Jump to content

Aki1512's Content

There have been 255 items by Aki1512 (Search limited from 08-06-2020)



Sort by                Order  

#687770 Tìm giá trị của m gần $m_0$

Posted by Aki1512 on 16-07-2017 - 23:05 in Hàm số - Đạo hàm

Hai cái đó khác nhau như thế nào ? Ý bạn hỏi là $y'$ và $y''$ ?

Tính $y'$ và giải phương trình $y'=0$ là để tìm các điểm cực trị của hàm số (ví dụ là $x_1,x_2,...$)

Tính $y''$ và $y''(x_1),y''(x_2),...$ xem nó âm hay dương là để xác định điểm nào là điểm cực đại, điểm nào là điểm cực tiểu của hàm số.

Như bài ở trên, hàm số là hàm bậc ba, hàm này nếu có cực đại thì cũng có cực tiểu. Như vậy thì phương trình $y'=0$ phải có 2 nghiệm phân biệt chứ quyết không thể có nghiệm kép. Tức là luôn luôn có 2 trường hợp.

Còn điểm cực đại và giá trị cực đại khác nhau như thế nào thì sách đã nói rõ lắm rồi, mình có giải thích thì cũng chỉ là lặp lại mà thôi.

Dạ em cảm ơn

Nhưng có cái này sách nói nhưng em ko hiểu.

$x_0$ là điểm cực đại (cực tiểu) của hàm số

Nhưng $M(x_0;y_0)$ cũng là điểm cực đại (cực tiểu) của đồ thị hàm số. 

Một bên chỉ có từ "hàm số" và một bên chỉ có cụm từ "đồ thị hàm số" khác nhau như thế nào?

 

Với lại, có lí thuyết này em cũng ko hiểu.

"Tìm $x=x_0$ thỏa mãn $f'(x)=0$ và $f'(x)$ đổi dấu qua $x_0$ hoặc ko tồn tại $f'(x)$ thì từ dương sang âm thì $x_0$ là điểm CĐ, còn từ âm sang dương thì $x_0$ là điểm cực tiểu" (1)

 

Thầy em bảo: "Khi giải $f'(x)=0$ thì $f''(x_0)>0$ thì $x_0$ là điểm cực tiểu. $f''(x_0)<0$ thì $x_0$ là điểm cực đại. $f''(x_0)=0$ thì $x_0$ thì quay lại quy tắc (1) trên. Nhưng bạn em lại bảo "Khi giải $f'(x)=0$ thì $f''(x_0)>0$ thì $x_0$ là điểm cực tiểu. $f''(x_0)<0$ thì $x_0$ là điểm cực đại. $f''(x_0)=0$ thì $x_0$ thì ko có cực trị" 

Điều này là sao ạ??




#687768 Làm sao để lấy gốc Toán?

Posted by Aki1512 on 16-07-2017 - 22:50 in Kinh nghiệm học toán

chúng mình không quen biết nhau nên xin phép xưng bạn ở đây.....

mình thì tự nhận xét là chúa lười học....... rất hiếm khi mình chịu mở sách ra học lý thuyết mà chỉ xem qua loa mà lúc làm toán thì cứ làm thôi....nhưng vấn đề không phải ở việc học lý thuyết mà là hiểu rõ nó. Khi hiểu rồi hẵng áp dụng........ như các anh bangbang nxb đã nói.....hiểu là nhìn vào bài toán là có những phương pháp định hình ban đầu để bám vào.......nhưng việc mất gốc toán là việc bình thường không phải mình bạn gặp và khi nhìn vào 1 bài toán bạn có thể cảm thấy bối rối không biết bắt đầu vào đâu?

theo mình, mình có 2 phương pháp học toán..... ( thực ra mình thường chỉ dùng cái 2) mà mình nghĩ bạn cũng thử xem:

1. sách nào ở thị trường cũng bám sgk cả thôi ( trừ tài liệu chuyên ) nên khi làm bài bạn nên mua 1 số cuốn toán có đáp án giải chi tiết trước ........ bắt đầu vào giải xem lại lý thuyết trước ......... giải một cách tập trung..... không ra không sao cả xem phần gợi ý hoặc không thì xem phần đầu của lời giải ( nhất quyết không được xem hết ) rồi tiếp tục tìm hướng ..... lặp lại cho dến khi hoàn thành ....nếu cảm thấy quá bí hãy lấy bài tập đầu tiên ra xem đáp án đã rồi tìm hiểu rõ lí do chỗ nào mình không hiểu rồi gấp đáp án lại giải lại bài đó cho đến khi nào nhuyễn ( nhuyễn là hiểu tại sao ra như vậy ) tự đề ra hoặc giải câu tương tự.... lặp lại tương tự. dần dần việc làm nhiều sẽ khắc sâu lý thuyết....

