Đến nội dung

nhvu_tnsp_231 nội dung

Có 12 mục bởi nhvu_tnsp_231 (Tìm giới hạn từ 08-06-2020)


Sắp theo                Sắp xếp  

#85594 Đề thi vào lớp 10 trường PTNK ĐHQG TP.HCM

Đã gửi bởi nhvu_tnsp_231 on 09-06-2006 - 17:24 trong Tài liệu - Đề thi

Bạn math ơi, mình còn phải tìm điều kiện của m để tích hai nghiệm lớn hơn không nữa chứ vì nếu chỉ có tổng thôi thì lở có một nghiệm âm, một nghiệm âm mà trị tuyệt đối của nghiệm dương lớn hơn nghiệm âm thì sao.
Tóm lại câu này chẳn khác gì tìm điều kiện của tham số để có hai nghiệm đều dương. Thật đáng trách, cái tội không đọc kĩ đề, chắc tự sử mình quá.



#84888 Đề thi vào lớp 10 trường PTNK ĐHQG TP.HCM

Đã gửi bởi nhvu_tnsp_231 on 06-06-2006 - 17:56 trong Tài liệu - Đề thi

À, cảm ơn thầy, đúng là con làm xong hết nên cứ tự tin là mình đúng thì ra là hai nghiệm đều dương. Thế là đi luôn 1 điểm rồi!



#84505 Đề thi vào lớp 10 trường PTNK ĐHQG TP.HCM

Đã gửi bởi nhvu_tnsp_231 on 05-06-2006 - 11:06 trong Tài liệu - Đề thi

Cái câu 1b tìm tất cả các giá trị m để phương trình có nghiệm theo các bạn có gài gì không đây. Tôi thấy nó giải như bình thường là xét delta' thôi vậy mà mấy đứa bạn tôi bảo theo thầy cô dạy tụi nó thì phải xét tích ac rồi tổng hai nghiệm. Chi vậy trời, rõ ràng cái điều kiện delta là bao hàm hết rồi còn gì.



#82660 Thi HSG

Đã gửi bởi nhvu_tnsp_231 on 29-05-2006 - 13:34 trong Kinh nghiệm học toán

Ừm, theo kinh nghiệm của mình thì khi đi thi học sinh giỏi bạn không nên ôn theo kiểu lấy số lượng đè chất lượng được. Cần ôn tập những gì căn bản nhất cho thật vững trước cái đã vì có một người đã từng nói:" những bài toán căn bản làm nên một bài toán khó". Thế nên bạn không nên suy nghĩ nó sẽ cho xa đến đâu mà hãy vững những gì mình biết cái đã.
Không nên cầm cuốn toán học suốt ngày, như thế là không khoa học, bạn cần chọn một thời điểm rảnh nhất trong ngày ngồi đó suy nghĩ và xem xét những dạng toán chứ không phải làm. Vì sắp thi đến nơi nên làm cũng không giúp được nhiều đâu. Cần nhất là sự chắc chắn trong từng bài toán. À còn một điều nữa, trước khi thi một ngày, hãy thư giản, đừng làm gì cả thả lõng bản thân để còn giữ được một cái đầu bình tỉnh mà đi thi chứ.
Chúc bạn thi tốt.



#82431 giúp em giải bài này

Đã gửi bởi nhvu_tnsp_231 on 28-05-2006 - 17:10 trong Số học

Đương nhiên là tôi biết sử dụng cosi thế nhưng đâu phải ai cũng biết. Cách đơn giản nhất để giải một bài toán BDT khi bạn không biết các phương pháp đặc biệt là chuyển tất cả sang một bên rồi chứng minh. Nhiều bài toán sử dụng Cosi mà đôi lúc bạn nhìn đâu có ra, thế nên cách này lúc nào cũng hữu dụng cả.



#82428 31/5 Offline ở thành phố HCM

Đã gửi bởi nhvu_tnsp_231 on 28-05-2006 - 17:05 trong Góc giao lưu

Thầy Dũng ơi, thầy hẹn đúng ngày thật, hôm sau con thi vào Năng Khiếu rồi thầy ơi. Sao thầy không dời lại tới tháng bảy lúc đó rảnh rổi cả rồi đi cho vui.
Con hy vọng mai mốt sẽ là học trò của thầy.



