Đến nội dung

halinhnguyen3007

halinhnguyen3007

Đăng ký: 15-08-2017
Offline Đăng nhập: 01-09-2017 - 10:29
-----

9 YẾU TỐ NÂNG TẦM VIỆC TỰ HỌC GUITAR CỦA BẠN

01-09-2017 - 10:30

9 YẾU TỐ NÂNG TẦM VIỆC TỰ HỌC GUITAR CỦA BẠN

 

10yeutoanhhuongdenviectuhocguitar.jpg

Chắc hẳn đối với những người yêu âm nhạc, khi lần đầu tiếp xúc với đàn guitar luôn là trở ngại rất lớn.

Và rất khó để duy trì đam mê với âm nhạc, nhất là trong những ngày đầu. Số lượng người bỏ cuộc khi tự học guitar là rất rất nhiều. Nguyên nhân có thể đến từ việc chưa tìm được phương pháp phù hợp, tay rất đau sau những ngày đầu tiên, không biết bắt đầu từ đâu, ngại đến lớp học guitar , chưa có sách giáo trình học guitar. Tuy nhiên nguyên nhân chính Học Gì Đây? đưa ra đó là mục tiêu trong tập luyện.

Nếu bạn là một phần của nhóm người đang muốn tự học guitar tại nhà, thì đây chính là bài viết mà Học Gì Đây dành cho bạn. Dù cho bạn đang muốn theo học accoustic, cổ điển, solo, lead,… thì các bạn cũng nên đọc bài viết này, bài viết này sẽ giúp bạn xác định được đường hướng giúp cho việc học guitar trở nên dễ dàng và nhanh tiến bộ nhất

1) Dành nhiều thời gian vào luyện kĩ thuật cơ bản

Kỹ thuật cơ bản là nền tảng cho việc phát triển việc tự học guitar cho bạn sau này. Trong bất kì cách học guitar , thì bất kì cách nào cũng sẽ hướng dẫn cho bạn về những kĩ thuật cơ bản, không thể có phương pháp nào mà bỏ qua giai đoạn này. Nhiều người luôn thắc mắc về cách học guitar nhanh nhất, thì đây chính là chìa khóa cho các bạn.

Để biết được những kĩ thuật cơ bản, bạn hãy thử bắt đầu tập chơi những bài hát đơn giản trước. Qua những lần cover những bài này, bạn sẽ dần dần lĩnh ngộ được những kĩ thuật này. Và qua việc tập càng nhiều các bài nhạc, bạn sẽ thấy việc học nhạc lý guitar quan trọng thế nào, ngay cả với những người mới bắt đầu

Đối với accoustic, bạn có thể chơi những bản như River flows in you hay Kiss the rain của thần đồng Sungha Jung. Các bạn có thể tìm trên Youtube, sẽ có rất nhiều hướng dẫn học guitar cho bài đó. Bạn chỉ cần search: River flows in you + tutorial là ra.

Đối với đàn cổ điển, bạn có thể chơi thử giáo trình của F.Carulli.

Đối với đàn guitar điện, bạn có thể bắt đầu với bài I’m alright – Neil Zaza

Đừng bao giờ chủ quan những kĩ thuật cơ bản như: slide, bend, vibration, tỉa dây, đánh quạt,… những kĩ thuật này không khó để thực hiện, nhưng để master nó, đòi hỏi người chơi nhạc cần thực sự kiên trì và nghiền ngẫm rất lâu đó. Những kĩ thuật này là nền tảng cho những kĩ thuật khó hơn như Harmonic, palm mute,… Những kĩ thuật này bạn sẽ thấy rất nhiều ngay cả trong học solo guitar, học guitar accoustic, học lead guitar,…

2) Luyện tập hàng ngày

Đừng bao giờ bỏ cuộc nhé các bạn! Vì chắc chắn là bạn sẽ đánh được thôi. Chỉ cần bạn nỗ lực hàng ngày, hàng giờ, không có việc gì là không làm được.

