Đến nội dung

etucgnaohtn nội dung

Có 60 mục bởi etucgnaohtn (Tìm giới hạn từ 28-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#568215 Xác định toạ độ điểm C biết điểm $G(\frac{5}{3}...

Đã gửi bởi etucgnaohtn on 26-06-2015 - 02:20 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

CA nhé ! Đề ko sai đâu



#567885 Xác định toạ độ điểm C biết điểm $G(\frac{5}{3}...

Đã gửi bởi etucgnaohtn on 24-06-2015 - 17:31 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Cho tứ giác ABCD . Gọi M(-1;2) , N , P , Q(4;3) lần lượt là trung điểm các cạnh AB , BC , CA , AD . Xác định toạ độ điểm C biết điểm $G(\frac{5}{3};\frac{1}{3})$ là trọng tâm tam giác ANP




#541406 Tồn tại hay không $\lim_{x\rightarrow 0}cos\fra...

Đã gửi bởi etucgnaohtn on 20-01-2015 - 16:05 trong Dãy số - Giới hạn

Cho em hỏi câu b bài 22 trang 151 sgk đại số 11 nâng cao :
Cho hàm số $f(x)=cos\frac{1}{x}$ và 2 dãy $(x_n'),(x_n'')$ với 

$(x_n')=\frac{1}{2n\Pi }$ ,

$(x_n'')=\frac{1}{(2n+1)\frac{\Pi}{2} }$

 

a) Tìm giới hạn $(x_n'),(x_n''),f(x_n'),f(x_n'')$

b) Tồn tại hay không  $\lim_{x\rightarrow 0}cos\frac{1}{x}$  ? 
P/s : câu b em đọc giải mà cóc hiểu gì




#538694 Tính tổng bài toán khó

Đã gửi bởi etucgnaohtn on 21-12-2014 - 19:07 trong Chuyên đề toán THCS

 

 

 

 

phương pháp là như thế này

- Cái căn bậc hai thì dễ rồi

- Cái căn bậc ba thì ta làm như sau:

  cần tìm $a,b$ sao cho $\left ( a+b\sqrt{5} \right )^3=9-4\sqrt{5}\Leftrightarrow a^3+3a^2b\sqrt{5}+3ab^2.5+b^3.5\sqrt{5}=9-4\sqrt{5}\\ \Leftrightarrow \left ( a^3+15ab^2 \right )+\left ( 3a^2b+5b^3 \right )\sqrt{5}=9-4\sqrt{5}\\ \Rightarrow \left\{\begin{matrix} a^3+15ab^2=9\\ 3a^2b+5b^3=-4 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a=1,5\\ b=-0,5 \end{matrix}\right.$

Như vậy $9-4\sqrt{5}=\left ( 1,5-0,5.\sqrt{5} \right )^3$

 

 

Giỏi quá

Vấn đề phân tích căn bậc 3 được người ta giải quyết từ lâu rồi , lên google search " Cách phân tích căn bậc 3 " nhé !




#541090 Tìm x,y biết $x^{2} -2xy + y^{2} - 2x + 6y + 5 =0...

Đã gửi bởi etucgnaohtn on 17-01-2015 - 12:52 trong Đại số

 Đúng rồi mà

Đặt $A=(x^{2}+y^{2}+1-2xy-2x+2y)+(4y+4)$

$=>A=(x-y-1)^{2}+4(y+1)$

Vì $(x-y-1)^{2}$ $\geqslant 0$ $\forall x,y$ nên $4y+4=0$

Từ đó suy ra $y=-1$ và $x=0$

Không thể làm thế này được .
Làm như vậy chỉ đúng khi $(x-y-1)^{2}\geqslant 0\forall x,y$ và $4(y+1)\geqslant 0\forall y$ 
Nhưng ở đâu ra điều này : $4(y+1)\geqslant 0\forall y$ ?




