Đến nội dung

Mrnhan nội dung

Có 741 mục bởi Mrnhan (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#548666 Có bao nhiêu xâu nhị phân

Đã gửi bởi Mrnhan on 22-03-2015 - 10:09 trong Góc Tin học

Có thể code trong C/C++ như sau để tính số xâu nhị phân có 000 hoặc 1111:

#include <bits/stdc++.h>

using namespace std;

int main()
{
	const int maxx = 50;
	int n;
	int B[3][maxx];
	cout << "Do dai xau nhi phan n = "; cin >> n;
	
	// Do dai la 1.
	B[0][1] = 1;
	B[1][1] = 1;
	
	//Do dai la 2.
	B[0][2] = 2;
	B[1][2] = 2;
	
	//Do dai la 3.
	B[0][3] = 3;
	B[1][3] = 4;
	
	for (int i = 4; i <= n; i++)
	{
		B[0][i] = B[1][i - 1] + B[1][i - 2];
		B[1][i] = B[0][i - 1] + B[0][i - 2] + B[0][i - 3];
	}
	
	cout << "So xau do dai " << n <<" la " << pow(2, n) - B[0][n] - B[1][n];
	return 0;
}



#543638 Có bao nhiêu xâu nhị phân

Đã gửi bởi Mrnhan on 10-02-2015 - 12:50 trong Góc Tin học

Hỏi có bao nhiêu xâu nhị phân có độ dài là 10 chứa xâu con 000 hoặc 1111?

 

P.s: Xâu nhị phân là xâu mà mỗi vị trí chỉ có 2 phần từ là 0 hoặc 1.




#543316 Đề thi Olympic Giải Tích Toán sinh viên ĐH Bách Khoa HN 2015

Đã gửi bởi Mrnhan on 07-02-2015 - 16:21 trong Thảo luận về các kì thi, các kì kiểm tra Toán sinh viên

Câu 1. Tìm giới hạn $$\lim_{x\to \infty} x^{\frac{7}{4}}\left ( \sqrt[4]{1+x}+\sqrt[4]{1-x}-2\sqrt[4]{x} \right )$$

 

Câu 2. Tính tích phân $$\int_{0}^{\frac{\pi}{2}}\frac{dx}{1+\left ( \tan x \right )^{\sqrt{2}}}$$

 

Câu 3. Tìm tât cả các hàm số $f(x)$ thỏa mãn $$f(x)+f\left ( \frac{1}{1-x} \right )=x$$

 

Câu 4. Cho các hàm số $f_1, f_2, ..., f_n,...$ thỏa mãn $$\left\{\begin{matrix}f_1(x)=2x^2-1\\f_{n+1}=f_1\left ( f_n(x) \right ), \, \forall n\geq 1 \end{matrix}\right.$$

 

Giải phương trình $f_n(x)=0$

 

Câu 5. Cho hàm số $f(x)$ xác định và khả vi hai lần trên $(0, \infty)$, thỏa mãn các điều kiện sau $$\left\{\begin{matrix} f'(x)>0\\f\left ( f'(x) \right )=-f(x)\end{matrix}\right., \, \forall x>0$$

 

Tìm $f(x)$

 

Câu 6. Cho hàm số liên tục trên $[0;1]$ thỏa mãn $\int_{0}^{1}f(x)x^ndx=0,\, \forall n\in \mathbb{N}$. Chứng minh rằng $f(1)=0$




#541946 Đề thi Olympic Toán sinh viên ĐH sư phạm HN 2015

Đã gửi bởi Mrnhan on 26-01-2015 - 17:53 trong Thảo luận về các kì thi, các kì kiểm tra Toán sinh viên

 

Bài 1:

Cho hai số thực dương $a$ và $a_1$. Định nghĩa dãy $(a_n)_{n \ge 1}$ bới

$$a_{n+1}=a_n(2-aa_n) ,\; \forall n \in \mathbb{N}^*$$

 

