Đến nội dung

ttrangtran

ttrangtran

Đăng ký: 12-08-2013
Offline Đăng nhập: 10-09-2013 - 14:41
-----

Học sinh Việt tạo ấn tượng tại cuộc thi ở Hong Kong

10-09-2013 - 14:42

Các em được đánh giá là có kỹ năng quản lý doanh nghiệp, năng khiếu kinh doanh và tính sáng tạo cao trong cuộc thi 'Thách thức thương mại quốc tế'.

Vòng chung kết khu vực châu Á- Thái Bình Dương của cuộc thi Thách thức thương mại quốc tế vừa diễn ra tại Hong Kong. Theo đó, học sinh đến từ 9 quốc gia đã tham gia tranh tài cho danh hiệu Doanh nhân triển vọng. Cuộc thi giúp các em hiểu được tầm quan trọng của thương mại quốc tế trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống và cộng đồng. Năm nay, chương trình đã chọn ra 54 học sinh tuổi 15-19 đến từ Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam để tranh tài tại vòng chung kết khu vực.

 

Final-Winners-1378713127.jpg

 

Đây là năm thứ hai Việt Nam có đại diện tham gia cuộc thi này. Các học sinh đều có kỹ năng quản lý doanh nghiệp, sự sáng tạo, và năng khiếu kinh doanh xuất sắc qua những vòng thi tại quốc gia. Các em được thử thách với nhiệm vụ phát triển một kế hoạch kinh doanh để xúc tiến sản phẩm hay dịch vụ tại thị trường nước ngoài, sau đó sử dụng các chiến lược marketing, lập kế hoạch chiến lược và nghiên cứu thị trường. “FedEx luôn tiên phong trong việc giáo dục và khơi nguồn cảm hứng thành công cho một thế hệ doanh nhân châu Á mới trong nền kinh tế toàn cầu,” ông David L.Cunningham, Jr., chủ tịch, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, FedEx Express nói.

 

Winner-PH-1378713127.jpg

 

Cuộc thi Thách thức thương mại quốc tế là cơ hội cho thanh niên tích lũy những kinh nghiệm đầu tay về thương mại toàn cầu và các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp. Chương trình này đã giáo dục và khơi nguồn cảm hứng cho hơn 9.900 thanh niên tại khu vực châu Á Thái Bình Dương từ năm 2007. Cuộc thi được đồng tổ chức bởi FedEx Express, công ty con của tập đoàn FedEx (NYSE:FDX) - một trong những công ty chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới, và JA Worldwide - tổ chức phi lợi nhuận lớn nhất thế giới chuyên khơi nguồn cảm hứng và trang bị kiến thức cho thanh niên thành công trong nền kinh tế toàn cầu. Thách thức thương mại quốc tế FedEx/ITC giúp các học sinh hiểu về kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp.

Chương trình tạo điều kiện cho các thanh niên theo đuổi ước mơ xây dựng và điều hành một lĩnh vực kinh doanh riêng của mình. Năm nay, hơn 90 nhân viên FedEx đã tình nguyện làm người hướng dẫn hoặc giúp học sinh hiểu được về khái niệm thương mại toàn cầu và hỗ trợ các em trong việc phát triển các kế hoạch kinh doanh. Xem thông tin tại www.facebook.com/AsiaPacificITC.

 


GS Ngô Bảo Châu: 'Kết quả khoa học không tính bằng doanh số'

26-08-2013 - 08:46

GS Ngô Bảo Châu khẳng định, khoa học chưa bao giờ phát triển qua những hợp đồng cụ thể, giao việc và trả tiền. Khoa học nói chung và Toán học nói riêng phát triển từ nội lực, từ sự tò mò muốn được khám phá.

Trong Hội thảo sơ kết 2 năm hoạt động của Viện nghiên cứu cao cấp về Toán, các giáo sư đầu ngành đã cùng thảo luận vấn đề phát triển toán ứng dụng song hành với toán lý thuyết. Viện trưởng Viện đào tạo Quốc tế FPT Nguyễn Thành Nam bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với lãnh đạo Viện Toán cao cấp và đánh giá cao những kết quả mà Viện đã đạt được. Tuy nhiên, theo ông Nam, Toán học Việt Nam hiện rất xa rời thực tế, nếu các nhà Toán học ngồi chờ ứng dụng đến thì nó sẽ đi qua.

"Chúng tôi sẵn sàng chào đón các nhà Toán học đến doanh nghiệp, muốn ở bao lâu, cần cung cấp thông tin gì chúng tôi đều sẵn sàng đáp ứng", ông Nam nói và góp ý, Viện Toán cao cấp cần nói rõ hiệu quả kinh tế đã làm được trong thời gian hoạt động để người dân hiểu rõ.

anh-chau-3-1377400542.jpg

GS Ngô Bảo Châu chủ trì hội thảo, lắng nghe ý kiến đóng góp của những nhà khoa học hàng đầu về vấn đề phát triển toán học ứng dụng. Ảnh: H.T.

