Đến nội dung

letankhang nội dung

Có 1000 mục bởi letankhang (Tìm giới hạn từ 28-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#451460 Xác định tọa độ điểm $B$ trên đường thẳng $(d)$ sao cho...

Đã gửi bởi letankhang on 18-09-2013 - 17:03 trong Đại số

Cho đường thẳng $(d):y=-x+3$. Điểm $A(1;4)$. Xác định tọa độ điểm $B$ trên đường thẳng $(d)$ sao cho $AB$ nhỏ nhất




#437654 Vừa học toán vừa chơi

Đã gửi bởi letankhang on 23-07-2013 - 22:52 trong IQ và Toán thông minh

Châu sẽ là tội phạm chỉ cần giả sử lần lượt An, Bình, Châu, Danh nói đúng nhưng chỉ có trường hợp Danh nói đúng là thỏa; từ đó suy ra được Châu là tội phạm.




#439073 Về dùng đường dẫn link

Đã gửi bởi letankhang on 29-07-2013 - 13:25 trong Hướng dẫn - Trợ giúp - Giải đáp thắc mắc khi sử dụng Diễn đàn

Thử phát luôn :P, ở đây




#435095 Tuyển sinh 10 môn toán tỉnh Bình Dương 2013-2014

Đã gửi bởi letankhang on 13-07-2013 - 21:21 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 1: $A=\sqrt{x(x-4)+4}\Leftrightarrow A=\sqrt{x^{2}-4x+4}\Leftrightarrow A=\sqrt{(x-2)^{2}}\Leftrightarrow A=|x-2|$

Khi x=$\sqrt{3}$, ta có: $\sqrt{3}$ >0. $\Rightarrow A=\sqrt{3}-2$

Phải là $2-\sqrt{3}$ mới đúng bạn à :D




#498128 Trận 9 - Bất đẳng thức

Đã gửi bởi letankhang on 09-05-2014 - 21:43 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

Cho $x, y, z$ là các số dương thỏa mãn điều kiện $xyz = 1$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:  

$$E=\frac{1}{x^3(y+z)}+\frac{1}{y^3(z+x)}+\frac{1}{z^3(x+y)}.$$

Toán thủ ra đề: angleofdarkness

Bài làm :
Áp dụng BĐT AM-GM ta có :
$\frac{1}{x^{3}(y+z)}+\frac{y+z}{4yz}=\frac{xyz}{x^{3}(y+z)}+\frac{y+z}{4yz}=\frac{yz}{x^{2}(y+z)}+\frac{y+z}{4yz}\geq \frac{1}{x}\Rightarrow \frac{1}{x^{3}(y+z)}\geq \frac{1}{x}-\frac{1}{4y}-\frac{1}{4z}$
Chứng minh tương tự ta có :
$\frac{1}{y^3(x+z)}\geq \frac{1}{y}-\frac{1}{4x}-\frac{1}{4z};\frac{1}{z^3(x+y)}\geq \frac{1}{z}-\frac{1}{4x}-\frac{1}{4y}$
Cộng tất cả vế theo vế :
$\Rightarrow E\geq \frac{1}{2}(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z})\geq \frac{3}{2}\sqrt[3]{\frac{1}{xyz}}=\frac{3}{2}$
Vậy :
$E_{\min}=\frac{3}{2}$
Dấu $"="$ xảy ra : $\Leftrightarrow x=y=z=1$

 

S = 45




#492287 Trận 7 - PT, HPT đại số

Đã gửi bởi letankhang on 11-04-2014 - 21:50 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

Giải phương trình: $2x^{2}+5x-1=7\sqrt{x^{3}-1}$

Đề thi của l4lzTeoz

Bài làm của MSS07 :