#541091 Tìm giá trị nhỏ nhất của $x^2+y^2+xy-5x-4y+2002$

Đã gửi bởi etucgnaohtn on 17-01-2015 - 13:17 trong Bất đẳng thức và cực trị

Tìm giá trị nhỏ nhất của 

$x^2+y^2+xy-5x-4y+2002$

 

$x^2+y^2+xy-5x-4y+2002=\frac{1}{2}(x+y-3)^2+\frac{1}{2}(x-2)^2+\frac{1}{2}(y-1)^2+1995\ge 1995$

[Casio] :
$A=(x+\frac{y-5}{2})^2+\frac{3}{4}(y-1)^2+1995\geq 1995$




#567912 Topic Tổng Hợp Các Bài Toán Hình Học Phẳng Trong Các Đề Thi Thử THPT Quốc Gia...

Đã gửi bởi etucgnaohtn on 24-06-2015 - 19:44 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Bài 37 :
Cho tứ giác ABCD . Gọi M(-1;2) , N , P , Q(4;3) lần lượt là trung điểm các cạnh AB , BC , CA , AD . Xác định toạ độ điểm C biết điểm $G(\frac{5}{3};\frac{1}{3})$ là trọng tâm tam giác ANP




#573599 Topic Tổng Hợp Các Bài Toán Hình Học Phẳng Trong Các Đề Thi Thử THPT Quốc Gia...

Đã gửi bởi etucgnaohtn on 17-07-2015 - 22:50 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

-Nếu tớ đoán không nhầm thì bạn làm thế này:

  -Viết pt CD

- Tham số điểm C rồi dùng AC=BD hoặc cũng có thể là AD=BC

 Nếu làm như vậy sẽ có 2 điểm D 1 trong 2 điểm đó sẽ tạo thành hình bình hành Nhưng nếu làm theo cách AC=BD thì loại được 1 nghiệm nằm cùng phía với A bờ BD còn làm theo cách AD=BC thì sai về bản chất nhưng cũng có thể loại nghiệm AD//BC .

Mình làm AD=BC đúng là sai bản chất nhưng sau khi tìm đc 2 điểm C thì đã thử lại đc bằng cách cho thêm điều kiện AC=BD . Lúc đó có điểm C(-15;-10) bị loại do AC ko bằng BD 




#573246 Topic Tổng Hợp Các Bài Toán Hình Học Phẳng Trong Các Đề Thi Thử THPT Quốc Gia...

Đã gửi bởi etucgnaohtn on 17-07-2015 - 06:26 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Bài 38

Cho A(10;5) , B( 15; -5 ) , D(-20 ; 0 ) là 3 đỉnh của hình thang cân ABCD 
AB // CD
Tìm toạ độ điểm C
Bài này mình làm đến đoạn ra toạ độ 2 điểm C thì ko biết làm thế nào nữa




#574148 Thủ thuật: Khai triển đa thức 2 biến

Đã gửi bởi etucgnaohtn on 20-07-2015 - 06:32 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

Cách này hơi cùi so với cách của mình ...




#600106 Thủ thuật: Khai triển đa thức 2 biến

Đã gửi bởi etucgnaohtn on 26-11-2015 - 01:24 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

Mời chủ topic tham khảo cách khác nè : http://diendantoanho...yên-bằng-casio/




#539056 Thủ thuật giải toán bằng CASIO

Đã gửi bởi etucgnaohtn on 24-12-2014 - 20:31 trong Kinh nghiệm học toán

Sử dụng phương pháp thặng dư hay Repeated Real Roots (ở trang http://lpsa.swarthmo...alFraction.html) thì chỉ tìm được tử thức ở các phân số có mẫu bậc 1, bậc 2 thôi. Đằng này bạn có thể nhanh chóng tìm được ở cả bậc 3 và nghiệm phức. Hay thật! Nhưng mà cụ thể làm theo thuật toán nào?

Muahahahaha =))) 
Hỏi thừa rồi anh , với nthoangcute thì còn gì là không thể nữa . Đến cách giải pt bậc 4 nghiệm căn trong căn mà anh Việt vẫn có cách nhanh hơn của em thì không còn gì để nói nữa rồi ...  

P/s : Sau này học đến tích phân em nhất định sẽ tìm ra thủ thuật đấy , ráng chờ nhé anh Mẫn Tiệp   :biggrin:  !




