Đến nội dung

An Infinitesimal nội dung

Có 155 mục bởi An Infinitesimal (Tìm giới hạn từ 07-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#704684 Tính diện tích giới hạn bởi nửa mặt cầu $z=\sqrt{9-x^2-y^2...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 01-04-2018 - 10:45 trong Giải tích

Tính diện tích giới hạn bởi nửa mặt cầu $z=\sqrt{9-x^2-y^2}$ bị cắt bởi hình trụ: $x^2+y^2=5$.

 

Diện tích mặt $z=f(x,y)$ bị giới hạn bởi miền $(x,y)\in D$ được xác định bởi

\[\iint_{D}\sqrt{1+(f_x)^2+(f_y)^2} dxdy=\iint_{D}\frac{3}{\sqrt{9-x^2-y^2}} dxdy= \int_0^{2\pi}\int_0^{\sqrt{5}} \frac{3r}{\sqrt{9-r^2}}dr d\phi.\]




#704410 Tính \lim_{x \rightarrow \infty}_ {cos \sq...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 28-03-2018 - 13:01 trong Giải tích

Áp dụng BĐT $|\sin x|\le 1, |\sin x| \le |x|, \forall x\in \mathbb{R},$

\[|\cos x-\cos y|=\left|2\sin\frac{x-y}{2}. \sin\frac{x+y}{2}\right| \le |x-y|.\]

Từ đánh giá trên và Định lý kẹp, ta suy ra giới hạn cần tìm bằng $0.$




#703513 Tính $P=\frac{a+c}{b^3}$

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 14-03-2018 - 18:21 trong Dãy số - Giới hạn

BÀI TOÁN: Cho $lim\frac{\sqrt[3]{an^3+5n^2-7}}{\sqrt{3n^2-n+2}}=b\sqrt{3}+c$ . Tính 

$$P=\frac{a+c}{b^3}$$

 

Đề sai! Không thể tính $P.$




#720421 tính $limy_n$ , với $y_n=\sum_{k=1}^{n}\frac{kx_k}{1...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 23-02-2019 - 09:37 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy số $(x_n)$ xác định bởi:

$\left\{\begin{matrix} x_1=\frac{1}{2};\\ x_{n+1}=\frac{nx_n^2}{1+(n+1)x_n} \end{matrix}\right. ,\forall n\in \mathbb{N}^\ast$

 

Chứng minh rằng $x_n\leqslant\frac{1}{n(n+1)}$ và tính $limy_n$ , với $y_n=\sum_{k=1}^{n}\frac{kx_k}{1+(k+1)x_k}.$

 

Giúp em với ạ, có thể chỉ mỗi phần chứng minh đầu tiên là được rồi ạ.

 

Nếu $x_n\leqslant\frac{1}{n(n+1)}$ thì $x_{n+1}\le nx_n^2 \le \frac{1}{n(n+1)^2} \le \frac{1}{(n+1)(n+2)} \forall n\ge 2.$

Dễ dàng kiểm nghiệm với $n=1, 2.$




#720341 tính $limy_n$ , với $y_n=\sum_{k=1}^{n}\frac{kx_k}{1...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 19-02-2019 - 23:26 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy số $(x_n)$ xác định bởi:

$\left\{\begin{matrix} x_1=\frac{1}{2};\\ x_{n+1}=\frac{nx_n^2}{1+(n+1)x_n} \end{matrix}\right. ,\forall n\in \mathbb{N}^\ast$

 

Chứng minh rằng $x_n\leqslant\frac{1}{n(n+1)}$ và tính $limy_n$ , với $y_n=\sum_{k=1}^{n}\frac{kx_k}{1+(k+1)x_k}$

 

Giúp em với ạ, có thể chỉ mỗi phần chứng minh đầu tiên là được rồi ạ.

 

Em thử dùng qui nạp kết hợp với khảo sát hàm số!




#702667 tính $lim \frac{u_{n+1}-u_{n}}{u...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 03-03-2018 - 16:08 trong Dãy số - Giới hạn

bạn có thể làm chi tiết được không ạ , mình cảm ơn 

 

Vì $u_{n+1}\ge 3 u_n>0, \forall n\in \mathbb{N}$ nên $\lim u_{n}=\infty.$

 

Đặt $f(x)= \sqrt{9x^2+11x+3}.$

 

Khi đó, $\frac{u_{n+1}-u_n}{u_{n+1}+u_n}=\frac{f(u_n)-u_n}{f(u_n)+u_n}.$

 

Từ $\displaystyle\lim_{x\to \infty}\frac{f(x)-x}{f(x)+x}= \lim_{x\to \infty}\frac{\sqrt{9+\frac{11}{x}+\frac{3}{x^2}}-1}{\sqrt{9+\frac{11}{x}+\frac{3}{x^2}}+1}=\frac{1}{2}.$

