Đến nội dung

Danny Brown

Danny Brown

Đăng ký: 01-09-2011
Offline Đăng nhập: 01-12-2011 - 11:57
-----

#282221 Kinh nghiệm ôn thi TOEFL iBT

Gửi bởi Danny Brown trong 08-11-2011 - 17:33

Mình thi TOEFL iBT hôm 14/2/2009. Điểm của mình ko được cao lắm (Total: 108; Reading: 29, Listening: 27, Speaking: 24, Writing: 28). Tuy nhiên, mình có một thời gian khá dài ôn thi và đi dạy TOEFLiBT. Nên mình mong rằng những kinh nghiệm tổng hợp về ôn thi TOEFL iBT dưới đây có thể có ích cho những bạn nào muốn đạt điểm trên 100.

1) Lịch ôn: Bạn nên đặt lịch cho việc học TOEFL, trong đó có phân chia các giờ trong mỗi ngày. Đặt mục tiêu mỗi ngày dành mấy tiếng học TOEFL, vào giờ nào học kĩ năng nào thì thích hợp. Bạn cũng nên dành ra 1 khoảng thời gian dài ko bị distract (khoảng 4 - 6 tiếng) để làm test thử. Khá căng thẳng đấy. Nhưng đó là cách tốt nhất để ôn. Practice với nhiều đề thi, rút kinh nghiệm riêng sau từng đề thi

2) Lập nhóm: Nếu có thời gian bạn có thể xin tham gia làm thành viên hoặc tự lập một nhóm tự học riêng. Học nhóm ko chỉ giúp bạn có thêm nhiều nguồn thông tin bổ ích và motivation để học mà quan trọng hơn là bạn sẽ có thêm nhiều người bạn rất tốt, thậm chí trở thành thân thiết tri kỷ (như nhóm TOEFL10 của mình). Khi luyện nói, nếu ko gặp mặt được trực tiếp, thì các bạn có thể dùng Skype hoặc Paltalk.

3) Sách và CD-ROM:

Bạn nên luyện các chương trình sau (mình có mà ko đủ time để luyện hết --> hơi phí)

- Longman (8 CDs, 1 CD-Rom): sách này cho trình độ A – cơ bản. Listening và reading khá dễ. Tuy nhiên, phần writing và speaking ko giống đề thi lắm nên có thể bỏ qua. Nếu background của bạn khá rồi thì ko cần học qua sách này

- Delta Key (10 CDs): Các skills được trình bày khá kĩ, đặc biệt là có khá nhiều bài tập để practice. Trình độ cao hơn Longman.

- Princeton Review (1 CD): Các tips trong sách này khá hay. Phần Speaking, Writing có các templates để bạn áp dụng cho bất kì topic nào.

- Barron's (10 CDs + 1 CD-ROM): Quyển sách ko thể thiếu trong quá trình luyện thi. Level ngang ngửa hoặc hơi khó hơn so với đề thi thật (nhất là phần listening). Cả 4 skills đều rất tốt, và 4 academic skills là taking notes, paraphrasing, summarizing and synthesizing cực kỳ hữu ích. Ngoài ra còn có 7 full tests để bạn practice. Bạn của mình chỉ practice 7 full tests trong quyển này mà Reading và Listening đều đạt 28, 29. Tốt nhất là nên làm 7 full tests trong cả CD-ROM nữa để quen với cách thi trên máy tính.

- Kaplan (CD-ROM): Mình có sách này nhưng thấy ko hay lắm. Còn 4 full tests trong CD-ROM thì rất tuyệt. Nhiều người ở TestMagic đạt điểm tuyệt đối (120) hoặc gần tuyệt đối (118+) đều recommend 4 full tests này.


- ETS Official Guide (1 CD): 1 sách TOEFL ko thể thiếu. Phần reading và listening thì hơi dễ, nhưng phần speaking và writing thì khá chi tiết và hay.

