Đến nội dung

Nobodyv3 nội dung

Có 985 mục bởi Nobodyv3 (Tìm giới hạn từ 06-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#745319 Tính xác suất để xếp 6 học sinh nam và 6 học sinh nữ sao cho học sinh nam và...

Đã gửi bởi Nobodyv3 on Hôm qua, 20:15 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Cho 2 hàng ghế, mỗi hàng có 6 ghế. Tính xác suất để xếp 6 học sinh nam và 6 học sinh nữ sao cho học sinh nam và học sinh nữ ngồi xen kẽ

My ans:



#745248 Có 10 bi đỏ khác nhau đôi một, 11 bi vàng khác nhau đôi một, 12 bi xanh khác...

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 31-05-2024 - 20:48 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Xin trình bày một vài cách tiếp cận bài toán :
1) Áp dụng nguyên lý bù trừ :
$$\binom{33}{9}-\left [ \binom{23}{9}+\binom{22}{9}+\binom{21}{9} \right ]+\binom{10}{9}+\binom{11}{9}+\binom{12}{9}=\boldsymbol {36958845}$$
2) Sử dụng các đa thức biểu diễn số cách chọn từng loại bi, trong đó số mũ $r$ của $x^r$ là số bi được chọn, hệ số của $x^r$ là số cách chọn $r$ bi, cụ thể đa thức cho các cách chọn bi đỏ là : $\sum_{i=1}^{7}\binom{10}{i}x^i$, cho bi vàng là $\sum_{j=1}^{7}\binom{11}{j}x^j$ và cho bi xanh là
$\sum_{k=1}^{7}\binom{12}{k}x^k$.
Áp dụng qui tắc nhân với 3 đa thức này, ta được biểu thức :
$$...+12871287x^8+36958845x^9+90337500x^{10}+...$$Do đó có $36958845$ cách chọn bi thỏa yêu cầu.

3) Dùng hàm sinh:
$$\begin {align*}
f(x)&=\left [ (1+x)^{10}-1 \right ]\cdot \left [ (1+x)^{11}-1 \right ]\cdot  \left [ (1+x)^{12}-1 \right ]\\
&=(1+x)^{33}-[(1+x)^{23}+(1+x)^{22}+(1+x)^{21}]\\
&\quad+(1+x)^{10}+(1+x)^{11}+(1+x)^{12}-1.
\end {align*}$$Do đó hệ số của $x^9$ là :
$$\begin {align*}
&\binom{33}{9}-\left[\binom{23}{9}+\binom{22}{9}+\binom{21}{9}\right]\\
&\quad+\binom{10}{9}+\binom{11}{9}+\binom{12}{9}\\
&\quad=\boldsymbol {36958845}
\end {align*}$$



#745239 Có 10 bi đỏ khác nhau đôi một, 11 bi vàng khác nhau đôi một, 12 bi xanh khác...

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 30-05-2024 - 23:30 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Chọn mỗi màu $1$ viên có ${10 \choose1 }{11 \choose1 }{12 \choose1 }$ cách chọn
Chọn $6$ bi còn lại trong $30$ bi có ${30 \choose6 }$ cách chọn
Tổng số cách chọn ${10 \choose1 }{11 \choose1 }{12 \choose1 }{30 \choose6 }$ cách chọn

Đếm dư rùi...



#745230 Có 10 bi đỏ khác nhau đôi một, 11 bi vàng khác nhau đôi một, 12 bi xanh khác...

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 30-05-2024 - 21:53 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Có 10 bi đỏ khác nhau đôi một, 11 bi vàng khác nhau đôi một, 12 bi xanh khác nhau đôi một. Hỏi có bao nhiêu cách chọn 9 bi sao cho có đủ 3 màu?



#745128 Từ tập S={0;1;2;3;4;5;6} có thể lập được bao nhiêu số có 4 chữ số k...

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 22-05-2024 - 22:17 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Từ các số 0,1,2,3,4,5,6,7,8 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn có 4 chữ số khác nhau đôi một và không lớn hơn 4560?

