Đến nội dung

neversaynever99 nội dung

Có 220 mục bởi neversaynever99 (Tìm giới hạn từ 12-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#459972 Giải phương trình bậc 4

Đã gửi bởi neversaynever99 on 25-10-2013 - 22:32 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Đây là file bài viết của anh Nam trong topic này nè

File gửi kèm




#452484 Topic về Bất đẳng thức, cực trị THCS

Đã gửi bởi neversaynever99 on 23-09-2013 - 03:28 trong Bất đẳng thức và cực trị

1.Tìm max và min

$y=\frac{1+\sqrt{x}}{2+\sqrt[4]{1-x}}+\frac{1+\sqrt[4]{x}}{2+\sqrt{1-x}}$

2. Cho $x,y,z >0$ thoả mãn $xyz= 1$. Chứng minh rằng

$\frac{9}{x^{2}(x+y+z)+1}+6\left [ \frac{1}{y^{2}(x+y+z)+1}+\frac{1}{z^{2}(x+y+z)+1} \right ]\geq 5$




#452061 [TOPIC] Bài toán tính tổng các dãy số có quy luật

Đã gửi bởi neversaynever99 on 21-09-2013 - 18:33 trong Đại số

Một bài đơn giản nữa nha

Cho $A=1+\frac{1}{{\sqrt{2}}}+\frac{1}{\sqrt{3}}+...+\frac{1}{\sqrt{100}}$

Chứng minh rằng $18< A< 19$




#421213 Topic yêu cầu tài liệu THCS

Đã gửi bởi neversaynever99 on 26-05-2013 - 11:21 trong Tài liệu - Đề thi

Ai có tạp chí Toán Tuổi Thơ thì post lên cho mọi người tham khảo, hay lắm đấy!

Đây nè!

Trong máy còn vài cuốn. Post trước một cuốn cho mọi ngươì đọc vâỵ

File gửi kèm




#458274 Topic yêu cầu tài liệu THCS

Đã gửi bởi neversaynever99 on 17-10-2013 - 22:22 trong Tài liệu - Đề thi

Không cấp gì hết bạn à, mình học để lấy lại phong độ làm hình thôi, thọt dữ quá :)

Cần gấp để bình đẳng hoá đại và hình  :icon6:  :icon6:  :icon6:  :icon6:  :icon6:

Bách mua quyển Các bài toán hình học phẳng của Prasolov ấy.Học xong quyển ấy + Nâng cao phát triển$\rightarrow$ OK.

Mình có 1 file nhỏ trích từ quyển đó ra($\in$ tập 2)

File gửi kèm




#451918 Topic yêu cầu tài liệu THCS

Đã gửi bởi neversaynever99 on 20-09-2013 - 20:54 trong Tài liệu - Đề thi

Mình đang rất cần tài liệu đầy đủ, hay về Phương pháp giải phương trình vô tỉ , ai có thì post lên mình cám ơn trước

Thử cái này coi sao! Đó trích từ mục 1&2 của chương 2 trong cuốn pt vô tỷ của thầy Nguyễn Vũ Lương 

File gửi kèm




#476245 Topic yêu cầu tài liệu THCS

Đã gửi bởi neversaynever99 on 09-01-2014 - 02:21 trong Tài liệu - Đề thi

Ai cho em xin các định lí hình học nổi tiếng thường dùng trong THCS với!!

Bạn thử cái này coi sao!

File gửi kèm




#476246 Topic yêu cầu tài liệu THCS

Đã gửi bởi neversaynever99 on 09-01-2014 - 02:59 trong Tài liệu - Đề thi

ai có tài liệu về giải toán bằng cách lập pt thì cho mình nha

Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn

File gửi kèm




#452487 Đố vui tình huống

Đã gửi bởi neversaynever99 on 23-09-2013 - 04:46 trong IQ và Toán thông minh

Các thám tử vào đây giải quyết vụ án này nào!

1 con đà điểu ở 1 công viên nọ bị giết. Không những bị giết mà bụng của nó còn bị mổ phanh ra.Con đà điểu này vừa được nhập từ châu Phi về & rất thu hút khách tới xem. Hung thủ lợi dụng lúc đêm tối, lẻn vào chuồng đà điểu & ra tay.Có điều tại sao hung thủ lại ra thủ đoạn tàn nhẫn như vậy?