2. lý thuyết toán vốn khô khan nên để hiểu bạn có thể tìm những thứ đơn giản và minh họa như vẽ hay tưởng tượng trong đầu hoặc dùng các vật dụng

lớp 11 học hình không gian nói thực là có nhiều định lý nào là 2 mặt phẳng song song thì như thế nào ,2 mặt phương vuông góc đường vuông góc chung các kiểu mình không bao giờ nhớ có bao nhiêu hay là gì? mỗi một định lý mình minh họa bằng các vật dụng đơn giản: mình ví dụ như đường vuông góc một mặt phẳng thì vuông góc với mọi đường thuộc mặt đó mình lấy 1 cây bút chì tượng trưng cho đường thẳng trong không gian cuốn vở là mặt phẳng mình đặt bút chì đứng trên cuốn vở .........đặt lên cuốn vở các bút chì khác minh họa các đường thẳng thuộc mặt phẳng .......... không riêng gì hình học không gian nhiều định lý toán bạn có thể minh họa đơn giản để hiểu cốt lõi vấn đề .......

chúc bạn thành công!! ;)

Có phải ý bạn là

- Hãy minh họa bằng cách hình dung những hình ảnh cụ thể cho 1 vấn đề, định lí nào đó để hiểu rõ bản chất của lí thuyết?

- Nhẩm và xem lại lí thuyết trc khi giải

- Khi giải thì hết sức tập trung

- Trường hợp chưa biết bắt đầu ra sao thì xem định hướng gợi ý của sách. 

- Trường hợp bí hoàn toàn thì xem cách giải của dạng bài đó, nghiền ngẫm cho đến khi thực sự hiểu ra tại sao có bước này trong bài toán 

- Giải lại những bài tương tự cho đến khi thấy thỏa mãn (đủ)

Đúng vậy ko? Nếu sai ở bước nào thì cậu chỉnh sửa hộ mk nhé :)

Mk sẽ thử áp dụng cách này. Cảm ơn bạn nhiều <3

 

Nhưng nhân đây cho mình hãy ngu thêm một chút. Mình hoàn toàn bị mất gốc kiến thức cả chương trình toán cấp ba rồi. Năm sau thi thì phải thi cả chương trình toán 11 và 12. Mình chỉ mới bắt đầu học chương đầu tiên của toán 12 thôi (học cả tháng mà chưa xong chương 1 T_T) Mk ko có ý định học lại chương trình 10 đâu. Nhưng chương trình 11 thì bắt buộc phải học lại. Giờ đang là giữa hè. Bạn nghĩ mình nên học song song toán 11 và 12 ko? Hay là khi nào đã ổn thực sự toán 12 thì quay lại học toán 11? Và học lại toán 11 bằng cách tóm lại toàn bộ lí thuyết và luyện đề tổng hợp các dạng hay phân loại ra? À, bình thường cậu dành bao nhiêu thời gian để học toán và theo cậu nghĩ là học toán vào khoảng thời gian nào là ổn nhất?




#687756 Tìm giá trị của m gần $m_0$

Posted by Aki1512 on 16-07-2017 - 22:06 in Hàm số - Đạo hàm

$y'=x^2-(m-1)x-m$

$y'=0\Leftrightarrow x^2-(m-1)x-m=0\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=-1\\x=m \end{matrix}\right.$

Vậy hàm số đạt cực trị tại $x=-1$ và $x=m$. Xét 2 trường hợp :

+ Hàm số đạt cực đại tại $x=-1\Rightarrow \frac{1}{3}.(-1)^3-\frac{1}{2}(m-1).(-1)^2-m.(-1)+\frac{1}{3}=\frac{1}{3}$

   $\Rightarrow -\frac{1}{3}-\frac{1}{2}(m-1)+m=0\Rightarrow m=-\frac{1}{3}$

+ Hàm số đạt cực đại tại $x=m\Rightarrow \frac{m^3}{3}-\frac{(m-1)m^2}{2}-m^2+\frac{1}{3}=\frac{1}{3}$

   $\Rightarrow m^3+3m^2=0$$\Rightarrow \left\{\begin{matrix}m=0\\m=-3 \end{matrix}\right.$

 

Vậy giá trị $m$ nhỏ nhất thỏa mãn điều kiện đề bài là $m=m_0=-3\rightarrow$ chọn $D$.

