Đến nội dung

quanghung86 nội dung

Có 489 mục bởi quanghung86 (Tìm giới hạn từ 07-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#589861 HSG toán chuyên KHTN vòng 3 năm 2010

Đã gửi bởi quanghung86 on 19-09-2015 - 23:07 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 11+12 VÒNG 3 NĂM HỌC 2010

Ngày thi thứ nhất

 

Câu 1. Tìm tất cả các đa thức $P(x)\in\mathbb{R\text{[x]}}$ thỏa mãn $P(x-y)+P(y-z)+P(z-x)=3P(x)+3P(y)+3P(z)$ với $\forall x,y,z\in\mathbb{R}$ mà $x+y+z=0$.

Câu 2. Cho dãy số${a_{n}}$ xác định như sau $a_{1}=0$ và $a_{n+1}=\frac{{(4n+2).n^{3}}}{(n+1)^{4}}a_{n}+\frac{3n+1}{(n+1)^{4}}\ \forall n=1,2,3,...$. Chứng minh rằng tồn tại vố số số nguyên dương $n$ thỏa mãn $a_{n}$ là số nguyên dương.
 

Câu 3. Cho lục giác $AMBDNC$ thỏa mãn $AC=BD$ và $MN$ là đường kính đường tròn ngoại tiếp $MC$ cắt$ AD,AN$ tại $F,P$ và $MD$ cắt $BC,BN$ taị $E,Q$. Chứng minh rằng $\frac{\overline{CP}}{\overline{CM}}+   \frac{\overline{FP}}{\overline{FM}}+  \frac{\overline{DQ}}{\overline{DM}}+   \frac{\overline{EQ}}{\overline{EM}} $
là hằng số.

Câu 4. Trên vòng tròn có một số điểm được tô bởi một trong 2 màu xanh hoặc đỏ.Mỗi bước thực hiên cho phép xó đi hoặc thêm vào một điểm tô màu đỏ (điểm thêm vào nằm trên vòng tròn và không trùng các điểm cho trước),đồng thời hai điểm kề với nó (trước khi xóa hoặc sau khi thêm) được đổi màu: xanh $\rightarrow$ đỏ và ngược lại. Giả sử ban đầu có đúng hai điểm màu đỏ và sau mỗi bước thực hiện ta không được để lại ít hơn 2 điểm. Hỏi sau số hữu hạn bước có thể thu được vòng tròn có:

$i)$ 2009 điểm màu xanh và 1 điểm màu đỏ

$ii)$ 2010 điểm màu xanh và 1 điểm màu đỏ

$iii)$ 2010 điểm màu xanh

 


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 11+12 VÒNG 3 NĂM HỌC 2010

Ngày thi thứ hai

 

Câu 1. Cho dãy số $a_{n}$ thỏa mãn $0<a_{n+1}-a_{n}\leq2010$. Chứng minh rằng tồn tại vô số cặp số nguyên dương $(p,q)$ thỏa mãn $p<q$ thì $a_{p}|a_{q}$

Câu 2. Tìm $x,y,z$ thỏa mãn hệ $\left\{\begin{matrix}
&2z(x+y)+1=x^{2}-y^{2} \\
& y^{2}+z^{2}=1+2xy+2xz-2yz \\
& y(3x^{2}-1)=-2x(x^{2}+1)
\end{matrix}\right.$

Câu 3. Hai đường tròn $(O_{1})$ và $(O_{2})$ cắt nhau tại $A,B$ và $I$ là trung điểm $O_{1}O_{2}$. Gọi $C$ là đối xứng của $B$ qua $I$. Một đường tròn $(O)$ đi qua $A,C$ cắt hai đường tròn đã cho tại $M,N$ khác $A$. Chứng minh rằng $CM=CN$.

Câu 4. Gọi $\mathbb{N}$ là tập hợp các số tự nhiên. Tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb{N\times N}\rightarrow\mathbb{N}$ thỏa mãn

i) $f(a,b)=f(b,a)$

ii) $f(b,f(a,b))=a$

iii) Nếu $f(a,b)>c$ thì $f(b,c)<a$




#642883 Một dấu hiệu nhận biết hình bình hành

Đã gửi bởi quanghung86 on 29-06-2016 - 22:16 trong Hình học

Một tứ giác sẽ là hình bình hành nếu tồn tại một điểm $O$ sao cho mọi đường thẳng đi qua $O$ thì chia đôi diện tích tứ giác.