#634418 Phương pháp đặt ẩn phụ không hoàn toàn trong giải phương trình vô tỷ

Đã gửi bởi etucgnaohtn on 21-05-2016 - 01:00 trong Chuyên đề toán THPT

Ai giúp con này với

$(x^2+6x+8)\sqrt{x+2}-(x^2+6x+12)\sqrt{x+3}+(2x+2\sqrt{x+2}-4\sqrt{x+3}-4)\sqrt{(x+2)(x+3)}$

$=3x^2+12+16$




#586543 Phương pháp truy ngược biểu thức tính tổng của một dãy số

Đã gửi bởi etucgnaohtn on 01-09-2015 - 04:17 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

Lời nói đầu : Đây là phương pháp mình nghĩ ra năm lớp 11 
Ý tưởng xuất phát từ 1 tiết học , thầy giáo ra một bài toán liên quan đến việc tính tổng của dãy số sau 
$1^3+2^3+3^3+...+n^3=?$
Vấn đề đặt ra là tìm dấu $?$
Vấn đề này khiến cả lớp đau đầu suy nghĩ 
1 phút , 2 phút rồi 3 phút ... chẳng có ai làm ra 
Thấy vậy , thầy Tình liền điền vào dấu $?$
$1^3+2^3+3^3+...+n^3=\frac{1}{4}n^4+\frac{1}{2}n^3+\frac{1}{4}n^2$
Nhiều tiếng xôn xao rộn ràng reo lên , làm sao để tìm được dấu hỏi chấm đang là vấn đề HOT được cả lớp bàn tán sôi nổi
Cả tiết học đó , mình chỉ chăm chú vào dòng công thức trên bảng 
$1^3+2^3+3^3+...+n^3=\frac{1}{4}n^4+\frac{1}{2}n^3+\frac{1}{4}n^2$
Đến khi nhìn sang biểu thức bên phải thì " Thôi xong ! Thì ra là vậy "
Thì ra ý tưởng rất đơn giản , như tiêu đề , truy ngược biểu thức để tìm tổng của dãy số 
Các bạn thử làm các ví dụ sau rồi mình sẽ trình bày ý tưởng 
$1.2+2.3+...+n(n+1)=?$
$1.3.2^2+2.4.3^2+...+n(n+1)^2(n+2)=?$



#586664 Phương pháp truy ngược biểu thức tính tổng của một dãy số

Đã gửi bởi etucgnaohtn on 01-09-2015 - 20:07 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

Cách chứng minh công thức này ko theo quy nạp có trong sách Vũ Hữu Bình lớp 8 9 gì đó mà, chứng minh khá dễ hiểu, dựa vào khai triển: $(a+b)^{3}$

Bạn không hiểu câu hỏi rồi

$1^3+2^3+3^3+...+n^3=?$
Tìm dấu hỏi chấm 
Có ai bảo bạn đi chứng minh công thức đâu




#586653 Phương pháp truy ngược biểu thức tính tổng của một dãy số

Đã gửi bởi etucgnaohtn on 01-09-2015 - 18:44 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

Ta có thể CM tổng:

$A= 1^{3}+2^{3}+...+n^{3}=(n+1)^{2}$

bằng quy nạp hoặc truy hồi

Câu hỏi đặt ra là làm sao để tìm được vế phải chứ ko phải chứng minh đẳng thức khi đã biết vế phải !




#586690 Phương pháp truy ngược biểu thức tính tổng của một dãy số

Đã gửi bởi etucgnaohtn on 01-09-2015 - 21:19 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

Thì chứng minh là tìm mà, chưa hề biết trước công thức

Chứng minh không phải là tìm
Tìm nghĩa là ta chỉ biết $1^3+2^3+3^3+...+n^3$ , chưa biết vế phải , sẽ đi tìm vế phải 

Còn chứng minh nghĩa là đã biết vế phải , việc chứng minh bằng quy nạp thì quá dễ rồi 

Cái tôi cần là bạn nêu ra ý tưởng để lấp vào dấu hỏi chấm : $1^3+2^3+3^3+...+n^3=?$