ĐKXĐ : $x^{3}-1\geq 0\Rightarrow x\geq 1$
Nhận thấy $x=1$ không là nghiệm của phương trình 
$x> 1\Rightarrow \sqrt{x^{3}-1}+x-1> 0$
Ta có :
$2x^{2}+5x-1=7\sqrt{x^{3}-1}\Rightarrow 2(x^{2}-8x+10)+21x-21-7\sqrt{x^3-1}=0\Rightarrow 2(x^{2}-8x+10)-7.\frac{x^{3}-1-9(x-1)^{2}}{\sqrt{x^3-1}+3(x-1)}=0\Rightarrow 2(x^{2}-8x+10)-7.\frac{(x-1)(x^2-8x+10)}{\sqrt{x^3-1}+3(x-1)}=0\Rightarrow (x^{2}-8x+10)(2-\frac{7(x-1)}{\sqrt{x^3-1}+3(x-1)})=0$
Xét :
- Trường hợp 1 : $x^{2}-8x+10=0\Rightarrow (x-4)^{2}-6=0\Rightarrow (x-4+\sqrt{6})(x-4-\sqrt{6})=0\Rightarrow \begin{bmatrix} x=4+\sqrt{6} & \\ x=4-\sqrt{6} & \end{bmatrix}$
Thử lại thì cả 2 nghiệm trên đều thỏa
- Trường hợp 2 : $2-\frac{7(x-1)}{\sqrt{x^3-1}+3(x-1)}=0$
$\Rightarrow 2-\frac{7}{\sqrt{\frac{x^2+x+1}{x-1}}+3}=0$
Đặt : $\frac{x^{2}+x+1}{x-1}=y\Rightarrow yx-y=x^{2}+x+1\Rightarrow x^{2}+x(1-y)+1+y=0\Rightarrow \Delta =(1-y)^{2}-4(y+1)\geq 0\Rightarrow y^{2}-2y+1-4y-4\geq 0\Rightarrow y^{2}-6y-3\geq 0$
Mặt khác ta lại có : $\left\{\begin{matrix} x^{2}+x+1> 0 & \\ x-1> 0 & \end{matrix}\right.\Rightarrow y> 0$
$y^{2}-6y-3\geq 0\Rightarrow y\geq 3+2\sqrt{3}$
$\Rightarrow \sqrt{\frac{x^{2}+x+1}{x-1}}+3\geq \sqrt{3+2\sqrt{3}}+3\Rightarrow 2-\frac{7}{\sqrt{\frac{x^{2}+x+1}{x-1}}+3}> 0$
Suy ra phương trình ở trường hợp 2 vô nghiệm 
Vậy phương trình có 2 nghiệm :
$S\in \left \{ 4+\sqrt{6};4-\sqrt{6} \right \}$

 

    d =10

   S =17+10.3=47




#489390 Trận 6 - Phương trình nghiệm nguyên, đồng dư, chia hết

Đã gửi bởi letankhang on 29-03-2014 - 13:35 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

Tồn tại hay không các cặp số nguyên (x,y) thỏa mãn phương trình sau đây ?

$$\sqrt{2025x^2+2012x+3188}=2013x-2011y+2094$$

Đề của 

lenin1999

MSS 07 :
Do $x;y$ là các số nguyên nên $2013x-2011y+2094$ cũng là số nguyên
$\Rightarrow \sqrt{2025x^2+2012x+3188}=m(m\in \mathbb{N})$ ( trong đó : $m=2013x-2011y+2094$ )
$\Rightarrow 2025x^2+2012x+3188=m^{2}\Rightarrow 3^4.5^2.2025x^{2}+2.3^{4}.5^2.1006x+6455700=(45m)^{2}\Rightarrow (2025x+1006)^{2}+5443664=(45m)^{2}\Rightarrow (45m-2025x-1006)(45m+2025x+1006)=5443664$
Thế  $m=2013x-2011y+2094$ vào phương trình trên
Suy ra : $(88560x-90495y+93224)(92610x-90495y+95236)=5443664$
Nhận thấy : $88560x-90495y+93224=45k+29;92610x-90495y+95236=45n+16(k,n\in \mathbb{Z})$
$\Rightarrow 5443664=(45k+29)(45n+16)$
Do $k;n$ là các số nguyên :
$\Rightarrow (k;n)\in \left \{ (-153;-18);(-1;-7561);(17;152);(7560;0) \right \}$
Mà : 

$\left\{\begin{matrix} 88560x-90495y=45k-93195 & \\ 92610x-90495y=45n-95220 & \end{matrix}\right.$
Thế các giá trị của của $k;n$ tìm được vào hệ trên thì ta chỉ có 1 nghiệm $x;y$ là : 
$\left\{\begin{matrix} x=1 & \\ y=2 & \end{matrix}\right.$
Vậy : $(x;y)= (1;2)$

 

 

   d =10

   S =17 +10x3= 47
 




#489391 Trận 6 - Phương trình nghiệm nguyên, đồng dư, chia hết

Đã gửi bởi letankhang on 29-03-2014 - 13:36 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

Tồn tại hay không các cặp số nguyên (x,y) thỏa mãn phương trình sau đây ?