Các số có dạng $\overline{abcd}$. Ta có các TH :
$$\begin {align*}
&(a\in \left \{ 1,3 \right \})\wedge(d\in \left \{0,2,4,6,8 \right \}) :2\cdot7\cdot6\cdot 5=420\\
&(a=2)\wedge(d\in \left \{0,4,6,8 \right \}) :1\cdot7\cdot6\cdot4=168\\
&(a=4)\wedge(b=0)\wedge (d\in \left \{2,6,8 \right \}) :1\cdot1\cdot6\cdot3=18\\
&(a=4)\wedge(b\in\left \{1,3\right \})\wedge (d\in \left \{0,2,6,8 \right \}) :1\cdot2\cdot6\cdot4=48\\
&(a=4)\wedge(b=2)\wedge (d\in \left \{0,6,8 \right \}) :1\cdot1\cdot6\cdot3=18\\
&(a=4)\wedge(b=5)\wedge (c=0)\wedge (d\in \left \{2,6,8 \right \}) :1\cdot1\cdot1\cdot3=3\\
&(a=4)\wedge(b=5)\wedge (c\in \left \{1,3\right \})\wedge (d\in \left \{0,2,6,8 \right \}) :1\cdot1\cdot2\cdot4=8\\
&(a=4)\wedge(b=5)\wedge (c=6)\wedge (d=0) :1\cdot1\cdot1\cdot1=1\end{align*}$$
Vậy có $684$ số thỏa yêu cầu.



#745127 Cho tập X có n phần tử.Tính số song ánh f:$X\rightarrow X$

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 22-05-2024 - 21:07 trong Mệnh đề - tập hợp

Cho tập X có n phần tử.Tính số song ánh f:$X\rightarrow X$

Số song ánh là n!



#745068 Một con nhái đang ở gốc tọa độ (0,0). Hỏi có bao nhiêu cách con nhái nhảy đến...

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 18-05-2024 - 21:07 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Biểu diễn các cú nhảy của con nhái như sau : cú nhảy sang phải, sang trái lần lượt được biểu diễn bằng $x^1, \; x^{-1}$; tương tự cú nhảy về phía trước , về phía sau lần lượt được biểu diễn bằng $y^1, \; y^{-1}$. Ta có hàm sinh cho số cách di chuyển từ (0,0) đến (2,2) trong 6 cú nhảy :
$$\begin{align*}
f(x,y)&=(x^1+x^{-1}+y^{1}+y^{-1})^6\\
\Rightarrow [x^2y^2]f(x,y)
&=[x^2y^2](x^1+x^{-1}+y^{1}+y^{-1})^6\\
&=[x^2y^2]\sum_{k=0}^6\binom{6}{k}\left(x+\frac{1}{x}\right)^k\left(y+\frac{1}{y}\right)^{6-k}\\
&=[x^2y^2]\binom{6}{2}\left(x+\frac{1}{x}\right)^2\left(y+\frac{1}{y}\right)^4\\
&\qquad+[x^2y^2]\binom{6}{4}\left(x+\frac{1}{x}\right)^4\left(y+\frac{1}{y}\right)^2\\
&=[x^2y^2]\left(\binom{6}{2}\binom{2}{0}x^2\binom{4}{1}y^2+\binom{6}{4}\binom{4}{1}x^2\binom{2}{0}y^2\right)\\
&=\binom{6}{2}\cdot 4+\binom{6}{4}\cdot4= \binom{6}{2}\cdot 8 \\
&=\boldsymbol {120}
\end{align*}$$NB : Trong khai triển trên, các số hạng có chứa $x^2y^2$ chỉ xuất hiện ứng với $k=2$ hoặc $k=4$.



#745042 XS Tổng các số đã chọn nhỏ hơn 18

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 17-05-2024 - 08:28 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Chọn ngẫu nhiên 8 số từ 1 đến 10. Hỏi xác suất tổng các số đã chọn nhỏ thua 18.