Xét sự hội tụ và tìm giới hạn (nếu có) của $(a_n)_{n \ge 1}$

 

 

 Giải:

 

Ta có $a_{n+1}=f(a_n)=2a_n-a a_n^2$

 

Xét hàm số $f(x)=2x-ax^2\Rightarrow \max f(x)=\frac{1}{a}$

 

Do đó $a_n\leq \frac{1}{a} $

 

Từ $a_1>0$ suy ra $0<a_n \le \frac{1}{a} \;\; (*)$

 

Theo đề ta có $a_{n+1}=a_n(2-aa_n)\Rightarrow a_{n+1}-a_n=a_{n}\left ( 1-a a_n \right )>0\Rightarrow a_{n+1}>a_n \,\, (**)$

 

Từ $(*)(**)$ ta suy ra dãy $\left ( a_n \right )_{n\geq 1}$ hội tụ.

 

Giả sử $\lim_{n\to \infty} a_n=x\Rightarrow x=x(2x-ax)\Leftrightarrow x=\frac{1}{a}$

 

Vậy $\lim_{x\to \infty }a_n=\frac{1}{a}$




#538877 Chứng minh rằng trong $S_9$ không có phần tử nào cấp $1...

Đã gửi bởi Mrnhan on 23-12-2014 - 10:30 trong Đại số đại cương

Chứng minh rằng trong $S_9$ không có phần tử nào cấp $18$.



#538137 Chứng minh rằng X/Y là Banach.

Đã gửi bởi Mrnhan on 15-12-2014 - 21:17 trong Tôpô

1. Cho X là không gian Banach và Y là một không gian con đóng của X. Chứng minh rằng X/Y là Banach.
2. M là không gian con của không gian định chuẩn X sao cho M và X/M là Banach. Chứng minh rằng X là Banach.



#532985 Tính tổng của chuỗi $\sum_{1}^{\infty}...

Đã gửi bởi Mrnhan on 12-11-2014 - 21:31 trong Giải tích

Tính tổng của chuỗi $\sum_{1}^{\infty}\frac{2n-1}{2^n}$

 

Cần đưa dãy về dạng này $$\frac{2n-1}{2^n}=a\left ( \frac{n-1}{2^{n-1}}-\frac{n}{2^n} \right )+\frac{b}{2^n}$$

 

 Đồng nhất, ta tìm được $a=2,\, b=3$

 

Vậy $$\sum_{n=1}^{\infty}\frac{2n-1}{2^n}=2\sum_{n=1}^{\infty}\left ( \frac{n-1}{2^{n-1}}-\frac{n}{2^n} \right )+3\sum_{n=1}^{\infty}\frac{1}{2}=3$$




#532641 Tính giới hạn $\lim_{x\rightarrow \frac{\p...

Đã gửi bởi Mrnhan on 10-11-2014 - 05:43 trong Giải tích

Bài này lim không tồn tại xem chứng minh ở đây.

 

Bác nhầm rồi :) 

 

Kết quả bài giới hạn này ra bằng không :D




#532548 CMR: $L^q\left ( \left [ a,b \right ] \right )\...

Đã gửi bởi Mrnhan on 09-11-2014 - 15:57 trong Tôpô

1. Cho $k\in L^2\left ( \left [ 0;1 \right ]\times\left [ 0;1 \right ] \right )$ $k:\left [ 0;1 \right ]\times\left [ 0;1 \right ]\to \mathbb{R}$

   
    Với $f\in L^2\left ( \left [ 0;1 \right ] \right )$ đặt $\left ( Tf \right )\left ( s \right )=\int_{0}^{1}k\left ( s,t \right )f\left ( t \right )dt$.

