Jump to content

madness's Content

There have been 123 items by madness (Search limited from 07-06-2020)



Sort by                Order  

#55742 Thơ Tết, Thơ Xuân

Posted by madness on 30-01-2006 - 23:10 in Quán văn

Định post bài "Mưa xuân" nhưng mà madness đã post rồi....cám ơn bạn nhe ^_^

Cho đến bây giờ thì "Mưa xuân" vẫn là bài thơ của Nguyễn Bính mà mình thích nhất ấy :D


Công chúa thích thơ Nguyễn Bính à, thế thì hay thật. mad cũng rất thích ngồi ê a bài "Mưa xuân" một mình, càng ê a thì càng hình dung ra một đêm mưa lất phất lạnh và một cô thôn nữ mải tìm một ai đó trong đêm hội chèo, bỏ mặc hết những thanh âm vui tươi bất tận ở chung quanh. Đến khi hội tan, ngày xuân cạn thì mới cảm giác được một mùa xuân nhỡ nhàng trong cái lạnh và sức nặng của hạt mưa.

Chắc là "công chúa vui" cũng thích bài này của anh chàng thơ dân dã ^_^

Mùa xuân xanh - Nguyễn Bính

Mùa xuân là cả một mùa xanh,
Trời ở trên cao, lá ở cành.
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
đồng nàng và lúa ở đồng anh.

Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh,
Tôi đợi người yêu đến tự tình.
Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là chiếc thắt lưng xanh.



#55748 Thơ Tết, Thơ Xuân

Posted by madness on 31-01-2006 - 02:05 in Quán văn

Tặng riêng một người
(Xin được dành một góc nhỏ để viết cho một người)

Bài thơ (hay bài kệ) "Cáo tật thị chúng" (Có bệnh bảo mọi người) của thiền sư Mãn Giác là một dấu lặng đẹp cho những ngày đầu năm. Mãn Giác là một thiền sư đời nhà Lý; ông ham học, am hiểu cả Nho lẫn Phật. Ông được Quản Trí thiền sư chùa Quán Đỉnh truyền tâm ấn; vua Lý Nhân Tôn xây chùa bên cạnh cung Cảnh Hưng mời sư đến trụ trì để tiện hỏi han. Trước khi viên tịch, thiền sư cáo bệnh, đóng cửa thiền phòng để tham thiền nhập định. Đến chiều tối, ông gọi các đệ tử lại đọc bài kệ rồi viên tịch, thọ 45 tuổi (1052-1096). Bài kệ trở thành những lời dạy hàm súc nhất của một bậc thiền sư gửi lại cho hậu thế.

Cáo tật thị chúng -- Mãn Giác thiền sư

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.


Dịch thơ:


Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.


Khi đọc xong bài này, lòng chợt thấy thanh thản lạ kì. Tại sao? Vì chợt nhận ra rằng đâu đó còn một cành mai sau đêm xuân tàn, vì thấy cảm phục một bậc thiền sư vào những giờ phút cuối đời còn để lại cho đời những vần thơ tuyệt vời và một bài học thật đáng quí. Thường thì ta chỉ thấy những xác hoa rơi đầy trên sân mà không thấy một cành mai còn sót lại trên cành cây, tuy mong manh nhưng đẹp và lung linh như một giọt sương. Cành mai còn lại không chỉ là đóa hoa thật mà là hoa nở trong tâm ý của con người.

Hoa rụng rồi hoa sẽ nở, mỗi người sẽ cảm nhận hoa nở theo một cách. Có thể giống nhau, có thể khác nhau. Hãy cười nhé, rồi cây sẽ nở hoa. Sau cơn mưa, trời lại sáng, và sẽ sáng hơn bao giờ hết. Chúc một năm mới thật thành công và hạnh phúc.