#745041 Lát bảng $9 \times 9$ bằng các L-trimino

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 17-05-2024 - 08:05 trong Toán rời rạc

Một người muốn lát bảng ô vuông $9\times 9$ bởi các viên gạch dạng như hình minh họa và cách viên gạch nhận đươc bằng cách xoay 1 góc sao cho các viên đá không chườm lên nhau. Hỏi người này có thể lát kín bảng đó không?

Không thấy hình minh họa.
Nhưng câu trả lời là Có thể.
https://i.stack.imgur.com/z6Cxw.png



#745032 Một con nhái đang ở gốc tọa độ (0,0). Hỏi có bao nhiêu cách con nhái nhảy đến...

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 16-05-2024 - 22:39 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Một con nhái đang ở gốc tọa độ (0,0). Hỏi có bao nhiêu cách con nhái nhảy đến điểm (2,2) trong đúng 6 cú nhảy, biết rằng một cú nhảy của con nhái có thể nhảy về phía trước, phía sau, sang phải hoặc sang trái 1 đơn vị.
(Edited)
---------
Sorry, vì thấy không nhất thiết như đề cũ, em xin sửa đề lại một tí ạ!



#745018 Số các số tự nhiên có 7 chữ số khác nhau, chia hết cho 3?

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 15-05-2024 - 20:51 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

1)Các số có dạng $\overline{a_1a_2...a_n}$
$\begin {align*}\text{Ta có:}\\
&a_1+a_2+...+a_{n-1}\equiv r\!\! \pmod{5}\\
&\Rightarrow a_n\equiv (5-r)\!\! \pmod{5}\\
&\Rightarrow \text{ có $9\cdot10^{n-2}\cdot 2$ số thỏa yêu cầu.}
\end {align*}$



#744998 Có bao nhiêu số 5 chữ số mà tổng các chữ số chia 4 dư 2.

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 14-05-2024 - 20:58 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

1) Có bao nhiêu số 5 chữ số mà tổng các chữ số chia 4 dư 2.

Gọi:
- $X$ là tập các số 5 chữ số mà các chữ số thuộc $\left \{ 0,1 \right \}\Rightarrow \left | X\right |=2^4$
- $Y$ là tập các số 5 chữ số còn lại $\Rightarrow \left | Y \right |=9\cdot 10^4-\left | X\right |$.
Nhận thấy: nếu 2 chữ số a, b thuộc $Z=\left \{ 2,3,4,...,8,9 \right \}$ thì số các số bắt đầu là chữ số a sẽ bằng với số các số bắt đầu là chữ số b. Ngoài ra, vì các chữ số thuộc $Z$ đều thuộc về 1 trong 4 lớp thặng dư theo modulo 4 và số các thặng dư trong các lớp là bằng nhau. Điều này dẫn đến tổng các chữ số của các số trong $Y$ cũng phân bổ đều nhau trong 4 lớp theo modulo 4. Do đó, số các số trong $Y$ có tổng các chữ số thuộc mỗi lớp theo mod 4 đều là $\left | Y \right |/4$.
Và dễ thấy có $4$ số thuộc $\left | X \right |$ mà tổng các chữ số đồng dư 2 modulo 4.
Vậy số các số thỏa yêu cầu là :
$\begin {align*}\frac{\left | Y \right |}{4}+4&=\frac{9\cdot10^4-2^4}{4}+4\\
&=22496+4\\
&=\boldsymbol {22500}\end {align*}$
Từ đây, ta cũng tính được số các số có tổng các chữ số :
- chia 4 dư 0: $22496+4=22500$
- chia 4 dư 1: $22496+2=22498$
- chia 4 dư 3: $22496+6=22502$
+++++++++
Rất mong các bạn có cách giải khác, post lên để mọi người (và mình) học hỏi nhé.



#744981 Số các số tự nhiên có 7 chữ số khác nhau, chia hết cho 3?

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 13-05-2024 - 14:39 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

1) Có bao nhiêu số tự nhiên có n chữ số mà tổng các chữ số chia hết cho 5?
2) Số các số tự nhiên có 7 chữ số khác nhau, chia hết cho 3?