   
    CMR: $T$ là một toán tử tuyến tính liên tục từ $L^2\left ( \left [ 0;1 \right ] \right )$ vào chính nó

 

 

2. Cho $a, b\in \mathbb{R}, a<b$ và $1\leq p\leq q<\infty$

   

    a. CMR: $L^q\left ( \left [ a,b \right ] \right )\subset L^p\left ( \left [ a,b \right ] \right )$

   

    b. CMR: Ánh xạ nhúng $i: L^q\left ( \left [ a,b \right ] \right )\to L^p\left ( \left [ a,b \right ] \right ),\, i(x)=x$ là ánh xạ liên tục




#531913 Tính 1, $\large \lim (x\rightarrow 1) \frac{(x...

Đã gửi bởi Mrnhan on 05-11-2014 - 08:20 trong Giải tích

Tính $1,\, \lim_{x\to 1}\frac{(x ^{x}-1)}{x\ln x}$

$2,\, \lim_{x\to 0}\left ( \frac{1+\tan x}{1+\sin x} \right )^{\frac{1}{\sin ^{3}x}}$

 

Câu 1. Cái này cho $x\to0$ mới hay, chứ cho $x\to$ thì đơn giản hơn nhiều.

 

Đầu tiên tính $$\lim_{x\to 0} x\ln x=\lim_{x\to 0}\frac{\ln x}{\frac{1}{x}}=\lim_{x\to 0}\frac{\frac{1}{x}}{-\frac{1}{x^2}}=-\lim_{x\to 0}x =0$$

 

Đặt $t=x\ln x$ thì 

 

$$\lim_{x\to 1}\frac{(x ^{x}-1)}{x\ln x}=\lim_{x\to 1}\frac{(e ^{x\ln x}-1)}{x\ln x}=\lim_{t\to 0} \frac{e^t-1}{t}=1$$

 

Câu 2. 

 

$$\lim_{x\to 0}\left ( \frac{1+\tan x}{1+\sin x} \right )^{\frac{1}{\sin ^{3}x}}=\lim_{x\to 0}\left [ \left ( 1+\frac{\tan x-\sin x}{1+\sin } \right )^{\frac{1+\sin x}{\tan x-\sin x}} \right ]^{\frac{(\tan x-\sin x)}{\sin^3x(1+\sin x)}}=\lim_{x\to 0}e^{\frac{\tan x-\sin x}{\sin^3x(1+\sin x)}}$$

 

Ta chỉ cần tính $$\lim_{x\to 0}{\frac{1}{1+\sin x}}=1$$

 

$$\lim_{x\to 0}{\frac{\tan x-\sin x}{\sin^3x}}=\lim_{x\to 0} \frac{\frac{1}{\cos^2x}-\cos x}{3\sin^2x\cos x}=\lim_{x\to 0}\frac{1-\cos^3x}{3\left ( 1-\cos^2x \right )\cos^3x}=\frac{1+\cos x+\cos^2x}{3(1+\cos x)\cos^3x}=\frac{1}{2}$$

 

Vậy $$\lim_{x\to 0}\left ( \frac{1+\tan x}{1+\sin x} \right )^{\frac{1}{\sin ^{3}x}}=\sqrt{e}$$




#531912 $\lim_{n\to \infty} \left(\sin \...

Đã gửi bởi Mrnhan on 05-11-2014 - 07:59 trong Giải tích

xXnVFkZ.gif

 

Gõ như sau:

$\lim_{n\to \infty} \left(\sin \sqrt{n+1}-\sin \sqrt{n}\right)$

Và đề nó hiện $\lim_{n\to \infty} \left(\sin \sqrt{n+1}-\sin \sqrt{n}\right)$

 

Ta áp dụng công thức lượng giác $$\sin a-\sin b=2\cos\frac{a+b}{2}\sin \frac{a-b}{2}$$

 

Thì $$\lim_{n\to \infty} \left(\sin \sqrt{n+1}-\sin \sqrt{n}\right)=\lim_{n\to \infty}2\cos\frac{\sqrt{n+1}+\sqrt{n}}{2}\sin \frac{\sqrt{n+1}-\sqrt{n}}{2}=2\lim_{n\to \infty}\cos\frac{\sqrt{n+1}+\sqrt{n}}{2}\sin \frac{1}{2\left ( \sqrt{n+1}+\sqrt{n} \right )}$$