 

Bài này là một bài viết mới tại đây 

 

https://www.awesomem...rallelogram.pdf

 

Mình thấy cách phát biểu và nguyên liệu của bài toán này hoàn toàn là chương trình lớp 8 ở VN. Liệu rằng có một lời giải đơn giản hơn, mình đưa lên để cùng trao đổi




#589967 Mở rộng một bài toán hình học trên THTT

Đã gửi bởi quanghung86 on 20-09-2015 - 12:49 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Tóm tắt. Bài viết đưa ra tổng quát cho một bài toán hay được nhiều bạn đọc quan tâm trên báo toán học và tuổi trẻ với phép chứng minh thông qua tính chất chùm điều hòa và ứng dụng bổ đề E.R.I.Q, thêm vào đó là một vài ứng dụng của bài tổng quát.
 
Tác giả muốn nói lời cảm ơn chân thành tới học trò Nguyễn Ngọc Chi Lan đã giúp tác giả nhiều trong việc hoàn thiện các lời giải bài toán 3, bài toán 6, 7, 8. Tác giả cũng muốn nói lời cảm ơn chân thành tới bạn Nguyễn Tiến Dũng sinh viên K50 Đại học Ngoại thương đã đọc toàn bộ bài viết và cho nhiều góp ý giá trị, đồng thời cho các nhận xét xác đáng cho bài toán 1, 2, 3, bạn Dũng cũng đưa ra các gợi ý lời giải khác để hoàn thiện cho các bài toán 5, 8, 9.
 
Bài viết là một bổ sung cho bài viết của tác giả được đẳng trên tạp chí THTT số 459 tháng 9 năm 2015.
 

File gửi kèm




#668158 Một số chú ý trong cách post bài và đáp án trong box hình học

Đã gửi bởi quanghung86 on 13-01-2017 - 17:47 trong Hình học

Mình viết chủ đề này muốn giúp các bạn post bài và lời giải về hình học được tốt hơn

 

- Các bạn cần phải post đề bằng latex, nếu ai chưa biết vui lòng đọc topic Cách gõ công thức trên diễn đàn ở đó BQT đã hướng dẫn chi tiết bằng hình ảnh.

 

- Các bạn nên post đề bài kèm hình minh họa, điều đó sẽ gây hứng thú cho người đọc hiểu đề và muốn giải.

 

- Lời giải cũng nên post kèm hình minh họa, nếu ai chưa biết cách post hình vui lòng đọc topic Cách vẽ hình trên diễn đàn ở đó BQT đã hướng dẫn chi tiết bằng hình ảnh.

 

Các điều hành viên box hình có ý định sau khoảng một thời gian sẽ tập hợp các đề và lời giải hay trong box hình để cho ra sản phẩm ebook của diễn đàn, do đó để được thuận lợi cho việc này các bạn có thể làm một số việc sau

 

- Các bạn khi post đề cần phải ghi rõ nguồn gốc như sau 

 

+ Sáng tác

 

+ Từ sách, vở

 

+ Từ thầy dạy trên lớp

 

+ Đề thi thì cuộc thi nào, nước nào, năm nào  

 

+ Từ AoPS thì dẫn lại đường link.

 

+ Từ bất kỳ trang mạng khác như (facebook v.v..) nào thì cũng dẫn lại link cụ thể.

 

+ Các nguồn khác cũng ghi rõ

 

Khuyến khích các bạn post đề sáng tác mà mình đã có đáp án, không được post đề ở các cuộc thi còn hạn. Hạn chế việc post hỏi bài. Việc post bài chỉ nên có mục đích duy nhất là giao lưu và trao đổi học thuật về hình học phổ thông, không nên có bất kỳ mục đích gì khác.