#744957 Có bao nhiêu số 5 chữ số mà tổng các chữ số chia 4 dư 2.

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 11-05-2024 - 22:23 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

@Kii Yashiro
- bạn nghĩ lại câu 1.
- vui lòng trình bày lời giải câu 2.



#744948 Có bao nhiêu số 5 chữ số mà tổng các chữ số chia 4 dư 2.

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 10-05-2024 - 22:35 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

1) Có bao nhiêu số 5 chữ số mà tổng các chữ số chia 4 dư 2.
2) Có bao nhiêu số 4 chữ số khác nhau mà tổng 2 chữ số đầu bằng tổng 2 chữ số cuối.



#744914 Cho các số 0,1,2,3,4,5,6,7. Chọn ngẫu nhiên 4 số.

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 09-05-2024 - 06:15 trong Toán rời rạc

thanks pro

Thắc mắc gì, bạn cứ hỏi nhé.
NB: Thanks bro chứ nhỉ...



#744910 Cho các số 0,1,2,3,4,5,6,7. Chọn ngẫu nhiên 4 số.

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 08-05-2024 - 23:14 trong Toán rời rạc

Cho các số 0,1,2,3,4,5,6,7. Chọn ngẫu nhiên 4 số lập thành 1 số có 4 chữ số khác nhau. Tính xác xuất sao cho số đc chọn chia hết cho 15.

Ta phân thành các tập $A_0=\left \{ 0,3,6 \right \},A_1=\left \{1,4,7  \right \},A_2=\left \{2,5 \right \}$. Nhận thấy các số thỏa yêu cầu phải chia hết cho 3 và cho 5.
1) Dạng $\overline{abc0}:$
- Chọn 3 phần tử thuộc $A_1\rightarrow C_3^3\cdot3!=6$
- Chọn 1 phần tử từ mỗi tập  $\rightarrow C_2^1\cdot C_3^1\cdot C_2^1\cdot3!= 72 $
2) Dạng $\overline{abc5}:$
Không có chữ số $0$:
- Chọn 2 ptử thuộc $A_0$ và 1 ptử thuộc $A_1\rightarrow C_2^2\cdot C_3^1\cdot 3!=18$
- Chọn 2 ptử thuộc $A_1$ và 1 ptử thuộc $A_2\rightarrow C_3^2\cdot C_1^1\cdot 3!=18$
Có chữ số $0$:
- Chọn 1 ptử thuộc $A_0$ và 1 ptử thuộc $A_1\rightarrow C_2^1\cdot C_3^1\cdot
2!\cdot2=24$
Xs cần tìm :$P=\frac {138}{7\cdot7\cdot6\cdot5}=\frac {23}{245}$



#744894 Chọn ngẫu nhiên 1 hộp và lấy từ hộp ấy 2 viên bi. Tính xác suất để lấy được 2...

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 08-05-2024 - 07:48 trong Đại số

Có 3 hộp: hộp A đứng 3 viên bi xanh và 2 viên bi đỏ, hộp B đựng 3 viên bi đỏ và 4 viên bi trắng, hộp C đựng 2 viên bi đỏ và 2 viên bi vàng. Chọn ngẫu nhiên 1 hộp và lấy từ hộp ấy 2 viên bi. Tính xác suất để lấy được 2 viên bi khác màu?
C1: Số cách lấy được 2 viên bi khác màu :  3.2 + 4.3 + 2.2= 22 cách
Số cách lấy được 2 viên bi: 5C2 + 7C2 + 4C2 = 37
=> Xác suất lấy được 2 viên bi khác màu: $\frac{22}{37}$
C2: Xác suất chọn trúng 1 trong 3 hộp : $\frac{1}{3}$
Xác suất chọn được 2 viên bi khác màu trong hộp A : $\frac{3.2}{5C2}$
Tương tự.....
Suy ra xác suất để chọn được 2 viên khác màu : $\frac{1}{3} \cdot \frac{3.2}{5C2}+\frac{1}{3} \cdot \frac{3.4}{7C2}+\frac{1}{3} \cdot \frac{2.2}{4C2}=\frac{193}{315}$
Hai cách làm này ra 2 kết quả khác nhau, thoạt nhìn có vẻ không thấy sai chỗ nào nma nếu vậy thì vô lí quá, giúp với ạ.