 

Vì $$\left | \cos\frac{\sqrt{n+1}+\sqrt{n}}{2}\right |\leq 1, \, \lim_{n\to \infty}\sin \frac{1}{2\left ( \sqrt{n+1}+\sqrt{n} \right )}=0$$

 

Nên $$\lim_{n\to \infty} \left(\sin \sqrt{n+1}-\sin \sqrt{n}\right)=0$$




#531911 Tính giới hạn của: $\lim_{x\rightarrow +\infty}...

Đã gửi bởi Mrnhan on 05-11-2014 - 07:53 trong Giải tích

Tính giới hạn của:

$\lim_{x\rightarrow +\infty}\dfrac{x^{m}}{a^{x}};\left|a \right|>1$

 

Nếu $m\leq0$ là số thì đơn giản rồi. Nhưng nếu $m>0$ thì

 

Xét các trường hợp $m\in Z^+$ thì ta áp dụng quy tắc $L'hopital$ $m$ lần, và ta được 

 

$$\lim_{x\rightarrow +\infty}\dfrac{x^{m}}{a^{x}}=\lim_{x\to +\infty}\frac{m!}{a^x \ln^m|a|}=0$$

 

Còn $m\in R$ thì đặt $n=\left \lfloor m \right \rfloor+1>m\Rightarrow x^m<x^n$

 

Nên $$0<\lim_{x\rightarrow +\infty}\dfrac{x^{m}}{a^{x}}<\lim_{x\rightarrow +\infty}\dfrac{x^{n}}{a^{x}}=0$$

 

Vậy $$\lim_{x\rightarrow +\infty}\dfrac{x^{m}}{a^{x}}=0$$




#531909 Làm sao để phá được lnx khi x-> vô cùng trong tính giới hạn ?

Đã gửi bởi Mrnhan on 05-11-2014 - 07:45 trong Giải tích

2 bài này mình không biết làm thế nào để phá được thằng ln(x-1) ở câu a và lnx ở câu b

a/ $\lim_{x \to 1}lnx.ln(x-1)$ Đáp số là 0

b/ $\lim_{x \to 0}(x+1)^{lnx}$ Đáp số là 1

 

Thực ra 2 cây này giống nhau cả, phá làm gì?

 

Câu 1 thì đặt $t=x-1$, ta được $$\lim_{x\to 1}\ln x\ln(x-1)=\lim_{t\to 0} \ln(1+t)\ln t=\lim_{t\to 0} \frac{\ln t}{\frac{1}{\ln (1+t)}}=\lim_{t\to 0} \frac{\frac{1}{t}}{\frac{-1}{(1+t)\ln^2(1+t)}}=\lim_{t\to 0} \frac{-(1+t)\ln^2(1+t)}{t}=0$$

 

Câu 2 thì $\left ( 1+x \right )^{\ln x}=e^{\ln x \ln(1+x)}\to e^0=1$




#531645 $\lim_{x \rightarrow 0} \frac{e^{3x^2...

Đã gửi bởi Mrnhan on 03-11-2014 - 08:47 trong Giải tích

Tính 

$1. \lim_{x \rightarrow 0} \frac{e^{3x^2} \cos^5 x-1}{x^2}$

 

$2. \lim_{x \rightarrow 0} \frac{(\sqrt[3]{1+x^2}+2x)^{\frac{7}{5}}-(\sqrt[3]{1+x^2}-x)^{\frac{7}{5}}}{x}$

P/s: dùng đại lượng $VCB$.