4) Educated guess: nghĩa là ko phải tick bừa kiểu lottery. Phải cân nhắc thật kĩ, loại trừ càng nhiều đáp án sai càng tốt. Sau đó, còn lại khoảng 2-3 đáp án thì cân nhắc bằng cách tìm supporting details trong bài. Câu nào có supporting details trong bài thì là đáp án đúng

5) Làm đề: Bây giờ cách tốt nhất là luyện đề, và làm đề trên máy. Làm đề nào xong thì dành thời gian để xem đáp án của mình, đọc explanation của họ, xem tại sao mình sai, rút kinh nghiệm để lần sau ko bị sai như thế (có thể làm 1 cuốn notebook ghi lại lỗi sai hay gặp và bài học rút ra)

6) Tinh thần: Mới bắt đầu học thì dễ nản lắm đấy, nhất là khi background chưa tốt. Nhưng cố lên. Practice nhiều thì sẽ lên. Khi đó càng có hứng thú học hơn. Chứ ngay từ đầu đã giỏi rồi thì cần ôn làm gì.

7) Học từ mới: học bằng flashcard hiệu quả lắm. Hồi mình ôn GRE 2 tháng, có ngày học đến 200 từ mới. Thật ra như vậy ko tốt lắm cho long term memory, nhưng vì thời gian ôn gấp quá, phải học nhồi nhét cho kịp thi. Học để thi, thi xong quên luôn. Hic.

Còn học TOEFL thì ko cần quá nhiều từ cao siêu. Mình học theo 2 lists flashcard. Flashcard TOEFL success ko biết ai làm mà khá sơ sài. Còn Flashcard 400MustHaveTOEFLWords là do nhóm TOEFL10 của mình chia nhau ra làm rất cẩn thận, lấy nghĩa tiếng Anh trong quyển sách 400MustHaveWordsfortheTOEFL của McGrawHill, ngoài ra bọn mình còn thêm nghĩa tiếng Việt và examples nữa. Các bạn in 2 mặt rồi cắt ra mà học.

Ngoài ra thấy từ mới nào thì tự viết ra flashcards. Lúc nào cũng kè kè flashcard, vừa đi đường vừa đếm như đếm tiền. Nói chung là ko nên mất thời gian để học từ. Nên tận dụng tối đa time rảnh để học flashcard. Nên học thêm những từ về academic topics.

Nếu ai có nhiều time để ôn thì có thể học từ bằng cách register với các trang như Word smart, Your Dictionary ... Mỗi ngày họ sẽ gửi vào mailbox của bạn 1 từ. Học 1 thời gian dài thì cũng biết thêm được nhiều từ phết, mà lại nhớ được lâu.

8) Học chiến thuật làm bài (tips/strategies) rồi practice để thành thạo. Đừng hy vọng là sẽ vào topic dễ kẻo thất vọng. Trái lại, trong lúc luyện thì nên đọc text với các topics khó và lạ, để quen dần, ko còn cảm giác bỡ ngỡ và nản khi thấy 1 bài text khó nữa. Cái này thì nên dùng Barron's, vừa khoai vừa lạ hoắc trong phần nghe và đọc

9) Reading: Mỗi người có một cách khác nhau để làm bài đọc. Có người đọc câu hỏi trước, có người đọc toàn bộ bài trước rồi mới trả lời câu hỏi.

Theo kinh nghiệm riêng của mình thì thế này. Với GRE thì nên đọc bài đọc trước và cố gắng hiểu kĩ bài đọc trước khi trả lời câu hỏi. Cách này dùng cho GRE thì tốt vì bài đọc của GRE Reading thường ko quá dài nhưng lại cực khó, câu hỏi thì lắt léo và thiên nhiều về nội dung bài đọc. Do đó, làm bài GRE thường đòi hỏi phải hiểu sâu bài đọc trước thì mới trả lời đúng được đa số câu hỏi.