Cho em hỏi khi làm bài cực trị thì thầy bảo thường trong bài toán chứa tham số thì phải dùng đến $y'$ và $y''$

Hai cái đó khác nhau như thế nào ạ? Khi nào dùng $y'$ và khi nào dùng $y''$ vậy ạ??

Ví dụ nếu như bài toán trên, $y'=0$ sinh ra 1 nghiệm kép thì chỉ xét 1 trường hợp thôi đúng ko ạ?

Mà cách làm cho đề bài toán có điểm cực đại với đề bài toán cho giá trị cực đại khác nhau như thế nào ạ?




#687742 Làm sao để lấy gốc Toán?

Posted by Aki1512 on 16-07-2017 - 21:05 in Kinh nghiệm học toán

Học thế này có thể không giúp bạn cao điểm hơn , nhưng bạn sẽ học được cách tư duy của người học toán , tôi ghét nhất mấy đứa học như con vẹt điểm thì cao nhưng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ không trúng dạng . Lúc đó thì chỉ có cách học hết các thứ có thể cộng thêm a bit of silly mind là điểm cao . Nhưng vĩnh viễn lên đại học và ra cuộc sống sẽ chỉ là con vẹt không biết tư duy không hơn không kém . Bọn này hỏi vài câu lý thuyết là nó tịt ngay , nhưng đáng tiếc học sinh lại thích học cách này vì : 

+ Có thể triển khai ngay tức khắc

+ Đã lười tư duy sẵn rồi , cái gì thầy giáo không cho là tịt . 

Hình như anh đã đi sai vấn đề chính rồi ạ...

 

Ý em hiện tại là làm thế nào để hiểu bản chất của 1 bài toán.

Em lấy ví dụ nhé. 

E đang học chương hàm số của lớp 12. Khi học thì trong khi thầy làm và đúc kết cách làm của mọi người ra phương pháp rồi đưa vào SĐTD để học.

NHƯNG

Nhiều lúc em ko hiểu vì sao phải có bước đó. E hay đi hỏi ở nhiều bạn. Và nhiều người đáp với em là "Trời sinh thế" nên thành ra ko hiểu hoàn ko hiểu.

Khi học em hay tự đặt câu hỏi: "Vì sao phải làm vậy?" "Làm cách kia tại sao ko phù hợp?"... 

...

Và kết quả là đa số em vẫn ko thấy mình tiến bộ được?!

E đã sai ở đâu??




#687740 Làm sao để lấy gốc Toán?

Posted by Aki1512 on 16-07-2017 - 20:56 in Kinh nghiệm học toán

Bạn không hiểu à , mình không bảo bạn học thuộc mà bạn thấy bạn hiểu bản chất vấn đề khi bạn nhìn vào các dạng toán đó thì bạn có thể nghĩ ra một dãy các bước $1,2,3...$ để làm , không phụ thuộc vào sách vở . Tại sao mình nói thế ? 

- Đề thi THPT ra dựa trên tiêu chí bám vào SGK 

- Mỗi bài toán là chắp vá của một số bước hoặc bài toán con . 

- Học thuộc phương pháp tức là học vẹt , khi nào nhìn đa số bài nào cũng ra hướng giải thì gọi là học thật . Đó là lý do dù học có học thuộc như con vẹt , đọc thơ đọc văn thì mãi vẫn không khác được , vẫn có bài mà bạn chả hiểu bạn phải theo kiểu gì vì trong các bước $1,2...$ người ta đã bỏ $1$ bước và chắp vào đó một cái mới. 

Đó là vấn đề đấy ạ... E ko sao hiểu đc bản chất của vấn đề trong bài toán ... aizzz.. Làm sao để hiểu đc bản chất ạ?? Càng học em càng ngu Toán T_T




#687738 Làm sao để lấy gốc Toán?