Bạn biết Tommy Emmanuel chứ? Ông đã dành gần 50 năm trong cuộc đời để tập luyện và để thành một trong những huyền thoại guitar như hiện nay. Ông đã tập luyện hàng ngày, có lần ông vì quá đam mê 1 bài hát, ông đã nghe liên tục và cố gắng đánh bản nhạc đó giống nhất có thể. Sau 1 tháng liên tục, ông đã mô phỏng lại toàn bộ bài nhạc trên cây đàn guitar của mình. Mãi về sau, ông mới biết đó là một bản nhạc song tấu guitar.

Thật là kì diệu đúng không. Chỉ có luyện tập không ngừng, bạn hoàn toàn có thể làm được đó.

Hãy tập luyện đều đặn, mỗi ngày chỉ cần dành tối thiểu 1 tiếng là bạn hoàn toàn có thể làm chủ được cây đàn đó.

10yeutoanhhuongdenviectuhocguitar2.jpg

3) Hãy luyện tập kết hợp với metronome

Nhiều người không giữ thói quen này khi tập luyện, việc đó có thể làm giảm chất lượng của việc luyện tập. Hãy luôn bật metronome khi bạn luyện tập, dù cho bạn đang tập những bài warm-up hay những bài nhạc từ dễ đến khó.

Hãy bắt đầu ở mức tempo chậm nhất, ở mức tempo này bạn có thể làm chủ được tay mình và kĩ thuật.

Còn nếu bạn đang không dùng metronome, thì đã đến lúc tải ngay phần mềm metronome trên máy tính, hoặc trên điện thoại smartphone rồi đó. Những phần mềm này hoàn toàn miễn phí cả

(Trên máy tính: https://www.metronomeonline.com )

10yeutoanhhuongdenviectuhocguitar.jpg

4) Học cách lắng nghe âm thanh

Trong luyện tập, nhiều người rất hay mắc lỗi phải lỗi này. Đó là trước mỗi bài hát mới, họ luôn chăm chăm đi tìm tab để tập theo. Họ rất hạn chế dùng đôi tai của mình để cảm nhận. Đó chính là cách tốt nhất để học nốt nhạc guitar.

Việc lắng nghe âm thanh trong luyện tập là rất quan trọng. Bạn cần phải biết mình đang đánh gì, và âm thanh phát ra có độ vang như nào, thế đã đủ hay chưa. Ngoài ra, khi đứng trước một bài hát mới, những người này hay e dè, vì chưa biết sẽ đành như nào.

10yeutoanhhuongdenviectuhocguitar3.jpg

Giải pháp là hãy sử dụng đôi tai của mình nhiều hơn. Hãy chịu khó đào sâu, nghe kĩ từng nốt và giai điệu trong bài hát. Từ đó mô phỏng lại trên đàn guitar của mình. Dần dần bằng việc tôi luyện, đôi tai của các bạn sẽ trở nên “thính” hơn và học guitar sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều

5) Học nhạc lý Guitar

Đây cũng là câu chuyện muôn thuở của những người bắt đầu học guitar. Họ luôn tự hỏi việc học nhạc lý có cần thiết với người mới bắt đầu không?

Câu trả lời là có!

Giống như bạn học tiếng anh vậy! Bạn đâu thể học tiếng anh nếu không biết rõ từ, câu, cấu trúc ngữ pháp, cách phát âm,…

Trong học nhạc nói chung và học guitar nói riêng, học nhạc lý sẽ giúp bạn tiến xa trên con đường tự học guitar. Mặc dù có thể lúc đầu hơi chậm, vì bạn mất thời gian để làm quen với “cách đọc nốt nhạc”, nó giống như việc học chữ A,B,C vậy.

10yeutoanhhuongdenviectuhocguitar4.jpg

Hãy dành thời gian cho việc học nhạc lý. Nếu bạn thấy khó khăn, hãy tìm ngay 1 người thầy có thể giúp đỡ bạn ở những khoảng thời gian mới bắt đầu.