$$\sqrt{2025x^2+2012x+3188}=2013x-2011y+2094$$

Đề của 

lenin1999

MSS 07 :
Do $x;y$ là các số nguyên nên $2013x-2011y+2094$ cũng là số nguyên
$\Rightarrow \sqrt{2025x^2+2012x+3188}=m(m\in \mathbb{N})$ ( trong đó : $m=2013x-2011y+2094$ )
$\Rightarrow 2025x^2+2012x+3188=m^{2}\Rightarrow 3^4.5^2.2025x^{2}+2.3^{4}.5^2.1006x+6455700=(45m)^{2}\Rightarrow (2025x+1006)^{2}+5443664=(45m)^{2}\Rightarrow (45m-2025x-1006)(45m+2025x+1006)=5443664$
Thế  $m=2013x-2011y+2094$ vào phương trình trên
Suy ra : $(88560x-90495y+93224)(92610x-90495y+95236)=5443664$
Nhận thấy : $88560x-90495y+93224=45k+29;92610x-90495y+95236=45n+16(k,n\in \mathbb{Z})$
$\Rightarrow 5443664=(45k+29)(45n+16)$
Do $k;n$ là các số nguyên :
$\Rightarrow (k;n)\in \left \{ (-153;-18);(-1;-7561);(17;152);(7560;0) \right \}$
Mà : 

$\left\{\begin{matrix} 88560x-90495y=45k-93195 & \\ 92610x-90495y=45n-95220 & \end{matrix}\right.$
Thế các giá trị của của $k;n$ tìm được vào hệ trên thì ta chỉ có 1 nghiệm $x;y$ là : 
$\left\{\begin{matrix} x=1 & \\ y=2 & \end{matrix}\right.$
Vậy : $(x;y)= (1;2)$

 

 

  Điểm bên trên




#485213 Trận 4 - Bất đẳng thức

Đã gửi bởi letankhang on 28-02-2014 - 22:11 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

Cho $x,y\in \mathbb{R}$ thỏa mãn $(x+y)^{3}+4xy\geq 2$ . Tìm giá trị nhỏ nhất của:

$$ P=3(x^{4}+y^{4}+x^{2}y^{2})-2(x^{2}+y^{2})+1$$

Đề của 

nk0kckungtjnh

Ta có :
$(x+y)^{3}+4xy\geq 2$
$(x+y)^{2}-4xy\geq 0$
$\Rightarrow (x+y)^{3}+(x+y)^{2}-2\geq 0\Rightarrow (x+y-1)((x+y)^2+2(x+y)+2)\Rightarrow x+y\geq 1$
ÁP dụng BĐT Cauchy :

$\Rightarrow x^2y^2\leq \frac{(x^2+y^2)^2}{4}\Rightarrow -3x^2y^2\geq \frac{-3(x^2+y^2)^2}{4}$
$gt\Rightarrow P=3((x^2+y^2)^2-x^2y^2)-2(x^2+y^2)+1\geq \frac{9}{4}(x^2+y^2)^2-2(x^2+y^2)+1$
Mà : $x^{2}+y^{2}\geq \frac{(x+y)^{2}}{2}=\frac{1}{2}$
$\Rightarrow P\geq \frac{9}{4}(x^2+y^2)^2-2(x^2+y^2)+1=\frac{1}{4}(x^2+y^2)^2+2(x^2+y^2)^2-2(x^2+y^2)+\frac{1}{2}+\frac{1}{2}=\frac{1}{4}(x^2+y^2)^2+2(x^{2}+y^2-\frac{1}{2})^{2}+\frac{1}{2}\geq \frac{1}{4}.\frac{1}{2^2}+\frac{1}{2}=\frac{9}{16}$
Vậy :

$\min P=\frac{9}{16}\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} (x+y)^{3}+4xy\geq 2 & \\ x=y & \\ x^{2}+y^{2}=\frac{(x+y)^{2}}{2}=\frac{1}{2} & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow x=y=\frac{1}{2}$

 

Điểm 10 .




#483161 Trận 3 - Hình học

Đã gửi bởi letankhang on 14-02-2014 - 22:50 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

Do đề của các Toán thủ nộp chưa phù hợp nên trận này BTC sẽ ra đề

Đề của BTC:
Cho tam giác $ABC$ nhọn. $D,E,F$ trên $BC, CA, AB$ sao cho $\triangle DEF$ nhọn và $AD, BE, CF$ đồng quy. $M, N, P$ trên $EF, FD, DE$ sao cho $\triangle MNP$ nhọn và $DM, EN, FP$ đồng quy.

Chứng minh rằng: $AM, BN, CP$ cũng đồng quy.