#477036 Topic ôn luyện cuộc thi máy tính bỏ túi casio

Đã gửi bởi neversaynever99 on 13-01-2014 - 04:06 trong Các dạng toán khác

Mình xin đóng góp 1 bài

Tính $P=7+77+777+...+\underset{17 cs}{\underbrace{77...77}}-293972367^{2}$




#453065 Topic về Phương trình và hệ phương trình không mẫu mực

Đã gửi bởi neversaynever99 on 26-09-2013 - 01:01 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Đóng góp thêm mấy bài

1. Giải phương trình

$\sqrt[3]{4x+2}+\sqrt[3]{6-x}+\sqrt[3]{2x-9}-\sqrt[3]{5x-1}=0$

2.Giải hệ phương trình

$\left\{\begin{matrix} x^{3} -8=y^{3}+2y& \\x^{2}-3=3(y^{2}+1) & \end{matrix}\right. (x,y\in \mathbb{R})$

3.Giải hệ phương trình

$\left\{\begin{matrix} y(1+2x^{3}y)=3x^{6} & \\ 1+4x^{6}y^{2}=5x^{6} & \end{matrix}\right.$




#453772 [TOPIC] Luyện tập biến đổi căn thức

Đã gửi bởi neversaynever99 on 29-09-2013 - 00:14 trong Đại số

Bài 1

b,Ta có                                      $\sqrt[3]{x+2}+\sqrt[3]{x-2}=\sqrt[3]{5x}$

$\Leftrightarrow x+2+x-2+3\sqrt[3]{(x-2)(x+2)}\left [ \sqrt[3]{x+2} +\sqrt[3]{x-2}\right ]=5x$(áp dụng $\left ( a+b \right )^{3}=a^{3}+b^{3}+3ab(a+b)$

$\Leftrightarrow 2x+3\sqrt[3]{x^{2}-4}.\sqrt[3]{5x}=5x$

$\Leftrightarrow \sqrt[3]{5x(x^{2}-4)}=x$

$\Leftrightarrow 5x(x^{2}-4)=x^{3}$$\Leftrightarrow 5\left ( x^{2}-4 \right )=x^{2}\Leftrightarrow x= \pm \sqrt{5}$




#454487 [TOPIC] Luyện tập biến đổi căn thức

Đã gửi bởi neversaynever99 on 01-10-2013 - 18:16 trong Đại số

Đóng góp thêm cho topic mấy bài dùng phương pháp hữu tỷ hoá để rút gọn biểu thức chúa căn này

Bài 1Chứng minh rằng nếu $a,b> 0$ thì ta có

$\frac{a+2\sqrt{ab}+9b}{\sqrt{a}+3\sqrt{b}-2\sqrt[4]{ab}}-2\sqrt{b}=(\sqrt[4]{a}+\sqrt[4]{b})^{2}$

Bài 2. Chứng minh rằng nếu $ab\neq 0 ; a\neq b^{3}$ thì ta có

$(\sqrt[3]{a^{4}}+b^{2}\sqrt[3]{a^{2}}+b^{4}).\frac{\sqrt[3]{a^{8}}-b^{6}+b^{4}\sqrt[3]{a^{2}}-a^{2}b^{2}}{a^{2}b^{2}+b^{2}-b^{8}a^{2}-b^{4}}=a^{2}b^{2}$

Bài 3.Cho $a,b> 0$.Rút gọn

$T=\frac{\sqrt{a^{3}+2a^{2}b}+\sqrt{a^{4}+2a^{3}b}-\sqrt{a^{3}}-a^{2}b}{\sqrt{2a+b-\sqrt{a^{2}+2ab}}(\sqrt[3]{a^{2}}-\sqrt[6]{a^{5}}+a)}$




#454680 [TOPIC] Luyện tập biến đổi căn thức

Đã gửi bởi neversaynever99 on 02-10-2013 - 18:04 trong Đại số

Bài 16

Ta có            $\sqrt{b+1}+\sqrt{c+1}=2\sqrt{a+1}$$\Leftrightarrow b+1+c+1+2\sqrt{(b+1)(c+1)}=4(a+1)$

                    $\Leftrightarrow b+c+2+2\sqrt{(b+1)(c+1)}=4a+4$

Ta lại có                            $2\sqrt{(b+1)(c+1)}\leq b+c+2$

Do vậy $2(b+c+2)\geq b+c+2+2\sqrt{(b+1)(c+1)}=4a+4 \Leftrightarrow b+c\geq 2a$

Bài 1a

        $\sqrt[3]{x-5}+\sqrt[3]{2x-1}-\sqrt[3]{3x+2}=-2$

$\Leftrightarrow x-5+2x-1-3x-2+3\left ( \sqrt[3]{x-5}+\sqrt[3]{2x-1} \right )(\sqrt[3]{2x-1}-\sqrt[3]{3x-2})(\sqrt[3]{x-5}-\sqrt[3]{3x-2})=-8$(áp dụng $\left ( a+b+c \right )^{3}=a^{3}+b^{3}+c^{3}+3(a+b)(b+c)(c+a)$

