Đặc biệt các phần nào có thể kiếm điểm từ việc học thuộc thì thầy cô phải tranh thủ gạo bài cho HS bất kể lúc nào”.

Hầu hết trường tư thục đều “sáng đèn” đến 22g, 23g mỗi ngày với không khí học tập hết sức nghiêm túc. Một số ban giám hiệu cho biết không dám cho các em về nhà hoặc ra khỏi trường, vì sợ mất nhịp học tập cũng như tránh nguy cơ những tai nạn không đáng có. “Nói chung cứ mùa này là cả giáo viên và quản nhiệm đều nuôi HS như nuôi... trứng, dồn hết công sức cho ngày gặt hái thành quả sắp đến” - bà Lý Thục Trang, hiệu trưởng Trường tư thục Thành Nhân, Q.Tân Phú, cho biết.

Tranh thủ “nạp” thêm

Trong khi đó, có nhiều học sinh, chủ yếu là học sinh trường công lập, tự nguyện đến trường để ôn luyện thêm. Tại Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM, dù đã có lịch nghỉ song vẫn có hơn chục HS mang sách vở lên trường và tự học nhóm trong các phòng học. Một HS cho biết: “Đây là thời gian cuối cùng nên các bạn giúp nhau dò bài để ôn tập phần lý thuyết và các bài thuộc lòng”.

Tương tự, tại Trường THPT Hàn Thuyên, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, sau lễ tổng kết, giáo viên chủ nhiệm các lớp khối 12 đã có buổi họp căn dặn HS về các quy định, kinh nghiệm trước kỳ thi lớn sắp tới. Cầm trên tay tấm thẻ dự thi vừa được phát và một xấp tài liệu dày, HS tên Minh cho biết: “Đây là đề cương rút ngắn môn sử do bạn lớp trưởng làm và photo cho cả lớp. Ngoài ra các thầy cô bộ môn cũng in ra một số dạng bài tập toán, hóa thường gặp để bọn em về tự luyện ở nhà. Không còn nhiều thời gian nên cách tốt nhất là cứ mang theo các cuốn đề cương để đọc liên tục”.

Tại một lớp ôn tập toán của HS Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội, HS cho biết sẽ học hết ngày 29-5. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tùng Lâm, hiệu trưởng nhà trường, trường đã cho HS nghỉ sau đợt ôn tập, thi thử căng thẳng nhưng vẫn có nhiều HS tiếp tục học thêm vì quá lo lắng.

Bạn Nguyễn Thu Hồng, HS Trường THPT Thăng Long, Hà Nội, cho biết: “Em vẫn học đến sát ngày thi, vừa ôn tập để thi tốt nghiệp, vừa ôn để thi đại học”. Em sẽ dành hai ngày cuối cùng cho môn lịch sử. Những môn khác phải ôn tập trong quá trình dài để hiểu kiến thức, nhưng môn sử chỉ học thuộc lòng nên rất lo sẽ quên hết khi vào phòng thi”.

Cô Nguyễn Thu Hà, giáo viên dạy văn ở Hà Nội, cho biết: “Bây giờ không phải là lúc học lan man nữa. Chúng tôi chỉ đề nghị những em còn hổng kiến thức phải ôn tập thêm các phần còn yếu. Với các em trung bình trở lên nên nghỉ ngơi, chuẩn bị tâm lý thoải mái, chuẩn bị dụng cụ cần thiết và được phép để mang vào phòng thi. Đặc biệt là xem lại những lưu ý về kỹ năng làm bài”.

LƯU TRANG - VĨNH HÀ

Lai Châu: cử giáo viên đến tận nơi

Theo ông Hoàng Đức Minh - giám đốc Sở GD-ĐT Lai Châu, năm nay Lai Châu không tổ chức tập trung học sinh các trường để ôn tập đại trà, mà cử giáo viên đến tận nơi các em đang học tập để tổ chức ôn luyện, tùy trình độ của học sinh. Việc này sẽ giảm khó khăn cho học sinh khi phải đi lại tới nơi học tập trung. Việc ôn thi theo lớp, nhóm nhỏ cũng hiệu quả hơn, giáo viên có điều kiện nắm được điểm yếu của mỗi học sinh để có biện pháp kèm cặp, phụ đạo.

Nam Định: chia “lộ trình” ôn tập văn, sử, địa

Nam Định là tỉnh có tỉ lệ tốt nghiệp cao các năm trước. Năm nay, nhiều trường đã có phương án “bổ túc cấp tốc” những môn không phải sở trường cho học sinh học lệch.