Thời gian làm bài tính từ: 20h15 ngày 14/2/2014

P/s: mong các toán thủ đừng mải đi chơi với gấu mà quên làm bài :adore:

Bài làm của letankhang :
Ta có :

$\frac{S_{AME}}{S_{AMF}}=\frac{\frac{1}{2}AM.AE.sin(\angle MAE)}{\frac{1}{2}AF.AM.sin(\angle MAF)}=\frac{AE.sin(\angle MAE)}{AF.sin(\angle MAF)}$
Mặt khác : $\frac{S_{AME}}{S_{AMF}}=\frac{\frac{1}{2}AM.ME.sin(\angle AME)}{\frac{1}{2}MF.AM.sin(\angle AMF)}=\frac{ME}{MF}$
Suy ra : $\frac{AE.sin(\angle MAE)}{AF.sin(\angle MAF)}=\frac{ME}{MF}\Rightarrow \frac{sin(\angle MAE)}{sin(\angle MAF)}=\frac{ME.AF}{MF.AE}$
Chứng minh tương tự : $\frac{sin(\angle NBA)}{sin(\angle NBC)}=\frac{NF.BD}{ND.BF};\frac{sin(\angle PCB)}{sin(\angle PCA)}=\frac{PD.CE}{PE.CD}$
Nhân lần 3 đẳng thức trên vế theo vế :
$\Rightarrow \frac{sin(\angle MAE)}{sin(\angle MAF)}.\frac{sin(\angle NBA)}{sin(\angle NBC)}.\frac{sin(\angle PCB)}{sin(\angle PCA)}=\frac{ME.AF}{MF.AE}.\frac{NF.BD}{ND.BF}.\frac{PD.CE}{PE.CD}$
Áp dụng định lí Céva trong tam giác $ABC$ và $DEF$
$\Rightarrow \frac{NF.DP.EM}{ND.PE.MF}=1;\frac{BD.CE.AF}{CD.EA.FB}=1$
Suy ra tích của chúng cũng bằng $1$

$\Rightarrow \frac{sin(\angle MAE)}{sin(\angle MAF)}.\frac{sin(\angle NBA)}{sin(\angle NBC)}.\frac{sin(\angle PCB)}{sin(\angle PCA)}=1$
Gọi giao điểm của $AM,BN,CP$ với $BC,AC,AB$ là $H,K,G$

Mà : $\frac{BH}{HC}=\frac{S_{AHB}}{S_{AHC}}=\frac{AB.sin(\angle BAH)}{AC.sin(\angle CAH)}$
Tương tự với các đẳng thức còn lại về nhân tất cả vế theo vế :

$\Rightarrow \frac{BH.CK.AG}{HC.KA.GB}=\frac{BH.CK.AG}{HC.KA.GB}.\frac{AB.BC.AC}{AC.AB.BC}=\frac{sin(\angle MAF).sin(\angle NBC).sin(\angle PCA)}{sin(\angle MAE).sin(\angle NBA).sin(\angle PCB)}=1$

Áp dụng định lí Céva đảo
Suy ra : $AH,BK,CG$ đồng qui
Kết luận : $AM,BN,CP$ đồng qui. $(Q.E.D)$
P/s : Hình trên em bỏ, lấy hình dưới ạ !! :D

$d = 8.5$

$S = 42.5$

Hình gửi kèm

  • 1795687_662033550509746_1811129560_n.jpg



#478946 Trận 2 - PT, HPT

Đã gửi bởi letankhang on 25-01-2014 - 12:21 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

Rất xin lỗi các toán thủ đã vì post đề chậm trễ, sau đây là đề thi trận 2 MSS:

Đề của toán thủ : Best Friend

 

$$\left\{\begin{matrix} 8x^{2}+12y^{2}-20xy=0 & & \\ 4x^{2}-6x+1=y^{2}-3y & & \end{matrix}\right.$$