 

- Các bạn khi post đề và giải được khuyến khích ghi rõ tên họ trường lớp (nếu muốn) vì việc này tiện cho việc biên tập để ghi tên các bạn

 

- Các bạn được khuyến khích nên đính kèm file pdf cho hình vẽ, điều này sẽ rất tốt cho việc tập hợp các bài viết.

 

Các bạn có góp ý gì cho box hình học xin hãy post tại chủ đề này.

 

Xin cám ơn các bạn đã chú ý theo dõi.

 

Trần Quang Hùng.




#666573 Tạp chí lượng tử

Đã gửi bởi quanghung86 on 02-01-2017 - 10:16 trong Các tạp chí khác

Tạp chí Quantum: The Magazine of Math and Science, đã cho tải free từ năm 1990-2001

 

 

http://www.nsta.org/...ns/quantum.aspx




#606594 Về bài toán G7 trong IMO Shortlist 2002

Đã gửi bởi quanghung86 on 01-01-2016 - 21:11 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Tóm tắt. Bài viết đi sâu vào phân tích và khai thác bài toán G7 trong IMO Shortlist 2002. Qua đó giúp chúng ta nhìn lại nhiều bài toán Olympic thú vị khác trong các cuộc thi sau này.
 
Cuối bài viết tác giải muốn nói lời cám ơn tới bạn Nguyễn Tiến Dũng sinh viên K50 đại học ngoại thương đã đọc cẩn thận toàn bộ bài viết và góp ý cho tác giả.
 



#589806 HSG toán chuyên KHTN vòng 1 năm 2010

Đã gửi bởi quanghung86 on 19-09-2015 - 18:34 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 11+12 VÒNG 1 NĂM HỌC 2010

Ngày thi thứ nhất

 

Câu 1. Tìm các cặp nguyên dương $(x,y)$ thỏa mãn phương trình

$$(x+1)^4+(x+2)^4+....+(x+2011)^4=4^y.$$

 

Câu 2. Cho $a_0,a_1>0$. Xét dãy {$a_n$} thỏa $a_{n+1}=\dfrac{2}{a_n+a_{n-1}}$. Chứng minh dãy có giới hạn hữu hạn khi n tiến tới vô cùng và tìm giới hạn đó.

Câu 3. Tam giác$ ABC$ nhọn,$D$ nằm trong tam giác thỏa mãn $\widehat{ADB}=60^\circ +\widehat{ACB} $ và $DA.BC=DB.AC$. Chứng minh rằng $DC.AB=AD.BC$

Câu 4. Tìm số hoán vị ${a_1,a_2,...,a_n} $của {1,2,3,...,n} ($n\geq 2)$ thỏa mãn  cả hai điều kiện sau

1) $a_i \neq $ $i$ với mọi$ i=1,2,..,n$

2) $a_{i+1}-a_i \leq 1$ với mọi$ i=1,2,..,n-1$

 


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 11+12 VÒNG 1 NĂM HỌC 2010

Ngày thi thứ hai

Câu 1. Giải hệ sau $\left\{\begin{matrix}x+3y=x^3-12\\-y+4z=y^3-6\\ 9z+2x=z^3+32\end{matrix}\right.$

Câu 2. Cho$ a$ là số nguyên dương có ít nhất một ước nguyên tố khác $2$ và $5$.CMR với $k$ là số dương bất kì, luôn tồn tại vô hạn $n$ thỏa mãn $S(n)>k.S(an)$ Trong đó $S(x)$ là hàm tổng các chữ số của $x$ nguyên dương.

Câu 3. Kí hiệu$ I$ là tâm nội tiếp$ ABC$. Đường thẳng vuông góc với $IA $ tại $A$ cắt $BI,CI$ tại $K,M$. Gọi $B',C'$ là giao điểm của $2$ cặp $(BI,AC),(CI,AB)$. Đường thẳng $B'C'$ cắt $(O)=(ABC)$ tại $N,E$. Chứng minh rằng bốn điểm $M,N,E,K$ thuôc cùng một đường tròn.

