Đến nội dung

đoàn chi nội dung

Có 223 mục bởi đoàn chi (Tìm giới hạn từ 03-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#168736 phương trình đạo hàm riêng

Đã gửi bởi đoàn chi on 06-10-2007 - 18:43 trong Tài nguyên Olympic toán

Bạn có thể vào trang http://tailieuhoctap.wordpress.com để tìm bài tập và trao đổi về PTĐHR. Hy vọng bạn sẽ tìm được điều mình muốn.
Chúc vui.



#163338 Algebraic number theory

Đã gửi bởi đoàn chi on 17-08-2007 - 23:04 trong Toán học hiện đại

Bạn share cho tớ cuốn "The representation theory of the symmetric groups" của G.D.James với nhé. Cảm ơn nhiều nhiều. Hay bạn upload lên forum luôn được không???



#158938 Lecture Notes in Mathematics

Đã gửi bởi đoàn chi on 04-07-2007 - 00:16 trong Tài nguyên Olympic toán

Tất nhiên là không rồi, bạn phải có account chứ.



#156707 Cần các thành viên giúp đỡ

Đã gửi bởi đoàn chi on 08-06-2007 - 09:45 trong Tài nguyên Olympic toán

OK. Chờ một lúc nhé.



#152357 Chứng minh định lý Fecma

Đã gửi bởi đoàn chi on 30-03-2007 - 00:11 trong Lịch sử toán học

Hai người này khác nhau quá bà con nhỉ. AL là một theory builder, còn htspmu có thể được xem là một người ủng hộ nhiệt thành cho trường phái problem solving. Nhưng theo tớ, chứng minh được bài toán Fermat bằng sơ cấp cũng sẽ đem lại những điều hay đấy. Như giả thuyết Golbach dù chưa được chứng minh hoàn toàn, nhưng trường hợp 1+2 cũng đã được chứng minh đầu tiên bằng cao cấp, sau đó là bằng sơ cấp đấy chứ. Không rõ tớ nhớ (và viết tên) có nhầm không?
Không biết AL và QC có quan hệ gì với nhau không, mà sao võ công có vẻ tương tự thế nhỉ?



#152158 Chứng minh định lý Fecma

Đã gửi bởi đoàn chi on 28-03-2007 - 13:54 trong Lịch sử toán học

Nói thế cũng không hẳn chính xác, người ta không lấy mỗi giải Fields để đánh giá ai giỏi ai kém, vì theo tớ hiểu, thì những người đoạt giải Fields nên được xem là những người nằm trong nhóm các nhà toán học số một thôi, có những số môt khác không đoạt giải Fields, có phải không nhỉ.



#152054 Chứng minh định lý Fecma

Đã gửi bởi đoàn chi on 27-03-2007 - 18:55 trong Lịch sử toán học

Thôi chết rồi, khéo khéo bà con lại chuẩn bị chứng kiến Đấu khẩu.* new version rồi. Về Erdos, tớ không có hiểu biết gì, nhưng hồi xưa có một lần trong TTVNOL có thấy một anh nói một câu "Con gà Erdos đẻ đến 2000 quả trứng mà toàn trứng vàng", chắc cũng không đến nỗi nào nhỉ. Các bác Mod chuẩn bị tinh thần chuyển cái này về nơi nó cần phải đến nhé.
Chúc vui.
Chào mừng các đại hiệp trở lại với chiến trường.



