Đến nội dung

Uchiha sisui nội dung

Có 175 mục bởi Uchiha sisui (Tìm giới hạn từ 28-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#697867 ĐỀ THI OLYMPIC TOÁN TRƯỜNG ĐÔNG TOÁN PHỔ THÔNG KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ NĂM 2017

Đã gửi bởi Uchiha sisui on 06-12-2017 - 18:26 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài 6.

a. Dùng hai kết quả sau:

1. Cho tam giác $ABC$ với $M, N$ thuộc $BC$. Khi đó $(AMN)$ tiếp xúc với $(ABC)$ khi và chỉ khi $\angle MAN$ và $\angle BAC$ có chung phân giác.

2. Cho tam giác $ABC$, phân giác $AD$, $T$ thuộc $BC$. Khi đó $AT=TD$ khi và chỉ khi $AT$ tiếp xúc với $(ABC)$

b. Bổ đề. Cho $(O)$ và hai điểm $A, B$ nằm ngoài nó. Qua $A, B$ kẻ các tiếp tuyến $AC, AD, BE, BF$. $CD$ cắt $EF$ tại $G$. Lúc này $OG\perp AB$ tại $H$ thỏa $OG.OH=R^2$

Bổ đề này chứng minh thế nào anh? Nó đã xuất hiện ở những bài toán nào ? Sách nào ?




#697774 TOPIC Luyện tập về ứng dụng của tỉ số kép và hàng điểm điều hòa

Đã gửi bởi Uchiha sisui on 04-12-2017 - 20:05 trong Hình học

Bài 4. (China TST 2002) 

 

Cho tứ giác lồi $ABCD$, gọi $E, F, P$ lần lượt là giao điểm của $AD$ và $BC$, $AB$ và $CD$,  $AC$ và $BD$. Gọi $O$ là chân đường cao hạ từ $P$ xuống $EF$. Chứng minh rằng $\angle AOD=\angle BOC$ 

 

Hình gửi kèm

  • 3.png



#697771 TOPIC Luyện tập về ứng dụng của tỉ số kép và hàng điểm điều hòa

Đã gửi bởi Uchiha sisui on 04-12-2017 - 19:53 trong Hình học

Bài 3. (9) VMO 2010 

 

Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$ cố định $B,C$  và $A$ di chuyển trên $(O)$. Gọi phân giác trong và ngoài của tam giác lần lượt là $AD$ và $AE$ với $D,E$ thuộc $BC$. $M$ là trung điểm của $DE$. $H$ là trực tâm của tam giác $ABC$. Chứng minh rằng đường thẳng qua $H$ vuông góc với $AM$ luôn đi qua một điểm cố định khi $A$ di chuyển trên $(O)$.

 

 

Hình gửi kèm

  • 2.png



#697769 TOPIC Luyện tập về ứng dụng của tỉ số kép và hàng điểm điều hòa

Đã gửi bởi Uchiha sisui on 04-12-2017 - 19:42 trong Hình học

Bài 2.

 

Ta có: $MB.MK=ML.MC$ suy ra $M$ thuộc trục đẳng phương của $(CFL)$ và $(KBE)$.

 

Do đó $MP$ cũng là trục đẳng phương của hai đường tròn này nên $T$ cũng thuộc đường thẳng đó. 

 

Do đó $TB.TE=TC.TF$ suy ra $T$ thuộc trục đẳng phương của $(ABE)$ và $(ACF)$ nên giao điểm khác $A$ của hai đường tròn nằm trên $AT$.

 

 

Hình gửi kèm

  • 1.png



#695962 Chứng minh $MN \perp OP$

Đã gửi bởi Uchiha sisui on 02-11-2017 - 18:01 trong Hình học

Chọn đội tuyển KHTN 2013, thầy Hùng có 1 chuyên đề viết về cấu hình này

anh cho em xin tên file




#695895 $HK \parallel BC$

Đã gửi bởi Uchiha sisui on 31-10-2017 - 19:22 trong Hình học

K là điểm gì ?