$\Leftrightarrow 3(\sqrt[3]{x-5}+\sqrt[3]{2x-1})(\sqrt[3]{2x-1}-\sqrt[3]{3x-2})(\sqrt[3]{x-5}-\sqrt[3]{3x-2})=0$

Tới đây thì ngon rồi :closedeyes:

Bài 2

Nhận thấy $x=2$ không phải là nghiệm của phương trình nên

$\sqrt[n]{(x-2)^{2}}+4\sqrt[n]{x^{2}-4}=\sqrt[n]{(x+2)^{2}}$$\Leftrightarrow 1+4\sqrt[n]{\frac{x+2}{x-2}}-\sqrt[n]{(\frac{x+2}{x-2})^{2}}=0$

Tới đây đặt ẩn phụ $y=\sqrt[n]{\frac{x+2}{x-2}}$ và giải thôi( lười không muốn gõ nữa :luoi: )

 

 




#453062 [TOPIC] Luyện tập biến đổi căn thức

Đã gửi bởi neversaynever99 on 26-09-2013 - 00:05 trong Đại số

Giải bài 4 & bài 22

Trước hết ta chứng minh bài toán phụ sau

Với $a,b,c$ là các số thực $\neq 0$ thoả mãn $a+b+c=0$ ta có

$\sqrt{\frac{1}{a^{2}}+\frac{1}{b^{2}}+\frac{1}{c^{2}}}=\left | \frac{1}{a}+\frac{1}{b} +\frac{1}{c}\right |$( cái này chắc hẳn các bạn chứng minh được)

Áp dụng bài toán trên

4.Ta có

$M=\sqrt{1+999^{2}+\frac{999^{2}}{1000^{2}}}+\frac{999}{1000}$

$=\sqrt{999^{2}\left ( 1+\frac{1}{999^{2}}+\frac{1}{1000^{2}} \right )}+\frac{999}{1000}=999(1+\frac{1}{999}-\frac{1}{1000})+\frac{999}{1000}=1000$ 

22.(Câu này có trong đề thi HSG toán 9 của tỉnh Vĩnh Phúc)

Ta có

$A=\sqrt{1^{2}+\frac{1}{2^{2}}+\frac{1}{3^{2}}}+\sqrt{1^{2}+\frac{1}{3^{2}}+\frac{1}{4^{2}}}+...+\sqrt{1^{2}+\frac{1}{1999^{2}}+\frac{1}{2000^{2}}}$

$=1+\frac{1}{2}-\frac{1}{3}+1+\frac{1}{3}-\frac{1}{4}+...+1+\frac{1}{1999}-\frac{1}{2000} =1998+\frac{1}{2}-\frac{1}{2000}=... \in \mathbb{Q}$




#453063 [TOPIC] Luyện tập biến đổi căn thức

Đã gửi bởi neversaynever99 on 26-09-2013 - 00:21 trong Đại số

Đóng góp một bài , cho $x,y,z$ dương thỏa mãn $\sum x=2$ và $\sum \sqrt{x}=2$ . Tính $\sqrt{\prod (1+x)}(\sum \frac{\sqrt{x}}{x+1})$

Ta có

$\left ( \sqrt{x} +\sqrt{y}+\sqrt{z}\right )^{2}=x+y+z+2\left ( \sqrt{xy}+\sqrt{yz}+\sqrt{zx} \right )$

$\Leftrightarrow \sqrt{xy}+\sqrt{yz}+\sqrt{zx}=1$

Đến đay giải tương tự bài 15 ta được kết quả 

    $\sqrt{\prod (1+x)}\left ( \sum \frac{\sqrt{x}}{x+1} \right )=2(\sqrt{xy}+\sqrt{yz}+\sqrt{xz})=2$