6) Lười bấm các thế tay chặn

Đây cũng là một bệnh mà một người tập mới hay mắc phải, họ cảm thấy rất đau tay khi phải bấm những hợp âm chặn. Ví dụ điển hình nhất là khi bấm F chặn (hay Fa trưởng chặn) ở thế tay 1.

10yeutoanhhuongdenviectuhocguitar5.jpg

Rất nhiều người đã bỏ cuộc khi gặp phải hợp âm này. Các đầu ngón tay sẽ xưng lên và bao gồm cả phần thân ngón tay nữa. Sẽ mất khoảng 1 tới 2 tuần để các bạn có thể giữ và chơi được ra tiếng. Còn việc làm tròn tiếng cũng sẽ mất khoảng thời gian sau khá lâu đó.

Nhưng không sao, chỉ cần bạn kiên trì là đủ!!

7) Lười xướng âm

Một căn bệnh nữa của người tự học guitar. Nếu như bạn đã từng học thầy giáo nhạc, chắc hẳn họ sẽ yêu cầu bạn phải xướng âm mỗi khi tay đánh note.

Việc này nghe chừng có vẻ nhàm chán, nhưng lại rất quan trọng cho việc học guitar tại nhà trở nên dễ dàng hơn.

Hãy bắt đầu xướng âm những note cơ bản nhất, dần dần, bạn sẽ quen với việc đó thôi

8) Quá phụ thuộc guitar pro

Chắc hẳn với mỗi chúng ta thì việc sử dụng GP Pro trong luyện tập hàng ngày là không quá xa lạ nữa.

Với những ai chưa có cho mình phần mềm này thì hãy tải ngay nhé, bản mới nhất là guitar pro 6.

Thế những nhiều người lại quá phụ thuộc vào phần mềm này mà lười đọc bản nhạc. Việc đọc bản nhạc là vô cùng quan trọng đấy bạn nhé.

9) Ảo tưởng về cái đẹp

Nhiều người tự học guitar thường không chú ý về âm thanh và những kĩ thuật mình sử dụng đã đúng chưa.

Giải pháp là hãy tự thu âm, hoặc quay lại clip của chính mình để nghe lại hoặc đem cho những người có trình độ cao hơn nghe. Họ sẽ đưa ra đánh giá giúp bạn nâng cao trình độ hơn nhiều đó.


CÁCH LỰA CHỌN NHẠC CỤ BẠN THÍCH NHẤT

15-08-2017 - 14:57

CÁCH LỰA CHỌN NHẠC CỤ BẠN THÍCH NHẤT

 

Lựa chọn nhạc cụ bằng cách đến một cửa hàng (ở Hà Nội có một số con phố bán nhạc cụ như phố Hào Nam) và thử những nhạc cụ khác nhau và xem cái nào bạn thích nhất là một trong những cách dễ dàng nhất. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khác cần cân nhắc khi lựa chọn một nhạc cụ như sở thích về dòng nhạc, ngân sách của bạn cho một nhạc cụ, không gian căn phòng bạn dự định để chúng, đặc điểm cá nhân của bạn và tính cơ động của nhạc cụ. Dưới đây là bảng phân tích các yếu tố này theo các loại khác nhau.

 

 

1-3.jpg

   

 

NHẠC CỤ DÂY

 

17577637_1283787005080303_1472173002_n.j

 

Hầu hết các nhạc cụ dây như Violin và Cello, đều cần nhiều sự luyện tập và kiên nhẫn ngay từ đầu vì tiến bộ có thể chậm. Những nhạc cụ này cũng đòi hỏi sự khéo léo và phối hợp tốt; Nếu người chơi còn trẻ, họ phải đủ trưởng thành để hiểu được sự tiến triển chậm trong giai đoạn đầu của quá trình học tập. Có thể mua được những nhạc cụ này khá rẻ, nhưng khi bạn hoặc con bạn tiến bộ, bạn có thể muốn mua một thứ được thiết kế chuyên nghiệp hơn, và có thể tốn kém. Violin – một nhạc cụ yêu thích để chơi các dòng  nhạc cổ điển và Pop; Cello – cồng kềnh và không di động, được sử dụng trong nhạc cổ điển, nhạc jazz và nhạc Pop. Tất cả những điều này hấp dẫn những người hòa đồng, những người sẵn sàng đóng góp vào nỗ lực chơi nhạc theo nhóm.