Thời gian làm bài tính từ: 23h ngày 24/1/2014

Ta có :
$\left\{\begin{matrix} 8x^{2}+12y^{2}-20xy=0 & (1)\\ 4x^{2}-6x+1=y^{2}-3y &(2) \end{matrix}\right.$
$(1)\Rightarrow 4(2x-3y)(x-y)=0\Rightarrow \begin{bmatrix} 2x=3y & \\ x=y & \end{bmatrix}$
Xét : $2x=3y$
$(2)\Rightarrow 4x^{2}-6x+1-y^{2}+3y=0\Rightarrow 9y^{2}-9y-y^{2}+3y+1=0\Rightarrow 8y^2-6y+1=0\Rightarrow \begin{bmatrix} y=\frac{1}{2}\Rightarrow x=\frac{3}{4} & \\ y=\frac{1}{4}\Rightarrow x=\frac{3}{8} & \end{bmatrix}$
Thử lại các nghiệm trên đều thỏa.
Xét : $x=y$
$(2)\Rightarrow 4x^{2}-6x+1-y^{2}+3y=0\Rightarrow 3y^{2}-3y+1=0\Rightarrow 3(y-\frac{1}{2})^{2}+\frac{1}{4}=0\Rightarrow PTVN$
Phương trình trên vô nghiệm suy ra hệ vô nghiệm với trường hợp $x=y$
Vậy :
$(x;y)\in \left \{ (\frac{3}{4};\frac{1}{2});(\frac{3}{8};\frac{1}{4}) \right \}$

_________________
$d = 10$

$S = 43$



 




#475338 Trận 1 - Phương trình nghiệm nguyên ...

Đã gửi bởi letankhang on 04-01-2014 - 21:47 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

Bài làm :
Trước tiên ta chứng minh $N$ là số chẵn
Nếu $n$ chẵn 
$\Rightarrow 44n^{3}+11n^{2}+10n+2$ cũng là số chẵn 
$\Rightarrow N$ chẵn 
Nếu $n$ lẻ
$\Rightarrow (n^{2}+1)^{2^{k}}$ cũng là số chẵn
$\Rightarrow N$ chẵn
Vậy $N$ là số chẵn

+ Xét $m$ là số chẵn
$\Rightarrow N^{m}$ là số chính phương
$\Rightarrow (n^{2}+1)^{2^{k}}.(44n^{3}+11n^{2}+10n+2)$ cũng phải là số chính phương
Nếu $k=0$
* $n$ lẻ 
$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} n^{2}+1\equiv 2(\mod 4) & \\ 44n^{3}+11n^{2}+10n+2\equiv 0+3+2+2\equiv 3(\mod4) & \end{matrix}\right.\Rightarrow (n^{2}+1)(44n^{3}+11n^{2}+10n+2)\equiv 2(\mod 4)$
Suy ra không là số chính phương
* $n$ chẵn
$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} n^{2}+1\equiv 1(\mod 4) & \\ 44n^{3}+11n^{2}+10n+2\equiv 0+0+0+2\equiv 2(\mod4) & \end{matrix}\right.\Rightarrow (n^{2}+1)(44n^{3}+11n^{2}+10n+2)\equiv 2(\mod 4)$
Suy ra cũng không là số chính phương
Nên trường hợp $k=0$ loại
Nếu $k\geq 1$
$\Rightarrow (n^{2}+1)^{2^{k}}$ là số chính phương
$\Rightarrow 44n^{3}+11n^{2}+10n+2$ cũng phải là số chính phương $(1)$
Mà theo chưnh minh trên ta lại có : $44n^{3}+11n^{2}+10n+2\equiv 2(\mod 4)$
Nên $(1)$ không thể xảy ra
Vậy trường hợp $m$ là số chẵn bị loại $*$

+ Xét $m$ là số lẻ $(m\geq 3)$
$\Rightarrow N^{m}\vdots 8$
Nếu $k=0$
* $n$ chẵn
$n^{2}+1\equiv 1;5(\mod 8)$
$\left\{\begin{matrix} 44n^{3}\equiv 0(\mod 8) & \\ 11n^{2}\equiv 0;4 & \\ 10n\equiv 0;4(\mod8) & \end{matrix}\right.$
$\Rightarrow (n^{2}+1)(44n^{3}+11n^{2}+10n+2)\equiv 2;6(\mod 8)$
Suy ra loại
* $n$ lẻ
$\Rightarrow n^{2}+1\equiv 2(\mod8)$
$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} 44n^{3}\equiv 4(\mod8) & \\ 11n^{2}\equiv 3(\mod8) & \\ 10n\equiv 2;6(\mod8) & \end{matrix}\right.$
$\Rightarrow (n^{2}+1)(44n^{3}+11n^{2}+10n+2)\equiv 6(\mod8)$
Suy ra loại
Vậy ta loại trường hợp $k=0$
Nếu $k\geq 1$
* $n$ chẵn
$\Rightarrow (n^{2}+1)^{2^{k}}\equiv 1^{2^k};5^{2^k}\equiv 1(\mod8)$
Tương tự chứng minh trên ta có : $44n^{3}+11n^{2}+10n+2\equiv 2;6(\mod8)$
$\Rightarrow (n^{2}+1)^{2^{k}}.(44n^{3}+11n^{2}+10n+2)\equiv 2;6(\mod8)$
Suy ra loại
* $n$ lẻ 
Đặt $m=2x+1$ ( do đang xét $m$ lẻ )
Ta có 
$(n^{2}+1)^{2^{k}}.(44n^{3}+11n^{2}+10n+2)=N^{m}=N^{2x}.N$
$\Rightarrow (n^{2}+1)^{2^{k}}.\frac{44n^{3}+11n^{2}+10n+2}{N}=N^{2x}$
Suy ra $\frac{44n^{3}+11n^{2}+10n+2}{N}$ phải là số chính phương $(2)$ (Ta đã có $N$ chẵn mà $44n^3+11n^2+10n+2 \equiv 3 \pmod{4}$ thì làm gì có chuyện $\frac{44n^3+11n^2+10n+2}{N}$ là số tự nhiên mà đòi làm số chính phương!)
Mà : $44n^{3}+11n^{2}+10n+2\equiv 3(\mod4)$ ( do $n$ lẻ, theo chứng minh trên )
Nên không thể xảy ra $(2)$
Suy ra loại