Đọc thêm về thiền sư Mãn Giác

Đây là một lời bình hay về bài thơ



#55750 Thơ Tết, Thơ Xuân

Posted by madness on 31-01-2006 - 02:44 in Quán văn

Đầu năm đọc lại vài chuyện giai thoại về câu đối:

Với thử trời cao thấp ^_^

Trong giới trí thức và học giả ngày xưa, sự thông minh được biểu lộ bằng tài ứng đối. Để có vế đối trả hoặc tự đối, đòi hỏi người đối phải thông minh, thuộc làu kinh sách, nhớ sử ký, văn chương và điển tích, câu đối phải chứa đựng tài chí và ý tứ của người dối. Ra một vế đối tựa như một sự thách thức học vấn, như một ìbài kiểm tra” tài năng và cả xem xét tư tưởng của người đối lại. Dù sao, ra câu đối vẫn có sự gợi ý ngay trong vế ra, vẫn cho phép người đối lại có sự chuẩn bị. Ứng đối khác hẳn, phải nhanh chóng tìm từ, tìm ý như một phản ứng tức thì.

Có một nhà thơ ìlâm cảnh ngã” bất ngờ do vô ý. Mà lại là ngã trước mắt bao nhiêu giai nhân, tài tử đang vui vầy, đúng dịp đầu năm, thì quả là ngượng... chết đi được. Nhưng nhà thơ ấy đã ứng đối rất nhanh và chỉnh để chữa thẹn một cách rất tài tình.

Ai cũng biết nữ thi sĩ họ Hồ có tài ứng đối, dồn đối phương tới chỗ.. phải ìchịu trận”, hoặc rút lui. Thơ và đối của Xuân Hương, dù có nghiêm túc, thì cũng cứ như bày cả ra, sảng khoái nhưng vẫn tế nhị. Trong dịp Tết Nguyên Đán, đôi câu đối Tết dán cửa của nữ sĩ cũng vẫn đùa cợt và ngang tàng như thế:

Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo ma vương đưa quỷ tới,
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước xuân vào.


Nhân đầu xuân, nàng thơ Hồ Xuân Hương đi lễ đền Trấn Quốc. Các nho sinh, thầy cử đón sẵn ở cửa đền vì biết hôm nay thế nào Xuân Hương cũng đến. Nàng bước uyển chuyển , tươi cười, nhìn thẳng trước những cặp mắt như dán vào nàng. Cũng có thể do hồi hộp và còn bởi cái sân gạch vồ có chỗ lát đá xanh, mưa xuân lất phất làm ướt trơn như bôi mỡ, nhà thơ nữ ngã đánh oạch. Cái ngã bất ngờ làm tất cả các cậu ấm, cậu cử bật cười như phá. Nữ sĩ họ Hồ chống tay đứng dậy, nét mặt vẫn vui tươi, hồng rực. Một vế thơ sắc sảo bỗng bật ra. Nàng đọc to:

Giơ tay với thử trời cao thấp,
Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài.


Vế thơ làm tiếng cười và cả tiếng giễu cợt tắt lịm. Rõ ra khẩu khí của người quân tử, bậc tài danh, muốn với trời, thăm đất chứ đâu phải ngã chơi :D.

Nguồn: ở đây

----------------------------------------

Cao Bá Quát

Có giai thoại nói về Cao Bá Quát giỏi chữ. Ông có một người anh song sinh tên là Cao Bá Đạt cũng hay chữ. Ông Cao Bá Quát khi còn ít tuổi nên có tính kiêu căng, ai ông cũng chê là học dốt. Ông nói: "Cả thiên hạ có 4 bồ chữ, anh Bá Đạt tôi và ông Nguyễn văn Siêu giữ một bồ, một mình tôi chiếm hai bồ, còn một bồ thì phân phối cho cả thiên hạ."

Nhưng có một Cao Bá Quát bị một cụ già dạy cho một bài học về thói ngông nghênh mà phải chịu. Truyện kể rằng, khi cha Cao Bá Quát mất, bạn hữu của cả cha và con đến chịu tang và viếng rất nhiều câu đối, nhưng tất cả đều bị "họ Cao" chê dở. Một buổi có cụ già râu tóc bạc phơ chống gậy đến nhà tự xưng là bạn của người quá cố nghe tin bạn mất nên tới thăm. Cụ già ngậm ngùi hỏi Cao Bá Quát:

- Thế cụ nhà có cho các cháu được học hành gì không ?