#151671 Chứng minh định lý Fecma

Đã gửi bởi đoàn chi on 24-03-2007 - 08:17 trong Lịch sử toán học

Đã có quá nhiều lời khuyên, nên lời khuyên của tôi cũng bằng thừa, những vẫn cứ phải khuyên các bạn học sinh phổ thông, các bậc giáo viên phổ học, rằng đừng đâm đầu vào định lý Fermat nữa. Chả ai hứng thú với những cách giải sơ cấp cả. Lời khuyên chân thành, hãy từ từ học cho vững các kiến thức toán học ở bậc đại học, rồi chuyên sâu vào lãnh vực hình học đại số số học, nếu còn hứng thú với chứng minh của Wiles, thì nên học kỹ thêm đường cong elliptic, các dạng modular, biểu diễn Galois. Định lý Fermat chỉ là 1 trong vô vàn các đóa hoa của toán học, nếu toán học chỉ có mỗi định lý Fermat thì chắc là buồn tẻ phải biết. Hơn nữa chúng ta cũng tự nên biết tầm cỡ dân tộc việt nam của chúng ta đứng ở đâu trên thế giới. Cỡ như người việt nam chúng ta chỉ mong kiếm được 1 ghế Prof ở 1 trường đại học từ trung bình đến khá, hoặc có thể lên đến giỏi. Cả đời nghiên cứu chắc độ dăm chục đến 1 trăm bài báo, vài bài được đăng ở 1 số tạp chí nổi tiếng, thế là mãn nguyện cũng như là vừa tầm với 1 dân tộc thấp bé phát triển chậm và kém thông minh như việt nam ta rồi. Mà đừng tưởng là lên được Prof ở 1 trường trung bình trên thế giới hoặc có 1 bài ở Invent là dễ nhé. Còn những chuyện cao siêu như Fermat, hay các giả thuyết này nọ khi mà thế giới chỉ sản sinh ra độ 1,2 người đếm trên đầu ngón tay có khả năng giải quyết thì không thể có chuyện 1 học sinh phổ thông việt nam có thể làm nổi được. Nhìn 1 cách nghiệp dư từ bên ngoài vào lúc nào vấn đề chả đơn giản, đến khi cái nghiệp toán nó là nghiệp chính kiếm ăn của mình rồi mới thấy toán rất rất khó, chả dễ xơi đâu ạ.

1. Tự ti quá nhỉ.
2. Theo tớ nghĩ, không phải là người ta không hứng thú với cách giải sơ cấp, mà vì cho đến nay nó vẫn còn là quá khó. Với lại, người ta chỉ nhớ mỗi tên Iury Gagarin là người đầu tiên bay vào vũ trụ, chứ còn người thứ hai là ai thì cũng không hẳn là ai cũng biết đâu. Trường hợp của FLT cũng vậy mà thôi.



#148746 Tên gọi giải tích,đạo hàm do đâu mà có?...

Đã gửi bởi đoàn chi on 24-02-2007 - 02:10 trong Lịch sử toán học

Những người Việt Nam đầu tiên sử dụng các khái niệm "Giải tích", "Đạo hàm", "tích phân", "giới hạn",... là những nhà toán học thế hệ đầu tiên của Việt Nam (Lê Văn Thiêm, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Thúc Hào, Phan Đức Chính, Nguyễn Thừa Hợp, Hoàng Hữu Đường, ....(tớ biết một số thôi, nên để dấu ba chấm cho hợp lý)). Các thầy đề được du học tại nước ngoài (Pháp, Nga,...). Bạn có thể chú ý thấy rằng các khái niệm trên đều là từ Hán Việt, đó là một phần vì các tài liệu mà các thầy biên dịch sang tiếng Việt có nguồn là từ Trung Quốc, một phần vì vốn tiếng Việt thuần không thể mô tả mọi sự vật hiện tượng được (70% từ tiếng Việt là từ Hán Việt mà).
Bạn có thể sử dụng wikipedia để tìm hiểu thêm về sự ra đời của các khái niệm sơ đẳng của Giải tích toán học, có thể tìm hiểu trong các cuốn sách Giới thiệu về Giải tích toán học (Tớ có cuốn của Phích ten gôn, Euler,...), hoặc Đại số, Hình học (cái này tớ không chuyên, không rõ).
Chúc vui vẻ.



#148745 Học toán trong ĐH

Đã gửi bởi đoàn chi on 24-02-2007 - 02:02 trong Kinh nghiệm học toán

Học Toán trong Đại học khác với học toán ở Phổ thông vì lượng kiến thức, vì cách giảng dạy, vì cách trình bày giáo trình, vì cách tiếp cận của sinh viên đối với môn học. Có thể nói toán ở Đại học là một bước nhảy vọt đối với toán ở phổ thông.
Để học tốt, tớ nghĩ bạn nên có chữ Nhẫn, ở đây hiểu là kiên nhẫn. Nhẫn để tiếp thu, để ngấm, và để nghiền ngẫm kiến thức. Đối với HUT, bạn có thể không có nhu cầu học toán quá sâu, thì bạn cần làm bài tập thực hành cho nhuần nhuyễn lý thuyết (không ít đâu nhé). Chúc bạn thành công.