Posted by Aki1512 on 16-07-2017 - 20:48 in Kinh nghiệm học toán

Hiểu được là khi nhìn vào một bài toán trong đề não bạn tự vẽ ra một trình tự giải quyết các bước mà bạn biết chắc là chỉ cần bám vào đó là ra . Làm một đề là đủ rồi . 

Làm 1 đề tức 50 câu cho 1 dạng? 

 

Vậy là học thuộc cả trình tự phương pháp đó sao ạ? Học thuộc thì em thuộc rồi nhưng đôi khi áp dụng vào bài toán nó lại là 1 chuyện khác anh ạ




#687735 Làm sao để lấy gốc Toán?

Posted by Aki1512 on 16-07-2017 - 20:44 in Kinh nghiệm học toán

Anh không thi toán trắc nghiệm nhưng anh vẫn mạn phép nói với em về vấn đề này. Anh nghĩ đầu tiên em cần làm rõ hơn vấn đề của mình đã. Em không hiểu lý thuyết hay là hiểu nhưng vẫn không làm được bài. Suy nghĩ riêng của anh là học kém môn toán là chuyện rất bình thường. Anh có quen một thần đồng mà nó thi THPTQG cũng chỉ được 8 toán. Vấn đề ở đây chỉ đơn giản là em không hợp với nó, không cần phải cố quá làm gì.   

Em hiểu anh ạ. Nhưng khi áp dụng vào bài toán lại là 1 vấn đề hơi khác với lý thuyết. Thậm chí là khi làm bài, em mới phát hiện em chưa thực sự hiểu lí thuyết cho lắm

 

Lúc đầu vào từ trang chủ , anh quote lại bài bạn kia , làm em tưởng anh đi hỏi làm thế nào học toán =)) suýt ngất . 

 

Cố quá làm gì , anh Nxb nói đúng đấy . Mà nhân tiện là mình khuyên bạn không học online , nhất là bên moon , có thằng cha Điêu Văn Hóa mất dạy , bố láo ăn cắp . Và bạn giành quá nhiều thời gian thế chả làm gì , nên làm gì đó bổ ích cho cuộc sống đi , tranh thủ mà tận hưởng .

Mình không hiểu sao có những bạn học rất nhiều , như kiểu bạn , bỏ $8$ tiếng ra một ngày làm bài tập thà rằng bạn cố gắng nắm bản chất vấn đề , khi hiểu rồi thì làm một lần thôi . Kinh nghiệm cho mình thấy bọn làm nhiều một dạng toán thi THPT QG là bọn càng không hiểu , hỏi thử một câu lý thuyết là chết ngay .

Quay lại trả lời vài câu cuối của bạn , vì hôm nay có anh Nxb nên mình mới cmt : 

- Nên học toán thong thả 

- Ngày giành $2,3$ tiếng 

- Đọc sách giáo khoa là quá đủ , cái gì không hiểu tốt nhất đọc wiki là an toàn nhất .

- Tự học là tốt nhất , 2,3 tiếng nhưng phải thực sự tập trung tìm hiểu cốt lõi vấn đề để hiệu quả thì hơn $8$ tiếng làm theo khuôn mẫu mà chả hiểu gì .

- Làm $1$ đề về dạng đó là đủ rồi . Nên bỏ tư duy cố gắng thông thạo $1$ dạng toán như một cái máy mà thay vào đó hãy cố gắng tư duy khi gặp dạng mới . Lâu ra cũng được nhưng dần dần sẽ tốt hơn . 

Nhưng làm thế nào để hiểu đc bản chất? Ko làm nhiều 1 dạng toán thì làm sao có thể nắm vững đc dạng đó ạ? Làm vài bài liệu có đủ để thông suốt cho 1 dạng toán mà mk ko hiểu gì cả ạ?




#687704 Làm sao để lấy gốc Toán?

Posted by Aki1512 on 16-07-2017 - 17:53 in Kinh nghiệm học toán

Ko giấu gì mọi người, mình học Toán rất yếu. Có thể nói là mình mất gốc Toán một cách triệt để luôn. Sau khi thi vào 10, mình gần như ko tiếp thu được bất kì mảng kiến thức nào cả ngoại trừ hai môn chuyên. Nhưng năm sau mình sẽ thi THPTQG rồi, nên mình ko thể để những con điểm ma đó làm mình tiếp tục ảo tưởng là mình học vẫn ổn Toán. Mình muốn thay đổi thực trạng này. Mình hy vọng các bạn có thể hướng dẫn cho mình phương pháp học Toán để cải thiện tình trạng này. 