Cao Bá Quát hết sức ngạc nhiên vì mình tiếng tăm lừng lẫy khắp nước ai mà không biết, nhưng vì là bạn của cha hỏi nên "họ Cao" vẫn cung kính thưa:

- Có được học ít nhiều.

Cụ già nói:

- Nếu vậy anh lấy giấy bút viết giùm tôi đôi câu đối!

Cao Bá Quát lấy giấy bút ra chờ và rồi cụ già đọc:

- Chi!

Đọc xong cụ già ngừng lại chờ. Cao Bá Quát không biết viết ra sao vì tiếng Hán có nhiều chữ đồng âm, dị nghĩa, có thể cùng đọc chi mà viết khác nhau, nghĩa khác nhau! thấy vậy cụ già nói:

- Anh không biết viết chữ chi thế nào à?

Rồi cụ lấy ngón tay vạch xuống bàn: chữ chi viết thế này. Cao Bá Quát rất khó chịu nhưng cũng viết theo cụ già. Viết xong cụ khen: "Chữ anh viết tốt đấy", rồi đọc tiếp:

- Chi!

Cao Bá Quát lại ngập ngừng vì cũng không hiểu chữ chi ấy hay chữ chi nào. Thấy vậy cụ già nói:

- Anh này dốt quá, vừa mới viết xong đã quên rồi, đấy vẫn như chữ vừa rồi ấy. Thôi tôi đọc cả câu cho mà viết.

Vì bị động nên tuy rất khó chịu "họ Cao" vẫn nhẫn nhục cúi đầu viết tiếp câu đối thế này:

Chi chi ngũ bách niên tiền, lục thuỷ lam sơn hà xứ tại,
Tại tại tam thiên lý ngoại, đào hoa lưu thuỷ cánh hà chi.


Câu đối có nghĩa là:

Này này, năm trăm năm trước, nước biếc non xanh nay đâu nhỉ,
Kìa kìa, ngoài ba ngàn dặm, hoa đào nước suối chảy về đâu.


Viết xong Cao Bá Quát càng ngạc nhiên vì câu đối rất hay. Chữ nghĩa đối nhau tài tình, không khuôn sáo, cũ mòn kể lể công đức mà lại rất siêu thoát, thanh cao, vừa thân thiết, vừa ngậm ngùi. Từ đó Cao Bá Quát cũng bớt phần ngông nghênh ^_^.

Nguồn: ở đây



#55859 Thơ Tết, Thơ Xuân

Posted by madness on 01-02-2006 - 00:37 in Quán văn

Tết qua rồi, nhưng mùa xuân vẫn còn đó.

Một mùa xuân nho nhỏ - thơ Thanh Hải, nhạc Trần Hoàn

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay hứng về.

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương lúa.

Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Vững vàng phía trước.

Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Một nốt trầm xao xuyến
Ta biến trong hoà ca.

Mùa xuân, mùa xuân,
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Mùa xuân, mùa xuân,
Mùa xuân tôi xin hát
Khúc nam ai nam bằng
Nước non ngàn dặm tình
Nước non ngàn dặm mình
Đất Huế nhịp phách tiền.


Tiếng hát của NSND Lê Dung



#57430 ai chơi cờ tướng ko ?

Posted by madness on 11-02-2006 - 22:34 in Góc giao lưu

Cho mad đăng kí một chân với. Hẹn một tối cuối tuần nào đó đi, ngày mai cũng được. Đánh một ván làm quen với thanhbinh0714 được ko nhỉ :luoi



#57481 ai chơi cờ tướng ko ?

Posted by madness on 12-02-2006 - 11:20 in Góc giao lưu

Vậy trong tuần sau thanhbinh0714 chọn một ngày nhé, sau 9pm (giờ VN). Đánh ván 15ph, 20ph hay 25ph gì cũng được :luoi



#57581 ai chơi cờ tướng ko ?

Posted by madness on 12-02-2006 - 21:34 in Góc giao lưu

Ừ, thế nhé :luoi



#57699 ai chơi cờ tướng ko ?