#147508 Chứng minh định lý Fecma

Đã gửi bởi đoàn chi on 14-02-2007 - 16:09 trong Lịch sử toán học

Vẫn không hiểu ý tưởng. Tôi sợ bạn lại ngộ nhận mất, vì A.Wiles đâu có dựa vào định lý Pythagoras để giải bài này? Cái mà ông ấy làm, không rõ bạn đã đọc chưa, hình như là 250 trang cả thảy, nó liên quan tới việc xây dựng một loạt các cấu trúc trong hình học đại số, và sử dụng các công cụ toán học mạnh nhất, hiện đại nhất của Toán học hiện đại. Tôi làm về Giải tích nên không có nhiều kiến thức về Hình học đại số, nhưng bạn có thể gửi sơ bộ cách giải của mình đến một số anh em trên diễn đàn này, là những người đang làm NCS về ngành này, ví dụ như noproof, canh_dieu, hoặc bạn có thể gửi cho Kakalotta, tôi thấy cậu ấy rất nhiệt tình giúp đỡ mọi người.
Chúc sức khỏe.



#147324 Chứng minh định lý Fecma

Đã gửi bởi đoàn chi on 12-02-2007 - 23:00 trong Lịch sử toán học

Xin lỗi, tôi chưa đọc chứng minh của A.Wiles, và tôi chắc chắn không hiểu A.Wiles chứng minh như thế nào. Theo tôi nghĩ, ở nước ta, số người đọc và hiểu được chứng minh đó không vượt quá nhiều số ngón trên hai bàn tay của ông ta (hoặc cũng có thể tính thêm cả mấy ngón ở chân nữa) (cái này là hiểu biết chủ quan, nếu sai thì tôi xin lỗi và sẽ sửa ngay khi có thông tin phản hồi). Bạn có phải là một người như vậy? Mong rằng bạn tha lỗi cho tôi viết như thế, nhưng nếu có thể, bạn đưa lên diễn đàn ý tưởng chứng minh của mình được không? Hoặc nếu không muốn thì bạn nêu những ý tưởng tổng quan nhất cũng được.
Rất mong bạn không phật lòng vì những gì tôi viết ở trên. Chúc bạn sức khỏe và thành công.
Chào thân ái.



#147323 Valentine với diễn đàn toán học!!!

Đã gửi bởi đoàn chi on 12-02-2007 - 22:42 trong Quán trọ

Ui, vậy một tiếng ngồi tâm sự với MB, thuantd có chộp được cái ảnh nào không? Có thể sau khi xin phép chủ nhân, thuantd đưa ảnh lên xem ''hai má hồng hồng'' là như thế nào?



#147244 Gieo trồng...

Đã gửi bởi đoàn chi on 12-02-2007 - 15:29 trong Góc giao lưu

Mọi người có thể cung cấp thông tin về MR Right của cô gái kia được không? Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Chúng ta cần phải nghiên cứu chiến thuật đầy đủ truớc khi tiến quân.

Sao mình lại thích giúp KK thế nhỉ. Mr. Right của nàng, theo tớ là ở ngay bên right của nàng đó và đã xong PhD ở Buffalo. Thứ nhất cự ly thứ nhì tốc độ, nhưng chai mặt là số zach. KK thử xem có cái conference nào ở Buffalo về PDEs hay về cái gì đó liên quan đến KK, phi sang đó xem sao. Ca này nan giải đây.



#146701 Gieo trồng...

Đã gửi bởi đoàn chi on 08-02-2007 - 20:31 trong Góc giao lưu

Các bác nói lắm thế mà chả thấy có cải ảnh nào là sao? Hoa thơm mỗi người ngửi tí chứ :geq

Mời chú thưởng lãm nhé. Cái này trong Tuổi trẻ mà.