Còn bài đọc của TOEFL thì tương đối khác. Bài đọc TOEFL thường dài hơn, nên ngay cả khi đọc rất kỹ toàn bài thì đến phần câu hỏi thường là quên và phải đọc lại --> mất thời gian. Hơn nữa, câu hỏi TOEFL ko quá lắt léo và ko thiên quá về nội dung mà bao gồm cả cách bố cục của bài đọc, function của những từ, cụm từ trong bài ... Nhiều câu hỏi lại được đặt song song với phần cần đọc để trả lời Với đặc thù bài đọc và câu hỏi như vậy, ko nhất thiết phải hiểu thật sâu toàn bộ bài mà vẫn có thể trả lời được. Thậm chí có phần ko cần đọc qua vì ko hỏi đến.

Do đó, mình thấy cách làm bài đọc TOEFL tốt nhất đối với mình là đọc lướt qua toàn bộ bài đọc (<1min) xem nó nói về cái gì. Sau đó click ngay sang phần câu hỏi (câu hỏi đặt song song với bài đọc). Đối với những câu hỏi về vocabulary-in-context, referents, hightlighted sentences, sentence inserts, thì đọc từng câu hỏi một và từng đoạn liên quan để đối chiếu và trả lời ngay. Còn những câu hỏi liên quan đến nội dung như details, main ideas, summarizing, inferences .. thì nếu trả lời được luôn qua những đoạn đã đọc thì trả lời luôn. Còn ko thì bỏ qua rồi sau này quay lại đọc thêm những phần cần đọc để trả lời. Câu hỏi summarizing nên làm sau cùng sau khi đã trả lời toàn bộ các câu trước về details. Lúc này nên đọc lại một lượt toàn bài để lọc ra được ý chính.

Theo mình, mỗi người nên practice theo từng cách rồi tự tìm ra cách nào là phù hợp nhất với mình. Khi practice, các bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm làm bài riêng rất hữu ích. Khi đó, nhớ share cho những người khác với nhé!

10) Speaking : chỉ nói trong 45s/1 phút thì khó mà dùng những từ cao siêu được. Nên dùng những từ thông thường, nói rõ ràng, trôi chảy, phát triển ý tốt là được rồi.

Về phản xạ bật, nên luyện "thinking and understanding in English without translating". Ngoài ra, nên practice speaking English on daily basis. Cần luyện nói nhiều hằng ngày. Mỗi ngày lấy ra 3, 4 topics (lấy trong file Speaking Notes) để practice. Và practice speaking như trong bộ đề thi thử trên máy nữa. Khi nói thì ko viết ra, mà tập phản xạ y như thi thật luôn. Thậm chí có người còn tập nói mà ko chuẩn bị trước, để rèn phản xạ

Đọc/nghe nhiều cũng giúp bạn vừa có thêm background, vừa học thêm được từ vựng và cách diễn đạt của người bản xứ. Còn đối với phần Integrated thì nên đọc/nghe nhiều, rồi tập tóm tắt và phát biểu cảm nhận, quan điểm riêng về vấn đề mình đọc/nghe.

Còn template thì trong Speaking Notes và forum của thầy Jason đã có rồi. Ngoài ra bạn có thể tham khảo hoặc tự rút ra template riêng của mình từ các sách c*racking, Barron's, Official Guide (ETS). Đó là những sách rất hay.

Cuối cùng là pronunciation. Mình nghĩ accent vẫn có vai trò khá quan trọng trong thi TOEFL. Trên này cũng có 1 bạn nói là người chấm điểm comment cả pronunciation của bạn ý. Chứng tỏ pronunciation tốt vẫn giúp bạn tăng điểm. Ngoài ra, với accent tốt, bạn sẽ thêm tự tin hơn, bài nói cũng sẽ trôi chảy và nghe tự nhiên hơn. Đó cũng là cách ghi điểm tốt.