Câu 4. Một trò chơi được chơi bởi $2$ người rất giỏi bằng cách bẻ $1$ thanh gỗ có độ dài nguyên thành $2$ thanh gỗ có độ dài nguyên khác nhau. Trò chơi bất đầu với thanh có $\l =2010$. Hai bạn $A,B$ chơi lần lượt, $A$ đi trước. Trò chơi kết thúc nếu thanh gỗ có độ dài $1$ or $2$ ($k$ thể bẻ tiếp để thỏa mãn đề được nữa). Nếu kết thúc mà số thanh độ dài $1$ lớn hơn số thanh độ dài $2$ thì người đi bước cuối thắng, nếu ngược lại nhỏ hơn thì người đi bước cuối thua, nếu bằng thì hòa. Hãy xác định kết quả trò chơi ?




#589808 HSG toán chuyên KHTN vòng 2 năm 2010

Đã gửi bởi quanghung86 on 19-09-2015 - 18:39 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 11+12 VÒNG 2 NĂM HỌC 2010

Ngày thi thứ nhất

 

Câu 1. Cho trước số nguyên dương lẻ $n$. Trong tất cả các cặp $(a,b)$nguyên dương thỏa mãn $\left\{\begin{matrix} a+nb\ \vdots\  n+2 \\ a+(n+2)b\ \vdots\ n \end{matrix}\right.$ Tìm giá trị nhỏ nhất của $P=a+b$.

Câu 2. Tìm tất cả các số nguyên dương $n$ sao cho tồn tại hàm $f: \mathbb{R}_+ \to \mathbb{R}_+$ thỏa mãn $f(x+y)\ge y \cdot f_n(x) \,\, \forall x,y >0$ và $f_n(x)$ là hàm hợp bậc $n$.

Câu 3. Cho tứ giác toàn phần $ABCDEF$, trong đó tứ giác $ABCD$ có đường tròn nội tiếp tâm $I$. Gọi $A_1, B_1, C_1, D_1$ là tiếp điểm của $(I)$ với các cạnh $AB, BC, CD, DA$. Gọi $M$ là hình chiếu của $I$ lên $EF$. Hình chiếu của $M$ lên các đường thẳng $A_1B_1,$ $B_1C_1,$ $C_1D_1,$ $D_1A_1$ là $M_1,M_2,M_3,M_4$. Chứng minh rằng $M_1,M_2,M_3,M_4$ thẳng hàng.

Câu 4. Cho $n$ là số nguyên dương. Xét 1 bảng ô vuông kích thước $n\times n$ được chia thành $n^2$ ô vuông con. Ban đầu tất cả ô vuông con đều trống. Mỗi bước ta chọn ra $n$ ô vuông con khác hàng và khác cột đôi một khác nhau, sau đó thêm vào chúng một ngôi sao. Chứng minh rằng từ một bảng $n\times n$ trống, sau 2010 bước thực hiện, ta thu được bảng có tổng sô ngôi sao trên mỗi hàng, mỗi cột đều bằng 2010.

 


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 11+12 VÒNG 2 NĂM HỌC 2010

Ngày thi thứ hai

Câu 1. Tìm tất cả các cặp $(m,n)$ cùng tính chãn lẻ sao cho $2(m^2+n^2)\vdots m^2-n^2-4$.

Câu 2. Giả sử đa thức $P(x)\in \mathbb{R}[x]$ thỏa mãn $P(2x^3+x)=P(x)\cdot P(2x^2)$. Chứng minh rằng $P(x^2)\cdot P(y^2)\ge P(xy)$.

Câu 3. Cho 2 điểm $A,B$ cố định và $(O)$ thay đổi. $a,b$ là đường đối cực của $A,B$ đối với $(O)$ thỏa mãn $\dfrac{d(A,b)}{d(B,a)}=2$. Xác định vị trí của $O$ để $S_{OAB}$ lớn nhất.

Câu 4. Một $4k$-giác đều chia thành các hình bình hành không cắt nhau (có thể chung một phần cạnh)

1) Chứng minh rằng trong số các hình bình hành đó có ít nhất $k$ hình chữ nhật.

2) Giả sử cạnh đa giác đều là 1. Tính tổng diện tích tất cả các hình chữ nhật trong cách chia trên.