Posted by madness on 13-02-2006 - 22:42 in Góc giao lưu

Ặc, thanhbinh0714 làm gì cần quân sư, mới vừa luộc mad 2 ván kìa :D thua nhưng vẫn vui :leq

Các bác nào rảnh thì hẹn bữa nào gặp nhau nhé :leq



#58136 ai chơi cờ tướng ko ?

Posted by madness on 17-02-2006 - 19:04 in Góc giao lưu

Cô bé đánh hay lắm đấy, bác hoadaica ko biết có đánh lại ko :) , bại tướng của cô bé cũng muốn tiếp chiêu với bác nè :luoi ?

Cuối tuần này (chủ nhật) anh em có rảnh ko, lên làm vài ván nào; từ 9pm nhé?



#59982 Algebraic Topology

Posted by madness on 01-03-2006 - 02:50 in Hình học và Tôpô

Invariance domain theorem được phát biểu như sau: if U is an open subset of R^n and f:U --> R^n is continuous and injective, then f(U) is open in R^n and f is an imbedding.

Một hệ quả của định lý sau là: Given n<>m. Then there does not exist two open subspaces of R^n and R^m such that they are homeomorphic.

Xin mở rộng hệ quả trên với câu hỏi sau:

Definition: a dim-n space is a space X in R^n such that X has a subspace U that is homeomorphic to the open unit ball B^n in R^n.

Question: Given n<>m. Are there any two closed dim-m and dim-n spaces that are homeomorphic?

Question: Given n<>m. Are there any two dim-m and dim-n spaces that are homeomorphic?

mad chưa nghĩ ra cách giải quyết, có ai chỉ giúp ko ạ? :geq



#60023 Algebraic Topology

Posted by madness on 01-03-2006 - 11:18 in Hình học và Tôpô

Còn vài cách để chứng minh hệ quả này:

1. Suppose m < n, and U in R^m, V in R^n are homeomorphic.
Then there exists a continuous and injective map (V --> U >--> R^m >--> R^n), and the image of this composition map must be open in R^n, which is a contradiction.

2. Use local homology, suppose f: U --> V is a homeomorphism, x is a point in U, f(x)=y.

Then H(B^m,B^m-x)=H(U,U-x)=H(V,V-y)=H(B^n,B^n-y) --> contradiction.

Nhưng còn hai câu hỏi sau thì đang chưa biết giải quyết thế nào.

Question: Given n<>m. Are there any two closed dim-m and dim-n spaces that are homeomorphic?

Question: Given n<>m. Are there any two dim-m and dim-n spaces that are homeomorphic?



#61074 Một tin vui cho sinh viên VN

Posted by madness on 06-03-2006 - 19:20 in Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

mad nghĩ hơi khác các bác một chút, nên xin được giơ tay phát biểu vài cái.

1. Làm quen với nghiên cứu từ sớm là một điều rất hay và có ích, bởi vì:
- Để nghiên cứu, một người phải bắt buộc học và đọc rất nhiều cho vấn đề mình đang làm.
- Và đây là học và đọc có mục đích (để phục vụ một vấn đề nào đó), do đó sẽ những cái mà mình đọc được thì mình sẽ tự động sắp xếp nó thành một roadmap.
- Học được từ thầy (nếu chọn đúng người hướng dẫn) nhiều điều rất bổ ích, không chỉ kiến thức mà còn là phương phá làm việc.
- Mày mò không chỉ là học một cách thụ động mà còn là tự đặt cho mình những câu hỏi và tìm cách giải quyết những câu hỏi đó  cách học này hiệu quả và tốt hơn nhiều.
………….. (còn rất nhiều cái hay khác)

Xin kể một ví dụ, mad biết một người bạn (đã từng thi và đoạt giải IMO), ngay từ năm 1 đã học những kiến thức rất sâu, bắt đầu từ năm 2 đã ngồi nghịch ngợm vài kết quả trong toán (cụ thể là về graph) và đã thu được một số kết quả rất thú vị; đưa lên cho thầy xem thì thầy ngạc nhiên mà nói rằng cái này rất hay và chưa từng có trong literature :sum Nhưng cái lợi chính không phải vì cái đó, mà là cái lợi lớn hơn là nó đã thật sự ìget your hands dirty in playing with maths – conjecturing, proving and solving problems”, vì điều này, theo ý kiến cá nhân, là rất quan trọng khi làm toán sau này :geq.