Về luyện accent và pronunciation theo kiểu Anh Mỹ, mình recommend 2 chương trình cực hay sau đây: "American Accent Training" và "Pronounce It Perfectly in American English" (Barron's). Bạn có thể search và down trên mạng. Luyện theo 2 chương trình này thì sẽ quen với American accent, đặc biệt là cách nối âm (liaison) rất hay gặp trong khi nghe.

11) Listening: Nghe trong practice test đi đã, nghe ít nhất là 2 lần. Lần 1: nghe và trả lời câu hỏi, lần 2: nghe, check đáp án và check cả Transcript. Nếu người nào có thời gian thì có thể nói theo (và check transcript ở những chỗ mình ko nghe thấy). Đó là cách học nghe cẩn thận và lên rất nhanh.

Khi mới bắt bắt đầu thì có thể nghe VOA Special English. Tuy nhiên về lâu dài thì ko nên vì nó quá chậm so với thi thật. Nên nghe VOA News dạng thường, ko phải special (cũng có transcript). Ngoài ra nên nghe thêm CNN, Discovery, NPR, HBO rồi watch movies ... Tập dần với tốc độ nghe nhanh đi để đến hôm thi ko bị choáng

12) Writing
Writing thì thú thực là mình mới chỉ ngồi viết 1 bài integrated trong Kaplan theo đúng thời gian thôi, còn lại chẳng ôn gì nữa cả. Hồi thi GRE mình cũng ôn Writing đúng 1 ngày. Vì mình thấy ôn Writing rất khó. Mình nghĩ cách tốt nhất để viết tốt ko phải là cramming for the exam, mà là cả 1 quá trình, chịu đó đọc nhiều sách báo, write down những từ, cụm từ hay và lạ, viết email bằng tiếng Anh, chat chit bằng tiếng Anh, luyện cách tư duy bằng tiếng Anh ... Tất nhiên là nếu chăm chỉ luyện viết cả TOEFL essays nữa thì chắc điểm sẽ càng tốt hơn.


#280501 Những phương pháp học cho kỳ thi SAT

Gửi bởi Danny Brown trong 28-10-2011 - 16:27

Bạn càng có sự chuẩn bị kỹ càng cho kỳ thi SAT, điểm số của bạn càng cao. Tuy nhiên, học SAT không giống học chính khoá ở trường: sẽ không có giáo viên nào mắng mỏ bạn và cho bạn điểm kém. Bạn hoàn toàn phải tự lực. Và dĩ nhiên có nhiều cách để bạn tự làm cho bản thân mình kỷ luật hơn.