 

1. Ta có

 

$$e^{3x^2}\sim 1+3x^2$$

 

$$\cos^5 x \sim \left ( 1-\frac{x^2}{2} \right )^5\sim 1-\frac{5x^2}{2}$$

 

 $$\Rightarrow e^{3x^2}\cos^5x-1\sim \left ( 1+3x^2 \right )\left ( 1-\frac{5x^2}{2} \right )-1\sim\frac{x^2}{2}$$

 

Vậy  $$\lim_{x \rightarrow 0} \frac{e^{3x^2} \cos^5 x-1}{x^2}=\frac{1}{2}$$

 

2. Tương tự, ta cũng có

 

$$\left ( \sqrt[3]{1+x^2}+2x \right )^{\frac{7}{5}}\sim \left ( 1+2x \right )^{\frac{7}{5}}\sim 1+\frac{14x}{5}$$

 

$$\left ( \sqrt[3]{1+x^2}-x \right )^{\frac{7}{5}}\sim \left ( 1-x \right )^{\frac{7}{5}}\sim 1-\frac{7x}{5}$$

 

$$\left ( \sqrt[3]{1+x^2}+2x \right )^{\frac{7}{5}}-\left ( \sqrt[3]{1+x^2}-x \right )^{\frac{7}{5}}\sim \left ( 1+\frac{14x}{5} \right )-\left ( 1-\frac{7x}{5} \right )=\frac{21x}{5}$$

 

Vậy $$\lim_{x\to 0}\frac{\left ( \sqrt[3]{1+x^2}+2x \right )^{\frac{7}{5}}-\left ( \sqrt[3]{1+x^2}-x \right )^{\frac{7}{5}}}{x}=\frac{21}{5}$$




#531192 Tính giới hạn dãy số: $\lim_{x \to +\infty }\left (...

Đã gửi bởi Mrnhan on 30-10-2014 - 19:29 trong Giải tích

Tính giới hạn dãy số:

$\lim_{x \to +\infty }\left ( \frac{1}{2} + \frac{3}{2^{2}} + \frac{5}{2^{3}} + ... + \frac{2n-1}{2^{n}} \right)$

 

Giải.

 

Đặt $x=\frac{1}{\sqrt{2}}$ thì bài toán trở thành

 

$$\lim_{n \to \infty }\left ( \frac{1}{2} + \frac{3}{2^{2}} + \frac{5}{2^{3}} + ... + \frac{2n-1}{2^{n}} \right)=\frac{1}{2}\lim_{n\to \infty}\sum_{i=1}^{n} (2i-1)x^{2i-2}$$

 

 

$$\sum_{i=1}^{n} (2i-1)x^{2i-2}=\left ( \sum_{i=1}^{n} x^{2i-1} \right )'=\left ( \frac{x-x^{2n+1}}{1-x^2} \right )'=\frac{1+x^2-(2n+1)x^{2n}+(2n-1)x^{2n+2}}{\left ( 1-x^2 \right )^2}$$

 

Ta có 

 

$$\left | x \right |<1\Rightarrow \lim_{n\to \infty} \sum_{i=1}^{n} (2i-1)x^{2i-2}=\frac{1+x^2}{(1-x^2)^2}$$

 

Vậy $$\lim_{x \to \infty }\left ( \frac{1}{2} + \frac{3}{2^{2}} + \frac{5}{2^{3}} + ... + \frac{2n-1}{2^{n}} \right)=3$$




#531136 Tích phân Lebesgue

Đã gửi bởi Mrnhan on 29-10-2014 - 22:27 trong Giải tích

Ai có tài liệu liên quan đến tích phân $Lebesgue$ và độ đo ko? Share :)




#530881 Chứng minh rằng $$\lim_{n\to \infty}n...

Đã gửi bởi Mrnhan on 28-10-2014 - 10:18 trong Giải tích

Bài 1 thì mình chỉ chứng minh được điều này $\lim_{n\to\infty}\mu(A_n)=0$ thôi. Đó là: $n\mu(A_n)=\int_{A_n}nd\mu\leq\int_{A_n}|f|d\mu\leq \int_{A}|f|d\mu<\infty$. Do đó, $\lim \mu(A_n)=0$.

 

 

Mình thấy có người giải như sau, không biết có cách khác không.