#684606 Phương pháp truy ngược biểu thức tính tổng của một dãy số

Đã gửi bởi etucgnaohtn on 15-06-2017 - 11:09 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

DÙNG CALC 100 TÌM SỐ HẠNG TỔNG QUÁT CỦA TỔNG DÃY SỐ
Mở đầu
Dùng CALC 100 có thể giải được hầu hết các bài toán trên. Các bạn làm thử nhé, sau đây là một ví dụ
Ví dụ
Tìm công thức tổng quát của $ S_n=\sum_{y=1}^{n} \frac{4y^2-12y+9}{(y+3)(y+2)(y+1)y}. $
Đặt $ S_n=\sum_{y=1}^{n} \frac{4y^2-12y+9}{(y+3)(y+2)(y+1)y}.$
Ta có
 + $ S_{100}=\sum_{y=1}^{100}\frac{4y^2-12y+9}{(y+3)(y+2)(y+1)y}=\frac{245075}{530553}; $
 + $ 245075 \times 4=980300; $
 + $ 530553\times 2=1061106. $
Suy ra
$\frac{4}{2} S_{100} =\frac{980300}{1061106}$
 
$\rightarrow 2S_{n} =\frac{98/03/00}{1/06/11/06}$
 
$\rightarrow 2S_{n} =\frac{0/98/03/00}{1/06/11/06}$
 
$\rightarrow 2S_{n} =\frac{(0+1)/(98-100)/3/0}{1/6/11/6}$
 
$\rightarrow 2S_{n} =\frac{1/-2/3/0}{1/6/11/6}$
 
$\rightarrow 2S_{n} =\frac{1n^3-2n^2+3n+0}{n^3+6n^2+11n+6}$
 
$\Rightarrow S_{n} =\frac{n^3-2n^2+3n}{2(n^3+6n^2+11n+6)}$
 
$\Leftrightarrow S_{n} =\frac{n^3-2n^2+3n}{2(n+1)(n+2)(n+3)}.$
 
Hạn chế
Phương pháp này chưa thể hiện rõ cách tìm số thích hợp để nhân lên. Nếu đa thức có mẫu bằng 1 thì theo kinh nghiệm ta có thể nhân thêm cho các ước của (bậc+1)!, tối đa là nhân với (bậc+1)!. Nhưng nếu là phân thức thì... cần có những nghiên cứu tiếp theo.
 
Phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được đăng lên https://math.stackex...2323211#2323211

Vậy là sau gần 2 năm đã có người đoán ra ý tưởng của mình
Mình có lời khen dành cho Mai Hoàn Hảo ... nhưng pp này vẫn có hạn chế , đó là nếu biểu thức bên phải là phân số hoặc hệ số là phân số thì ta cần dùng tới 2 thuật toán nữa để giải quyết
Xin dành phần đó cho bạn đọc tự nghiên cứu



#701464 Phương pháp phân tích thành nhân tử với 2 biến bằng CASIO

Đã gửi bởi etucgnaohtn on 10-02-2018 - 23:24 trong Chuyên đề toán THPT

Đây là phần tiếp theo của thuật toán này, dành cho bạn đọc tham khảo thêm 
https://diendantoanh...yên-bằng-casio/




#542919 Nếu $|q|<1$ thì lim $q^n$ = 0

Đã gửi bởi etucgnaohtn on 04-02-2015 - 03:51 trong Dãy số - Giới hạn

Xin hỏi cách chứng minh định lý 2 trang 129 SGK đại số và giải tích 11 nâng cao
Địng lí 1 : Cho 2 dãy số $(u_n)$ và $(v_n)$ .
Nếu $|u_n|\leq v_n $ với mọi n và lim $v_n$ =0 thì lim $u_n$ =0 .

