Đến nội dung

banhgaongonngon nội dung

Có 1000 mục bởi banhgaongonngon (Tìm giới hạn từ 08-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#381140 Topic về Bất đẳng thức, cực trị THCS

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 28-12-2012 - 10:56 trong Bất đẳng thức và cực trị

bạn mathhieu cho mình cái chứng minh tất cả các bất đẳng thức bạn đưa ra ko theo mình biết thì thcs chỉ dc áp dụng cauchy cho 2 số và bunhi cho 2 số các cái khác nếu muốn áp dụng cần chứng minh.tiện đây mọi người giải dùm bài này nhé.
Với $a,b,c\neq 0$ chứng minh
$\frac{a^2}{b^2}+\frac{b^2}{c^2}+\frac{c^2}{a^2}\geq \frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a}$


Ta có

$\left ( \frac{a}{b} -1\right )^{2}+\left ( \frac{b}{c} -1\right )^{2}+\left ( \frac{c}{a}-1 \right )^{2}\geqslant 0$

$\Rightarrow \frac{a^{2}}{b^{2}}+\frac{b^{2}}{c^{2}}+\frac{c^{2}}{a^{2}}+3\geqslant 2\left ( \frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a} \right )$

Mặt khác

$\frac{a^{2}}{b^{2}}+\frac{b^{2}}{c^{2}}+\frac{c^{2}}{a^{2}}\geqslant 3$

$\Rightarrow 2\left ( \frac{a^{2}}{b^{2}}+\frac{b^{2}}{c^{2}}+\frac{c^{2}}{a^{2}} \right )\geqslant \frac{a^{2}}{b^{2}}+\frac{b^{2}}{c^{2}}+\frac{c^{2}}{a^{2}}+3$

Vậy

$\frac{a^{2}}{b^{2}}+\frac{b^{2}}{c^{2}}+\frac{c^{2}}{a^{2}}\geqslant \frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a}$

Dấu $=$ xảy ra $\Leftrightarrow a=b=c$.



#381154 Topic về Bất đẳng thức, cực trị THCS

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 28-12-2012 - 11:37 trong Bất đẳng thức và cực trị

Mình thấy cách đặt ẩn phụ là nhanh,gọn mà.


Đằng nào chẳng thế hở em :lol: Chỉ tội mất nhiều công gõ Latex :lol:



#376881 Topic bất đẳng thức THCS (2)

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 11-12-2012 - 20:52 trong Bất đẳng thức và cực trị

Với a,b>0 và a+b=1 cmr:
$(1+\frac{1}{a})(1+\frac{1}{b}) \geq 9$


Có $A=1+\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{ab} \geqslant 1+\frac{4}{a+b}+\frac{4}{(a+b)^{2}}=9$
Dấu "=" xảy ra khi $a=b=\frac{1}{2}>0$



#376883 Topic bất đẳng thức THCS (2)

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 11-12-2012 - 20:55 trong Bất đẳng thức và cực trị

Với a,b>0 và a+b=1 cmr:
$(1+\frac{1}{a})(1+\frac{1}{b}) \geq 9$


Hoặc bạn áp dụng luôn bất đẳng thức này nè $(1+x)(1+y)\geqslant (1+\sqrt{xy})^{2}$
Áp dụng : $(1+\frac{1}{a})(1+\frac{1}{b})\geqslant (1+\frac{1}{\sqrt{ab}})^{2}\geqslant (1+\frac{2}{a+b})^{2}=9$

Cách khác: Biến đổi tương đương: $(a+1)(b+1)\geqslant 9ab \Leftrightarrow ab+a+b+1\geqslant 9ab \Leftrightarrow ab\leqslant \frac{1}{4}$ (đúng theo $AM-GM$ )



#382521 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phân tích đa thức thành nhân tử

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 01-01-2013 - 12:28 trong Đại số

Bài 21: Phân tích đa thức thành nhân tử :
a, $x^{4} - 2x^{3} + 3x^{2} - 2x +1$.