 

Một ngày mình học Toán đến 8 tiếng còn hai môn thi đại học kia chỉ học 4 tiếng thôi. Nhưng mình ko sao học giỏi lên được. Mình đã tập ghi chú tất cả kiến thức Toán qua SĐTD hay thậm chí cày rất nhiều bài trong 1 dạng toán và còn học online hai người thầy Toán nổi tiếng nhất của hocmai và moon nữa ... Nhưng sự thật mình vẫn dốt Toán. Mong mọi người tư vấn phương pháp học Toán cho mình.

 

Nên học Toán như thế nào? Ngày nên dành bao nhiêu thời gian? Nên học loại sách tham khảo nào? Nên học online như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Nên làm bao nhiêu bài tập để thực sự thông hiểu 1 dạng toán? Nên ghi chú các kiến thức môn Toán như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

 

P/s: Mong mọi người giúp mình với ạ!!!




#687697 Tìm giá trị của m gần $m_0$

Posted by Aki1512 on 16-07-2017 - 15:53 in Hàm số - Đạo hàm

Bài này thầy bảo là phải chia hai trường hợp. Nhưng em ko hiểu. Đâu có tham số ở hệ số a đâu mà phải chia làm 2 trường hợp ạ? Và hai trường hợp đó là gì??

2017-07-16_155106.png




#687696 Thắc mắc toán cực trị

Posted by Aki1512 on 16-07-2017 - 15:17 in Hàm số - Đạo hàm

Mọi người giúp em giải thích bài này với ạ...

2017-07-16_145941.png

 

Tại sao đồ thị của hàm đa thức luôn cắt với trục tung? Tại sao đồ thị của hàm số bậc ba luôn cắt trục hoành tại 1 điểm? Và làm sao để biết được đồ thị hàm số $y=\frac{2x-2}{x+1}$ đi qua tọa độ điểm M vậy? Thử tọa độ điểm M vào hàm số y hay y' ạ? 




#687695 Giải thích toán hàm số: $y=4x-3 \sin^2 x$

Posted by Aki1512 on 16-07-2017 - 15:12 in Hàm số - Đạo hàm

Bạn đọc chương I toán giải tích 12 chưa nhỉ?

Mọi thắc mắc của bạn đều ở phần khảo sát hàm số. Chỉ tính được đạo hàm là ra cả mà: đạo hàm luôn >0 với mọi $x \in R$ thì hàm đồng biến trên R và khi đó thì cũng ko có cực trị. VÌ nếu có cực trị thì sẽ phải làm cho đạo hàm = ko tại điểm cực trị.

Còn có đi qua gốc tọa độ hay ko chỉ cần thử tọa độ của O(0;0) vào hàm số nếu thỏa mãn là đi qua, nếu ko thỏa mãn là ko đi qua, cái này tưởng học lớp 8 hay 9 rồi ấy chứ nhỉ?

Vâng...

Nhưng bạn cho mình hỏi ngu thêm 1 câu nữa...

Thử tọa độ O(0;0) vào hàm số y hay y' vậy? 




#687678 Giải thích toán hàm số: $y=4x-3 \sin^2 x$

Posted by Aki1512 on 16-07-2017 - 09:57 in Hàm số - Đạo hàm

Với cái bài này, câu giải thích của thầy, mình thấy chưa rõ ràng lắm.

2017-07-16_095353.png

Làm sao để biết hàm số này ko có cực trị? Làm sao để biết đồ thi này đi qua gốc tọa độ? Làm sao hàm số này đồng biến trên R ạ??




#687672 Tìm giá trị a để hàm số liên tục

Posted by Aki1512 on 16-07-2017 - 08:48 in Dãy số - Giới hạn

Điều kiện để giá trị liên tục trên 1 hàm là gì ạ?? E quên hết kiến thức lớp 11 rồi. Huhu T_T

2017-07-16_084541.png




#687671 Tìm hệ thức để liên hệ

Posted by Aki1512 on 16-07-2017 - 08:46 in Hình học không gian

Giúp em giải bài này với ạ...