Áp dụng định lý 1 để chứng minh định lý 2 sau đây :
Nếu $|q|<1$ thì lim $q^n$=0



#538418 Lỗi truy cập ngày 19/12

Đã gửi bởi etucgnaohtn on 20-12-2014 - 11:42 trong Xử lí vi phạm - Tranh chấp - Khiếu nại

Mình còn tưởng bị ban địa chỉ ip cơ , cứ thắc mắc là mình có làm gì đâu mà bị ban :D



#538514 Lỗi truy cập ngày 19/12

Đã gửi bởi etucgnaohtn on 20-12-2014 - 20:48 trong Xử lí vi phạm - Tranh chấp - Khiếu nại

Hình như diễn đàn bị hỏng thông báo khi có người trả lời topic mình đang theo dõi rồi . Thầy E.Galois và bạn MyMy Zindy trả lời topic này mà em chẳng nhận được thông báo nào !
@MyMy Zindy : bạn không nhận đc thông báo là đúng rùi , vì bạn ko theo dõi chủ đề ^^
Còn mình có theo dõi chủ đề mà vẫn ko nhận đc thông báo mới lạ chứ



#539532 Giải phương trình: $y^{2}-2y+3=\frac{6}{x^...

Đã gửi bởi etucgnaohtn on 04-01-2015 - 15:08 trong Đại số

Giải phương trình:

$y^{2}-2y+3=\frac{6}{x^{2}+2x+4}$

Gợi ý : Dùng bđt Cô si , $y=1,x=-1$




#538358 Giải hệ PT: $\begin{Bmatrix} x^{3}+3xy^{2...

Đã gửi bởi etucgnaohtn on 17-12-2014 - 17:12 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

 

Giải các PT và hệ PT sau:

1. $\begin{Bmatrix} x^{3}+3xy^{2}=-49\\x^{2}-8xy+y^{2}= 8y-17x  \end{Bmatrix}$

2. $\begin{Bmatrix} \sqrt[4]{x}(\frac{1}{4}+\frac{2\sqrt{x}+\sqrt{y}}{x+y})=2\\\sqrt[4]{y}(\frac{1}{4}-\frac{2\sqrt{x}+\sqrt{y}}{x+y})=1  \end{Bmatrix}$
3. $x^{4}-32x+8=0$
4. $x^{4}=3x^{2}+10x+4$ 
Mình cảm ơn nhiều!

 

Câu 4 trước nhé :
$PT\Leftrightarrow (x^2+1)^2-[\sqrt{5}(x+1)]^2=0$ $\Leftrightarrow  ...$

Câu 3 chắc sai đề

Câu 1 :  Nếu $x=-1$ thì $y=\pm 4$ 

Nếu $x\neq -1$ thì ta tính được $y=\frac{2x^3+51x^2-49}{24x(x+1)}=\frac{2x^2+49x-49}{24x}$

Đến đây dễ rồi ...
Thay vào PT đầu ta được : $x^3+\frac{(2x^2+49x-49)^2}{192x}+49=0(1)$

Vì $x=0$ không phải là nghiệm của hpt nên :
$(1)\Leftrightarrow (x+1)^2(196x^2-196x+2401)=0$
Từ đó ta được $x=-1$ ( loại vì đang xét $x\neq -1$ )

Vậy hpt có nghiệm $(x;y)=(-1;4);(-1;-4)$




#538986 Giải hệ PT: $\begin{Bmatrix} x^{3}+3xy^{2...

Đã gửi bởi etucgnaohtn on 24-12-2014 - 00:06 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

$(1)+3.(2)$
$\Leftrightarrow x^{3}+3x^{2}+3xy^{2}-24xy+3y^{2}-24y+51x+49=0$
$\Leftrightarrow (x+1)(x^{2}+2x+3y^{2}-24y+49)=0$
Đến đây chắc đc rồi

Làm kiểu này thì oai thật , nhưng đi thi k có thời gian mà oai đâu
Vì cách này phải tìm 2 cặp nghiệm của hpt -> đường thằng đi qua $x=-1$ -> (1) + 3 (2) -> lại phải giải tiếp 1 hpt $\left\{\begin{matrix}x^2+2x+3y^2-24y+49=0 \\ x^2-8xy+y^2-8y+17x=0 \end{matrix}\right.$
Sau đấy mới tìm ra x=ay+b rồi lại thế vào pt để tìm nghiệm ... Đi thi không khuyến khích dùng cách này vì nó mất quá nhiều thời gian ( dễ thọt lắm ! )