Ta có $x^{4}-2x^{3}+3x^{2}-2x+1$
$=x^{2}\left ( x^{2} -2x+3-\frac{2}{x}+\frac{1}{x^{2}}\right )$
$=x^{2}\left [ (x^{2}+\frac{1}{x^{2}}+2)-2(x+\frac{1}{x})+1 \right ]$
$=x^{2}\left ( x+\frac{1}{x}-1 \right )^{2}$
$=\left ( x^{2}-x+1\right )^{2}$



#382525 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phân tích đa thức thành nhân tử

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 01-01-2013 - 12:33 trong Đại số

Phần cuối sai rồi
$x^{2}(x+\frac{1}{x}-1)^{2}=(x^{2}+1-x)^{2}$


$x^{2}-x+1\neq x^{2}+1-x$ hở bạn? :mellow:



#382534 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phân tích đa thức thành nhân tử

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 01-01-2013 - 12:47 trong Đại số

Cách khác được không ! ta có $\frac{1}{a} +\frac{1}{b} + \frac{1}{c} = \frac{1}{a+b+c}$
Suy ra $\frac{bc+ac+ab}{abc} = \frac{1}{a+b+c}$
nên $(bc+ab+ac)(a+b+c)-abc = 0$
Từ đây ta phân tích thành nhân tử ( chứ cái của anh không giống phan tích thành nhân tử)
$(a+b)(b+c)(a+c)= 0$
Suy ra :
$a=-b ; b = -c ; c= -a$
Vì n lẻ nên :
$a^{n}=-b^{2} ; b^{n}= -c^{2} ; c^{n}= -a^{2}$
Cuối cùng thay vào là có điều chứng minh . :icon6: :namtay :icon12:


Cái này là phân tích đa thức thành nhân tử mà. Có điều là làm cho công việc phân tích nhàn hạ hơn thôi.
Đầu tiên là đặt nhân tử chung $a+b$ nhé: $(a+b)\left ( \frac{1}{ab}+\frac{1}{c(a+b+c)} \right )=0$
Sau đó quy đồng : $(a+b)\left ( \frac{c(a+b+c)+ab}{abc(a+b+c)} \right )=0$
$\Leftrightarrow \frac{(a+b)(c^{2}+ac+bc+ab)}{abc(a+b+c)}=0$
Rồi lại phân tích này $c^{2}+ac+bc+ab=c(a+c)+b(a+c)=(a+c)(b+c)$, đúng chứ?

Còn cách phân tích kiểu kia thì Oral1020 làm rồi mà :lol:



#395826 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phân tích đa thức thành nhân tử

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 12-02-2013 - 12:03 trong Đại số

Mình mem mới nè! Góp vui một bài:
Chứng minh rằng nếu ${a^4} + {b^4} + {c^4} + {d^4} = 4abcd$ và a, b, c, d là các số dương thì a=b=c=d


Bạn xem bài của DUYNAM, #61 nhé



#382519 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phân tích đa thức thành nhân tử

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 01-01-2013 - 12:23 trong Đại số

Bài 20 :
Cho $\frac{1}{a} + \frac{1}{b} +\frac{1}{c} = \frac{1}{a+b+c}$
Chứng minh rằng : $\frac{1}{a^{n}} + \frac{1}{b^{n}} + \frac{1}{c^{n}} = \frac{1}{a^{n}+b^{n}+c^{n}}$ với n lẻ .


$\frac{1}{a}+\frac{1}{b}=\frac{1}{a+b+c}-\frac{1}{c}$
$\Leftrightarrow \frac{a+b}{ab}=\frac{-a-b}{c(a+b+c)}$
$\Leftrightarrow (a+b)\left ( \frac{1}{ab}+\frac{1}{c(a+b+c)} \right )=0$
$\Leftrightarrow (a+b) \left [\frac{ab+c(a+b+c)}{abc(a+b+c)} \right ]=0$
$\Leftrightarrow (a+b)(b+c)(c+a)=0$

* TH1: $a=-b$. Ta có $\frac{1}{a^{n}}+\frac{1}{b^{n}}=0$. Ta được đpcm.
* Tương tự với hai trường hợp còn lại.