2017-07-16_084425.png




#687670 Tính xác suất của biến cố

Posted by Aki1512 on 16-07-2017 - 08:44 in Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Ở câu này thì là đáp án D nhưng em ko hiểu cách làm. Giúp em với ạ ^^

2017-07-16_084100.png

 

Cả bài này thì tính sao ạ? 

2017-07-16_084246.png

 

P/s: Mọi người giúp em giải chi tiết với ạ. Em cảm ơn nhiều ^^




#687576 Thắc mắc cách làm toán tham số

Posted by Aki1512 on 15-07-2017 - 09:41 in Hàm số - Đạo hàm

 

 

$\Leftrightarrow m(x-1)\geqslant x^2-x,\forall x\in(-2;0)\Leftrightarrow m\leqslant \frac{x^2-x}{x-1}=x,\forall x\in(-2;0)$

(vì $x\in(-2;0)$ nên $x-1< 0$)

 

Ơ sao chỗ này phải đổi dấu ạ??




#687500 Thắc mắc cách làm toán tham số

Posted by Aki1512 on 14-07-2017 - 11:24 in Hàm số - Đạo hàm

Cái bài này em ko hiểu. 

2017-07-14_111623.png

Cái dòng có mũi tên xanh ấy là phân tích như thế nào để được vậy ạ? Giúp em phương pháp với.

 

Còn cái dòng chỗ gạch chân đó, e làm cách khác ko ra trùng kết quả cận cuối tới.

 

Cách em làm: $y'=-6x^2+6mx+6x-6m\geq 0 \Leftrightarrow -x^2+mx+x-m\geq 0$$\Leftrightarrow m(x-1) \geq x^2-x\Leftrightarrow m\geq maxf(x)\Rightarrow m\geq -2$

Do đó $m_0 = -2$ 

Vậy chọn B.

 

Tuy đúng kết quả bài nhưng chẳng lẽ hướng làm em bị sai ạ?? Mong mọi người giúp cho ^^




#686927 Tìm tất cả các giá trị của tham số m

Posted by Aki1512 on 08-07-2017 - 11:33 in Hàm số - Đạo hàm

$1a$. Hàm số $y=x^3+6x^2+mx+1$ đồng biến trên khoảng $(0;+\infty )$. Giá trị của m là:

A. $m\geq 12$

B. $m<0$

C. $ 0 < m  < 12$

D. $m>0$

 

$1b$. Tìm tất cả các giá trị của m để hàm số $y=\frac{m}{3}x^3-(m-1)x^2+3(m-2)x+\frac{1}{3}$ đồng biến trên $(2;+\infty )$

A. $m\epsilon [\frac{2}{3};+\infty )$

B. $m\epsilon (\frac{2}{3}; +\infty )$

C. $m\epsilon (-\infty ; \frac{2}{3}]$

D. $m\epsilon (-\infty ; \frac{2}{3} )$

 

Những bài ko có tham số ở $a$ thì có cần phải xét 2 trường hợp ko ạ? Em nhớ là ko cần nhưng nếu vậy thì trình bày như thế nào cho đúng ạ?

 

2. (khó) Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho hàm số $y=\frac{sinx+3}{sinx+m}$ nghịch biến trên khoảng $(0;\frac{\pi }{2})$

A. $m\leq -1$ hoặc $0\leq m<3$

B. $m\leq -1$

C. $0\leq m<3$

D. $m\geq 3$

 

Bài này thì em chỉ biết đạo hàm thôi chứ ko biết nên làm gì hơn nữa luôn ... Mọi người chỉ em chi tiết với ạ ^^

 

P/s: Em ko cố ý đăng tách bài đâu. Tại em sợ hỏi nhiều bài trong 1 lần thì sẽ ko ai vào trả lời câu hỏi của em...

 

 




#686924 Tìm giá trị m để hàm số đồng biến

Posted by Aki1512 on 08-07-2017 - 11:16 in Hàm số - Đạo hàm

1. Với giá trị nào của m thì hàm số $y=\sqrt{x^2+2mx+m^2+3}$ đồng biến trên khoảng $(2;+\infty )$

A. $m\geq 2$

B. $m\geq -2$

C. $m\leq 2$

D. $m\geq 0$

 

Thầy em bảo đồng biến khác nghịch biến một chút, khác ở chỗ nào ạ? Chỉ khác ở dấu $<, >$ thôi hay ở dấu của $\Delta$ nữa ạ??