Vai trò của Toán học ứng dụng cũng được GS Phạm Kỳ Anh (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) đánh giá cao. Ông lấy ví dụ về cơn bão Chanchu năm 2006, các nhà khí tượng dự báo bão đổ vào đất liền và khuyên người có thuyền bè chạy ra ngoài biển để tránh. Nhưng cuối cùng dự báo sai và hơn 200 người thiệt mạng. Đến năm 2008, các đài cũng dự báo sai khi cho rằng mưa to gây ngập lụt ở Nam Định, còn lượng mưa ở Hà Nội thấp. Song thực tế, mưa to ròng rã khiến Hà Nội rơi vào trận lụt lịch sử.

Ông chia sẻ, mô hình mà các trung tâm dự báo khí tượng đang sử dụng là từ nước ngoài nhưng khi ứng dụng ở điều kiện của Việt Nam, dữ liệu không được đồng hóa. Mặt khác, mô hình nước ngoài nhưng lại chạy trên một chiếc máy có chất lượng kém nên sai sót là đương nhiên.

"Trong trường hợp này, toán học có vai trò rất quan trọng là đặt phương trình nhiệt động lực học phức tạp để tính toán, đồng hóa số liệu", GS Kỳ Anh nói và đề xuất, toán học Việt Nam cần tập trung ứng dụng vào việc thiết thực như dự báo những hiện tượng liên quan đến thời tiết, điều hành các hồ chứa nước…

Đồng quan điểm, GS Đàm Thanh Sơn (Viện Lý thuyết hạt nhân, ĐH Chicago, Mỹ) cho rằng, bên cạnh phát triển toán học thì Viện toán cần mở rộng và liên kết với nhiều ngành khác để các ứng dụng đi vào thực tiễn, giúp ích cho cuộc sống như nghiên cứu về Khí tượng thủy văn hay Công nghệ thông tin.

dam-thanh-son-1377400542.jpg

GS Đàm Thanh Sơn cũng về Viện Toán cao cấp làm việc trong thời gian hè. Ông đồng tình với ý kiến cần ứng dụng toán vào nghiên cứu các hiện tượng thời tiết. Ảnh: H.T.

Tiến sĩ Nguyễn Ái Việt, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia Hà Nội) tâm sự, làm toán ứng dụng ở Việt Nam khác với ở nước ngoài. Ở Việt Nam,  người làm khoa học phải biết làm cả kế toán, quản lý tài chính công thì mới có thể làm được dự án. Nguyên nhân là do không có sự đồng bộ, không có ai hỗ trợ.

“Nhiều người nghĩ làm ứng dụng là giống như các công ty. Tôi hy vọng Viện toán sẽ có những kế hoạch để có những ảnh hưởng chung về mặt bằng toán trong xã hội, sao cho toán ứng dụng không phải là tầm thường”, ông Việt bày tỏ.

Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin cũng kiến nghị, nhân lúc Nhà nước và xã hội đang ủng hộ, Viện nên chạm đến vấn đề cải cách trong dạy toán ở nhà trường bởi cách dạy hiện nay khiến người học về sau khó có thể làm toán ứng dụng. Ngay cả toán lý thuyết, trình độ của nhiều sinh viên khoa Toán kém xa ngày xưa. Vì vậy, ông đề xuất, bên cạnh bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên dạy toán, Viện toán cao cấp nên thành lập câu lạc bộ để các giáo sư tiếp xúc với những sinh viên quan tâm.

“Tôi nhớ hồi 4 tuổi, mẹ tôi cho gặp GS Hoàng Hữu Tường, GS Nguyễn Hoàng Phương sau đó cả đời tôi chỉ đi học hình, tích phân nên việc truyền lửa rất quan trọng. Viện cũng cần xây dựng, thiết kế một vài ứng dụng cụ thể để bắt đầu những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực toán ứng dụng”, TS Việt kiến nghị.

Phản hồi những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, GS Ngô Bảo Châu cho biết, giữa toán thuần túy và toán ứng dụng, không có cái nào tầm thường hay quý tộc hơn. Làm toán ứng dụng thực sự rất khó, đó là điều mọi người đều nhìn thấy.

GS Châu cho rằng, quan niệm làm khoa học của người quản lý nhà nước, doanh nghiệp và nhà khoa học rất khác nhau và không thể áp đặt lên nhau. Lãnh đạo Nhà nước cần đưa ra những nghị quyết, mục tiêu và tiêu chí đánh giá số hóa để xem có hiệu quả hay không, doanh nghiệp muốn ‘tôi trả tiền cho anh, anh làm việc đó cho tôi’…

giap-van-duong-1377400543.jpg

TS Giáp Văn Dương đang thực hiện dự án giáo dục mở trực tuyến ghi lại các buổi giảng ở Viện toán cao cấp và đưa lên mạng để những người quan tâm có thể vào xem. Ảnh: H.T.