#452004 [TOPIC] Luyện tập biến đổi căn thức

Đã gửi bởi neversaynever99 on 21-09-2013 - 13:33 trong Đại số

Tổng quát bài toán số 13

Tính giá trị của biểu thức

$\sqrt{x+\sqrt{y+\sqrt{x+\sqrt{y+...}}}}$

Nếu lấy $x=y$ thì ta có bài toán đơn giản hơn

Tính giá trị biểu thức

$\sqrt{x+\sqrt{x+\sqrt{x+\sqrt{x+...}}}}$




#452003 [TOPIC] Luyện tập biến đổi căn thức

Đã gửi bởi neversaynever99 on 21-09-2013 - 13:30 trong Đại số

Chém bài 13

Đặt $x=\sqrt{5+\sqrt{13+\sqrt{5+\sqrt{13+...}}}}$

Như vậy $x^{2}=5+\sqrt{13+\sqrt{5+\sqrt{13+...}}} \Leftrightarrow x^{2}-5=\sqrt{13+\sqrt{5+\sqrt{13+...}}} \Leftrightarrow (x^{2}-5)^{2}=13+x \Leftrightarrow (x-3)(x^{3}+3x^{2}-x-4)=0$

Do $x> 2$ nên $x^{3}-x> 0; 3x^{2}-4>0$

Do vậy x=3




#452486 [TOPIC] Luyện tập biến đổi căn thức

Đã gửi bởi neversaynever99 on 23-09-2013 - 04:11 trong Đại số

Lấy số 15=7+8 cho đẹp

Bài 15

Do $xy+yz+zx=1\Rightarrow x^{2}+1=x^{2}+xy+yz+xz=(x+z)(x+y)$

Tương tự

$y^{2}+1=(y+z)(y+x)$

$z^{2}+1=(z+y)(z+x)$

Do vậy

$P=x\sqrt{\frac{(1+y^{2})(1+z^{2})}{1+x^{2}}}+y\sqrt{\frac{(1+x^{2})(1+z^{2})}{1+y^{2}}}+z\sqrt{\frac{(1+x^{2})(1+y^{2})}{1+z^{2}}}$

=$x\sqrt{\frac{(y+z)(y+x)(z+x)(z+y)}{(x+y)(x+z)}}+y\sqrt{\frac{(x+y)(x+z)(z+x)(z+y)}{(y+z)(y+x)}}+z\sqrt{\frac{(x+y)(x+z)(y+x)(y+z)}{(z+x)(z+y)}}$

=$x(y+z)+y(z+x)+z(x+y)=2(xy+yz+xz)=2$

Bài 7

Ta có $\sqrt{931}=7\sqrt{19}$

Đặt $\sqrt{x}=a\sqrt{19};y=b\sqrt{19}$ $\left ( a,b\in \mathbb{N}* \right )$

Như vậy ta có 

$\sqrt{x}+\sqrt{y}=7\sqrt{19}$

$\Rightarrow a\sqrt{19}+b\sqrt{19}=7\sqrt{19}$

$\Leftrightarrow a+b=7$

Ta có

$\left\{\begin{matrix} a=1 & & \\ b=6 & & \end{matrix}\right.$            $\left\{\begin{matrix} a=2 & & \\ b=5& & \end{matrix}\right.$       $\left\{\begin{matrix} a=3 & & \\ b=4 & & \end{matrix}\right.$           $\left\{\begin{matrix} a=0 & & \\ b=7 & & \end{matrix}\right.$

Từ đó tìm giá trị của x,y

Bài 8

Đặt $ax^{3}=by^{3}=cz^{3}=k \Rightarrow a=\frac{k}{x^{3}};b=\frac{k}{y^{3}};c=\frac{k}{z^{3}}$

$\Rightarrow \sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}+\sqrt[3]{c}=\sqrt[3]{k}(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z})=\sqrt[3]{k}$        (1)

Mà 

$\sqrt[3]{ax^{2}+by^{2}+cz^{2}}=\sqrt[3]{\frac{k}{x}+\frac{k}{y}+\frac{k}{z}}=\sqrt[3]{k}$  (2)

Từ (1) & (2) suy ra đpcm




#452054 [TOPIC] Luyện tập biến đổi căn thức

Đã gửi bởi neversaynever99 on 21-09-2013 - 18:03 trong Đại số

Vừa đi học về.Chém tiếp

10.Do $xyz=4\Leftrightarrow \sqrt{xyz}=2$.Ta có

$P=\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{xy}+\sqrt{x}+2}+\frac{\sqrt{y}}{\sqrt{yz}+\sqrt{y}+1}+\frac{2\sqrt{z}}{\sqrt{xz}+2\sqrt{z}+2}$

$=\frac{\sqrt{xz}}{\sqrt{xyz}+\sqrt{xz}+2\sqrt{z}}+\frac{\sqrt{xyz}}{\sqrt{yzxz}+\sqrt{xyz}+\sqrt{zx}}+\frac{2\sqrt{z}}{\sqrt{xz}+2\sqrt{z}+2}$

$=\frac{\sqrt{xz}}{2+\sqrt{xz}+2\sqrt{z}}+\frac{\sqrt{2}}{2\sqrt{z}+2+\sqrt{xz}}+\frac{2\sqrt{z}}{\sqrt{xz}+2\sqrt{z}+2}=1$




#475577 Trận 1 - Phương trình nghiệm nguyên ...