 

Đặt $B_n=\left \{x\in A: n\leq \left | f(x) \right |<n+1\right\}\Rightarrow B_n\cap B_m= \phi (n\neq m), \, A_n=\bigcup_{k=n}^{\infty} B_k$

 

Ta chứng minh được $$\sum_{k=1}^{\infty} k\mu(B_k)<\infty\Rightarrow \lim_{n\to \infty}\sum_{k=n}^{\infty} k\mu(B_k)=0$$

 

 Mà $$\sum_{k=n}^{\infty} k\mu (B_k)>n\sum_{k=1}^{\infty} \mu(B_k)=n\mu(A_n)$$




#530878 Chứng minh rằng $$\lim_{n\to \infty}n...

Đã gửi bởi Mrnhan on 28-10-2014 - 09:37 trong Giải tích

Tích phân $Lebesgue$

 

1. Cho $f$ là một hàm khả tích trên tập $A$ theo đô đo $\mu$ và cho $A_n=\left \{ x\in A: \left | f(x) \right |\geq n \right \}$. Chứng minh rằng: $$\lim_{n\to \infty}n\mu \left ( A_n \right )=0$$

 

2.  Nếu $f$ là một hàm khả tích không âm thì tích phân bất định của nó là một độ đo hữu hạn trên lớp các tập đo được.

 

(2 bài này trong sách GTH của Hoàng Tụy.)




#530782 Chứng mình độ đo $Lebesgue$ là đủ và $\sigma -$hữu hạn.

Đã gửi bởi Mrnhan on 27-10-2014 - 15:25 trong Giải tích

Chứng mình độ đo $Lebesgue$ là đủ và $\sigma -$hữu hạn.

 

P.s: Mới học kiến thức mới là độ đo nên có nhiều chỗ không hiểu, nếu ai đó làm thì làm rõ tý. :)




#530778 Tính $1+ab+...+a^{n}b^{n}+... $theo M và N

Đã gửi bởi Mrnhan on 27-10-2014 - 14:56 trong Giải tích

Biết $1+a+...+a^{n}+...=M (\left | a \right |< 1),1+b+...+b^{n}+...=N (\left | b \right |<1)$

Tính $1+ab+...+a^{n}b^{n}+... $ theo M và N.

 

@note: Chỉ bỏ những công thức trong 2 dấu dola, còn văn bản thì bỏ ngoài :)

 

Ta có 3 chuỗi đều hội tụ và 

 

$$M=1+a+...a^{n}+...=\sum_{n=1}^{\infty}a^n=\frac{1}{1-a}\Rightarrow a=1-\frac{1}{M}$$

 

$$N=1+b+...b^{n}+...=\sum_{n=1}^{\infty}b^n=\frac{1}{1-b}\Rightarrow b=1-\frac{1}{N}$$

 

$$S=1+ab+...(ab)^{n}+...=\sum_{n=1}^{\infty}(ab)^n=\frac{1}{1-ab}=\frac{1}{1-\left ( 1- \frac{1}{M}\right )\left ( 1- \frac{1}{N}\right )}=\frac{MN}{M+N-1}$$




#530746 Tính $\lim_{x\to0}({\frac{e^{sin...

Đã gửi bởi Mrnhan on 26-10-2014 - 23:47 trong Giải tích

Thanks...giờ mới biết cái công thức kia ! Nhưng mà vẫn không hiểu cách bạn làm.
Lúc hạ xuống thì cái
ln[(e^sinx-1)/x].lnx chứ đâu phải chỉ có (e^sinx-1)/x? Với lại sao tương đương thành 1+x/2 được vậy. Mình hơi bị ngu chỗ đó?

 

Mình viết thiếu chỗ đó :)




#530547 Tính $\lim_{x\to0}({\frac{e^{sin...

Đã gửi bởi Mrnhan on 26-10-2014 - 04:02 trong Giải tích

Tính giới hạn bằng phương pháp L'hospital, VCB:
$\lim_{x\to0}({\frac{e^{sinx}-1}{x}})^{ln(x)}$
Thanks trước !