Thoạt nhìn, thấy cách 1 sai quá trời luôn!
- Cách 2: Ok.



#744878 Gieo một con xúc xắc cân đối đồng chất 3 lần.

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 06-05-2024 - 21:43 trong Tổ hợp và rời rạc

Gieo một con xúc xắc cân đối đồng chất 3 lần.Tính xác xuất để tổng ba lần gieo được 1 số chia hết cho 3 trong trường hợp:
a, 3 con xúc xắc giống nhau
b,3 con xúc xắc khác nhau về kích cỡ

Tiền hậu bất nhất!



#744848 Có bao nhiêu cách viết số nguyên dương n thành tổng các số nguyên dương?

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 04-05-2024 - 20:03 trong Tổ hợp và rời rạc

Có bao nhiêu cách viết số nguyên dương n thành tổng các số nguyên dương? (hai cách viết 1+3+1+2 và 2+1+1+3 được coi là giống nhau)

Gọi $p(n)$ là số phân hoạch của số $n$ thì ta có hàm sinh :
$\sum_{n}p(n) x^n = \prod_{k=1}^{\infty}\frac{1}{1-x^k}$
Dễ thấy vế phải là :
$$VP=(1+x^{1\cdot1}+x^{2\cdot1}+x^{3 \cdot 1}+\dots)(1+x^{1\cdot2}+x^{2\cdot2}+x^{3\cdot 2}+\dots)(1+x^{1\cdot3}+x^{2\cdot3}+x^{3\cdot3}+\dots)\dots$$
$\begin {align*}
\text{ Thí dụ với $n=6$:}\\
x^{1\cdot 6}&\rightarrow 6\\
x^{1\cdot5}x^{1\cdot1} &\rightarrow 5+1\\
x^{1\cdot4}x^{1\cdot2} &\rightarrow 4+2\\
x^{2\cdot3}& \rightarrow 3+3\\
x^{1\cdot3}x^{1\cdot 2}x^{1\cdot1}& \rightarrow 3+2+1\\
x^{1\cdot4}x^{2\cdot1} &\rightarrow 4+1+1\\
x^{3\cdot2}&\rightarrow 2+2+2\\
x^{1\cdot3}x^{3\cdot1} &\rightarrow 3 + 1 + 1+1\\
x^{2\cdot2}x^{2\cdot1}&\rightarrow 2+2+1+1\\
x^{1\cdot2}x^{4\cdot1} &\rightarrow 2+1+1+1+1\\
x^{6\cdot1} &\rightarrow 1+1+1+1+1+1\\
\text { Vậy $p(6)=11$.}
\end{align*}$
Theo mình biết thì hiện nay hình như chưa có công thức tính chính xác số phân hoạch của 1 số $n$, nhưng có công thức gần đúng là :
$p(n)\approx \frac{e^{\sqrt n \,c}}{4\sqrt 3 \,n}$ trong đó $c = \sqrt \frac{2}{3} \pi$.



#744842 Có bao nhiêu hoán vị của tập {1, 2, 3, …, 9, 10} sao cho i luôn đứn...

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 04-05-2024 - 15:08 trong Tổ hợp và rời rạc

Có bao nhiêu hoán vị của tập {1, 2, 3, …, 9, 10} sao cho i luôn đứng trước i+5 với i chạy từ 1 đến 5

Sử dụng nguyên lý bù trừ :
\begin {align*}
10!&-C_5^1\cdot \frac{10!}{2}+C_5^2\cdot \frac{10!}{2^2}\\
&-C_5^3\cdot \frac{10!}{2^3}
+C_5^4\cdot \frac{10!}{2^4}-C_5^5\cdot \frac{10!}{2^5}=\boldsymbol {113400}
\end{align*}



#744832 Tính xác suất của biến cố E "Tổng các số từ vị trí A đến vị trí B chia 3...