#589741 Tập hợp đề chọn HSG toán chuyên KHTN

Đã gửi bởi quanghung86 on 19-09-2015 - 10:17 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Topic này mở ra để xin giới thiệu về các kỳ thi HSG toán của trường THPT chuyên KHTN. Trường THPT chuyên KHTN là ngôi trường cấp 3 giàu truyền thống nhất cả nước nên các kỳ thi HSG toán của trường được đặc biệt quan tâm và chú ý. Các đề thi trong các kỳ thi này cũng rất chất lượng tiệm cận chuẩn quốc tế.

 

Đặc điểm của kỳ thi HSG lớp 10 là để chọn đội dự tuyển nên kiến thức nằm chủ yếu trong phần THCS nhưng cấp độ đề thi cao. Các cuộc thi HSG 10 sau kỳ chọn dự tuyển là chủ yếu để kiểm tra mức học của đội dự tuyển sau khi kết thúc chuyên đề nên đề thi rất đa dạng và phong phú, ứng với mỗi chuyên đề đội dự tuyển được học. Số lượng kỳ thi HSG lớp 10 trong một năm học là không hạn chế.

 

Đặc điểm của kỳ thi HSG lớp 11, 12 là để chọn học sinh lớp 11,12 đi thi quốc gia. Kỳ thi này thi theo vòng, mỗi vòng có 2 ngày thi giống như thi IMO. Các năm trước năm 2012 thì kỳ thi vẫn diễn ra theo 3 vòng truyền thống, từ năm 2012 trở lại kỳ thi tổ chức trong 2 vòng thi. Đề thi HSG lớp 11,12 thường có tính phân loại rất cao và tiếp cận các kỳ thi quốc gia, quốc tế, lượng kiến thức sử dụng là không hạn chế.

 

Từ năm 2014 trường THPT chuyên KHTN tổ chức kỳ thi Olympic chuyên KHTN với sự tham gia của rất nhiều trường THPT chuyên trên cả nước. Đây là kỳ thi chất lượng và uy tín, đề thi tiếp cận chuẩn đề thi IMO.

 

Từ khi mạng internet phát triển, nhiều đề thi đã được đưa lên mạng, topic này xin dẫn lại link đến các đề thi đó từ http://diendantoanhoc.net, chúng tôi cố gắng bắt đầu từ năm 2009 cho đến nay nhưng vì đề không phải lúc nào cũng được post lên mạng nên không thể tập hợp được đầy đủ ngay, đề thi mới và các đường link mới sẽ được update liên tục.

 

Trần Quang Hùng.

 

 

Đề HSG lớp 10

 

Năm 2011

 

HSG KHTN lớp 10 năm 2011

 

Năm 2012

 

HSG KHTN lớp 10 năm 2012

 

Năm 2013

 

HSG KHTN lớp 10 năm 2013

 

Năm 2014

 

HSG KHTN lớp 10 năm 2014

 

HSG KHTN lớp 10 năm 2014

 

Năm 2015

 

HSG KHTN lớp 10 năm 2015

 

HSG KHTN lớp 10 năm 2015 đợt 2

 

HSG KHTN lớp 10 năm 2015 đợt 3

 

Năm 2016

 

HSG KHTN lớp 10 năm 2016

 

HSG KHTN lớp 10 năm 2016 khóa 51

 

 

Đề HSG lớp 11,12

 

Năm 2009

 

HSG KHTN lớp 11,12 năm 2009 vòng 1: Ngày 1, Ngày 2

 

HSG KHTN lớp 11,12 năm 2009 vòng 2: Ngày 1, Ngày 2

 

HSG KHTN lớp 11,12 năm 2009 vòng 3: Ngày 1, Ngày 2

 

Năm 2010

 

HSG KHTN lớp 11,12 năm 2010 vòng 1: Ngày 1, Ngày 2

 

HSG KHTN lớp 11,12 năm 2010 vòng 2: Ngày 1, Ngày 2

 

HSG KHTN lớp 11,12 năm 2010 vòng 3: Ngày 1, Ngày 2

 

Năm 2011

 

HSG KHTN lớp 11,12 năm 2011 vòng 1: Ngày 1, Ngày 2

 

HSG KHTN lớp 11,12 năm 2011 vòng 2: Ngày 1, Ngày 2

 