Vậy ta loại trường hợp $m$ lẻ $(m\geq 3)$ $*$

Từ $*;**$
Suy ra $m=1$

 

Điểm. 9




#475346 Trận 1 - Phương trình nghiệm nguyên ...

Đã gửi bởi letankhang on 04-01-2014 - 22:00 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

Do em cũng không rõ mình đã gửi bài chưa ( hồi nãy em vô tình bấm nhầm vô nút gửi bài mà không biết là đã lưu hay chưa nữa ), nên em gửi thêm 1 lần nữa cho chắc. Bản này em gửi có sửa đổi $1;2$ chỗ mà em nghĩ là không đáng kể lắm. Mong BQT xem xét dùm em ! Em thành cảm ơn ! :)

 

Bài làm :
Trước tiên ta chứng minh $N$ là số chẵn
Nếu $n$ chẵn 
$\Rightarrow 44n^{3}+11n^{2}+10n+2$ cũng là số chẵn 
$\Rightarrow N$ chẵn 
Nếu $n$ lẻ
$\Rightarrow (n^{2}+1)^{2^{k}}$ cũng là số chẵn
$\Rightarrow N$ chẵn
Vậy $N$ là số chẵn

+ Xét $m$ là số chẵn
$\Rightarrow N^{m}$ là số chính phương
$\Rightarrow (n^{2}+1)^{2^{k}}.(44n^{3}+11n^{2}+10n+2)$ cũng phải là số chính phương
Nếu $k=0$
* $n$ lẻ 
$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} n^{2}+1\equiv 2(\mod 4) & \\ 44n^{3}+11n^{2}+10n+2\equiv 0+3+2+2\equiv 3(\mod4) & \end{matrix}\right.\Rightarrow (n^{2}+1)(44n^{3}+11n^{2}+10n+2)\equiv 2(\mod 4)$
Suy ra không là số chính phương
* $n$ chẵn
$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} n^{2}+1\equiv 1(\mod 4) & \\ 44n^{3}+11n^{2}+10n+2\equiv 0+0+0+2\equiv 2(\mod4) & \end{matrix}\right.\Rightarrow (n^{2}+1)(44n^{3}+11n^{2}+10n+2)\equiv 2(\mod 4)$
Suy ra cũng không là số chính phương
Nên trường hợp $k=0$ loại
Nếu $k\geq 1$
$\Rightarrow (n^{2}+1)^{2^{k}}$ là số chính phương
$\Rightarrow 44n^{3}+11n^{2}+10n+2$ cũng phải là số chính phương $(1)$
Mà theo chưnh minh trên ta lại có : $44n^{3}+11n^{2}+10n+2\equiv 2(\mod 4)$
Nên $(1)$ không thể xảy ra
Vậy trường hợp $m$ là số chẵn bị loại $(*)$