Cũng có những lựa chọn ít cổ điển hơn cho các nhạc cụ dây như Guitar và Ukulele, những thứ gần đây rất phổ biến. Ngoài ra còn có các loại guitar khác nhau phù hợp với các mục đích và phong cách khác nhau, ví dụ như guitar cổ điển phù hợp hơn cho nhạc solo và khó học hơn những loại nhạc khác. Nếu bạn muốn chơi trong một ban nhạc, guitar acoustic sẽ phù hợp trong nhiều dòng nhạc hoặc guitar điện sẽ rất tuyệt vời và tương đối dễ dàng để bắt đầu tập. Tùy thuộc vào guitar mà bạn chọn, nó phù hợp với những người độc lập và sống nội tâm, hay những người thích giao tiếp và cởi mở.

Các lựa chọn đặc trưng tính dân tộc Việt Nam hơn là đàn tranh hoặc đàn bầu. Trong khi đàn tranh khá dễ dàng để bắt đầu chơi, đàn bầu lại có phần khó hơn vì phải sử dụng nhiều bồi âm và các kĩ thuật luyến. Cả hai đều là nhạc cụ dễ mang đi lại, và phù hợp chơi các dòng nhạc trữ tình, dân ca, các thể loại nhạc đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Các bạn học sinh khi đi du học có thể sẽ muốn học các nhạc cụ này, để đem nét đặc trưng văn hóa dân tộc đến cho các bạn bè quốc tế.

HỌC GUITAR CÙNG HỌC GÌ ĐÂY?

 

NHẠC CỤ KHÍ

 

3-1.jpg

 

Nhạc cụ khí được tách thành những nhóm nhỏ, như Saxophone, Sáo, Tiêu và Clarinet (Kèn Cla-ri-nét), nhỏ gọn dễ mang. Học cách chơi Sáo và Clarinet thì có tiến bộ ban đầu nhanh và khả năng chuyển sang Saxophone, một nhạc cụ cũng rất dễ mang theo, cung cấp rất nhiều tự do cho việc ứng tấu và là một trong những cây giai điệu nổi bật trong ban nhạc, học tiêu lại khó khăn hơn ở giai đoạn đầu. Clarinet thường được sử dụng trong dàn nhạc phương tây; trong khi đó Sáo có thể sử dụng đa dạng trong rất nhiều thể loại từ Pop đến Dân ca, Quan họ; và Tiêu được sử dụng nhiều trong dàn nhạc tài tử và sân khấu chèo tuồng. Cả ba nhạc cụ đều có thể được mua với giá vừa phải, thân thiện với ngân sách và cũng không quá đắt để có thể đổi lên một thứ tốt hơn.

 

 

NHẠC CỤ BÀN PHÍM

 

4-1.jpg

 