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 04-05-2024 - 00:49 trong Toán rời rạc

Bài này là lạ nhỉ ? ( chưa có bạn nào trả lời...)



#744831 Chia $n$ kẹo cho $k$ người sao cho mỗi người nhận được ít...

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 04-05-2024 - 00:43 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

@perfectstrong linh cảm có người nhắc nên em tranh thủ vào đây!
Về hướng tiếp cận bài toán, em d'accord với anh ( khoái xài tiếng Tây với anh!). Tuy nhiên, đến bài toán 2 , (em chưa làm cụ thể nhưng có hướng) : trước hết tính số nghiệm khi không có ràng buộc gì, sau đó tính số nghiệm với các $y>p$ để trừ ra, chỗ này bị mắc kẹt : làm sao xác định có bao nhiêu nghiệm $y>p$ ? Trong khi đề bài cho tới 4 tham số mà không có ràng buộc gì với nhau cả !?
Vì vậy, rất mong tác giả vui lòng post bài giải để mọi người nghiên cứu, học hỏi ( riêng em chắc chịu thua bài này rùi).



#744791 Có 3 tiêu chí phổ biến A, B, C cho việc chọn một chiếc xe hơi mới tương ứng l...

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 01-05-2024 - 15:21 trong Xác suất - Thống kê

Có 3 tiêu chí phổ biến A, B, C cho việc chọn một chiếc xe hơi mới tương ứng là hộp số tự động,
động cơ và điều hòa nhiệt độ. Dựa trên dữ liệu bán hàng trước đó ta có:
 
P(A) = P(B) = P(C) = 0,7;   P(A+B) = 0,8;    P(A+C) = 0,9;    P(C +B) = 0,85;     P(A+B+C) = 0,95
 
Tính xác suất:
1. Người mua chọn cả ba tiêu chí. (0.5)
2. Người mua chọn chính xác 1 trong 3 tiêu chí. (0.3)
 
Mn cho em lời giải với ạ.

$$\begin{align*}  \text{1/ Ta có:}\\ P(AB)&=P(A)+P(B)-P(A+B)\\
&=1,4-0,8=0,6\\
\text{Tương tự:}\\
P(AC)&=1,4-0,9=0,5\\
P(BC)&=1,4-0,85=0,55\\
\text{Mà}:\\
P(A+B+C)&=P(A)+P(B)+P(C)\\
&-P(AB)-P(AC)-P(BC)+P(ABC)\\
\Rightarrow P(ABC)&=P(A+B+C)-P(A)-P(B)-P(C)\\
&+P(AB)+P(AC)+P(BC)\\
&=0,95-2,1+0,6+0,5+0,55\\
&=\boldsymbol {0,5}\\
\text{2/ Ta cần tính:}\\
P\left [ (A\overline{B}
\overline{C})+(\overline{A}B
\overline{C})+ (\overline{A}
\overline{B}C) \right ]&=P(A\overline{B}
\overline{C})+P(\overline{A}B
\overline{C})+ P(\overline{A}
\overline{B}C)\\
&=3P(A+B+C)-P(B+C)-P(A+C)-P(A+B)\\
&=3\cdot 0,95-0,85-0,9-0,8\\
&=\boldsymbol {0,3}
\end{align*}$$



#744770 Tính xác suất để chỉ có một công ty bị thua lỗ?

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 01-05-2024 - 07:20 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

E chưa hiểu sao ko độc lập ạ, tại e thấy công ty A thua lỗ hay không cũng ko ảnh hưởng đến xác suất thua lỗ của công ty B. Ko biết có chỗ nào e hiểu ko đúng ko ạ

Theo mình hiểu thì :
Nếu 2 cty độc lập thì ta phải có $P(M\cap N)=0 $ nhưng theo đề bài thì $P(M\cap N)=0,1 $ do đó sự thua lỗ của 2 cty này là không độc lập với nhau.