2. Về vấn đề học và biết rộng, thầy có chỉ mad một phương pháp rất hay, mà chưa có thời gian áp dụng được: thầy nói là chọn một topic nào đó mà sử dụng các công cụ khác nhau, và khi học topic đó thì mình bắt buộc sẽ phải biết và sử dụng các kiến thức ở bên ngoài; rồi thầy nói thế này:
ìWhen you learn number theory, you’ll see that you have to pull back all the advanced tools of mathematics together…” :leq



#61300 Một tin vui cho sinh viên VN

Posted by madness on 07-03-2006 - 21:19 in Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Có lẽ như bác hoadaica và anh KK hơi hiểu lầm ý của mad. Ý của mad ko phải nhấn mạnh việc có paper hay ko, mà là việc làm quen với nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu từ sớm sẽ rất bổ ích cho sau này, cho dù có ra được kết quả hay ko.

-- Việc tìm tòi mày mò ko phải là việc ìhọc được vài ba món rồi đi đánh lung tung”, cũng ko phải để có cái gì đó để đi khoe, mà là để tìm niềm vui khi học toán. Rất đồng ý với anh KK là lúc này thì chỉ là học nghề; nhưng học và tìm tòi, tìm tòi và học cũng ko có ranh giới rõ rệt.

mad có học một môn, thầy cho 10 bài tập hằng tuần, trong đó có 1,2 bài khó; ngồi bứt rụng tóc luôn mà có khi nghĩ cũng ko ra. Nhưng có khi lại nghĩ ra, rất thích, lại cố ngồi tìm cách mở rộng một chút (giải đã mất thời gian, ko còn thời gian làm môn khác, nhưng lại cứ thích ngồi nghịch ngợm); được một cái gì đó mới mới khoái lắm, đem lên nói thầy, thầy bảo sai rồi về làm lại đi :geq, thế là lại ngồi làm, … Sau khóa học đó cũng làm được một số cái nho nhỏ, chẳng đáng gì cả, chẳng phải pây pờ pây piếc gì hết, mà là một số ghi chép tay về một số mở rộng cho bài tập mà tự mình tìm ra, nhưng cảm thấy rất thích :leq.

Những cái này gọi là học cũng được, mày mò cũng được, ìnghiên cứu nhỏ” cũng được, nhưng dù sao nó cũng có một cái gì đó thú vị hơn là chỉ đọc sách suông. Và làm quen với các research project trong 1 học kì hay 1 năm lại có những cái hay khác; tuy rằng nó làm cho mình ko có thời gian học rộng nhưng mình lại hiểu sâu một số vấn đề, và nó sẽ làm nền tảng cho mình đi tiếp những bước khác..

-- Bác hoadaica có nói, làm toán ko chỉ ngày một ngày hai, mad cũng xin phép nói là học toán ko chỉ ngày một ngày hai, vào thư viện thì thấy một núi sách toán, biết chừng nào học cho hết; chẳng lẽ học hết một phần lớn đó, luyện được một nội công thâm hậu thì mới bắt tay vào nghiên cứu à ? Nhưng cũng có thể đó là một cách hay, mỗi người có một quan điểm về cách học riêng :sum .

mad kiến thức hạn hẹp, tầm nhìn hạn chế hơn các bác nhiều, nhưng cũng xin được nêu một vài ý kiến như trên; và luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến của bậc đàn anh.

Quên mất, vào topic này mà quên chúc mừng hai bạn Hưng và Khải. Thật sự nể hai bạn ghê luôn, chúc hai bạn sẽ tiến xa hơn nữa :sum



#61483 Người giỏi làm Toán: Rất lãng phí!