Bàn phím chính – Piano phổ biến hoặc Organ – cung cấp cơ sở lý thuyết tuyệt vời cho việc học bất kỳ nhạc cụ nào khác và do đó là lý tưởng để bắt đầu. Các Piano cơ thì có kích cỡ lớn và không dễ dàng vận chuyển, nhưng có thể là một đồ nội thất tuyệt vời ngay cả khi bạn ngừng chơi nó. Piano điện thì lại có kích cở nhỏ hơn, và thông thường có thể di chuyển quanh nhà với một chút khó khăn, trong khi đó Organ lại nhỏ gọn nhất và có thể đeo trên vai mang đi mang lại dễ dàng. Giá của đàn piano và organ đều rất đa dạng; bạn có thể mua một chiếc Piano cơ cũ với mức giá khá tốt, nhưng gần như không có một mức giá cao nhất cho những cây Piano cơ đắt nhất; Organ hay Piano điện thì có mức giá thấp hơn so với Piano cơ, tuy nhiên những cây Organ tốt cũng có thể bằng một cây Piano cũ. Rõ ràng nhạc cụ tốt hơn thì đắt tiền hơn. Đàn piano hoặc organ thích hợp cho những người độc lập và yên tĩnh vì nó hầu như là một nhạc cụ độc tấu, tuy nhiên cũng có thể được chơi trong một bài song ca, dàn nhạc hoặc dàn nhạc. Nó rất linh hoạt về mặt thể loại bắt đầu từ cổ điển thông qua nhạc pop. Với trẻ em, để giảm nhẹ độ khó và chuẩn bị cho việc học Piano trong tương lai, học Organ trước sẽ là một lựa chọn khá tốt, vì học Organ có được hỗ trợ bộ đệm đàn bằng điện tử.

HỌC PIANO CÙNG HỌC GÌ ĐÂY?

 

NHẠC CỤ GÕ

5-1.jpg

 

Trong các nhạc cụ bộ gõ, trống dàn gây ra rất nhiều tiếng ồn và cần phải được xem xét vê cách âm của phòng bạn nếu bạn muốn chơi trống, tuy nhiên trống Cajon lại nhỏ gọn, bé và rất dễ mang đi mang lại, thỏa mãn được mong muốn chơi trống của đại chúng hơn. Chơi Trống mang lại rất nhiều niềm vui và là khá dễ dàng để tìm hiểu. Tay trống là thành viên được yêu mến và tìm kiếm nhiều nhất của các ban nhạc, mặc dù cajon hiện tại đã khá phổ biến ở Việt Nam sau vài năm du nhập. Chơi trống là thích hợp cho những người năng động: chơi các dòng nhạc jazz và nhạc rock sẽ làm bạn phải luyện tập chăm chỉ. Cần lưu ý rằng nhạc cụ bộ gõ và trống đặc biệt rất làm hài lòng một số trẻ em có nhu cầu giáo dục đặc biệt như chứng tự kỷ, những người tìm thấy một thiên đường an toàn khi chơi chúng.

6-2.jpg

 

 

 

NHẠC CỤ ĐỒNG

 

7.jpg

 

Nhạc cụ đồng dễ mua và giá cả hợp lý; chúng tạo ra một âm thanh tuyệt vời và không quá khó để học ngay từ đầu. Những nhạc cụ này khá lớn nhưng có sẵn các cỡ nhỏ cho trẻ em. Trumpet rất dễ mang theo và phù hợp với những người độc lập và hòa đồng. Có rất nhiều người thổi trumpet chuyển từ một trumpet sang một nhạc cụ đồng khác vì hình dạng miệng khi thổi Trumpet khó hơn so với những thứ khác . Đây là điều hoàn hảo cho những người đáp ứng những người vui vẻ được là một phần của một nhóm.

Khi chọn nhạc cụ khí hoặc đồng, điều quan trọng là phải cân nhắc tình trạng sức khoẻ của bạn: phổi khỏe mạnh là điều bắt buộc, vì vậy những người có vấn đề về hô hấp sẽ tốt hơn lựa chọn nhạc cụ từ một nhóm khác.

Cần chú ý rằng, với sự phát triển của xã hội theo thời gian, có rất nhiều nhạc cụ, một số trong đó rất khó để đưa vào các nhóm. Ngày nay, luôn có một lựa chọn để chơi một nhạc cụ không phải là những thứ được liệt kê ở trên, hoặc thậm chí tự sáng tạo một nhạc cụ. Bất kể bạn quyết định chơi thứ gì, khía cạnh quan trọng nhất là bạn thích chơi và nghe nhạc cụ đó, vì luyện tập không phải lúc nào cũng thú vị. Bạn phải cống hiến cho niềm đam mê của mình để gặt hái đầy đủ các cho công sức luyện tập của mình.