#694084 Đề thi Olympic chuyên KHTN 2017

Đã gửi bởi Uchiha sisui on 02-10-2017 - 22:18 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Câu 6

 

Mặc dù bài này đã ra lâu rồi nhưng hôm nay em mới bắt tay vào lắm, vì thế em chỉ giải quyết con b) vì con a) quá quen thuộc rồi ! :)

 

b) Gọi $H$ là giao điểm của $KE\cap BC$, ${V}=KE\cap TU$. Dễ thấy $KE.KH=KP^{2}\Rightarrow \widehat{PHK}=\widehat{KPE}=\widehat{AKP}+\widehat{PAK}$. 

$\widehat{DPK}=\widehat{DTQ}=\widehat{DTF}+\widehat{FTQ}=\widehat{DAF}+\widehat{FQK}=\widehat{DAF}+\widehat{EAF}=\widehat{EAK}$

 

Suy ra tứ giác $HPDK$ nội tiếp $\Rightarrow \widehat{PKE}=\widehat{PDH}=\widehat{PQT}\Rightarrow KE//QT$

 

Dễ thấy tứ giác $TULF$ nội tiếp $\Rightarrow \widehat{TUL}=\widehat{AFK}=\widehat{AEK}=\widehat{HPK}\Rightarrow TU//HP$

 

Mà $(QP,LU)=-1$ $\Rightarrow T(QP,LU)=-1$, Do $EK//TQ$ $\Rightarrow J$ là trung điểm của $VH$ với $J$ là giao điểm của $KE$ và $TP$. Từ đó tứ giác $TVPH$ là hình bình hành suy ra $EK$ đi qua trung điểm $J$ của $TP$.

 

 

Hình gửi kèm

  • 5.png



#694030 Đề thi học sinh giỏi TP Hà Nội lớp 12 Vòng 2 2017

Đã gửi bởi Uchiha sisui on 01-10-2017 - 19:01 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 TP Hà Nội 

Ngày 30/09/2017

 

Bài 1. (4 điểm) Cho $x, y, z$ là các số hữu tỉ sao cho $x+y^{2}+z^{2}$, $y+z^{2}+x^{2}$ và $z+x^{2}+y^{2}$ đều là các số nguyên. Chứng minh rằng $2x$ là số nguyên.

 

Bài 2. (4 điểm) Cho hàm số $f:R\rightarrow R$ thỏa mãn điều kiện 

$f(tanx)=\frac{1}{2}sin2x-cos2x$       $\forall x\epsilon (-\frac{\pi }{2},\frac{\pi }{2})$

Tìm giá trị lớn nhất là nhỏ nhất của biểu thức  $f(sin^{2}x).f(cos^{2}x)$ $(\forall x\epsilon R)$

 

Bài 3. (4 điểm) Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$ với $AB< AC$. Gọi $M$ là trung điểm của cạnh $AB$, $N$ là điểm nằm trên cạnh $BC$ sao cho $BN=BA$. Đường tròn đường kính $AB$ cắt $(ANC)$ tại $P$. Gọi $E$ là giao điểm của đường thẳng qua $B$ vuông góc với  $MP$ và đường thẳng $AP$, $F$ là giao điểm của đường thẳng qua $B$ song song với $MP$ cắt $PN$ tại $F$. Chứng minh rằng $PC$ chia đôi $EF$.

 

Bài 4. (4 điểm) Tìm tất cả các đa thức $P(x)$ với hệ số thực sao cho: 

$(P(x))^{2}=2P(x^{2}-3)+1$   $(\forall x\epsilon R)$

 

Bài 5. (4 điểm) Với mọi $n\epsilon \left \{ 1,2,3 \right \}$ , ta gọi số tự nhiên $k$ là một số tự nhiên kiểu $n$ nếu $k=0$ hoặc $k$ là một số hạng của dãy $1;n+2;(n+2)^{2};(n+2)^{3};...$ hoặc $k$ là tổng của một số số hạng của dãy trên. Chứng minh rằng bất kì số nguyên dương nào cũng biểu diễn được dưới dạng tổng của một số kiểu 1 với một số kiểu 2 và một số kiểu 3.




#693767 Đề chọn đội tuyển QG Dak Lak năm 2017-2018

Đã gửi bởi Uchiha sisui on 26-09-2017 - 22:30 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài hình sử dụng hoàn toàn kiến thức lớp 9 và nó là 1 bài toán quen thuộc của lớp 9!