 

Cái này chỉ áp dụng công thức này thôi( có thể chứng minh bằng $L'hopital$): $$\lim_{x\to 0} x^\alpha \ln x=0,\, \alpha>0$$

 

Ta có $$\frac{e^{\sin x}-1}{x}\sim 1+\frac{x}{2}$$

 

$$\ln\left ( 1+\frac{x}{2} \right )\sim \frac{x}{2}$$

 

$$\left ( \frac{e^{\sin x}-1}{x} \right )^{\ln x}=\exp\left \{ \ln\frac{e^{\sin x}-1}{x} \ln x\right \}\sim \exp\left \{ \ln\left ( 1+\frac{x}{2} \right )\ln x \right \}\sim \exp\left \{ \frac{x}{2}\ln x \right \}\to 1$$




#529296 $\lim(\frac{1}{n^2}+\frac{2...

Đã gửi bởi Mrnhan on 17-10-2014 - 23:24 trong Giải tích

Tìm giới hạn: $\lim(\frac{1}{n^2}+\frac{2}{n^2}+...+\frac{n-1}{n^2})$ khi $x\rightarrow \infty$

 

Cái này có thể sử dụng tổng tích phân $Riemann$ như sau

 

$\lim_{n\to \infty}\sum_{i=1}^{n-1}\frac{i}{n^2}=\lim_{n\to \infty}\frac{1}{n}\sum_{i=1}^{n-1}\frac{i}{n}=\int_{0}^{1}xdx=\frac{1}{2}$




#528364 $\lim_{x\to 0} \frac{\arcsin x-\...

Đã gửi bởi Mrnhan on 11-10-2014 - 23:35 trong Giải tích

 

$$\lim_{x\to 0} \frac{\arcsin x-\arctan x}{x^{3}}$$

 

Nếu biết cách khai triển $Maclaurin$ thì triển thôi, không thì chịu khó dùng đạo hàm qua $L'hospital$

 

$$\arcsin x=x+\frac{x^3}{6}+O(x^3)$$

 

$$\arctan x=x-\frac{x^3}{3}+O(x^3)$$

 

$$\Rightarrow \lim_{x\to 0} \frac{\arcsin x-\arctan x}{x^{3}}=\lim_{x\to 0}\frac{\frac{x^3}{2}+O(x^3)}{x^3}=\frac{1}{2}$$

 

Làm theo đạo hàm:

 

$$\lim_{x\to 0} \frac{\arcsin x-\arctan x}{x^{3}}=\lim_{x\to 0}\frac{\frac{1}{\sqrt{1-x^2}}-\frac{1}{1+x^2}}{3x^2}=\lim_{x\to 0} \frac{1+x^2-\sqrt{1-x^2}}{3x^2}=\lim_{x\to 0} \frac{2x+\frac{2x}{\sqrt{1-x^2}}}{6x}=\frac{1}{2}$$




#528347 Tính $\lim_{x\rightarrow 1}\frac{x+x^...

Đã gửi bởi Mrnhan on 11-10-2014 - 22:20 trong Giải tích

Tính các giới hạn sau:

a. $\lim_{x\rightarrow 1}\frac{x+x^{2}+x^3+...+x^{n}-n}{x-1}$

 

 

b. $\lim_{x\rightarrow a}\frac{(x^{n}-a^{n})-na^{n-1}(x-a)}{(x-a)^{2}}$

 

Câu b thay $a=1$ và $n\to n+1$ thành câu a.

 

Giới hạn này thể dùng $L'Hospital$

 

$\lim_{x\rightarrow a}\frac{(x^{n}-a^{n})-na^{n-1}(x-a)}{(x-a)^{2}}=\lim_{x\to a} \frac{n\left ( x^{n-1}-a^{n-1} \right )}{2(x-a)}=\lim_{x\to a}\frac{n(n-1)}{2}$