HSG KHTN lớp 11,12 năm 2011 vòng 3: Ngày 1, Ngày 2

 

Năm 2012

 

HSG KHTN lớp 11,12 năm 2011 vòng 1: Ngày 1, Ngày 2

 

HSG KHTN lớp 11,12 năm 2012 vòng 2: Ngày 1, Ngày 2

 

Năm 2013

 

HSG KHTN lớp 11,12 năm 2013 vòng 1: Ngày 1, Ngày 2

 

HSG KHTN lớp 11,12 năm 2013 vòng 2: Ngày 1, Ngày 2

 

Năm 2014

 

HSG KHTN lớp 11,12 năm 2014 vòng 1: Ngày 1, Ngày 2

 

HSG KHTN lớp 11,12 năm 2014 vòng 2: Ngày 1, Ngày 2

 

Năm 2015

 

HSG KHTN lớp 11,12 năm 2015 vòng 1: Ngày 1, Ngày 2

 

HSG KHTN lớp 11,12 năm 2015 vòng 2: Ngày 1, Ngày 2

 

Năm 2016

 

HSG KHTN lớp 11,12 năm 2016 vòng 1: Ngày 1, Ngày 2

 

HSG KHTN lớp 11,12 năm 2016 vòng 2: Ngày 1, Ngày 2

 

Năm 2017

 

HSG KHTN lớp 11,12 năm 2017 vòng 1: Ngày 1Ngày 2

 

HSG KHTN lớp 11,12 năm 2017 vòng 2: Ngày 1Ngày 2

 

 

Olympic chuyên KHTN (chi tiết về kỳ thi xem tại đây)

 

 

Olympic chuyên KHTN năm 2014 Ngày 1+Ngày 2

 

Olympic chuyên KHTN năm 2015 Ngày 1+Ngày 2

 

Olympic chuyên KHTN năm 2016 Ngày 1+Ngày 2

 

Olympic chuyên KHTN năm 2017 Ngày 1+Ngày 2




#541061 Họ đường thẳng, đường tròn đi qua điểm cố định

Đã gửi bởi quanghung86 on 16-01-2015 - 23:34 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Tóm tắt. Bài viết này sẽ viết về các bài toán họ đường thẳng, đường tròn luôn đi qua một điểm cố định mang nội dung thi Olympic với các công cụ hình học thuần túy.

 

http://analgeomatica...iem-co-inh.html




#520314 Xung quanh một bài toán hình học trong IMO Shortlist 2012

Đã gửi bởi quanghung86 on 19-08-2014 - 11:31 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Bài viết này sẽ xoay quanh và mở rộng bài hình học thi IMO năm 2014 ngày 1 bằng các công cụ hình học thuần túy.

 

http://analgeomatica...-hoc-trong.html




#506758 Về một bài toán hay trên THTT

Đã gửi bởi quanghung86 on 15-06-2014 - 01:52 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Tóm tắt. Bài viết này sẽ xoay quanh và phát triển bài toán hình học trên THTT số 440 tháng 2 năm 2014 với các công cụ hình học thuần túy.

 

Link http://analgeomatica...-tren-thtt.html




#525042 Bài hình học thi IMO năm 2014 ngày 2

Đã gửi bởi quanghung86 on 18-09-2014 - 01:22 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Tóm tắt. Bài viết này sẽ xoay quanh và mở rộng bài hình học thi IMO năm 2014 ngày 2 bằng các công cụ hình học thuần túy.

 

http://analgeomatica...014-ngay-2.html




#669805 Cmr: KC đi qua trung điểm BI

Đã gửi bởi quanghung86 on 25-01-2017 - 00:53 trong Hình học

Figure4282.png

 

Giải. Gọi $BD$ cắt $AC$ tại $M$. Ta thấy $\angle MCD=\angle DAB=\angle DPC$ nên $MC^2=MD.MP=MA^2$ nên $M$ là trung điểm $AC$. Gọi $N$ đối xứng $A$ qua $P$ thì $MP\parallel NC$. Do hai tam giác $ABC$ và $PAC$ đồng dạng nên khi $K$ đối xứng $B$ qua $A$ và $N$ đối xứng $A$ qua $P$ thì hai tam giác $KBC$ và $NAC$ đồng dạng. Từ đó $\angle CKB=\angle N=\angle APD=\angle ABD$. Vậy nếu $CK$ cắt $BI$ tại $L$ thì tam giác $LKB$ cân mà tam giác $BKI$ vuông tại $K$ nên $L$ là trung điểm $BI$.