#419286 Topic phương trình, hệ phương trình vô tỉ

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 18-05-2013 - 22:29 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Bài 121:Giải phương trình:

$\sqrt[4]{x-\sqrt{x^2-1}}-\sqrt{x+\sqrt{x^2-1}}=2$

 

Đặt $\left\{\begin{matrix} a=\sqrt[4]{x-\sqrt{x^{2}-1}}\\ b=\sqrt{x+\sqrt{x^{2}-1}} \end{matrix}\right.$

Ta có hệ

$\left\{\begin{matrix} a-b=2\\ a^{4}b^{2}=1 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a=b+2\\ (b+2)^{2}.b=1 \end{matrix}\right.$

Giải hệ trên tìm được $x$




#419281 Topic phương trình, hệ phương trình vô tỉ

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 18-05-2013 - 22:13 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình


Bài 122:Giải phương trình:

$2(x^2-3x+2)=3\sqrt{x^3+8}$

 

$3\sqrt{(x+2)\left ( x^{2}-2x+4 \right )}=2\left [ (x^{2}-2x+4) -(x+2)\right ]$

$\Leftrightarrow 2\left ( \sqrt{\frac{x+2}{x^{2}-2x+4}} \right )^{2}+3\sqrt{\frac{x+2}{x^{2}-2x+4}}-2=0$

$\Leftrightarrow \sqrt{\frac{x+2}{x^{2}-2x+4}}=\frac{1}{2}$

$\Leftrightarrow x^{2}-2x+4=4(x+2) $

$\Leftrightarrow x^{2}-6x-4=0$

$\Leftrightarrow x=3\pm \sqrt{13}$




#419285 Topic phương trình, hệ phương trình vô tỉ

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 18-05-2013 - 22:20 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Bài 123:Giải phương trình:

$x^2+3\sqrt{x^2-1}=\sqrt{x^4-x^2+1}$

 

Điều kiện $x\geq 1\vee x\leq -1$

Đặt $\left\{\begin{matrix} a=x^{2}>0\\ b=\sqrt{x^{2}-1}\geq 0 \end{matrix}\right.$

Ta có

$a+3b=\sqrt{a^{2}-b^{2}} \Leftrightarrow a^{2}+9b^{2}+6ab=a^{2}-b^{2} $

$\Leftrightarrow b(5b+3a)=0 \Leftrightarrow b=0$

Vậy $x=1\vee x=-1$




#402270 Topic phương trình, hệ phương trình vô tỉ

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 05-03-2013 - 19:51 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Bài 2:
Cho mình hỏi tại sao phương trình đồng biến thì chỉ có 1 cặp nghiệm.


Mình lấy ví dụ cho bạn dễ hiểu nhé :)
PT $x^{3}+x=y^{3}+y$ $(1)$
Xét hàm $f(t)=t^{3}+t$
Hàm trên là đồng biến do $f'(t)=3t^{2}+1>0$
Do đó PT $(1)\Leftrightarrow f(x)=f(y)\Leftrightarrow x=y$
_______________

Nếu không bạn đánh giá như thế này cũng được
+ Với $x>y\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x^{3}>y^{3}\\ x>y \end{matrix}\right.\Rightarrow x^{3}+x>y^{3}+y$ (mâu thuẫn)
+ Với $x<y\Rightarrow \left\{\begin{matrix}x^{3}<y^{3}\\ x<y\end{matrix}\right.\Rightarrow x^{3}+x<y^{3}+y$ (mâu thuẫn)
Vậy $x=y$



#382529 BĐT AM-GM

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 01-01-2013 - 12:38 trong Bất đẳng thức và cực trị

17, Cho x,y,z>0 thõa mãn $\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}=4$ . Chứng minh rằng
$\sum \frac{1}{2x+y+z}\leq 1$


$\frac{1}{2x+y+z}\leq \frac{1}{4}\left ( \frac{1}{x+y}+\frac{1}{x+z}\right )\leq \frac{1}{16}\left ( \frac{1}{x} +\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}\right )$
Tương tự, ta có đpcm