#691745 CMR: B, F, Q, T đồng viên

Đã gửi bởi Uchiha sisui on 28-08-2017 - 18:46 trong Hình học

Bài toán. Cho tam giác $ABC$ có tâm đường tròn nội tiếp $I$. Gọi $T$ là giao điểm của $AI$ và $BC$. Gọi $D,E,F$ lần lượt là các điểm tiếp xúc của $BC, CA,AB$ với $I.$ AD cắt (AI) tại G. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABG$ cắt $AI$ tại $Q$. Chứng minh rằng $B,F,Q,T$ đồng viên.




#691514 USAMO 2017 ngày 1

Đã gửi bởi Uchiha sisui on 25-08-2017 - 16:03 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Bài 3.

 

Đoạn đầu có thể xử lý được bằng trực đẳng phương như sau:

 

Gọi $W,G$ lần lượt là trung điểm của $BC$, cung $BC$ chứa $A$.

 

Xét ba đường tròn $(DM)$, $(\varpi )$, $(ADWG)$ thì ta có trục đẳng phương của ba đường tròn đồng quy tại $S$

 

Do đó dễ chứng minh $SA$ là phân giác ngoài của tam giác ABC tại đỉnh A.

 

Còn đoạn sau mình xử lý giống bạn dogsteven.




#691107 Chứng minh rằng $OP\perp AQ$.

Đã gửi bởi Uchiha sisui on 20-08-2017 - 11:13 trong Hình học

sao mình thây trong quyển tài liệu chuyên toán ko có nhỉ 

 

Muôn nơi.




#690954 Chứng minh rằng $OP\perp AQ$.

Đã gửi bởi Uchiha sisui on 18-08-2017 - 21:24 trong Hình học

Bạn có thể cho mình hỏi định lí này trong tài liệu nào được không?

 

Mình có định lý sau: Xét hai chùm $x,y,z,t$ và $x', y', z', t'$ thỏa mãn $x\perp x', y\perp y', z\perp z'$. Khi đó $(xy, zt)=(x'y', z't')\Leftrightarrow t\perp t'$

Ở trên có $O(AD, PM)=A(SP, QA')$, có $OA\perp AS, OD\perp AP, OM\perp AA'$ nên $AP\perp AQ$

 




#690445 Chứng minh rằng $OP\perp AQ$.

Đã gửi bởi Uchiha sisui on 13-08-2017 - 18:50 trong Hình học

Dựng $A'$ thuộc $SP$ sao cho $AA' || BC$, khi đó $O(AD, PM)=(AD, PM)=(A'Q, PS)=A(SP, QA')\Rightarrow OP\perp AQ$

Cho mình hỏi tại sao hai chùm điều hòa bằng nhau lại vuông góc




#687638 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi Uchiha sisui on 15-07-2017 - 20:36 trong Hình học

Bài 198. Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O),H$ là trực tâm của tam giác. Tiếp tuyến tại $A$ của đường tròn cắt $CH$ tại $P,$ kẻ phân giác $AD,PD$ cắt $AB$ tại $K.$ Chứng minh rằng $HK$ vuông góc với $AD.$

8.png




#686675 Luyện tập sử dụng phương pháp PQR - Bất đẳng thức SCHUR

Đã gửi bởi Uchiha sisui on 06-07-2017 - 10:47 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Mọi người chú ý là lời giải hạn chế tối đa sử dụng phương pháp khác, tập trung vấn đề chủ yếu cho topic ! 




#686674 OLYMPIC GẶP GỠ TOÁN HỌC 2017 KHỐI 11

Đã gửi bởi Uchiha sisui on 06-07-2017 - 10:46 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Anh chỉ đề nghị đề cho thầy, tác giả là một bạn người TQ.

 

 

Không ai full hết, có một bạn gần full thôi (sai ý ở câu PTH).

anh còn phầm mềm Maple SOS của anh không ạ em kiếm link nhưng bị die rồi 




#686602 OLYMPIC GẶP GỠ TOÁN HỌC 2017 KHỐI 11

Đã gửi bởi Uchiha sisui on 05-07-2017 - 19:07 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Câu bất đẳng thức khối 11 là do một bạn người bạn người Trung Quốc nhờ mình đề nghị. :D

Bài này là của anh ?