#669873 Chứng minh CD=3FG

Đã gửi bởi quanghung86 on 25-01-2017 - 14:17 trong Hình học

Bài này đã có ở đây http://www.artofprob...unity/c6h329267




#669874 P,K,L thẳng hàng tương đương Q,M,N thẳng hàng

Đã gửi bởi quanghung86 on 25-01-2017 - 14:27 trong Hình học

Bài này có thể được giải nhờ bài toán Nga năm 2000 http://artofproblems...h514303p2889241 và tính chất đường thẳng Newton là tâm nội tiếp của $ABCD$ nằm trên đường nối trung điểm 2 đường chéo.




#668170 Chứng mình $(F,FE)$ tiếp xúc với 1 đường tròn cố định khi $A...

Đã gửi bởi quanghung86 on 13-01-2017 - 19:24 trong Hình học

Bài toán này đặc trưng cho nghịch đảo, đã được post tại đây http://www.artofprob...h560755p3268686

 

Đường tròn cố định là đường tròn $(BHC)$.




#590870 Chứng minh rằng $JA'$ vuông góc với $BC$

Đã gửi bởi quanghung86 on 25-09-2015 - 18:49 trong Hình học phẳng

Xin trích dẫn lại nguồn, bài toán nãy đã được đăng trên mục đề ra kỳ này TH&TT tháng 8 năm 2012 số 422.




#589813 KHTN (Vòng 3)

Đã gửi bởi quanghung86 on 19-09-2015 - 18:56 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Vòng 3 năm 2009 Ngày 2

 

Câu 1. Với mỗi $n$ lớn hơn hoặc bằng $2$ , xét ước chung lớn nhất của tất cả các cặp cặp có thể của hai số khác nhau từ $1$ đến $n$. Gọi $A(n), B(n)$ lần lượt là trung bình cộng và trung bình nhân của các ước số đó.

1) chứng minh rằng $A(n)< \ln n+1$ và tính $\lim A(n)$

2) Chứng minh rằng $B(n) < e^3$.

Câu 2. Chứng minh rằng với mọi dãy $a_1,a_2,...a_n$ ($n$ nguyên dương) ta luôn chọn được số tự nhiên $ k \le n$ sao cho $(a_1+a_2+...+a_k)-(a_{k+1}+...+a_n)| \le \max\{|a_1|,|a_2|...|a_n|\}$.

Câu 3. Hai đường tròn tâm $O$ và $O'$ tiếp xúc trong với nhau tại $A$ ($(O')$ nằm trong $(O)$). Giả sử dây cung $BC$ của đường tròn $(O)$ cắt $(O')$ tại $M,N$ sao cho $MB=MC$ và $N$ trên đoạn $MB$. $AN$ cắt $(O)$ lần hai tại $E$. trên cung $BEC$ ta lấy điểm $K$ sao cho $OK$ đi qua $M$. Dây $AK$ cắt $BC$ tại $F$. Chứng minh rằng bốn điểm $E,F,M,K$ nằm trên một đường tròn.

Câu 4. Giả sử ta có thể chọn được n số phân biệt từ tập {1,2,3...2n-1}  sao cho các số được chọn không có hai số nào chia hết cho nhau. Chứng minh rằng không có số nào trong các số trên nhỏ hơn $2^k$, k là số xác định bởi điều kiện $3^k < 2n<3^{k+1}$




#585819 Chứng minh PI=2QI

Đã gửi bởi quanghung86 on 29-08-2015 - 20:46 trong Hình học

Bài này là hệ quả của bài toán con bướm, bản thân phát biểu này cũng có lâu rồi mà, đây là một ứng dụng đẹp của nó

 

http://artofproblems...h598536p3551853




#485113 Một số bài toán trên tâm đường tròn Euler

Đã gửi bởi quanghung86 on 28-02-2014 - 13:19 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Bài viết xoay quanh một số bài toán hay liên quan tới tâm đường tròn Euler hầu như đều là kết quả của tác giả trong quá trình đi dạy với nhiều công cụ hình học thuần túy khác nhau.