Ông Vũ Xuân Thạo, hiệu trưởng Trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định, cho biết: Các thầy cô phải có kế hoạch ôn tập cho học sinh khối A các môn văn, sử, địa trong hai tháng qua, kể từ khi công bố môn thi. Vì trước đó, học sinh khối A chỉ tập trung học các môn thi đại học (toán, lý, hóa) và môn ngoại ngữ. Tương tự, học sinh khối D vừa phải bổ sung lỗ hổng môn hóa, vừa phải tăng tốc học môn sử.

Tại Trường Nam Trực - Nam Định, các thầy cô chia từng chặng ôn tập các môn văn, sử, địa cho học sinh thi khối A. Trong đó, môn văn được đầu tư nhiều hơn, sử là môn “chốt” lại đợt ôn tập.

V.HÀ
Nguồn: Tuổi Trẻ


Hồ sơ có sai sót vẫn cho thi

28-05-2012 - 10:16

Ngày 24-5, Sở GD-ĐT TPHCM có văn bản thông báo bổ sung về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012. Theo đó, chậm nhất 2 ngày trước kỳ thi, việc kiểm tra hồ sơ thí sinh của hội đồng coi thi phải được hoàn tất. Trong thời gian này, các trường THPT phải cử người để trực tiếp nhận thông tin từ hội đồng coi thi để kịp thời bổ sung, giải trình.

>> Lưu ý khi điều chỉnh nguyện vọng vào lớp 10
>> Áp lực mùa thi quá lớn vì sĩ tử
>> Khi teen coi thường kì thi tốt nghiệp

Hình đã gửi


Đối với các trường hợp bất thường như họ, tên, ngày và nơi sinh trong học bạ của thí sinh không phù hợp với khai sinh hợp lệ, hiệu trưởng trường THPT có trách nhiệm tổ chức điều chỉnh sau; riêng danh sách phòng thi và bảng ghi tên sẽ được chủ tịch hội đồng coi thi điều chỉnh ngay cho phù hợp với khai sinh và theo hồ sơ hợp lệ hiện có và phải lập biên bản theo mẫu điều chỉnh.

Đặc biệt, đối với các trường hợp phải xóa tên nhưng chưa chắc chắn và để bảo đảm quyền lợi thí sinh, chủ tịch hội đồng coi thi có thể xử lý như trường hợp thiếu hồ sơ, vẫn lập biên bản và cho thi.

Đ.Trinh
Nguồn: Người Lao Động


Tìm cơ hội trúng tuyển đại học

26-05-2012 - 09:17

Qua số lượng hồ sơ thí sinh đăng ký dự thi, chỉ tiêu của từng ngành và điểm chuẩn những năm trước, các chuyên gia dự đoán được phần nào khả năng vào ĐH của thí sinh.

>> Không "né" vấn đề nóng
>> Thí sinh đi thi được giảm 10% giá vé tàu
>> Thông tin mới nhất về tỉ lệ chọi ĐH-CĐ 2012

Cạnh tranh gay gắt ở khối ngành kinh tế

Trong nhiều năm qua, kinh tế liên tục là khối ngành “nóng” thu hút đông đảo thí sinh dự thi. Tuy năm nay hồ sơ thí sinh đăng ký dự thi vào kinh doanh và quản lý đã giảm từ 800.000 (năm 2011) xuống còn 550.000 (năm 2012) nhưng đây vẫn là nhóm ngành có lượng thí sinh đăng ký đông nhất trong toàn bộ các nhóm ngành nghề với tỷ lệ 30,44%. Do vậy, theo các chuyên gia, đây vẫn là nhóm có mức cạnh tranh khốc liệt với thí sinh trong mùa thi năm nay.

Hình đã gửi


Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Tài chính - Marketing, nói: “Hiện tại thí sinh có thể tham khảo tỷ lệ “chọi” (số chỉ tiêu trên số hồ sơ đăng ký dự thi vào từng ngành cụ thể) để biết mình sẽ phải cạnh tranh với bao nhiêu thí sinh cùng thi vào ngành đó. Quy luật chung là tỷ lệ “chọi” càng cao thì mức cạnh tranh càng lớn, mặt bằng điểm chuẩn sẽ càng cao. Ví dụ, cùng ngành tài chính ngân hàng thì Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM là 1/9,7 (550 chỉ tiêu/5.345 hồ sơ); Trường ĐH Tài chính - Marketing là 1/8 (640/5.170); Trường ĐH Quốc tế là 1/4 (120/485)…”. Tiến sĩ Phan Ngọc Minh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, lưu ý thêm: “Khả năng trúng tuyển khó hay dễ còn phụ thuộc vào chất lượng thí sinh dự thi vào trường. Ví dụ, năm 2010 cùng tuyển sinh quản trị kinh doanh nhưng tại Trường ĐH Sài Gòn tỷ lệ “chọi” là 1/25 (300/7.575) nhưng điểm chuẩn là 16,5 khối A và 17 khối D1. Trong khi đó, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tỷ lệ “chọi” chỉ 1/6,25 (4.000/25.000) nhưng điểm chuẩn chung vào trường này là 19”. Ông Minh cũng nhắc nhở: “Bản thân một trường, sự cạnh tranh khác nhau ở các ngành. Chẳng hạn cùng nhóm ngành kinh tế của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM nhưng điểm chuẩn năm 2011 ngành tài chính ngân hàng là 18,5 trong khi ngành hệ thống thông tin quản lý chỉ 17”.