Đặt ra mục tiêu
Một mục tiêu rõ ràng sẽ tốt hơn là sự mơ mộng chung chung, ví dụ như: “Tôi muốn đạt kết quả thật tốt trong kỳ thi SAT”. Được thôi, điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải học tất cả mọi thứ. Một mục tiêu rõ ràng sẽ có dạng: “Tôi muốn đạt thêm 40 điểm nữa trong phần Toán.” Nếu bạn muốn nâng điểm số phần Toán của mình thêm 40 điểm, bạn sẽ phải làm như sau:
• Học những khái niệm Toán cụ thể mà bạn cho là mình còn thiếu. • Bỏ trống ít câu hơn.
• Tăng tốc độ làm bài.
Những mục tiêu rõ ràng luôn đi kèm với 1 kế hoạch cụ thể. Nó sẽ giúp thời gian bạn chuẩn bị kỳ thi SAT trở nên hiệu quả hơn, từ đó bạn có thể dành thời gian làm các việc khác
Hãy đặt ra mục tiêu 1 cách thực tế. Mục tiêu phải dựa trên đòi hỏi của các trường mà bạn chọn. 1 mục tiêu về điểm số đúng đắn thường cao hơn từ 50-100 điểm so với điểm trung bình của các trường đó. Bạn cũng có thể đặt ra mục tiêu bằng cách làm bài thi thử đầu tiên. Nếu bạn được 500 điểm trong phần Toán, đừng đặt ra mục tiêu là 750 điểm. Bạn sẽ dễ dàng nản chí và không biết nên tập trung thời gian vào đâu. Thay vào đó, hãy đặt ra mục tiêu là tăng 50 điểm ở mỗi phần. Số điểm này có vẻ không nhiều, những gộp cả 3 phần lại, bạn đã nâng tổng điểm lên những 150 điểm !
Mục tiêu về điểm số đóng 1 phần rất quan trọng khi bạn chuẩn bị cho kỳ thi SAT. Chúng tôi sẽ giải thích kỹ về vai trò của nó ở phần “Chiến thuật thi SAT”
Nếu bạn đạt được mục tiêu . . . Hãy tự thưởng cho mình 1 cái gì đó . Nhưng đạt được mục tiêu không đồng nghĩa với việc bạn ngừng học. Thật ra, việc này chỉ chứng mnh rằng bạn hoàn toàn có thể cải thiện điểm số của mình: lúc đó hãy đặt ra 1 mục tiêu mới, nâng từ 50-100 điểm, làm bài nhanh hơn 1 chút và bỏ trống ít câu hơn.
“Chậm mà chắc” sẽ giúp bạn thắng cuộc và vượt qua kỳ thi này. Bằng việc cố gắng dần dần, bạn sẽ biết được làm thể nào để thi SAT và những kiến thức mà kỳ thi này đòi hỏi mà không bị kiệt sức. Hoặc nếu bạn biết cách làm việc nhanh hơn mà vẫn đảm bảo được sự cẩn thận, điểm của bạn chắc chắn sẽ tăng. Mỗi khi đặt ra mục tiêu mới, hãy làm lại y như vậy.
Lên lịch học SAT
Bạn nên dành 1 khoảng thời gian nhất định để học SAT giống như khi tham gia các hoạt động ngoại khoá. Chúng tôi biết rằng học SAT thì không hấp dẫn như đá bóng, hay làm báo tường, hoạt động đoàn đội hay bất cứ 1 hoạt động nào khác. Đó chính là lý do vì sao bạn phải lên lịch học SAT.
Khi đã lên lịch rõ ràng, bạn sẽ thấy việc học SAT không còn là kẻ cướp đi cuộc sống hạnh phúc của bạn. Bạn vẫn còn thời gian dành cho các việc khác. Bạn cũng nên tìm 1 địa điểm tốt để học, 1 nơi yên tĩnh và tránh xa khỏi những thứ có thể làm bạn phân tâm như tivi, máy tính, bạn bè, họ hàng… ví dụ như bạn có thể đến ngay thư viện gần nhà. Cái chính là bằng mọi giá hãy tìm 1 chỗ tốt và 1 khoảng thời gian tốt để bắt đầu học SAT.
Học nhóm
Học SAT cùng với 1 số người bạn sẽ giúp việc học bớt căng thẳng và nặng nề hơn, vì thế bạn có thể sử dụng cách này. Bạn có thể cùng trao đổi kiến thức, chiến thuật và cả kể chuyện phiếm với bạn của mình. Nếu bạn chưa biết điều này thì học cùng với 1 người khác sẽ giúp bạn nhớ tốt hơn đấy.
Hãy học ngay từ bây giờ
Nếu bạn không bắt đầu từ ngay bây giờ, bạn sẽ không có được kết quả như ý muốn đâu. Điều đó có nghĩa là bạn phải thi lại, phải học lại với tâm trạng lo lắng, hoảng sợ. Hãy học thật chăm, tập trung khi đi thi và ra khỏi phòng thi cùng với kết quá đúng theo ý muốn. Sau đó bạn sẽ không bao giờ phải nghĩ đến SAT nữa. Không phải thi lại. KHÔNG BAO GIỜ.