Suy ra 

$$\displaystyle\lim_{n\to \infty}\frac{u_{n+1}-u_n}{u_{n+1}+u_n}=\frac{1}{2}.$$




#702613 tính $lim \frac{u_{n+1}-u_{n}}{u...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 02-03-2018 - 17:22 trong Dãy số - Giới hạn

cho dãy số $u_{n}$ được xác định bởi $u_{1}= \sqrt{3}$ và $u_{n+1} =\sqrt{9u_{n}^{2} +11u_{n} +3}$

Tính $lim \frac{u_{n+1}-u_{n}}{u_{n+1}+ u_{n}}$

Dùng thông tin $\lim u_n=\infty$ để tính giới hạn cần tìm như giới hạn hàm số!




#721772 Tích phân đường và tích phân mặt

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 29-04-2019 - 21:50 trong Giải tích

Các cao nhân giúp mình với  tích phân đường loại 2

$\int (2x-y)dx +xdy$ trong đó C là đường cong $\left\{\begin{matrix}x=a(t- sint) & & \\y= a(1-cost) & & \end{matrix}\right.$ theo chiều tăng của t, $0\leq t\leq 2\pi $ và a>0

Rõ thấy dùng định nghĩa của nó thôi bạn!




#708631 Tích phân đường

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 17-05-2018 - 19:44 trong Giải tích

Tính các tích phân đường sau :

1) $\int_{\overarc{AB}}(1-\frac{y^2}{x^2}\cos{\frac{y}{x}})dx+(\sin{\frac{y}{x}+\frac{y}{x}\cos{\frac{y}{x}}})dy$, với $A(1,\pi),B(2,\pi)$ và $\overarc{AB}$ không cắt trục $Oy$.

2) $\int_{\overarc{AB}}\frac{xdy-ydx}{x^2+y^2}$, với $A(1,1),B(2,4)$ trong hai trường hợp cung $\overarc{AB}$ tạo với đoạn AB thành đường cong kín không bao gốc toạ độ và bao gốc toạ độ.

 

2) Không kín mà bao quanh gốc tọa độ hiểu ntn ("bao quanh"?)?




#707940 Tích phân bội

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 08-05-2018 - 23:45 trong Giải tích

Tính các tích phân kép sau:

$I=\int_{D}\sqrt{2x-x^2-y^2}d(x,y)$, $D$ giới hạn bởi $x^2-2x+y^2\leq 0$

$I=\int_{D}\left | {2x-x^2-y^2}\right |d(x,y)$, $D$ giới hạn bởi $x^2+y^2\leq2y.$

 

Bài 1: Dùng phép đổi biến $x=1+r\cos\theta,\, y=r\sin\theta$. Miền trong "tọa độ cực" này là $0\le r\le 1, 0\le \theta\le 2\pi.$

Định thức Jacobi phép biến đổi cũng là $r$.

 

Bài 2: tương tự bài 1.

 

Bạn kiểm tra thử!




#701962 Phương trình $z^2017=i\bar {z}$ có bao nhiêu nghiệm?

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 20-02-2018 - 21:47 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Trên tập số phức phương trình $z^{2017}=i\bar {z}$ có bao nhiêu nghiệm?

$z=0$ là một nghiệm của PT.

 

Trên $\mathbb{C}\setminus \{0\}$,$ |z|^{2017}=|z|$ nên $|z|=1.$ Khi đó, PT tương đương (đã kiểm tra cẩn thận): $z^{2018}=i.$

PT này có $ 2018 $ nghiệm.

 

Vậy PT ban đầu có $2019$ nghiệm (phân biệt).




#717697 Mọi người làm giúp e bài cực trị 2 biến này với

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 21-11-2018 - 21:28 trong Giải tích

Tìm tất cả cực trị của hàm số 2 biến sau: 

$f(x,y)= x^{4}+y^{4}-x^{2}-xy-y^{2}$ 
Ở chỗ $(x,y)=(0,0)$ thì e không biết làm. Mong mọi người làm giúp e với ạ

 

Cách 1:

Dùng điều kiện đủ.

 

Cách 2:

Ta có 

$$f(x,y)\le \left(x^2+y^2\right)^2 -\frac{x^2+y^2}{2} \le 0=f(0,0)\,  \forall (x,y) \in B_{\frac{1}{\sqrt{2}}}(0,0).$$

Suy ra $(0,0)$ là điểm cực đại địa phương của hàm số.