#82333 giúp em giải bài này

Đã gửi bởi nhvu_tnsp_231 on 28-05-2006 - 11:25 trong Số học

Dựa theo giả thuyết a+b+c=1=>a=1-(b+c)
Vậy ta cần chứng minh bất đẳng thức:
b+c >=16bc[1-(b+c)]
<=> b+c-16bc+16 b^{2}c+16b c^{2}>=0
nhớ sử dụng diều kiện 0<a,b,c=<1
Bạn làm tiếp xem.



#82311 Làm sao học tốt Bất đẳng thức

Đã gửi bởi nhvu_tnsp_231 on 28-05-2006 - 10:34 trong Kinh nghiệm học toán

Đã có một người bạn đố tôi một bài bất đẳng thức mà bạn ấy bí. Lúc đó tôi rất tự tin rằng mình sẽ giải ra vì trước đó tôi đã giúp bạn ấy rất nhiều bài toán khác. Tôi từ năm lớp 8 tới nay, tôi chưa bao giờ bó tay với bài BDT nào cả. Thế nhưng cũng vì những suy nghĩ khá xa xôi mà tôi giải mãi không ra. Càng giải càng tự hỏi mình bài thế này mà không giải ra thì còn làm gì nữa. Tôi biết bài này có một cách giải khá đơn giản nhưng không hiểu sao tôi cứ làm to vấn đề. Một ngày nọ lúc rãnh rổi, tôi chợt nhớ lại bài toán và nhận ra cách giải quá ư dễ dàng của nó.
Thế mới thấy, BDT không đòi hỏi kiến thức rộng mà đòi hỏi sự nhạy bén khi nhìn vào vấn đề.



#81813 Bài rời rạc

Đã gửi bởi nhvu_tnsp_231 on 26-05-2006 - 13:06 trong Các dạng toán khác

Bài này dễ ẹt: 33x3 + 3/3 =100



#77971 Thử tài một tý

Đã gửi bởi nhvu_tnsp_231 on 14-05-2006 - 10:36 trong Các dạng toán khác

Mọi người giải thử mấy bài này xem:

Lớp 9a có 28 hoc sinh đăng ký thi vào các lớp chuyên toán, lý, hóa của trường X. Trong đó: không có học sinh nào chỉ chọn thi vào lớp Lý hoặc lớp Hóa. Có ít nhất 3 học sinh chọn thi vào cả ba lớp toán, lý, hóa. Số học sinh chọn thi vào lớp toán và lý bằng số học sinh chỉ chọn thi vào lớp Toán. Có 6 học sinh chọn thi vào lớp Toán và Hóa. Số học sinh chọn thi vào lớp Lý và lớp Hóa gấp 5 lần số học sinh chọn thi vào cả 3 lớp. Hỏi số học sinh chọn thi vào từng lớp là bao nhiêu?

Trong một giải bóng đá có N đội tham gia thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt (hai đội bất kỳ gặp nhau đúng một lần). Sau mỗi trận đấu, đội thắng được ba điểm, đội thua không được điểm nào, còn nếu hòa thì mỗi đội được một điểm. Các đội được xếp hạng dựa theo tổng điểm. Trong trường hợp một số đội có tổng điểm bằng nhau thì các đội này được xếp hạng theo các chỉ số phụ. Kết thúc giải người ta nhận thấy rằng không có trận đấu nào kết thúc với tỉ số hòa, các đội xếp nhất, nhì, ba có tổng điểm lần lượt là 15, 12, 12, và tất cả các đội xếp theo có tổng điểm đội một khác nhau.
a) CM: N>=7
b) Tìm N và tổng điểm cùa mỗi đội tham gia giải

Hai bài này dễ lắm, các bạn làm thử xem, chúc các bạn giải thành công!



#67167 Mệnh đề tương đương

Đã gửi bởi nhvu_tnsp_231 on 04-04-2006 - 13:17 trong Đại số

thực ra, chuyện giải bằng công thức nghiệm bậc hai cũng có cái hay của nó. Nó giứp bạn mở rộng được ra nhiều vấn đề lắm. Đặc biệt là các bài tìm điều kiện của phương trình hay các bài về tham số. Nhưng tôi cũng phải công nhận rằng có một số bài phân tích đa thức thành nhân tử vẩn hay hơn.



#66565 Nhung cach giai hay cua bai he phuong trinh.

Đã gửi bởi nhvu_tnsp_231 on 01-04-2006 - 13:21 trong Số học

http://dientuvietnam...tex.cgi?x y z=3