#376124 BĐT AM-GM

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 08-12-2012 - 21:34 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x,y,z la cac so thuc duong thoa man: $x^{3}+y^{3}+z^{3}=1$

Chung minh: $\frac{x^{2}}{\sqrt{1-x^{2}}}+\frac{y^{2}}{\sqrt{1-y^{2}}}+\frac{z^{2}}{\sqrt{1-z^{2}}}$

Vế phải là gì vậy? :ohmy:



#430500 Tuyển tập một số bài phương trình, hệ phương trình thi HSG tỉnh

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 25-06-2013 - 15:11 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 11

$\left\{\begin{matrix} x+\frac{3x-y}{x^2+y^2}=3\\ y-\frac{x+3y}{x^2+y^2}=0 \end{matrix}\right.$

 

$\left\{\begin{matrix} xy+\frac{3xy-y^{2}}{x^{2}+y^{2}}=3y\\ xy-\frac{x^{2}+3xy}{x^{2}+y^{2}}=0 \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow 2xy=3y+1 \Leftrightarrow x=\frac{3y+1}{2y}$

Thế vào PT $(2)$ ta được $y-\frac{\frac{3y+1}{2y}+3y}{\frac{(3y+1)^{2}}{4y^{2}}+y^{2}}=0 \Leftrightarrow y=1\vee y=-1$




#430683 Tuyển tập một số bài phương trình, hệ phương trình thi HSG tỉnh

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 26-06-2013 - 10:30 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 13 Giải hệ phương trình

$\left\{\begin{matrix} 6x^{4}-\left ( x^{3}-x \right )y^{2}-(y+12)x^{2}=-6\\ 5x^{4}-\left ( x^{2}-1 \right )^{2}y^{2}-11x^{2}=-5 \end{matrix}\right.$

 

$\left\{\begin{matrix} 6x^{2}-12+\frac{6}{x^{2}}-\left ( x-\frac{1}{x} \right )y^{2}-y=0\\ 5x^{2}-10+\frac{5}{x^{2}}-\left ( x-\frac{1}{x} \right )^{2}y^{2}=1 \end{matrix}\right. $

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 6\left ( x-\frac{1}{x} \right )^{2}-\left ( x-\frac{1}{x} \right )y^{2}-y=0\\ 5\left ( x-\frac{1}{x} \right )^{2}-\left ( x-\frac{1}{x} \right )^{2}y^{2}=1 \end{matrix}\right.$

Đặt $x-\frac{1}{x}=t$

Ta có hệ mới

$\left\{\begin{matrix} 6t^{2}-ty^{2}-y=0\\ 5t^{2}-t^{2}y^{2}-1=0 \end{matrix}\right.$

$\left\{\begin{matrix} 6t^{2}-ty^{2}-y=0\\ 5t^{2}-t^{2}y^{2}-1=0 \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} t=1\\ y=2 \end{matrix}\right.\vee \left\{\begin{matrix} t=\frac{1}{2}\\ y=1 \end{matrix}\right.$

Kết luận: Hệ đã cho có nghiệm

$\boxed {(x,y)\in \left \{ \left ( \frac{1\pm \sqrt{5}}{2};2 \right ),\left ( \frac{1\pm \sqrt{17}}{4};1 \right ) \right \}}$




#433342 Tuyển tập một số bài phương trình, hệ phương trình thi HSG tỉnh

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 06-07-2013 - 20:32 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 21 Giải hệ

$x+\frac{2xy}{\sqrt[3]{x^{2}-2x+9}}=x^{2}+y$

$y+\frac{2xy}{\sqrt[3]{y^{2}-2y+9}}=y^{2}+x$

 

Cộng từng vế hai phương trình trong hệ ta được:

$x^{2}+y^{2}=2xy\left ( \frac{1}{\sqrt[3]{(x-1)^{2}+8}}+\frac{1}{\sqrt[3]{(y-1)^{2}+8}} \right )$

Mặt khác ta lại có

$2xy\left ( \frac{1}{\sqrt[3]{(x-1)^{2}+8}}+\frac{1}{\sqrt[3]{(y-1)^{2}+8}} \right )\leq 2xy$