Posted by madness on 08-03-2006 - 21:02 in Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Thằng cha Nguyễn Trung Hà này đáng lẽ phải cho vài cái bợp tai vào mặt cái tội vừa có kiến thức, vừa thiếu kiến thức, mà lại phát biểu linh tinh. Ở cuối đoạn phỏng vấn, nếu đã biết mình là người lười biếng, thích nói phét hơn làm, … thì tốt nhất đừng lên báo bốc phét mà làm nhiều người có cái nhìn sai lạc đi. Ông này đi làm toán rồi sau đó bỏ, nhảy qua kinh doanh, cuối cùng lại quay lại bảo là thích làm toán vì chê kinh doanh bẩn, cuối cùng thì ổng chắc cũng ko thật sự thích cái gì; và làm cái gì rồi thì sau này cũng sẽ chê bai cái đó. Trong bài phỏng vấn lại có nhiều câu nói bốc mùi ko chịu được; đúng là của kẻ thiếu kiến thức mà cứ ăn to nói lớn, lại còn dám phát biểu linh tinh trên một nơi công cộng. :<



#61502 Người giỏi làm Toán: Rất lãng phí!

Posted by madness on 09-03-2006 - 01:52 in Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Bạn Việt Anh viết hay lắm, chửi nhẹ nhàng mà rất thấm; mad cũng xin noi gương mà gửi một bài phản hồi như thế này:

ìKẻ phản đồ” của Toán học

Thật ngạc nhiên là có một người có thành tích về toán năm xưa, từng trăn trở với bao niềm vui nỗi buồn khi làm một bài toán, mà lại có thể lên báo phát biểu như vậy. Anh có thể là một người thành đạt trong kinh doanh, anh có thể nắm trong tay một loạt công ty và một nắm tiền, anh có thể rất có đầu óc tư duy, … nhưng tất cả những điều đó không đủ để anh có thể lên giọng trịch thượng mà nói những lời thiếu suy nghĩ và vô trách nhiệm như thế (những lời của anh có sẽ có những tác động rất xấu). Tôi xin dẫn chứng và phân tích một số điểm trong lời nói của một kẻ thiển cận như anh:

ìTôi sang MGU (ĐH Tổng hợp Moskva) học khoa Toán Cơ, ngành Toán lý thuyết, lại chọn Lý thuyết số, môn cổ điển và kém ứng dụng nhất trong các nhánh của Toán học”.
-- Anh cũng từng biết rằng Lý thuyết số là bà chúa của toán học, chỉ vẻ đẹp nội tại của các con số và cấu trúc của nó cũng đủ làm say mê bao tín đồ của Toán học. Còn về ứng dụng, Lý thuyết số đóng vai trò rất quan trọng trong các hệ thống bảo mật hiện giờ. Các hệ thống bảo mật hàng đầu trên thế giới hoạt động dựa trên lý thuyết về thuật toán và độ phức tạp của các bài toán số học.

ìNhưng, những thứ thực sự cần thiết cũng chỉ ở tầm vừa vừa thôi, nói nôm na là 1+1=2, chứ không phải những cái hoành tráng, trừu tượng, cao siêu. Mà, Toán học bây giờ đi xa lắm rồi, ở tận chân trời nào rồi.”
-- Có một số ngành toán cao cấp, rất trừu tượng và lý thuyết, như topo đại số, hiện nay cũng có vai trò rất quan trọng trong lý thuyết về các hệ thống phân phối (distributed computing) – ngành nghiên cứu về các nhiệm vụ thực hiện được và không thực hiện được trong một hệ thống các máy tính liên kết với nhau… Cụ thể là các nhà nghiên cứu dùng những kết quả về topo đại số trong thế kỷ 20, rất gần đúng không ạ, để giải quyết những vấn đề rất cơ bản và cốt lõi trong hệ thống phân phối. Còn rất nhiều ứng dụng khác của các ngành toán cao cấp, vì thế khi anh không đủ kiến thức để biết những điều này thì đừng lộng ngôn như thế, được không ạ?

