Đến nội dung

tubinh

tubinh

Đăng ký: 16-05-2011
Offline Đăng nhập: 21-06-2011 - 00:12
-----

Dịch thuật một số quy tắc viết hoa của tiếng việt

04-06-2011 - 10:00

Có rất nhiều người việt nam trong đó có tôi rất tự tin với vốn từ ngữ tiếng việt của mình ! Nhưng có lẽ tôi đã sai ! Trong một lần gặp gỡ vài dịch thuật gia tôi đã thấy mình thật là yếu kém ! Cái này tôi viết lên đây chỉ là để mọi tham khảo thôi , quả thực đây là những điều mà từ trước tới nay bây giờ tôi mới để ý đến .

Một số quy tắc viết hoa trong tiếng việt : Dịch thuật một số quy tắc viết hoa của tiếng việt

1. Tên người viết hoa cả tên đệm và tên lót.

2. Địa danh khi đi kèm với một tên riêng phải viết hoa cả hai hoặc ba từ.

VD: Sông Hồng, Sông Kim Ngưu, Núi Sưa, Đền Bạch Mã, Đình Kim Liên…

3. Đường phố khi đi kèm theo tên phố, tên của các châu lục.

VD: Đường Nguyễn Chí Thanh, Đường Bưởi, Phố Hàng Lược, Châu Âu, Châu Phi, Thế Giới, Quốc tế, Quốc gia…

4. Tương tự với tên làng, xã, tỉnh, huyện…

VD: Thành phố Hà Nội, Tỉnh Hà Nam, Thôn Mỹ Trọng, Huyện Thanh Trì…

5. Riêng trường hợp Thủ đô luôn luôn phải viết hoa.

VD: Thủ đô Hà Nội, các Thủ đô trên Thế Giới, Kinh đô, Kinh thành Thăng Long, triều Trần, triều Lý…

6. Các chức danh, học hàm, học vị viết hoa chữ cái đầu: VD: Tú tài, Tiến sỹ, Giáo sư, Kiến trúc sư, nhà Sử học, Kỹ sư, Luật gia, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Trung tướng, Đaị tướng, Công tước, Hầu tước, Bá Tước, Tử tước, Nam tước, Hoàng Thái tử, Hoàng hậu, Hoàng Thái hậu, Công chúa, Vua, Hoàng đế, Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch nước, Tổng bí thư……..

7. Tên các Hành tinh: Trái đất, Mặt trời, Mặt trăng, Quả đất, Sao Chổi, Sao Chổi Haley.

8. Tên của các hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc,Tây Bắc…

9. Các từ: Thế kỷ, Thiên niên kỷ, Tr.CN, S.CN… Riêng Thế kỷ phài dùng số La Mã. Ví dụ: Thế kỷ VII…

10. Lưỡng nghi, Tứ tượng, Bát quái, Hà đồ, Lạc thư, Cửu trù, Hồng phạm, Ma phương…..

Tên của 10 can và 12 chi, nếu can và chi đi cùng nhau ta viết hoa cả hai:

VD: Quý Mão, Đinh Mùi, Bính Dần…

Tám quẻ trong Bát quái: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn,Đoài và 64 quẻ trong Kinh Dịch đều viết hoa.

11. Một số trường hợp cần chú ý: VD: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trung ương Đảng Cộng sản,…

12. Đằng sau dấu hai chấm luôn luôn viết hoa.

13. Tên các tác phẩm viết in đậm (ký hiệu: Bold) và in nghiêng (ký hiệu Italic), không cần đóng mở ngoặc kép.

14. Các trích dẫn, các câu danh ngôn, lời phát biểu… có mở đóng ngoặc kép và in nghiêng.

15. Các trích dẫn khi viết xuống dòng phải có dấu hai chấm, xuống dòng có dấu gạch ngang đầu dòng,viết hoa và in nghiêng.Trường hợp khi viết liền dòng phải có dấu hai chấm mở ngoặc kép và phần chữ trong ngoặc in nghiêng.

16. Phần chú thích ngăn cách với phần chính văn bằng một dòng kẻ và nhỏ hơn phần chính văn một cỡ. Cách viết cũng áp dụng như quy tắc trên.

17. Phần phiên âm tiếng nước ngoài cần viết tiếng nước ngoài trước, sau đó mở ngoặc đơn ghi phần phiên âm không có gạch nối. Trong một văn bản mà tên riêng đó lặp lại nhiều lần thì chỉ cần viết phiên âm lần đầu, từ những lần sau thì để nguyên tên nước ngoài.

18. Không viết ìi” trong một số trường hợp để bảo đảm tính cân đối: VD: Kỹ thuật, Nước Mỹ, Bác sỹ, Kỹ sư, đạo lý,..

rượu vang niềm tự hào của pháp

04-06-2011 - 09:59

Vang trắng Montana

Rượu vang (từ tiếng Pháp vin) là một loại thức uống có cồn được lên men từ nước nho. Rượu vang đỏ thường được lên men từ nước ép và vỏ quả nho, còn rượu vang trắng được lên men chỉ từ nước nho.

Nước từ các hoa quả khác có thể được lên men tạo thành rượu, nhưng theo luật nhiều nước, từ ìrượu vang” (ở ngôn ngữ tương ứng) cho mục đích thương mại chỉ được sử dụng cho rượu lên men từ nho.

Một đặc điểm của rượu vang là lên men không qua chưng cất. Nồng độ rượu dao động từ 8-18 độ.