Vì vậy, thạc sĩ Hứa Minh Tuấn cho rằng: “Nếu thí sinh chắc chắn đạt 8 điểm mỗi môn thì khả năng có thể đậu được vào nhiều trường tốp trên, trừ Trường ĐH Ngoại thương. Nhưng nếu chỉ đạt khoảng 6 điểm mỗi môn, thí sinh cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để không đánh mất cơ hội trúng tuyển vào các trường tốp dưới”.

Cân nhắc chọn ngành ở khối y - dược

Y dược nằm trong các khối ngành thí sinh khó trúng tuyển nhất, điểm chuẩn vào ngành này thường rất cao. Năm 2011 ngành điều dưỡng của Trường ĐH Y dược TP.HCM có điểm chuẩn 18 nhưng là ngành có điểm thấp nhất của trường này. Cao nhất là ngành y đa khoa, 24,5 điểm. Điểm chuẩn của Trường ĐH Y Hà Nội còn cao hơn: y đa khoa là 26,5; y tế công cộng thấp nhất cũng 20 điểm. Vì điểm cao nên chỉ những thí sinh có học lực giỏi mới dám đăng ký dự thi vào những trường này. Tuy vậy, với những thí sinh yêu thích khối ngành y dược nhưng có học lực trung bình - khá vẫn có những trường vừa sức.

Theo PGS-TS Đặng Văn Tịnh, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM, một số ngành như bác sĩ y học dự phòng, bác sĩ y học cổ truyền, y tế công cộng thì điểm chuẩn hằng năm thấp hơn, thí sinh có học lực trung bình - khá có thể thi được. “Với thí sinh có học lực trung bình trở xuống, tại TP.HCM hiện có 3 trường CĐ có đào tạo khối ngành này là: Bách Việt, Kinh tế kỹ thuật miền Nam, bậc CĐ tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành. Các trường này đào tạo bậc CĐ và TCCN 3 ngành dược, điều dưỡng và y sĩ đa khoa. Hiện nay, Bộ GD-ĐT chưa cho phép liên thông từ bậc CĐ lên ĐH nhưng với nhu cầu ngày càng lớn, có thể trong thời gian ngắn sắp tới sẽ có chương trình liên thông. Riêng chương trình liên thông từ TC lên ĐH, mỗi năm Trường ĐH Y dược TP.HCM tuyển 180 chỉ tiêu”, ông Tịnh nói.

Nhiều lựa chọn ngành khoa học xã hội - nhân văn

Ở khối ngành xã hội - nhân văn, trong những năm qua, mức độ cạnh tranh nhìn chung không cao. Thậm chí có nhiều ngành học hằng năm tỷ lệ “chọi” chỉ ở mức 1/1. Tuy vậy, cũng có một số ngành trong khối ngành này không dễ trúng tuyển.

Tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), các ngành báo chí và truyền thông, quan hệ quốc tế, ngữ văn Anh, tâm lý học thường có điểm chuẩn khá cao. Với các ngành này, điểm chuẩn thấp nhất khoảng 18, thí sinh có học lực trung bình - khá trở lên mới nên đăng ký thi vào. Tuy vậy, thí sinh yêu thích những ngành học này nhưng có học lực trung bình trở xuống vẫn có cơ hội tại nhiều trường khác. Với nhóm ngành báo chí - truyền thông, điểm chuẩn năm 2011 tại Trường CĐ Phát thanh truyền hình II: báo chí (11 điểm), công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông (10 điểm). Điểm chuẩn ngành quan hệ công chúng của Trường ĐH Văn Lang và Trường CĐ Bách Việt chỉ lấy bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT.

Ngoài ra, ngành tâm lý học tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2011 cũng có điểm chuẩn bằng điểm sàn. Điểm chuẩn ngành ngữ văn Anh tại rất nhiều trường ĐH, CĐ ngoài công lập cũng chỉ bằng hoặc cao hơn điểm sàn 1 điểm.

Nguồn: Thanh Niên