Đến nội dung

tranvovuong

tranvovuong

Đăng ký: 25-04-2010
Offline Đăng nhập: 11-03-2019 - 02:20
-----

Phương Pháp Học Lí Thuyết Toán Học

14-08-2015 - 16:58

 Muốn giải quyết một bài toán dù khó hay dễ thì điều quan trọng là phải nắm vững lí thuyết, biết vận dụng định nghĩa, định lí cụ thể vào bài toán. Sau đây chúng ta cùng điểm qua một vài phương pháp cơ bản nhất để học và vận dụng lí thuyết toán một cách tốt nhất:

  1. Hiểu rõ bản chất, phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm trong lí thuyết toán học:                                
    • Trong lí thuyết toán sơ cấp ta làm quen với các khái niệm như "Tiên đề", "Định nghĩa","Định Lí","định lí thuận,định lí đảo","đầu kiện cần,đầu kiện đủ","Bổ đề","quy ước"... Vậy tiên đề là gì, định nghĩa là gì,...? Sự khác nhau giữa các khái niệm ở điểm nào? Trả lời được câu hỏi trên chúng ta đã có một chuẩn kiến thức, một nền tảng để vận dụng chính xác vào bài toán cụ thể cũng như quá trình học toán của chúng ta sẽ trở nên dễ dàng hơn, tiến bộ hơn.
    • Ví dụ:   Chúng ta đã học và biết tiên đề Ơ-Clit: "Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có duy nhất một đường thẳng đi qua điểm đó song song với đường thẳng đã cho", nhưng bất ngờ trong bài kiểm tra thầy giáo yêu cầu chúng ta chứng minh tiên đề trên, có bạn loay hoay cả buổi cũng đành để giấy trắng cho sạch sẽ. Vì sao ? Vì tiên đề là một chân lí được thừa nhận là đúng mà không thể cũng như không cần chứng minh.
  2. Phải thuộc, bắt buộc thuộc lí thuyết nhưng thuộc như thế nào?                                                                            
    • Với lí thuyết là tiên đề, quy ước,...không được chứng minh phải học thuộc lòng. Ví dụ : 1! = 1, thế còn 0! thì sao, nếu theo định nghĩa giai thừa thì 0! không có ý nghĩa, nhưng trong giải toán ta gặp không ít trường hợp kết qua ra 0!. Để giải quyết mâu thuẫn đó người ta quy ước 0! = 1.                                                    
    • Đối với định nghĩa, định lí, bổ đề,...được chứng minh thì không những phải thuộc mà ta còn phải biết phương pháp chứng minh lí thuyết đó. Có như vậy không những ta nhớ lâu, áp dụng giải bài tập rất tốt vì bài toán lí thuyết là bài toán chuẩn của mọi bài toán, mặt khác trong một phút giây lơ đãng mà ta quên mất không biết cái định lí kia chính xác là như thế nào để áp dụng vào giải bài tập thì ta có thể chứng minh lại để không sợ nhầm lẫn. VD: Khi áp dụng hằng đẳng thức a² - b² =?, ta không nhớ rõ thì ta có thể chứng minh luôn hằng đẳng thức này. "Áp dụng phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử, a² - b² = a² - ab + ab - b² = a(a-b) + b(a-b) = (a-b)(a+b), thế này thì làm sao mà sai được!!!"                                         
    • Phát biểu được lí thuyết dưới dạng câu chữ của chính mình, làm được như vậy bạn đã biến câu chữ của nhà khoa học thành của chính mình rồi đấy. Chúng ta học lại những gì đã có nhưng chúng ta không phải là con vẹt!

    Cuối cùng các cụ thường nói học đi đôi với hành, học mà không có ứng dụng thì lí thuyết cũng chỉ là màu xám. Hãy ứng dụng ngay lí thuyết vừa học được vào giải bài tập chắc chắn bạn sẽ chinh phục được môn toán đầy tính logic và trừu tượng.

Mình có đăng bài bên readzo, mong nhận được ý kiến của mọi người để  hoàn thiện bài viết của mình hơn.

Nguồn: http://readzo.com/po...thuyet-toan.htm