Hình đã gửi

Nếu theo tranminhlong viết, thì tớ cũng đoán được Mr.Right của KK's PDEser-in-dream là ai rồi. KK cố lên. Cả diễn đàn vỗ tay cổ vũ KK nào.
:clap :clap :geq :D

File gửi kèm




#146627 Học lại từ đầu!

Đã gửi bởi đoàn chi on 08-02-2007 - 17:02 trong Kinh nghiệm học toán

I. Vậy thì chúc bạn thành công trong kỳ tốt nghiệp tới. Đạt điểm số cao và sẵn sàng cho kỳ thi Cao học. Dưới đây là một số thông tin về tuyển sinh và đào tạo Sau Đại học ngành Toán-Cơ-Tin học của ĐHKHTN HN:

1. Không có ngành Toán tin ứng dụng đâu bạn. Trong hệ thống đào tạo Sau Đại học ở Khoa Toán có các chuyên ngành:

a. Cơ học Chất lỏng,
b. Cơ học Vật rắn biến dạng,
c. Đại số và Lý thuyết số,
d. Đảm bảo toán học cho máy tính và các hệ thống tính toán,
e. Giải tích, Hình học và tô pô,
f. Lý thuyết xác suất và thống kê toán học,
g. Phương trình vi phân và tích phân,
h. Phương pháp toán sơ cấp
i. Toán học tính toán và toán ứng dụng.

Thông thường, các bạn học Toán tin ứng dụng thi vào các ngành: d, f, i. Tuy nhiên cũng có bạn có thiên hướng về toán, khi đó có thể thi vào các ngành còn lại. Ngành h. dành cho các bạn Sư phạm hoặc các bạn đã, đang và sẽ giảng dạy ở Phổ thông. Hai ngành Cơ học để cho các bạn tốt nghiệp lớp Toán Cơ, còn các bạn lớp Toán có thể thi các chuyên ngành (tất nhiên, nói chung là trừ chuyên ngành d., nhưng nếu bạn thi thì cũng không ai cấm cả, và nếu đỗ vẫn vào học như thường). Nội dung thi của a,b là giống nhau (không nhớ rõ môn); c,e,f,g,h,i là giống nhau (Đại số+ Giải tích); d. sẽ thi hai môn là TIn học Cơ sở và Toán logic (hoặc có thể thi Đại số). Ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung) trình độ B.

2. Có hai đợt tuyển sinh: Một đợt vào tháng Năm, dành cho các đối tượng đã tốt nghiệp Đại học. Đợt này tuyển Cao học và NCS. Đợt 2 (đợt này gay go hơn nhiều) dành cho các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp, từ loại Khá trở lên (từ TB Khá thì phải có 2 năm kinh nghiệm), thi vào tháng Chín.

3. Hai đợt sẽ tuyển một số lượng Học viên Cao học nhất định (năm 2006 tuyển hơn 100 người), và sẽ bắt đầu học từ tháng 11 hoặc tháng 12.

4. Mọi thông tin khác, các bạn có thể lên Phòng Sau đại học của trường mình mà hỏi. Theo tớ được biết thì đến khoảng tháng 2 hoặc đầu tháng 3 gì đó, tùy theo từng năm, sẽ có bán hồ sơ.

5. Các bạn Sinh viên tốt nghiệp từ loại giỏi trở lên, không phải thi lại môn chuyên ngành nào (ở Khoa mình thì là các môn Toán và Tin học) sẽ được xét chuyển tiếp Cao học. Tùy vào từng năm mà các bạn sẽ được hưởng các chế độ ưu tiên (học bổng, miễn, giảm học phí). Nếu bạn tốt nghiệp loại xuất sắc hoặc tương đương thì sẽ được xét chuyển tiếp Nghiên cứu sinh. Chi tiết cũng nên tham khảo ở trên trường. Các bạn cũng có thể vào trang web của ĐHQG, hy vọng sẽ có các thông tin bổ ích cho mình. Xét chuyển tiếp vào tháng 6-8 (tức là sau khi các bạn tốt nghiệp là lên mua hồ sơ xét chuyển tiếp luôn).