 

2. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số $m$ để hàm số $y=(\frac{m+1}{3})x^3-(m+1)x^2-3x+1$ nghịch biến trên tập xác định của nó.

A. $m\epsilon (-4;-1)$

B. $m\epsilon (-4;1)$

C. $m$ không thuộc $(-4; -1)$

D. $m < -4$ hoặc $m>-1$

 

Xét tính đơn điệu trên từng khoảng với trên tập xác định có khác nhau ko ạ?

 

3. Tìm giá trị của tham số m để hàm số $y=x^3-3mx^2+3(2m-3)x+2$ đồng biến trên khoảng $(2;+\infty )$ là:

A. $m\leq \frac{1}{2}$

B. $\forall m\epsilon R$

C. $m>\frac{1}{2}$

D. $m\geq \frac{1}{2}$

 

Bài này mọi người trình bày chi tiết phương pháp cho mình lưu lại với... Thầy bảo là mấy bài này có khuôn mẫu sẵn rồi nhưng mình ko thể tự tìm ra T__T 




#686920 Tìm tham số m

Posted by Aki1512 on 08-07-2017 - 10:59 in Hàm số - Đạo hàm

$y'=-x^2+2(m-2)x-m(m-3)$

Ta cần tìm điều kiện của $m$ để $y'\leqslant 0,\forall x\in(1;+\infty)$

$\Delta '=(m-2)^2-m(m-3)=4-m$

Xét $2$ trường hợp :

1) $\Delta '\leqslant 0$ (tức $m\geqslant 4$)

    Khi đó $y'\leqslant 0,\forall x\in\mathbb{R}$ nên ta cũng có $y'\leqslant 0,\forall x\in(1;+\infty)$

2) $\Delta '> 0$ (tức $m< 4$)

    Khi đó $y'\leqslant 0,\forall x\in(1;+\infty)$ nếu $1$ nằm ngoài khoảng $2$ nghiệm và $1$ lớn hơn trung bình cộng của $2$ nghiệm

    $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}y'(1)\leqslant 0\\1> m-2 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}-m^2+5m-5\leqslant 0\\m< 3 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow m\leqslant \frac{5-\sqrt{5}}{2}$

 

Vậy đáp án là $\begin{bmatrix}m\geqslant 4\\m\leqslant \frac{5-\sqrt{5}}{2} \end{bmatrix}$.

Em vẫn chưa hiểu @@

 

Tại sao phải xét 2 trường hợp ạ? Tại sao khi  $\Delta '\leqslant 0$ (tức $m\geqslant 4$) thì $y'\leqslant 0,\forall x\in\mathbb{R}$ và $\Delta '> 0$ (tức $m< 4$) thì  $y'\leqslant 0,\forall x\in(1;+\infty)$   

Không phải đề chỉ yêu cầu xét nghịch biến trên khoảng $(1;+\infty)$ tại sao phải xét nó trên cả R luôn ạ? 

 

Với cái bài tương tự này, em dùng giống cách của bạn nhưng sao ko ra được đáp án ạ? :(

 

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số $y = -x^3 -3x^2 +mx+4$ nghịch biến trên khoảng $(0;+\infty)$ 

A. $m\epsilon (-\infty ;0)$

B. $m\epsilon (0; +\infty)$

C. $m\epsilon (-1; +\infty)$

D.  $m\epsilon (-\infty ;-1)$

 
 
=> Lời giải:
Ta có: $y'=-3x^2-6x+m$
Để hàm số nghịch biến thì $y'\leq 0, \forall x\epsilon (0;+\infty )$
$\Delta' = 6^2+3.m=36+3m$
Xét $2$ trường hợp:
$TH1$ $\Delta '\leq 0$ (tức $m\geq -12$)
$y'\leq 0 , \forall x\epsilon R$ nên ta có: $y'\leq 0 , \forall x\epsilon (1;+\infty )$
$TH2$ $\Delta '> 0$ (tức $m< -12$)
$y'\leq 0 , \forall x\epsilon (1;+\infty )$ nếu 0 nằm ngoài khoảng 2 nghiệm và 0 lớn hơn trung bình cộng của 2 nghiệm
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} y'(0)\leq 0\\ 0>36+3m \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} m\leq 0\\ m<-12 \end{matrix}\right.$
E chọn được đáp án A. Làm vậy đúng ko ạ? 
 