+ Xét $m$ là số lẻ $(m\geq 3)$
$\Rightarrow N^{m}\vdots 8$
Nếu $k=0$
* $n$ chẵn
$n^{2}+1\equiv 1;5(\mod 8)$
$\left\{\begin{matrix} 44n^{3}\equiv 0(\mod 8) & \\ 11n^{2}\equiv 0;4(\mod 8) & \\ 10n\equiv 0;4(\mod8) & \end{matrix}\right.$
$\Rightarrow (n^{2}+1)(44n^{3}+11n^{2}+10n+2)\equiv 2;6(\mod 8)$
Suy ra loại
* $n$ lẻ
$\Rightarrow n^{2}+1\equiv 2(\mod8)$
$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} 44n^{3}\equiv 4(\mod8) & \\ 11n^{2}\equiv 3(\mod8) & \\ 10n\equiv 2;6(\mod8) & \end{matrix}\right.$
$\Rightarrow (n^{2}+1)(44n^{3}+11n^{2}+10n+2)\equiv 6(\mod8)$
Suy ra loại
Vậy ta loại trường hợp $k=0$
Nếu $k\geq 1$
* $n$ chẵn
$\Rightarrow (n^{2}+1)^{2^{k}}\equiv 1^{2^k};5^{2^k}\equiv 1(\mod8)$
Tương tự chứng minh trên ta có : $44n^{3}+11n^{2}+10n+2\equiv 2;6(\mod8)$
$\Rightarrow (n^{2}+1)^{2^{k}}.(44n^{3}+11n^{2}+10n+2)\equiv 2;6(\mod8)$
Suy ra loại
* $n$ lẻ 
Đặt $m=2x+1$ ( do đang xét $m$ lẻ )
Ta có 
$(n^{2}+1)^{2^{k}}.(44n^{3}+11n^{2}+10n+2)=N^{m}=N^{2x}.N$
$\Rightarrow (n^{2}+1)^{2^{k}}.\frac{44n^{3}+11n^{2}+10n+2}{N}=N^{2x}$
Suy ra $\frac{44n^{3}+11n^{2}+10n+2}{N}$ phải là số chính phương $(2)$
Mà : $44n^{3}+11n^{2}+10n+2\equiv 3(\mod4)$ ( do $n$ lẻ, theo chứng minh trên )
Nên không thể xảy ra $(2)$
Suy ra loại

Vậy ta loại trường hợp $m$ lẻ $(m\geq 3)$  $(**)$ 

Từ $(*);(**)$
Suy ra $m=1$

Bài này lỗi cũng tương tự như bài chấm ở trên.

 

Điểm. 9

S = 9 + 9*3 = 36




#424178 Topic: Các bài toán về tính chia hết

Đã gửi bởi letankhang on 05-06-2013 - 17:23 trong Số học

Cho:

$a_{n} = 2^{2n+1} + 2^{n+1}+1$

$b_{n} = 2^{2n+1} - 2^{n+1} - 1$

$n=0;1;...$

Chứng minh rằng chỉ có $1$ và chỉ $1$ trong 2 số $a;b\vdots 5$




#426813 Topic: Các bài toán về tính chia hết

Đã gửi bởi letankhang on 13-06-2013 - 15:58 trong Số học

Chứng minh chia hết:

Bài 1: ta có $n\geq 1$, chứng minh:

$a. 16^{n}-15n-1 \vdots 225$

$b.3^{3n+3}-26n-27\vdots 169$

$c.2^{2^{2n+1}}+3\vdots 7$

$d.2^{2^{6n+2}}+3\vdots 19$

Bài 2: ta có $n\geq 1$; $k$ lẻ, chứng minh:

$k^{2^{n}}-1\vdots 2^{n+2}$




#442130 Topic về phương pháp chứng minh các điểm thẳng hàng

Đã gửi bởi letankhang on 12-08-2013 - 08:40 trong Hình học


Mọi người ủng hộ topic nào....!!!!!!!!! :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:




#442027 Topic về phương pháp chứng minh các điểm thẳng hàng

Đã gửi bởi letankhang on 11-08-2013 - 18:13 trong Hình học

 

2.  Trên các cạnh AB, BC, CD, DA của hình vuông ABCD ta lấy lần l­ượt các điểm M, N, P, Q sao cho AM = BN = CP = DQ. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo. Chứng minh rằng M, O, P thẳng hàng

Bài 2 :

Bạn tự vẽ hình dùm mình nha

Gọi $H;K$ lần lượt là trung điểm của $AB;CD$ $(1)$

Ta có :

$AM=CP;AH=CK\Rightarrow \left | AM-AH \right |=\left | CP-CK \right |\Rightarrow HM=PK$

Mà $AB//CD\Rightarrow HM//PK$

$\Rightarrow HMKP$ là hình bình hành 

$\Rightarrow HK$ và $MN$ đi qua trung điểm mỗi đường $(2)$

Dễ thấy $HK$ đi qua $O$ và $O$ là trung điểm của $HK$ $(3)$ ( do $(1)$ )