 

Nguồn bài viết http://analgeomatica...tron-euler.html

 

File gửi kèm  derakynay940.pdf   120.48K   3451 Số lần tải




#593957 CM KH chia đôi BI

Đã gửi bởi quanghung86 on 16-10-2015 - 19:42 trong Hình học

Bài này có ở đây http://www.artofprob...h517026p2914609




#621802 $X$ luôn di động trên một đường cố định

Đã gửi bởi quanghung86 on 22-03-2016 - 08:58 trong Hình học

Bài này là một mở rộng của thầy cho 1 bài trên AoPS đã có ở đây http://www.artofprob...unity/c6h419222




#593966 CM trực tâm của O1O2O3 thuộc l

Đã gửi bởi quanghung86 on 16-10-2015 - 20:08 trong Hình học

Có một kết quả quen thuộc là (O1),(O2),(O3) cũng đi qua điểm Miquel M thuộc (O) và cũng thuộc (O1O2O3). Dễ thấy D,E,F là đối xứng của M qua các cạnh tam giác O1O2O3 nên l là đường thẳng Steiner của M nên l đi qua trực tâm tam giác O1O2O3.




#631686 Chứng minh $\angle FSA=\angle ETA$

Đã gửi bởi quanghung86 on 07-05-2016 - 00:12 trong Hình học

Lời giải. Ta thấy đường tròn $(P,PA)$ đi qua $G$ đối xứng $C$ qua $K$. Đường tròn $(Q,QA)$ đi qua $H$ đối xứng $B$ qua $L$. Dễ thấy $(P)$ cắt $(Q)$ tại $X$ là đối xứng của $A$ qua $N$. Đường tròn $(I,IA)$ đi qua $Z$ là đối xứng của $A$ qua $B$ và đường tròn $(J,JA)$ đi qua $Y$ đối xứng của $A$ qua $C$. Từ đó $(I)$ cắt $AG$ tại $U$ và $(J)$ cắt $AH$ tại $V$ ta phải chứng minh $\angle BUA=\angle CVA$. Sử dụng nghịch đảo cực $A$ ta chuyển về bài toán sau.

 

Figure3763.png

 

Bài toán. Cho tam giác $ABC$ với trung tuyến $BE,CF$ và đường đối trung $AD$. Gọi $M$ là trung điểm $AD$. Đường tròn qua $A,B$ tiếp xúc $AC$ tại $BM$ tại $P$. Đường tròn qua $A,C$ tiếp xúc $AB$ cắt $CM$ tại $Q$. $AP,AQ$ lần lượt cắt $BE,CF$ tại $K,L$. Chứng minh rằng $\angle KCA=\angle LBA$.

 

Figure3595.png

 

Giải. Gọi $BS,CT$ là các đường đối trung của tam giác $ABC$. Gọi $U,V$ là đẳng giác của $K,L$ thì $U,V$ nằm trên $BS,CT$. Ta lại có $\angle UAB=\angle KAC=\angle MBA$. Theo bài Shortlist G5 thì $U$ là trung điểm $BS$. Tương tự $V$ là trung điểm $CT$. Vẫn theo bài G5 thì $\angle UCB=\angle VCB$ suy ra $\angle KAC=\angle LBA$.

 

Bài tổng quát giải tương tự chú ý rằng gốc gác của nó chính là tổng quát sau của bài G5 chuyển thành bài toán sau

 

Bài toán. Cho tam giác $ABC$ với trung tuyến $BE,CF$ và đường đối trung $AD$. $M$ bất kỳ trên $AD$. Đường tròn qua $A,B$ tiếp xúc $AC$ tại $BM$ tại $P$. Đường tròn qua $A,C$ tiếp xúc $AB$ cắt $CM$ tại $Q$. $AP,AQ$ lần lượt cắt $BE,CF$ tại $K,L$. Chứng minh rằng $\angle KCA=\angle LBA$.