Nhưng mà ở đây đáp án cho là  $m\epsilon (-\infty ;0)$ chứ ko phải là $m\leq 0$ Liệu dấu thuộc có bao hàm cả số 0 đó ko ạ?



#686838 Tìm tham số m

Posted by Aki1512 on 07-07-2017 - 18:02 in Hàm số - Đạo hàm

Tìm tham số m để hàm số $y=\frac{-x^3}{3}+(m-2)x^2-m(m-3)x-\frac{1}{3}$ nghịch biến trên khoảng $(1;+\infty )$

A. $\left\{\begin{matrix} m<4\\ m>\frac{5-\sqrt{5}}{2} \end{matrix}\right.$

B. $\begin{bmatrix} m\geq 4\\ m\leq \frac{5-\sqrt{5}}{2} \end{bmatrix}$

C. $\left\{\begin{matrix} m\geq 4\\ m\leq \frac{5-\sqrt{5}}{2} \end{matrix}\right.$

D. $\left\{\begin{matrix} m>4\\ m<\frac{5-\sqrt{5}}{2} \end{matrix}\right.$

 

P/s: Đáp án là B nhưng em vẫn chưa thạo cách làm lắm. Mọi người giúp em với ạ ^^




#686770 Thắc mắc bài toán chứa tham số

Posted by Aki1512 on 07-07-2017 - 09:38 in Hàm số - Đạo hàm

Cho hàm số $y=\frac{(m+1)x^2-2mx+6m}{x-1}$ Tìm các giá trị của tham số m để hàm số đồng biến trên khoảng $(4; + \infty )$ 

 

Bài giải của thầy:

TXĐ: $D = R \ {1}$

 

TH1:

Khi $m = -1$ ta có hàm số $y=\frac{2x-6}{x-1}$ và $y'=\frac{4}{(x-1)^2}>0$ với mọi x thuộc D

Do đó hàm số đồng biến trên khoảng $(4; + \infty )$ 

Vậy: $m = -1$ thỏa yêu cầu bài toán

 

TH2:

2017-07-07_093306.png

2017-07-07_093317.png

 

1. Tại sao lại phải xét 2 trường hợp ạ?

2. Chỗ lập bảng biến thiên của $h(x)$ thì lập như thế nào ạ? Phải có $h'(x)$ thì mới lập đc chứ ạ? 

3. Tại sao phải tìm $limh(x)$ ạ?

4. Chỗ $h(x)\leq m \Leftrightarrow -1\leq m$ là dựa vào lim ạ? Tại sao phải dùng lim? Khi nào cần dùng? Khi nào ko cần dùng??

5. Mọi người còn có cách giải nào khác ko ạ?? Em thấy mông lung quá T__T




#686768 Giá trị của m

Posted by Aki1512 on 07-07-2017 - 09:23 in Hàm số - Đạo hàm

Hàm số $y=ax^4+bx^2+c$ có các cực trị tạo thành tam giác vuông cân $\leftrightarrow 8a+b^3=0$

$\rightarrow 8+8(m-2)^3=0 \rightarrow m=1 \rightarrow A$

Bạn có cách nào khác nào cách áp dụng công thức ko? ^^

Mk chưa hiểu được bản chất bài toán này...




#686767 $y=x^3+3(m-1)x^2-3mx+2$

Posted by Aki1512 on 07-07-2017 - 09:21 in Hàm số - Đạo hàm

Cho hàm số $y=x^3+3(m-1)x^2-3mx+2$ và đường thẳng d: $y=5x-1$. Tìm m để đường thẳng d cắt đồ thị hàm số tại 3 điểm có hoành độ dương.

 

P/s: Giúp em với ạ.




#686692 Giá trị của m

Posted by Aki1512 on 06-07-2017 - 14:13 in Hàm số - Đạo hàm

Cho hàm số $y=f(x)=x^4+2(m-2)x^2+m^2-5m+5 (C_m)$ Giá trị nào của $m$ để đồ thị của hàm số đã cho có các điểm cực đại, cực tiểu tạo thành tam giác vuông cân thuộc khoảng nào sau đây?

A. $(\frac{4}{7};\frac{3}{2})$

B. $(\frac{3}{2};\frac{21}{10})$

C. $(0;\frac{1}{2})$

D. $(-1;0)$