ìTôi ra kinh doanh bắt đầu từ việc nghĩ rằng, mình làm kinh doanh giỏi. Thực sự, bây giờ tôi không ưa kinh doanh, mà lại thích làm Toán hơn…. Còn kinh doanh không thấy vui, vì nó càng ngày càng bẩn.”
-- Anh đã chối bỏ nguồn gốc của chính anh: Toán học. Toán học đã đem đến cho những người học toán niềm vui, nỗi buồn, sự nhanh nhạy và chặt chẽ trong tư duy, những cái nhìn sắc sảo, … Anh cũng đã thừa hưởng những lợi ích này từ toán học, nhưng vì khả năng hạn chế anh không thể làm toán nữa và chuyển sang kinh doanh. Và sau khi kinh doanh một thời gian anh lại chán nản vì thấy nó ìbẩn”… Tôi xin kết luận rằng anh không có được một niềm say mê, không dám theo đuổi tới cùng một mục tiêu !

Tôi chợt nghĩ đến những hình ảnh đan xen nhau. Một là hình ảnh anh ngồi trong căn phòng sang trọng, uống những chai rượu đắt tiền với bạn bè kinh doanh và lên giọng nói lời phỉ báng Toán học. Hai là hình ảnh những nhà toán học chân chính của Việt Nam ngồi cặm cụi, say mê với các bài toán, trăn trở tìm cách phát triển nền toán học nước nhà; những người thầy đang cầm phấn viết lên bảng niềm say mê Toán học để truyền cho sinh viên; và những sinh viên không đủ tiền mua những cuốn sách toán cao cấp của nước ngoài, nhưng vẫn say mê theo đuổi ước mơ của mình…



#61638 Một tin vui cho sinh viên VN

Posted by madness on 10-03-2006 - 00:13 in Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Ý tưởng về "tư duy cân đối" hay thật; cám ơn anh KK và anh QC đã "khai thông" :P

Nhưng ko biết tại sao HHDS cần giải tích phức thế nào nhỉ, và topo đại số liên quan tới hhvp ra sao, anh QC có thể nói sơ được ko ?

P/s: hình như 72 tuyệt kỹ ra đời sau khi Đạt Ma sư tổ viên tịch ^_^ Ở đây



#62041 ai chơi cờ tướng ko ?

Posted by madness on 12-03-2006 - 01:52 in Góc giao lưu

Bác thuantd kể chuyện thi đấu cờ hay quá, thế bác có kinh nghiệm gì để đối phó với các cô gái vừa xinh vừa đánh cờ hay ko chỉ cho anh em với, chứ ko anh em ở đây sẽ thua hết đấy :D

Nhớ hồi cấp 3, cuối tuần nào cũng qua nhà thằng bạn làm vài ván, rồi lên DH thì cúp học ra ngoài chơi cờ, ngồi ghế đá dưới gốc cây đánh cờ mới thú vị làm sao :) tới bây giờ cũng đã mấy năm rồi.



#63105 Évariste Galois

Posted by madness on 17-03-2006 - 12:36 in Các nhà Toán học

Notes on Fields and Galois theory (và một số môn khác) trên trang web này khá hay:

http://www.jmilne.org/math/
http://www.jmilne.or...s/math594f.html

Nếu là học sinh phổ thông thì có lẽ ko nên đọc những cái này :lol:



#69018 ai chơi cờ tướng ko ?

Posted by madness on 12-04-2006 - 11:04 in Góc giao lưu

Bác cứ hẹn giờ đi thì sẽ có đánh nhau tơi tả :D, nhưng 1,2 tuần nữa mad mới hầu cờ bác được. Bác hoadaica dạo này luyện cờ chăm nhỉ, chơi ác chiến ghê, từ bình phong mã tới pháo 7, pháo gác sĩ, thế nào cũng chơi tuốt. :D



#70407 Fields Medalists

Posted by madness on 17-04-2006 - 13:42 in Các nhà Toán học

Xin có một góp ý: Nếu ai viết phần nào hay dịch từ tài liệu nào thì có lẽ nên "đặt chỗ" trước trên này, để người khác tránh khỏi làm việc đó một lần nữa, trùng lặp vô ích.