#703298 Lời giải sau có chính xác không

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 11-03-2018 - 18:54 trong Dãy số - Giới hạn

Capture1.jpg

 

Bạn đọc kỹ sẽ nhận ra rất nhiều lỗi sai!




#704818 Liên tục đều của hàm nhiều biến

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 03-04-2018 - 20:28 trong Giải tích

Chứng minh rằng hàm số liên tục trên tập $X \subset \mathbb{R}^{n}$, khác rỗng, đóng, bị chặn thì liên tục đều trên $X$. Kết quả còn đúng không nếu bỏ một trong các giả thiết đóng hoặc bị chặn của $X$? 

 

"Người ta" chứng minh kết quả cơ bản này bằng phản chứng.

Về sự cần thiết của các giả thiết, cả tính đóng , tính bị chặn đều không thể bỏ qua. Điều đó được minh họa thông qua 2 thí dụ sau:

1) Với $n=1, \, X=(0,1), f(x)=\frac{1}{x}$ không liên tục đều trên $X$.

2) Với $n=1,\, X=(0,\infty), f(x)=\sqrt{x}$ không liên tục đều trên $X$.




#716791 Khai triển Taylor của hàm: $Ln(2x+1)$ tại $x=2$

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 21-10-2018 - 20:34 trong Giải tích

Khai triển Taylor của hàm

                                           $Ln(2x+1)$ tại $x=2$

 

Basara có vấn đề khó khăn gì với nó?




#723910 Hỏi về đa thức

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 19-07-2019 - 02:01 trong Đa thức

Mong mọi người thảo luận để đưa ra lời giải cho bài

Nếu đa thức (không phải phương trình) có ba nghiệm thỏa $\alpha<c<\beta\le \gamma$ thì 
$f(x)=(x-\alpha)(x-\beta)(x-\gamma).$

Suy ra $f(c)>0.$

 

Tuy nhiên $f(c)=c(b-ac)<0$ (vô lý).

Do đó, giả thiết phản chứng sai. Suy ra phương trình có ít hơn 2 nghiệm lớn hơn $c$.
Vì $\alpha \beta\gamma=c^3$ nên có ít nhất một nghiệm lớn hơn bằng $\alpha.$

 

Phần còn lại: bạn xử lý tiếp (còn dấu bằng).




#717661 Hãy tìm x,y và A,B?

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 20-11-2018 - 19:11 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Cho 2 ma trận A, B sao cho $A.B= \begin{pmatrix} 5 & 11\\ 11 & 25 \end{pmatrix}$, $B.A=\begin{pmatrix} x & 14\\ 14 & y \end{pmatrix}$. Hãy tìm x,y và A,B.

 

Dùng $\det(AB)=\det(BA)$ và $\text{trace}(AB)=\text{trace}(BA).$




#712563 Hàm số sau đây có bao nhiêu điểm gián đoạn $$f(x)=\begin{...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 15-07-2018 - 13:15 trong Dãy số - Giới hạn

Hàm số sau đây có bao nhiêu điểm gián đoạn
$$f(x)=\begin{cases}\frac{|x|}{x}, x \ne 0\\0, x=0\end{cases}$$

 

Dễ dàng kiểm tra hàm số này chỉ có duy nhất điểm gián đoạn: $x=0.$




#706462 Hàm nhiều biến

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 19-04-2018 - 22:04 trong Giải tích

Bài toán:

 

 

 Cho hàm $f:\mathbb{R}^2\rightarrow \mathbb{R}$ liên tục. Gọi D là hình tròn đóng tâm $O(0;0)$ bán kính $r$. Tính $\lim_{r\to0}\frac{1}{r^2}\iint_{D_r}f(x,y)dxdy$.

 

Giải:

 

Áp dụng định lý giá trị trung bình, ta có $\frac{1}{\pi r^2}\iint_{D_r} f(x,y) dxdy= f(x_r,y_r),$ trong đó $(x_r,y_r)\in D_r$.

 

Ý tưởng thô: Khi $r\to 0^{+}, \, (x_r,y_r)\to (0,0)$. Hơn nữa, $f$ liên tục tại $(0,0)$. Suy ra $\lim_{r\to0}\frac{1}{r^2}\iint_{D_r}f(x,y)dxdy=\pi f(0,0).$.




#706276 Hàm nhiều biến

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 18-04-2018 - 12:01 trong Giải tích

 

+ Cho hàm $f:\mathbb{R}^2\rightarrow \mathbb{R}$ liên tục. Gọi D là hình tròn đóng tâm $O(0;0)$ bán kính $r$. Tính $\lim_{r\to0}\frac{1}{r}\iint_{D}f(x,y)dxdy$.