Từ $(2)$ và $(3)$

Suy ra $M;O;P$ thẳng hàng $(đpcm)$




#443783 Topic về các bài toán lớp 6

Đã gửi bởi letankhang on 18-08-2013 - 07:25 trong Đại số

Bài 29: Tìm số dư khi chia $3^{100}$ cho $7$

 

P/s: Topic này vắng wá nhỉ :)

Bài 29 :  :P

$3^{100}= (3^{3})^{33}.3\equiv (-1)^{33}.3\equiv -3\equiv 4(mod7)$




#423898 TOPIC VỀ CÁC BÀI HÌNH HỌC LỚP 7,8

Đã gửi bởi letankhang on 04-06-2013 - 21:45 trong Hình học

Cho tam giác $ABC$ lấy $D$ trên $BC$ sao cho $\frac{DC}{BC}=\frac{2}{7}$. Trên $AD$ lần lượt lấy $G;E$ sao cho $AG=GE=ED$ , $CE$ cắt $AB$ tại $M$. Tính tỉ số $\frac{AM}{MB}$




#411586 TOPIC VỀ CÁC BÀI HÌNH HỌC LỚP 7,8

Đã gửi bởi letankhang on 09-04-2013 - 22:13 trong Hình học

Cho $\triangle ABC$ có $\widehat{A}=45^{\circ}$, $BD,CE$ là 2 đường cao, $H$ là trực tâm, $I$ là trung điểm $DE$. Chứng minh: $HI$ đi qua trọng tâm $\triangle ABC$




#410152 TOPIC VỀ CÁC BÀI HÌNH HỌC LỚP 7,8

Đã gửi bởi letankhang on 03-04-2013 - 17:44 trong Hình học

Cho ABC trên tia dối tia AB,BC,CA lần lượt vẽ các đoạn thẳng AD,BE,CF sao cho BD = CE = AF. CMR : Nếu tam giác DEF đều thì tam giác ABC đều




#428101 TOPIC VỀ CÁC BÀI HÌNH HỌC LỚP 7,8

Đã gửi bởi letankhang on 17-06-2013 - 08:54 trong Hình học

Cho Δ ABC có các góc nhỏ hơn 120∘. Vẽ ở phía ngoài ΔABC các tam giác đều ABD, ACE. Gọi M là giao điểm của DC và BE. Chứng minh rằng:

a) ∠BMC = 120∘                                b) ∠AMB = 120

Các bạn giúp mình câu b nha, câu a mình làm đc rùi, mình không biết viết kí hiệu toán học, chỉ copy vs paste thôi nên chữ nó thế

 

 

 

 

Bạn xem lời giải ở đây nhé..!!!http://diendantoanho...h-∠amb-120circ/




#423129 TOPIC VỀ CÁC BÀI HÌNH HỌC LỚP 7,8

Đã gửi bởi letankhang on 02-06-2013 - 13:20 trong Hình học

Cho hình vuông $ABCD$ có đường thẳng $d$ di động luôn cắt $AD; BC$ lần lượt tại $E;F$. Chứng minh rằng: nếu đường thẳng $d$ di động thì tổng bình phương của các khoảng cách từ $A;B;C;D$ tới  đường thẳng $d$ là 1 hằng số




#423943 TOPIC VỀ CÁC BÀI HÌNH HỌC LỚP 7,8

Đã gửi bởi letankhang on 04-06-2013 - 22:33 trong Hình học

4ae7f00a9cff463e2439ef8a24747b05_5609023

Đặt $S_{CDE}=2k=>S_{BDE}=5k$ và $S_{BEC}=6k$ do $\frac{CD}{BD}=2/5$

Vì $\frac{DE}{DA}=1/3$ nên $S_{ECA}=4k$

Dễ dàng cm được $\frac{AM}{BM}=\frac{S_{CEA}}{S_{BCE}}=4/6=2/3$ (từ A;B hạ vuông góc xuống CM)

bạn nhầm ở chỗ là $S_{BEC}=6k$ phải là $7k$ nhá nên kết quả cuối là $4/7$ nha bạn  :icon10:




#410363 TOPIC VỀ CÁC BÀI HÌNH HỌC LỚP 7,8

Đã gửi bởi letankhang on 04-04-2013 - 19:28 trong Hình học

Cho $\triangle ABC$ vuông tại $A$ có $\widehat{B}=20^{\circ}$, phân giác trong $BI$, vẽ $\widehat{ACH}=30^{\circ}$ ( $H$ thuộc cạnh $AB$ ). Tính $\widehat{CHI}$ ?