Nhắc tới bác Groth, thầy mad cực kì thần tượng ông này, mỗi lần nhắc đến ông này thì thầy nói: "if you can see how he think of the problems, your breath would just be taken away". EGA, SGA có mấy ngàn trang, mà mỗi trang EGA, SGA đều là dense maths viết bởi non-human (bác Groth). Thầy còn nói một hình tượng (mà tới giờ vẫn chưa hiểu được thâm ý của thầy) về problem-solving method của bác Groth là, nếu bác Groth đứng trên một ngọn núi, và muốn bước qua ngọn núi khác, thì bác Groth chỉ việc lấy đất đá từ chỗ khác lấp đầy thung lũng rồi nhẹ nhàng bước qua. Hình như có một giả thuyết cực khó nào đó mà bác Groth chưa kịp solve thì đã bị điên, học trò bác Groth là Deligne dựa trên đám đất đá mà bác Groth đã đổ sẵn rồi bổ sung thêm một số định lý của mình để chứng minh. Hic, kiến thức chuyên môn thì mad ko đủ trình độ để nói, chỉ thấy thầy admire bác Groth và kể nhiều chuyện thì mạn phép tán nhảm vậy thôi :wacko:.



#73667 abc bài tập hình học đại số

Posted by madness on 28-04-2006 - 19:17 in Toán học hiện đại

Em thấy có vài trang algebraic geometry có vẻ hay nên post lên đây, trang đầu tiên dựa vào cuốn của Hartshorne, có lẽ là có ích.

http://www.maths.bat...g/Maths001.html
http://math.stanford.edu/~vakil/216/
http://www.amherst.edu/~dacox/
http://www.math.cmu....hing/commalg05/



#87924 Vành hữu hạn.

Posted by madness on 19-06-2006 - 00:46 in Toán học hiện đại

Đây là Wedderburn's theorem; vành ở đây phải có điều kiện là có đơn vị, nhưng ko nhất thiết là vành giao hoán. Điều kiện giao hoán có thể suy ra từ điều kiện vành (đơn vị) hữu hạn.



#98292 1st Intl' Conference on Theories & Apps of CS

Posted by madness on 26-07-2006 - 16:44 in Hội thảo, Hội nghị, Seminar

Hội nghị tổ chức từ 3/8 tới 5/8 tại DH KHTN TPHCM, website: http://www.fit.hcmun...s2006/index.htm

Không biết có bác nào trên đây sẽ tham dự hội nghị này không nhỉ ?

From the website:

Invited Speaker List:

- Prof. Y. C. Tay, National University Singapore, Singapore
Title: Universal Cache Miss Equations for Autonomic Computing

- Prof. Jay Bagga, Ball State University, USA
Title: Software Systems for Implementing Graph Algorithms for Learning and Research

- Dr. Phong Q. Nguyen, ENS, France
Title: (coming soon)

- Dr. Dat H. Nguyen, Harvard University, USA
Title: Deciphering Principles of Transcription Regulation in Eukaryotic Genomes


The areas of interest include, but are not limited to, the following:

* Image Processing, Computer Vision and Pattern Recognition.
* Computational Linguistics and Natural Language Processing.
* Artificial Intelligence, Machine Learning and Algorithm.
* Software Engineering.
* Computer Network and Security.
* Bioinformatics



#126260 Finite Simple Group (of Order Two)

Posted by madness on 01-11-2006 - 04:04 in Quán hài hước

Nhung tac pham khac bieu dien boi nhom Klein Four Group: http://www.math.nort...ex-noflash.html :)



#131969 Ngày nhà giáo VN

Posted by madness on 21-11-2006 - 17:01 in Góc giao lưu

Không biết trong các thành viên ở đây có ai có nhiều kỷ niệm với các thầy cô giáo của mình không nhỉ. Nếu có thì hay là nhân ngày hôm nay trong chủ đề này mọi người nhớ lại và kể lại một chút những kỷ niệm của mình nhé.

Tớ thì có một kỉ niệm thế này, có một ông thầy dạy Văn chủ nhiệm lớp 8, sau khi đã cùng gia đình vợ con qua Mỹ định cư thì gửi một lá thư viết tay cho cả lớp, trong thư có một dòng như thế này: "Bây giờ người ta không gọi thầy là Thầy nữa, mà người ta gọi thầy là Thợ" (vì thầy đã đổi nghề khi qua đó). Đọc xong đứa nào cũng ngậm ngùi thương thầy, miếng cơm manh áo ở VN đã phá hủy cả cái lòng yêu nghề giáo.