 

Bạn có nhầm lẫn đề $\lim_{r\to0}\frac{1}{r}\iint_{D}f(x,y)dxdy$ với $\lim_{r\to0}\frac{1}{r^2}\iint_{D}f(x,y)dxdy$ không?
Nếu là cái thứ nhất có vẻ dễ hơn!




#706446 Hàm nhiều biến

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 19-04-2018 - 20:47 trong Giải tích

 

+ Cho hàm $f:\mathbb{R}^2\rightarrow \mathbb{R}$ liên tục. Gọi D là hình tròn đóng tâm $O(0;0)$ bán kính $r$. Tính $\lim_{r\to0}\frac{1}{r}\iint_{D}f(x,y)dxdy$.

Gọi $D_r$ là hình tròn đóng tâm $O(0;0)$ bán kính $r$ và $M_r= \displaystyle\max_{(x,y)\in D_r}\{|f(x,y)|\}$.

 

Khi đó, $\left| \iint_{D_r}f(x,y)dxdy\right|\le  \iint_{D_r} M_1dxdy= M_1 \pi r^2, \forall r\le 1.$

 

Dùng Định lý kẹp, ta có  $\displaystyle \lim_{r\to 0^{+}} \frac{1}{r}\iint_{D_r}f(x,y)dxdy=0. $




#702097 Help me

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 23-02-2018 - 01:15 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy số (un) xác định bởi SHTQ un=$\frac{2}{(2n+1)(\sqrt{n+1}+\sqrt{n})}$

CMR: u1+u2+u3+...+un<$\frac{n}{n+1}$

Sử dụng $u_{k} \le \frac{1}{\sqrt{k(k+1}(\sqrt{k+1}+\sqrt{k})}=\frac{1}{\sqrt{k}}-\frac{1}{\sqrt{k+1}}.$




#732612 GPTVP: $(x+1)y'-1= 3y+x(x+2)$

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 06-02-2022 - 11:32 trong Giải tích

Giải phương trình vi phân:

\[ (x+1)y'-1= 3y+x(x+2). \]

 

PTVP này thiếu thông tin khiến cho việc giải quyết trở nên khó khăn. Ở đây, ta xem xét PTVP trên $\mathbb{R}.$

Phương trình vi phân được viết lại như sau

 

$$[(x+1)^{-3}y]^{\prime}=(x+1)^{-2},\ \forall x\in \mathbb{R}\setminus\{-1\}.$$

Do đó $(x+1)^{-3}y=-\frac{1}{(x+1)^2}+C_1$ với mọi $x>-1$

Do đó, $y= x+1+C_1(x+1)^3.$ với mọi $x> -1$.

Tương tự vậy, ta có $y= x+1+C_2(x+1)^3.$ với mọi $x< -1$. Nhờ tính liên tục, ta có $y(-1)=0=(-1)+1+C_1(-1+1).$

Do đó các hàm số $y(x)=\begin{cases} \begin{matrix} x+1+C_1(x+1)^3\quad if x\ge -1,\\ x+1+C_2(x+1)^3\quad if x<-1,\end{matrix}\end{cases}$

trong đó $C_1, C_2$ là các số thực tùy ý. Ở đây, ta đã kiểm những hàm số này thỏa các điều kiện về sự khả vi lẫn phương trình vi phân.




#719703 giải tích hàm nhiều biến

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 25-01-2019 - 12:10 trong Giải tích

Chào mọi người,
Mình là sinh viên năm nhất chuyên ngành Toán, vào HKII này mình sẽ học môn Giải tích hàm nhiều biến. Mọi người có ai biết tài liệu (chủ yếu sách bài tập có hướng dẫn giải chi tiết) để tự học tốt môn này thì giới thiệu giúp mình với ạ.
Mình cảm ơn mọi người nhiều.

 

 

 

https://toantink10.w...p-giải-tich-a2/




#724476 Giúp mình bài về độc lập tuyến tính với ạ

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 05-08-2019 - 12:12 trong Tài liệu và chuyên đề Đại số tuyến tính và Hình học giải tích

cho các hàm số liên tục trên R, hệ B={sinx, cosx, sin2x, cos2x,...,sin10x, cos10x } là hệ độc lập tuyến tính.

 

Xét bộ số $(a_i, b_i), i= \overline{1,5},$ sao cho 
 
$$\sum_{i=1}^{5}\left(a_i \sin{(ix)}+b_i \cos{(ix)}\right)=0 \forall x\in \mathbb{R}.$$
 
Nhân hai vế lần lượt cho $\sin{(ix)}, \cos{(ix)}, i= \overline{1,5},$ rồi tích phân 2 vế theo biến $x$ trên $[0,2\pi]$, ta thu được 
$$ a_i=b_i=0, \, \forall i=\overline{1,5}. $$