Đến nội dung

wavelet

wavelet

Đăng ký: 30-09-2006
Offline Đăng nhập: 08-10-2007 - 18:04
-----

Trần Phương

20-06-2007 - 00:33

Thưa các bác số là em hay đọc báo nào là dân trí chấm cơm, nào là giáo dục thời đại,... thấy có bác tên là Trần Phương, xuất hiện nhiều lần với cái tít nhà nghiên cứu Toán học. Em thử dùng math sai nét chưởng pháp, nhưng giã mấy chưởng liền mà kết quả vẫn chỉ là con số không kì bí. Thôi kệ thây, mà ở đời mấy ai hiểu cái thứ chưởng kì quái này. Thế chả trách mà mấy ngày gần đây thiên hạ xôn xao chuyện anh sử dụng tài nghệ làm tích phân nhoay nhoáy của mình để biến các cháu mới lớp sáu ở Việt Nam thành các thiên tài toán học khi mà chúng còn tính tích phân còn nhanh hơn khối thằng lớp 12. Những sự kiện này khiến em càng tò mò về nhân vật kì bí này và muốn tìm hiểu.

Nghe tương truyền rằng anh Trần Phương trước đây từng tu luyện ở Sư Phạm, các chưởng tích phân vi phân cũng được anh tu luyện ở đây và những bài giảng mê hồn trận điều mà rất quan trọng sau này với anh, vì đó là cái cần câu cơm của anh mà. Cất công lọ mọ đến hỏi thăm cái nơi chốn làm lên lịch sử của một con người ấy và nhận được một kết quả cực kì bất ngờ. Anh Trần Phương thậm chí còn chưa lấy được bằng cử nhân Toán của mình. Tại sao vậy nhỉ, ai gây lên thảm cảnh này? Tìm hiểu mới té ra hồi sinh viên anh học hành bê tha, mải mê với nhiều mớ lý thuyết vô bổ, nên nhiều học phần bị nợ. Chắc anh ấy không quên được Giáo sư LMH vì ông là ngừơi khiến anh chịu cái nỗi tủi nhục khi thi lại Giải tích hàm hai lần đều trượt, kể cả anh đã mất công đi học lại :geq. Một số bậc cao niên ở Sư Phạm khi nghe đến cái tên Trần Phương thì mồm miệng cứ giật giật, sủi bọt: cái thằng lừ... đả...

Mặc dù không có nổi được tấm bằng cử nhân Toán tầm thường nhưng anh cũng nhanh chóng chứng tỏ mình là một Bil gết Việt Nam với việc tìm cho mình những miếng đất để tung hoành, từ chỗ chui rúc ở các trung tâm luyện thi, đi dạy Toán hay là khoe khoang tài năng Toán của mình với mấy đứa thi trượt đại học. Có chút tiếng tăm, anh liên kết báo chí để đánh bóng hình ảnh của mình, cũng không quên nhắc mấy tay nhà báo chua thêm dòng: Trần Phương nhà nghiên cứu Toán học :geq. :P . Ngày nay anh vẫn đang vươn tầm ảnh hưởng của mình đến nhiều tầng lớp, kể cả việc hợp tác viêt sách tham khảo với các "tài năng trẻ", hay khai quật các tài năng thần đồng cho đất nước. Các tài năng mới chớm được anh ưu ái dìu dắt thì tung hô anh như đấng cứu thế khai sáng những đầu óc si mê tăm tối với bất đẳng thức.

Không còn nghi ngờ gì nữa, tất cả chúng ta hãy cùng đồng thanh hô, Trần Phương anh là đấng cứu tinh của nền Toán học và Giáo dục Việt Nam.

Nhờ các bạn học Vật lý giúp dùm!

02-11-2006 - 14:40

Mình đang tiếp xúc với một số vấn đề trong Vật lý toán, thấy có mấy khái niệm này chưa được rõ lắm, mong các bạn biết Vật lý dịch hộ và nếu có thể giải thích chi tiết hộ:

1) replica symetry breaking: nghĩa là gì? Các ma trận replica? Ma trận Parisi mô tả replica symetry breaking?

2) The relaxation process in disordered systems, for instance in spin glasses and proteins.???

3) diffusion Generators: nghĩa là gì? Theo mình hiểu là các toán tử sinh ra sự khuếch xạ .... (làm ơn nói rõ hơn). Các evolutions (tiến hóa) tương ứng với các generators đó nghĩa là gì??

4) random walk on hierarchical landcapes of energy, relaxation phenomena in complex systems and basin-to-basin kinetics ???

Tạm thế đã,
Cám ơn các bạn nhiều.

Kdv và mKdv

31-10-2006 - 15:01

Mình mới nghe loáng thoáng về các pt Kdv và mKdv, chưa tìm hiểu kĩ lắm nhưng mạo muội đưa ra các vấn đề lên đây thảo luận:
0) Một số tài liệu chuyên khảo nên đọc;
1) Xin cho biết một số ý nghĩa thực tiễn của các pt trên (ví dụ tường minh);
2) Một số phương pháp tìm nghiệm : như pp đổi biến của Hizota, gần đây là pp tìm nghiệm dưới dạng Wronskian *(các công trình của Satsuma năm 1971, Nimmo và Frossman năm 1983 ...);
3) .........
.............

các bạn tiếp tục bổ sung hộ.

Thằng em nó hỏi

27-10-2006 - 00:54

Lâu không làm mấy bài toán này nên gặp là đơ luôn, nhờ mấy bạn giúp gấp:
Cho http://dientuvietnam...n/mimetex.cgi?n là số nguyên >1. Chứng minh rằng tồn tại hoán vị của http://dientuvietnam...cgi?1,2,...,n-1http://dientuvietnam...x_1,...,x_{n-1} khi đem chia cho n các số dư chính là một hoán vị của tập đã cho

Orlicz spaces

25-10-2006 - 02:08

Tôi cần tìm bản ebook của các cuốn sách sau đây:
Của cùng 2 tác giả M.M.Rao và Z.D.Ren
1) Theory of Orlicz spaces, Marcel Dekker, NewYork 1991
2) Applications of Orlicz Spaces, Marcel Dekker, NewYork 2002

Ngoài ra cần thêm
3) M.A. Krasnosel'skii-Ya.B. Rutickii, Convex Functions and Orlicz Spaces (English translation) P. Noordhoff Ltd., Groningen 1961 (Riêng cuốn này Bản photo cũng được, Bản tiếng Nga tôi không cần)
4) J. Musielak, Orlicz spaces and Modular spaces, Lecture Notes in Math., No. 1304, Springer-Verlag, New York, 1983. (nếu có cho bản phô tô cũng được)

Mọi nguoi giúp được đến đâu đều rất đáng quý.