Đã gửi bởi neversaynever99 on 05-01-2014 - 20:48 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

*Xét k=0

$(1)\Leftrightarrow (n^{2}+1)(44n^{3}+11n^{2}+10n+2)=N^{m}$

+TH1:Nếu n là lẻ ta suy ra $2\mid n^{2}+1$ nhưng không chia hết cho 4

                                          $44n^{3}+11n^{2}+10n+2$ không chia hết cho 2 & $44n^{3}+11n^{2}+10n+2\geq 67$

Do đó $N^{m}$ khi phân tích ra thừa số nguyên tố chỉ chứa 1 thừa số 2 và 1 số lẻ $\neq 1$ (lập luận chưa chặt chẽ)

Suy ra tồn tại (1)$\Leftrightarrow m=1$

+TH2:Nếu n chẵn:chứng minh tương tự TH1

*Xét $k\geq 1$ suy ra $(n^{2}+1)^{2^{k}}$ là số chính phương

+TH3:Nếu n là chẵn ta suy ra $(n^{2}+1)^{2^{k}}$ là bình phương của 1 số lẻ

                                               $44n^{3}+11n^{2}+10n+2$ chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 4 ...

 

Điểm. 6

S = 1.7 + 6*3 = 19.7




#474083 Sử dụng tính chẵn lẻ trong giải toán số học

Đã gửi bởi neversaynever99 on 31-12-2013 - 03:34 trong Chuyên đề toán THCS

Bài 1:

Giả sử $6n+5$ và $2n+1$ không là 2 số nguyên tố cùng nhau với mọi $n\in \mathbb{Z}$

Như vậy chúng phải có ước chung $d(\in \mathbb{Z})$

Do  $6n+5$ và $2n+1$ là các số lẻ nên d cũng là số lẻ 

Ta có $6n+5\vdots d$   (1)

          $2n+1\vdots d\Rightarrow 6n+3\vdots d$         (2)

Từ (1) & (2) $\Rightarrow 6n+5-(6n+3)\vdots d$

hay $2\vdots d$

Do d lẻ $\Rightarrow d=1$ hay $6n+5$ và $2n+1$ nguyên tố cùng nhau $\Rightarrow$ đpcm

 




#444911 Topic nhận đề bất đẳng thức, cực trị hoặc toán rời rạc

Đã gửi bởi neversaynever99 on 23-08-2013 - 16:50 trong Bài thi đang diễn ra

Họ tên: Ngô Lan Anh

Lớp 9A- Trường THCS Đoàn Thị Điểm

Tỉnh:Hưng Yên

Đề bài: Với $a,b,c> 0$, chứng minh rằng:

$\frac{a+3c}{a+b}+\frac{c+3a}{b+c}+\frac{4b}{c+a}\geq 6$

Bài làm

Bất đẳng thức cần chứng minh tương đương với

$\frac{a+3c}{a+b}+2+\frac{c+3a}{b+c}+2+\frac{4b}{c+a}+6\geq 16 \Leftrightarrow A=(3a+2b+3c)(\frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+c}+\frac{2}{c+a})\geq 16$

Ta có $P\geqslant (3a+2b+3c)\frac{16}{(a+b)+(b+c)+2(c+a)}= 16$

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $a+b= b+c= 2a+2c$

Suy ra $\left\{\begin{matrix} a= c & \\ b+c= 2a+2c \Leftrightarrow b=c+2a=3a & \end{matrix}\right.$




#427002 HỎI VỀ TẠP CHÍ AMM VÀ CRUX

Đã gửi bởi neversaynever99 on 14-06-2013 - 00:47 trong Chia sẻ Research Papers

Em muốn đăng ký là thành viên của Crux Mathematics thì phải làm thế nào ạ?




#449549 Tìm Crux 36n5 và 36n6

Đã gửi bởi neversaynever99 on 12-09-2013 - 00:29 trong Tạp chí CRUX

Có ai có báo Crux mathematicorum số 36n5 và 36n6 thì share cho mình với