Do đó

$x^{2}+y^{2}\leq 2xy$

$\Leftrightarrow x=y$

Với $x=y$ ta có

$\frac{2x^{2}}{\sqrt[3]{(x-1)^{2}+8}}=x^{2} \Leftrightarrow x=0\vee x=1$

 

Kết luận: Hệ đã cho có nghiệm

$\boxed {(x,y)\in \left \{ (0;0),(1;1) \right \}}$




#438124 Tuyển tập một số bài phương trình, hệ phương trình thi HSG tỉnh

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 25-07-2013 - 17:26 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 25 giải hệ

$\frac{4x^{2}}{1+4x^{2}}=y$

$\frac{4y^{2}}{1+4y^{2}}=z$

$\frac{4z^{2}}{1+4z^{2}}=x$

 

Nhận xét: $x,y,z \geq 0$

Hệ đã cho tương đương với

$\left\{\begin{matrix} y=1-\frac{1}{1+4x^{2}}\\ z=1-\frac{1}{1+4y^{2}} \\ x=1-\frac{1}{1+4z^{2}} \end{matrix}\right.$

Lập luận tương tự như Bài 24 ta có $x=y=z$

Với $x=y=z$, hệ trở thành

$\left\{\begin{matrix} x=y=z\\ x=\frac{4x^{2}}{1+4x^{2}} \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=y=z\\ x+4x^{3}=4x^{2} \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=y=z=0\\ x=y=z=\frac{1}{2} \end{bmatrix}$

Kết luận: Phương trình có nghiệm

$\boxed {(x,y,z)\in \left \{ (0,0,0),\left ( \frac{1}{2},\frac{1}{2},\frac{1}{2} \right ) \right \} }$




#428130 Tuyển tập một số bài phương trình, hệ phương trình thi HSG tỉnh

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 17-06-2013 - 11:06 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Tiếp tục nào :)

 

Bài 2. Giải phương trình 

 

$$\left ( x+2 \right )\left ( \sqrt{2x^2+4x+6}+\sqrt{-2x-1} \right )=2x^2+6x+7$$

Đề chọn đội dự tuyển QG KonTum 2013

 

Điều kiện: $\left\{\begin{matrix} x+2\geq 0\\ -2x-1\geq 0 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow -2\leq x\leq -\frac{1}{2}$

Do $\sqrt{2x^{2}+4x+6}-\sqrt{-2x-1}> 0,\forall x\in \left [ -2;-\frac{1}{2} \right ]$ nên

$\mathrm{PT}\Leftrightarrow (x+2)\left ( 2x^{2}+6x+7 \right )=\left ( 2x^{2}+6x+7 \right )\left ( \sqrt{2x^{2}+4x+6}-\sqrt{-2x-1} \right )$

$\Leftrightarrow \sqrt{2x^{2}+4x+6}-\sqrt{-2x-1}=x+2$

$\Leftrightarrow \sqrt{2(x+2)^{2}+2(-2x-1)}=(x+2)+\sqrt{-2x-1}$       $(*)$

Theo bất đẳng thức $Cauchy-Schwarz$ thì $\sqrt{2(x+2)^{2}+2(-2x-1)}\geq (x+2)+\sqrt{-2x-1}$

Dấu "=" xảy ra $\iff -2x-1=(x+2)^{2}\Leftrightarrow x^{2}+6x+5=0 \Leftrightarrow x=-1$

Do đó $(*)\Leftrightarrow x=-1$

Kết luận: Phương trình đã cho có nghiệm duy nhất $\boxed {x=-1}$




#434476 Phương trình và hệ phương trình qua các đề thi thử Đại học 2012

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 11-07-2013 - 09:54 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ

$\left\{\begin{matrix} (x-y)^{2}+x+y=y^{2}\\ x^{4}-4x^{2}y+3x^{2}=-y^{2} \end{matrix}\right.$                                                                                                                                                                                 

 

Ta có $\left\{\begin{matrix} x^{2}-2xy+x+y=0\\ x^{4}-4x^{2}y+3x^{2}=-y^{2} \end{matrix}\right. $