#686590 Luyện tập sử dụng phương pháp PQR - Bất đẳng thức SCHUR

Đã gửi bởi Uchiha sisui on 05-07-2017 - 18:05 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Thêm vài bài giữ lửa :) 

 

 

Bài 16. Cho $x,y,z$ là các số thực không âm thỏa mãn $x+y+z=1$. Chứng minh rằng:

 

$\frac{z-xy}{x^{2}+xy+y^{2}}+\frac{y-zx}{x^{2}+xz+z^{2}}+\frac{x-yz}{y^{2}+yz+z^{2}}\geq 2$

(Phạm Văn Thuận)

 

Bài 17. Cho $x,y,z$ là các số thực dương thỏa mãn $x+y+z=xyz+2$. Chứng minh rằng:

 

$(1-xy)(1-yz)(1-zx)\geq 0$

 

(Vasile Cirtoaje)




#686586 Luyện tập sử dụng phương pháp PQR - Bất đẳng thức SCHUR

Đã gửi bởi Uchiha sisui on 05-07-2017 - 17:54 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Anh có thể tiếp tục topic được không ạ em khá thích chủ đề này nhưng gần đây topic này không hoạt động  :(

Cảm ơn em đã ủng hộ topic của anh, từ giờ anh sẽ tập trung cho topic hơn ! Nếu rảnh em hãy rủ bạn bạn của mình vào giữ lửa cho topic




#685731 Đề chọn đội tuyển Anh dự thi IMO 2005

Đã gửi bởi Uchiha sisui on 27-06-2017 - 14:38 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Trước đây bài đề này đã từng được thảo luận ở topic: https://diendantoanh...-3/#entry363791

 

 

Ngoài ra

\[\sum \dfrac{a+3}{(a+1)^{2}} - 3 = \frac12\sum \frac{(abc^2+3)(a-b)^2+ab(a+b+2)(c-1)^2}{(a+1)^2(b+1)^2(c+1)^2} \geqslant 0.\]

Anh Huyện còn link tải phần mềm Maple của anh  không ? Nếu có thì cho em xin link với, em vào blog cũ của anh link hỏng hết rồi!




#685463 $\boxed{TOPIC}$ Véc-tơ và ứng dụng

Đã gửi bởi Uchiha sisui on 24-06-2017 - 14:07 trong Hình học phẳng

Cho mình hỏi topic này cho lớp 10 hay cả 11 và 12?




#685017 [VMO 2014] Ngày 2 - Bài 6 - Đại số

Đã gửi bởi Uchiha sisui on 19-06-2017 - 16:19 trong Bất đẳng thức - Cực trị

1 cách nữa

Nhìn vào đề bài như thế này ta thường hay nghĩ đến cách đổi biến

Với ý tưởng đó, ta đặt $\frac{x}{y}=a, \frac{y}{z}=b, \frac{z}{x}=c$ thì $abc=1$

$$T=\frac{1}{(a^4+1)(b+c)^3}+\frac{1}{(b^4+1)(c+a)^3}+\frac{1}{(c^4+1)(a+b)^3}$$

Áp dụng BĐT AM-GM:

$$(b+c)^3\geq 8bc\sqrt{bc}=\frac{8}{a\sqrt{a}}\geq \frac{16}{a^2+a}$$

Suy ra

$$16T\leq \frac{a^2+a}{a^4+1}+\frac{b^2+b}{b^4+1}+\frac{c^2+c}{c^4+1}$$

Ta có 

$$\frac{a^2+a}{a^4+1}\leq \frac{3(a^2+a)}{2(a^2+a+1)}\Leftrightarrow (a-1)^2(a+1)(3a^2+4a+3)\geq 0$$ (đúng)

Suy ra 

$$\frac{a^2+a}{a^4+1}+\frac{b^2+b}{b^4+1}+\frac{c^2+c}{c^4+1}\leq \frac{3}{2}\sum \frac{a+1}{a^2+a+1}\leq 3$$

(BĐT quen thuộc:nếu $abc=1$ thì $\sum \frac{a+1}{a^2+a+1}\leq 2$)

Suy ra $T\leq \frac{3}{16}$

 