II. Từ trước đến nay, cho đến năm nay (năm sau thì tớ không biết), việc thi vào Cao học Toán khá dễ, không quá khó khăn (vì các môn thi là Đại ố và Giải tích chỉ mang tính chất cơ sở, không có GT Hàm, và ĐS Đại cương cũng không có nhiều, khá ít là đằng khác), và hầu như là bạn chỉ phải thi với chính mình (vì chỉ cần qua điểm trung bình là được tuyển, tuy nhiên năm ngoái đã có lúc Khoa dự định lấy 17.5 điểm, sau lại đổi ý :D ). Tuy nhiên, nhằm đưa công tác đào tạo SDH càng ngày càng trở nên chính quy, việc tuỷên sinh càng ngày càng trở nên khó khăn, và việc học cũng vậy. Các bạn ở nước ngoài thì rõ ràng có điều kiện học Cao học trong môi trường cực kỳ chính quy và hiện đại, được tạo mọi điều kiện để học tập và nghiên cứ tốt, có thể xem đào tạo SDH ở nhà là yếu kém, nhưng có thể nói rằng đào tạo SDH ở Khoa Toán ĐHKHTN HN khá nghiêm túc và đang dần dần có những biến chuyển rõ rệt về chương trình, quy mô và tính chính quy. (coi như quảng cáo cho Khoa luôn, các bác Mod thấy không ổn thì cứ xóa nhé, cảm ơn).

III. Về đề thi, bạn có thể vào trong phần Đề thi-Đáp án, cứ nêu câu hỏi sẽ có người giải đáp. Trước tớ đã có mấy cái đề GT năm ngoái, nhưng vứt đâu mất nên đành thất hứa với các bạn trên diễn đàn. Xin hứa năm nay sẽ có để phục vụ các bạn.

IV. Thế nhé. Chúc bạn thành công và có những bước đi vững chắc trong tương lai.
Chào thân ái.



#146623 Góp ý cho diễn đàn

Đã gửi bởi đoàn chi on 08-02-2007 - 16:47 trong Góp ý cho diễn đàn

Chào anh,

Trang chủ Diễn đàn đang phải khắc phục lỗi kỹ thuật nên tạm thời ngừng hoạt động. Khi nào sửa xong anh Sơn sẽ đưa ra lại như cũ thôi.

Vậy à, thế thì cảm ơn Năng Lượng nhé. Chúc mọi ngừơi thành công.



#146483 Dạy giới han như thế nào?

Đã gửi bởi đoàn chi on 08-02-2007 - 00:48 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Thế thì em xung phong đứng góc lớp, ngoảnh mặt ra phía cô để vừa ngắm cô vừa nghe cô giảng, thế mới hiểu bài nhanh được. Công nhận Saomai nêu vấn đề và giải quyết rất rõ ràng, rành mạch và dễ hiểu cho đối tượng là học sinh mới bắt đầu làm quen với khái niệm cơ bản của giải tích toán học. Làm sao cho học sinh có một ấn tượng ban đầu thật tốt, thì các phần sau mới tiến triển tốt đẹp được.



#146482 trường đại học nào

Đã gửi bởi đoàn chi on 07-02-2007 - 23:49 trong Góc giao lưu

Thế theo mọi người theo Toán thì nên chọn Tự nhiên hay Sư phạm

Cũng tùy theo em muốn học toán làm gì. Chủ yếu để dạy cấp 3 thì theo Sư phạm, chủ yếu để không dạy cấp 3 thì sang Tự nhiên. (nhưng dân Tự nhiên đi dạy cấp 3 cũng có nhiều :D )



#146479 Góp ý cho diễn đàn

Đã gửi bởi đoàn chi on 07-02-2007 - 23:41 trong Góp ý cho diễn đàn

Xin lỗi, tôi muốn hỏi là vì sao bây giờ không vào được trang web của diễn đàn toán học, mà khi gõ diendantoanhoc.net, không có forum gì cả, thì vẫn vào ngay forum. Có phải do lỗi cookie của máy tôi không? Nếu phải thì mong Mod giúp đỡ cách khắc phục. Nếu không phải thì vì sao?
Xin cảm ơn.
Chúc các bạn trong diễn đàn khỏe.