$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x(x-2)(x^{2}-2xy+x+y)=0\\ x^{4}-4x^{2}y+3x^{2}=-y^{2} \end{matrix}\right.$

Cộng từng vế hai phương trình trên ta được

$(x-y)(2x^{3}-x^{2}+x-y)=0$

Đến đây giải hai hệ

$\left\{\begin{matrix} x=y\\ x^{2}-2xy+x+y=0 \end{matrix}\right.$ và $\left\{\begin{matrix} 2x^{3}-x^{2}+x-y=0\\ x^{2}-2xy+x+y=0 \end{matrix}\right.$

ta được nghiệm $\boxed {(x,y)\in \left \{ (0,0),(1,2),(2,2) \right \}}$




#376525 TOPIC Chuẩn Bị Cho Thi HSG Toán 8

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 10-12-2012 - 14:05 trong Chuyên đề toán THCS

Sao lại không dùng AM-GM cho gọn nhỉ
Áp dụng trực tiếp AM-GM ta chỉ cần chứng minh $abc\geq (a+b-c)(b+c-a)(c+a-b)$(đây đã là BĐT quen thuộc)
p/s:ta cũng có thể đánh giá ngược mẫu kấ hay và gọn :icon6:


Áp dụng AM - GM cũng được, nhưng mình muốn làm cách khác, hehe :lol: hơi điên nhỉ



#376196 TOPIC Chuẩn Bị Cho Thi HSG Toán 8

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 09-12-2012 - 09:11 trong Chuyên đề toán THCS

Câu 1.
a) Áp dụng BĐT Schwarz ta có $\frac{a}{b+c-a}+\frac{b}{c+a-b}+\frac{c}{a+b-c} =\frac{a^{2}}{ab+ca-a^{2}}+\frac{b^{2}}{bc+ab-b^{2}}+\frac{c^{2}}{ca+bc-c^{2}} \geqslant \frac{(a+b+c)^{2}}{2(ab+bc+ca)-a^{2}-b^{2}-c^{2}}$
Ta cần chứng minh $(a+b+c)^{2}\geqslant 6(ab+bc+ca)-3(a^{2}+b^{2}+c^{2})$
Thật vậy ta có $(a+b+c)^{2}\geqslant 6(ab+bc+ca)-3(a^{2}+b^{2}+c^{2}) \Leftrightarrow 4\left ( a^{2}+b^{2} +c^{2}\right )\geqslant 4\left ( ab+bc+ca \right )$
Vậy bất đẳng thức cần chứng minh là đúng
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c\Leftrightarrow$ tam giác đã cho là tam giác đều



#376144 TOPIC Chuẩn Bị Cho Thi HSG Toán 8

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 08-12-2012 - 22:16 trong Chuyên đề toán THCS

Bài 7.
a) Do $BM \parallel CD \Rightarrow S_{MCD}=S_{BCD}$
Mặt khác lại có $ABCD$ là hình bình hành nên $S_{BCD}=S_{ABD}=\frac{1}{2}S_{ABCD}$
b) Qua $N$ kẻ đường thẳng song song với $AB$ cắt $AD$ tại $E$ và cắt $BC$ tại $F$
Áp dụng kết quả câu a) ta được $S_{NAB}=\frac{1}{2}S_{ABFE}, S_{NCD}=\frac{1}{2}S_{CDEF}$
Từ đó suy ra $S_{NAB}+S_{NCD}=\frac{1}{2}S_{ABCD}$



#376140 TOPIC Chuẩn Bị Cho Thi HSG Toán 8

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 08-12-2012 - 22:05 trong Chuyên đề toán THCS

Bài 1.
a) Từ giả thiết suy ra $\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}=\frac{1}{x+y+z} \Leftrightarrow (x+y)(y+z)(z+x)=0$
b) Ta có $x^{2}+y^{2}+z^{2}=xy+yz+zx\Leftrightarrow (x-y)^{2}+(y-z)^{2}+(z-x)^{2}=0\Leftrightarrow x=y=z$