“Tôi rất tiếc đó không phải là cách các nhà khoa học hoạt động, cũng không phải là cách khoa học phát triển từ lúc nhân loại hình thành đến bây giờ. Khoa học chưa bao giờ phát triển qua những hợp đồng cụ thể, giao việc và trả tiền. Khoa học phát triển chủ yếu từ nội lực của nó, như GS Nobel Vật lý Sheldon Glashow đưa ra một định nghĩa rất đơn giản về khoa học thuần túy, đó là nó phát triển từ nội lực, từ sự tò mò muốn được khám phá”, GS Châu nói.

Ông bày tỏ, vai trò của Viện là làm khoa học, phục vụ đất nước bằng cách nâng cao trình độ Toán học về mặt khoa học. Kết quả của khoa học không tính bằng số bài báo đăng trên tạp chí nước ngoài, không bằng doanh số. Điều quan trọng là các nhà khoa học trẻ khi làm việc ở Viện thu hoạch được những gì và các nhà khoa học nổi tiếng thế giới đánh giá hoạt động của Viện ra sao. “Những con số thuần túy không thể nói hết được”, GS Châu nói và khẳng định, đối với một cơ quan nghiên cứu, xét việc gì mình có thể làm tốt thì làm, không ôm đồm, không bao sân.

“Tôi hy vọng trong thời gian tới, những người làm toán ứng dụng và những ngành khác sẽ cùng với Viện triển khai một số nghiên cứu ứng dụng toán học trong phạm vi của viện, hoặc chương trình của quốc gia. Viện luôn mở cửa chào đón các nhà khoa học đến làm việc và giáo viên, học sinh đến học tập”, GS Châu kêu gọi.

 


Giáo dục song song chương trình Việt và quốc tế cho trẻ

12-08-2013 - 15:28

Việc đầu tư cho con học trường quốc tế là nguyện vọng của nhiều phụ huynh hiện nay. Song chọn trường nào để trẻ lĩnh hội được tri thức của cả chương trình giáo dục Việt và quốc tế là điều khiến không ít gia đình đau đầu.

Nhiều bậc phụ huynh phải trả chi phí cao để con em theo học trường quốc tế. Song điều họ quan tâm là con em mình được thụ hưởng những giá trị giáo dục quốc tế được đánh giá theo chuẩn thế giới và các tổ chức giám định có uy tín như WASC, CIS, NEASC… Đồng thời, đó phải là những môi trường có cơ sở vật chất hiện đại, thỏa mãn nhu cầu học tập, vui chơi của các em. Đội ngũ giáo viên có bằng cấp chuyên môn đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế để khơi gợi niềm đam mê học tập, giúp học sinh phát triển toàn diện và giữ vững các nền tảng giá trị văn hóa Việt.

 

hinh-1480-704307-1372058509_500x0.jpg Học sinh cần môi trường tốt để phát triển toàn diện và giữ vững các nền tảng giá trị văn hóa Việt. Ảnh minh họa.

Trường Quốc tế Á Châu thuộc Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Á Châu (GAIE) là một trong những môi trường giáo dục chất lượng, uy tín và hiện đại tại Việt Nam. Trường đào tạo học sinh từ lớp một đến lớp 12. Buổi sáng, các em học chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, buổi chiều học chương trình quốc tế theo giáo trình của Anh và Mỹ. Trường hiện là thành viên của Hội đồng các trường Quốc tế CIS (Council of International Schools) - Anh và đang là ứng viên chương trình Diploma Program của Tổ chức Tú tài quốc tế IB (International Baccalaureate) - Thụy Sỹ.

Với môi trường học tập tiêu chuẩn quốc tế, học sinh được cung cấp điều kiện học tập, sinh hoạt trong môi trường hiện đại. Điều này giúp các em phát triển khả năng tư duy độc lập, tự tin, sáng tạo, tư duy logic, giao tiếp hiệu quả và được rèn luyện kỹ năng sống, khả năng hòa nhập cao. Tại đây, học sinh sẽ không có cảm giác "lạc lõng" khi phải "tự thân vận động" trong một môi trường đa văn hóa. Từ đó, các em sẽ dễ dàng trở thành "công dân toàn cầu".

Thực tế, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp lớp 9 hoặc 12 của trường đã được chuyển thẳng đến các trường phổ thông hoặc Đại học uy tín tại Mỹ, Anh, Australia, Canada, New Zealand, Singapore. Không chỉ năng động, tự tin trong các hoạt động ngoại khóa với nhiều huy chương - giải thưởng trong các kỳ thể thao, học sinh của trường còn đạt nhiều thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quận, thành phố và những kỳ thi quốc tế. Tỷ lệ học sinh hoàn thành bậc tiểu học và tốt nghiệp THCS luôn đạt 100%, tốt nghiệp THPT đạt trên 98%. Hơn 87% học sinh tốt nghiệp của trường đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam và nước ngoài.

Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Á Châu (GAIE) gồm các thành viên: trường Quốc tế Á Châu (bậc Tiểu học IPS và bậc Trung học AHS), Viện Nghiên cứu châu Á (IAS) và trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU). Đây được xem là hệ thống giáo dục tiêu chuẩn quốc tế từ tiểu học, trung học phổ thông đến đại học và nghiên cứu khoa học hàng đầu tại TP HCM.