#146306 Gieo trồng...

Đã gửi bởi đoàn chi on 07-02-2007 - 06:22 trong Góc giao lưu

Hờ hờ, KK có vẻ hơi nhiệt (độ) tình quá nhỉ. Nếu bác tranminhlong không cho biết tên thì có một số cách: Vào trang web của Trường ĐHKHTN TP HCM, vào Khoa Toán, chắc là có; hỏi các cao thủ trên diễn đàn (XR, TLCT,nhloc,...) chắc là biết.
Chúc KK thành công nhé. :)

PS:Tìm giúp KK nhé. Vào link này này:

Vào đây mà tìm nhé.



#146302 Học lại từ đầu!

Đã gửi bởi đoàn chi on 07-02-2007 - 04:43 trong Kinh nghiệm học toán

1. Việc rất nhiều sinh viên các ngành tại các trường ĐHKHTN (HN, tp HCM) đi học Nghiệp vụ sư phạm là chính xác, coi như có thêm một công cụ để đảm bảo cho việc đi làm sau này, trong trường hợp "phải" về làm giáo viên phổ thông (không rõ các trường Đại học và Cao đẳng, THCN có cần không). Nhưng nhiều khi việc làm này hơi hình thức, vì chẳng nhẽ không có tấm chứng chỉ NVSP, mà đâu có phải ai có cũng là học thực chất, nói thật lòng đấy, thì không đủ trình độ dạy học à. Quan trọng là cái kiến thức và khả năng truyền thụ ấy chứ. Các thầy cô ở các trường ĐHKHTN chẳng có NVSP gì mà sao giảng vẫn hay đó thôi.
2. Bạn likemaths: Bạn yêu toán, cái này rất đáng quý, và tớ nghĩ bạn nên nuôi trong mình một tình yêu đối với toán học như bạn vẫn có. Việc bạn sắp tốt nghiệp ngành Toán của ĐHSP (HN? HCM?) chứng tỏ bạn cũng có một số hiểu biết nhất định về toán học, dù bạn nói rằng bạn thất vọng về kiến thức của mình. Nhưng tớ nghĩ rằng việc bạn quyết định đi học lại ĐHKHTN vì chương trình nó hay thì nên cân nhắc kỹ. Tớ có ba trường hợp thực tiễn:
(1.) ông bạn vàng của tớ thi được giải Toán và Tin quốc gia (mỗi năm một giải), đã học ĐHSP HN1 1 năm nhưng rồi bỏ (được tuyển thẳng nhé) và thi sang Khoa Toán ĐHKHTN HN.
(2.) ông anh học cùng lớp tớ đã từng học CĐSP (hình như Hà Nam Ninh), dạy ở trường chuyên cấp hai của tỉnh Hà Nam, bỏ dạy để đi học Khoa Toán ĐHKHTN HN.
(3.) một cô bé (lớn tuổi rồi) chồng con đàng hoàng, có công việc ở ngân hàng, thi và học ở Khoa Toán ĐHKHTN HN. SV lớp đó kém cô bé đó cỡ 10 tuổi.
Một lý do chung là vì họ cảm thấy cần phải học và có nhu cầu học. Và họ chọn môi trường ĐHKHTN HN. Không thể nói là ĐHKHTN HN hay ĐHSP HN ai hơn ai kém, vấn đề là môi trường hợp với ai thôi. Đúng như bạn thuantd nói, vấn đề là mình tự học thế nào, chứ không phải là chương trình thế nào. Nếu bạn kết thúc học ĐHSP rồi, và cảm thấy là mình thực sự cần thiết phải học lại chương trình toán, của ĐHKHTN HN chẳng hạn, thì nên suy nghĩ một cách nghiêm túc, cẩn thận, vì bỏ ra một khoảng thời gian 4 năm học tập, vất vả và gian nan, đòi hỏi sự kiên trì và phấn đấu liên tục, và không có gì đảm bảo là trong suốt bốn năm đó bạn không lặp lại cái tình cảnh của bạn trong quãng đời sinh viên trước, là cả một vấn đề lớn đấy. Còn nếu quyết tâm, thì cứ tiến lên thôi, đừng ngại ngùng gì. Học là quá trình suốt cả đời mà bạn.
Đôi dòng tâm sự với bạn. Có gì hơi quá thì bạn bỏ quá nhé.
Cố gắng nhé. Chúc bạn thành công và tìm ra con đường đi đúng cho mình. Hãy tự tin vào chính mình.
Thân ái.