1 cách nữa

Nhìn vào đề bài như thế này ta thường hay nghĩ đến cách đổi biến

Với ý tưởng đó, ta đặt $\frac{x}{y}=a, \frac{y}{z}=b, \frac{z}{x}=c$ thì $abc=1$

$$T=\frac{1}{(a^4+1)(b+c)^3}+\frac{1}{(b^4+1)(c+a)^3}+\frac{1}{(c^4+1)(a+b)^3}$$

Áp dụng BĐT AM-GM:

$$(b+c)^3\geq 8bc\sqrt{bc}=\frac{8}{a\sqrt{a}}\geq \frac{16}{a^2+a}$$

Suy ra

$$16T\leq \frac{a^2+a}{a^4+1}+\frac{b^2+b}{b^4+1}+\frac{c^2+c}{c^4+1}$$

Ta có 

$$\frac{a^2+a}{a^4+1}\leq \frac{3(a^2+a)}{2(a^2+a+1)}\Leftrightarrow (a-1)^2(a+1)(3a^2+4a+3)\geq 0$$ (đúng)

Suy ra 

$$\frac{a^2+a}{a^4+1}+\frac{b^2+b}{b^4+1}+\frac{c^2+c}{c^4+1}\leq \frac{3}{2}\sum \frac{a+1}{a^2+a+1}\leq 3$$

(BĐT quen thuộc:nếu $abc=1$ thì $\sum \frac{a+1}{a^2+a+1}\leq 2$)

Suy ra $T\leq \frac{3}{16}$

cho e hỏi làm sao lại tìm ra được BĐT đó (MÀU ĐỎ )




#684806 Luyện tập sử dụng phương pháp PQR - Bất đẳng thức SCHUR

Đã gửi bởi Uchiha sisui on 17-06-2017 - 15:11 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Lời giải bài 14: 

Trước tiên xin chứng minh BĐT quen thuộc: $a^2+b^2+c^2+2abc+1\geq 2(ab+bc+ca)$ theo kiểu dồn biến.

Giả sử $c$ bé nhất trong $3$ số.

Đặt: $f(a,b,c)=a^2+b^2+c^2+2abc+1-2(ab+bc+ca)$.

Ta có: 

$f(a,b,c)-f(\sqrt{ab},\sqrt{ab},c)=(\sqrt{a}-\sqrt{b})^2(a+b+2\sqrt{ab}-2c)\geq 0$.

Do đó, ta có: $f(a,b,c)\geq f(\sqrt{ab},\sqrt{ab},c)$.

Ta chứng minh: $f(\sqrt{ab},\sqrt{ab},c)\geq 0$.

Thật vậy: $f(\sqrt{ab},\sqrt{ab},c)=(c-1)^2+2c(\sqrt{ab}-1)^2\geq 0$.

Áp dụng BĐT vừa chứng minh:

$(a^2+b^2+c^2+2abc+1)^2\geq 4(ab+bc+ca)^2\geq 12abc(a+b+c)\geq 36(abc)^2$.

Suy ra: $a^2+b^2+c^2+2abc+1\geq 6abc$.

Từ đó, ta có đpcm.

 

P/S: Bài này là của mình á bạn. :)

Cảm ơn Bảo đã đưa ra lời giải, mình cũng đa ghi nguồn cho bài toán, hi vọng bảo sẽ góp lửa cho topic nhiều hơn !




#684704 Luyện tập sử dụng phương pháp PQR - Bất đẳng thức SCHUR

Đã gửi bởi Uchiha sisui on 16-06-2017 - 16:46 trong Bất đẳng thức - Cực trị

  :closedeyes: Tiếp tục  :closedeyes:

 

Bài 14. Cho a, b, c là các số thực dương thỏa mãn $\frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ca}\geq 3$. Chứng minh rằng:

 

$a^{2}+b^{2}+c^{2}-4abc+1\geq 0$                                                                   

 

(Sưu Tầm)

 

P/s: Bài này bạn Baoriven đã up lên diễn đàn, tạm thời mình chưa biết nguồn nên để là sưu tầm!

 

 

Bài 15. Cho x, y, z là các số thực dương thỏa mãn $x+y+z=1$. Chứng minh rằng 

 

$\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}+48(xy+yz+zx)\geq 25$