Rượu vang đông lạnh [hay còn gọi là icewine} được chế biến từ các loại nho trồng thu họach lúc thời tiết phải dưới 8 độ âm C và độ đường phải có ít nhất là 39 Brix theo trọng lượng người trồng nho dùng [số càng cao, độ ngọt càng nhiều]. Nho khi bị đông lạnh thì chất nước trong nho được kết tinh và nâng cao độ ngọt, cũng như hương thơm của loại nho làm rượu icewine.

Rượu vang đỏ Ice wine

Rượu vang Pháp bắt nguồn từ miền Nam nước Pháp vào thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên –thời La Mã đóng chiếm. Nghề trồng nho bắt đầu phát triển ở thành phố Marseille – thuộc địa của người La Mã. Đế Chế La Mã đã cho phép những vùng ở phía Nam nước Pháp sản xuất rượu. Thánh Martin de Tours (316 – 397) đã tham gia tích cực truyền bá đạo Cơ Đốc Giáo và nghề trồng nho. Trong suốt thời Trung Cổ loạn lạc, những thầy tu đã có công giữ gìn các ruộng nho và kỹ thuật làm rượu. Các tu viện có sự bảo hộ cao, nguồn lực lao động dồi dào để sản xuất rượu vang cho những dịp lễ và nhờ nó tăng thêm thu nhập đáng kể. Trong thời kỳ đó, những ruộng nho lớn thường thuộc về các nhà thờ thiên chúa giáo và rượu của họ luôn được coi là rượu cao cấp. Sau này, giới quý tộc mở rộng thêm diện tích trồng nho. Tuy nhiên, cuộc cách mạng Pháp đã lãnh đạo phong trào tịch thu bớt ruộng đất của nhà thờ, giới quý tộc chia cho nhân dân. Chính vì lý do này, sản lượng nho cũng tăng lên.

Mặc dù thời đó Bordeaux đã xuất khẩu rượu nhưng mãi đến năm 1850 hầu hết rượu của Pháp vẫn chỉ phục vụ cho nhu cầu nội địa. Do sự phát triển của ngành đường sắt và đường bộ, chi phí vận chuyển giảm nhờ đó mà lượng rượu xuất khẩu cũng tăng lên đáng kể.

Nước Pháp sử dụng hệ thống appellation để chỉ định nơi xuất xứ, phân ra bốn cấp độ chất lượng như sau:

Vin de Table (rượu vang thông thường): không chỉ định xuất xứ.
Vin de Pays (rượu vang địa phương): được phép chỉ định xuất xứ.
Vin Délimité de Qualité Superieure (rượu vang được xác định chất lượng cao), thường viết tắt là VDQS.
Appellation d’Origine Contrôlée (nhãn hiệu xuất xứ được kiểm soát), thường viết tắt là AOC: rượu vang được sản xuất và kiểm định theo những tiêu chuẩn khắt khe nhất.

Phân loại rượu vang ở Pháp

Du hoc Canada: Đại học tổng hợp Simon Fraser, Canada

04-06-2011 - 09:56

du hoc canada
duhoccanada.org.vn

Ông Hiten Amin, đại diện trường sẽ giới thiệu và tư vấn trực tiếp cơ hội học tập tại Canada tới sinh viên Việt Nam lúc 9h ngày 5/4

Tại: VP Công ty Tư vấn du học New Ocean số 37 – ngõ 121 – Thái hà – Hà Nội.

Đại học tổng hợp Simon Fraser (SFU) được thành lập vào năm 1965, trường có 3 chi nhánh ở Burnaby, Vancouver và Surrey. Các chi nhánh của trường đều thuộc bang British Columbia, Canada. Trường có trên 28.000 sinh viên đang theo học trong đó có khoảng 10% sinh viên quốc tế. Hiện trường cung cấp khoảng 100 ngành cử nhân và 45 ngành sau đại học. SFU được bình chọn là 1 trong 3 trường ĐH tổng hợp hàng đầu tại Canada trong 20 năm qua theo Maclean’s Magazine 2009.

Fraser International College (FIC) là phân viện đào tạo chuyển tiếp của trường ĐH Simon Fraser, FIC nằm trong khuôn viên của SFU ở chi nhánh Burnaby. Các chương trình của trường được thiết kế đặc biệt nhằm giúp sinh viên học tốt các chương trình đại học trong các lớp học quy mô nhỏ, được các giáo sư đại học hướng dẫn và chăm sóc tận tình với từng cá nhân sinh viên. FIC liên kết với SFU cung cấp lộ trình học chuyển tiếp vào đại học các ngành quản trị kinh doanh, khoa học máy tính, nghệ thuật và khoa học xã hội năm thứ nhất đại học:

Chương trình đào tạo tại FIC:

Tiếng Anh học thuật: Dành cho học sinh trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 4.5, nếu tiếng Anh thấp hơn sẽ được trường sắp xếp tham gia các khóa học khác phù hợp với khả năng. Học phí: 3.330 CAD một học kỳ.

Dự bị đại học: Dành cho học sinh hoàn tất lớp 11. Học phí: 13.776 CAD một khóa.

Chương trình năm nhất đại học: Dành cho học sinh hoàn tất lớp 12. Học phí: : 15.980 CAD một khóa.

Thời gian khai giảng: tháng 9, 1 và 5.

Trường đang cấp nhiều suất học bổng trị giá 50% học phí cho những học sinh tốt nghiệp PTTH loại khá giỏi và đạt IELTS từ 5.5 trở lên đăng ký chương trình chuyển tiếp đại học.

CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC QUỐC TẾ NEW OCEAN

Địa Chỉ: Số 37, Ngõ 121, Thái Hà,Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (04) 35378311 – Fax: (04) 62754347

Hotline: 0988.999.669 – Ms.Nguyệt

Email: [email protected]

Website: http://duhoccanada.org.vn