#146156 Về chữ ký các thành viên

Đã gửi bởi đoàn chi on 05-02-2007 - 23:55 trong Xử lí vi phạm - Tranh chấp - Khiếu nại

Mách Mod một cái, bạn Đăng Anh Tuấn có chữ ký to đấy, nhưng mà chữ ký của bạn ấy xinh ra phết. :)



#146101 Mỗi tuần một ca khúc!

Đã gửi bởi đoàn chi on 05-02-2007 - 18:13 trong Quán nhạc

Mercy bác nhiều nhiều. Các bác đã down được bài hát Hà Nội ngày chia xa chưa? Nếu chưa thì để em upload lên mạng. Vì em không có sẵn ở đây, lại lười nữa.



#146013 Mỗi tuần một ca khúc!

Đã gửi bởi đoàn chi on 05-02-2007 - 02:38 trong Quán nhạc

Mấy hôm buồn ngồi kiếm được bài hát này

Hà Nội ngày chia xa
(www.nhacso.net)
Nhạc và lời: Hữu Xuân
Thể hiện: Ngọc Tân

Mai ta xa rồi rời xa Hà Nội,
xa mỗi hàng cây góc phố thân quen,
từng tiếng chuông chùa ngân nga chiều đổ,
mặt Hồ Gươm lung linh những ánh đèn.

Hà Nội ơi, bao nhiêu mùa chở gió,
xao động lòng ta đến tận bao giờ.
Nước Tây Hồ thì thầm con sóng,
chiều bình yên nghe gió hát xôn xao.

Đành lòng xa nhé Hà Nội mến yêu ơi,
dịu dàng quá cơn mưa mùa hạ đến.
Hà Nội ơi còn cồn cào chi nữa,
những kỉ niệm xưa có bao giờ quên.

Ước một ngày ta trở lại đây,
nhẹ bước bên em trên đường Hà Nội.
Ta vẫn có mình như ngày xưa ấy,
xa nhau rồi, xa nhau rồi, lại gặp Hà Nội ơi…

Chia xa con đường tuổi thơ Hà Nội,
qua mái trường xưa in dấu trong tôi,
chợt thấy tim mình xốn xao bồi hồi,
bạn bè tôi nơi đâu bốn phường trời…

Hà Nội ơi, tôi mơ về nơi ấy:
Con đường ngày xưa ta chung lối về,
tiếng leng keng tầu điện phố vắng,
và bài ca em đã hát cho tôi.

Rồi mùa thu xa, rồi mùa đông cũng đi xa,
để mặc cho cây lộc vừng đứng đó,
để góc phố ngạt ngào mùi hoa sữa,
đến cả hàng cây sấu cũng bơ vơ.

Xin gặp lại những ngày tuổi thơ,
còn mãi trong tôi biết bao kỉ niệm.
Ôi, tiếc nuối ngày xưa ngày xưa ấy,
đã xa rồi, mai xa rồi, Hà Nội, Hà Nội ơi…

Đàng lòng xa nhé Hà Nội mến yêu ơi,
dịu dàng quá cơn mưa mùa hạ đến.
Hà Nội ơi còn cồn cào chi nữa,
những kỉ niệm xưa có bao giờ quên.

Ước một ngày ta trở lại đây,
nhẹ bước bên em trên đường Hà Nội.
Ta vẫn có mình như ngày xưa ấy,
xa nhau rồi, xa nhau rồi, lại gặp
Hà Nội ơi…