Đến nội dung

Kakalotta nội dung

Có 800 mục bởi Kakalotta (Tìm giới hạn từ 21-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#41360 Bên lề "News of the day"

Đã gửi bởi Kakalotta on 09-11-2005 - 04:51 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Nếu còn hạn chế tầm nhìn kiểu này thì còn sụp đổ thần tượng nhiều. Tôi có một lời khuyên cho việc đi tìm thần tượng:
http://www.math.ucla.edu/~tao/
Đấy mới là người giỏi. Hiện nay anh ấy đang báo cáo tại khoa mình một chuỗi 4 bài giảng về trường lượng tử, tiến sĩ 21 tuổi tại Princeton, Full professor năm 24 tuổi tại UCLA, thi toán quốc tế năm 11 tuổi, xấp xỉ 100 paper trên các tạp chí số 1 thế giới năm 24 tuổi, trong đó rất nhiều bài trên Annal. Trông trẻ măng. Tất cả mọi người đều tiên đoán nắm sau anh ta sẽ được giải Field.
Chả bù với bộ óc vĩ đại, tám chục tuổi đầu có được 4 bài báo hạng bét nhưng vẫn nghĩ mình là thiên tài. Không biết nhục.



#41387 Tại sao nhiều bài toán BĐT thế ?

Đã gửi bởi Kakalotta on 09-11-2005 - 09:42 trong Kinh nghiệm học toán

Tôi thấy mọi người tranh luận vui quá nhể. Đồng ý rằng ở VN làm bất cứ thứ toán nào thì cũng có cái đáng trân trọng, còn hơn là chả học được cái gì cả. Tôi đồng ý BDDT là rất hay, ngày xưa lớp 10 tôi cũng rất mê nó. Tuy nhiên mọi người nên biết cách đầu tư thời gian cho hợp lý. Làm mấy bất đẳng thức kiếu sơ cấp đến bây giờ không còn là hướng phát triển chủ đạo của toán học hiện đại nữa rồi.
Tôi cũng chả có ý định ngăn cấm gì mọi người hay phản đối gì ai cả. Nói chung cuộc đời này ai cũng phải lo cho mình trước. Tôi chưa từng thấy ai giải bất đẳng thức mà được giải Field cả. Khi nêu tên hai ông giải Field ra, là Bỏcherd và Jones ra, không phải là để dọa mọi người màđể mọi người hiểu rằng bây giờ người không quan tâm đến kiểu toán nhu thế nữa. Nếu bây giờ quay lại thế kỉ 17, 18 thì đúng là mốt của bất đẳng thức rồi. Nói chung là nó hay và khó, nhưng cùng cái công lao học và làm những cái hay và khó như thế mà đầu tư hợp lý thì rất có thể mọi người đã có giải Field. Tôi có mấy cậu bạn cấp 3 cũng lừng lẫy phết, cũng giải nhì toàn quốc đàng hoàng, cũng thích BDT và toán sơ cấp, lên đại học cũng chỉ thích giải toán sơ cấp, và bây giờ là GV trường cấp 3 tại 1 làng quê nhỏ, suốt ngày nghiên cứu bất đẳng thức để dạy học sinh. Nghĩ cũng thương học trò thằng đấy, sáng đi chăn trâu, chiều học bất dẳng thức. Cu cậu ấy thông minh như thế, nếu đầu tư hợp lý thì bây giờ chắc cũng sắp bảo vệ xong tiến sĩ rồi.
Tuy nhiên tôi cũng không muốn tranh cãi nữa vì đây là vấn đề quan điểm. Cách đây gần 10 năm tôi cũng nghĩ y hệt như mọi người, nếu có ai chê bất đẳng thức là không hay thì nhảy dựng lên ngay. Cứ để mọi người tự trải nghiệm cuộc sống để hiểu Mathlink không phải là gương mặt của toán học.



#41640 Bên lề "News of the day"

Đã gửi bởi Kakalotta on 11-11-2005 - 04:18 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Cái chuyện anh hung lao động này thì ai chả biết. Nổi tiếng rồi.
Thực ra thì nếu bác Nguyễn cảnh toàn nhà ta cứ yên thân đi làm thứ trưởng, sau đó thì ngồi đấy mà dưỡng già cho con cháu nó báo hiếu thì cũng có ai nói cái đâu. Người ta chỉ giỏi lắm là chê làm thứ trưởng mà để nền giáo dục yếu kém thôi chứ không phải là tội. Bao nhiêu thứ trưởng bộ trưởng chả có học vị gì có ai đụng đến đâu. Mỗi tội ông ấy nói phét ghê quá, tự cho mình là thiên tài lại mua danh bán tước đến mức không thấy ngượng miệng, đứt hết dây thần kinh xấu hổ làm cho những người hiểu vấn đề cảm thấy ngứa mắt. Chuyện thiên tài vĩ đại chỉ là bè nổi của tảng băng mà thôi, khi thời nay mọi người có công cụ internet kiểm tra mọi thứ dễ dàng nên không còn bị lừa dễ dàng nữa. Cậu thử tưởng tượng cái chuyện bộ óc vĩ đại này mà xảy ra cách đây 30 năm xem, cả nước chắc chắn chả có ai nghi ngờ. Người ta đang lo chỗng mỹ cứu nước bắn hạ B52, ai hơi đâu mà kiểm tra xem mọi chuyện có thật hay không. Tôi nghĩ rằng đó là vì sao ông ta lấy được các học vị tiến sĩ KH. Nếu mọi ngươi đọc kĩ lại những bài viết của ông ta thì sẽ thấy ngay: Ông ta tự làm luận án TS và mang sang LX bảo vệ Nói thật chứ ngay cả việc sang làm 5 năm luận án tại MGU chưa chắ đã ăn ai, huống chi làm luận án kiểu đó. tôi nghĩ rằng hồi đó chiến tranh, nước nhà thiếu TS, và lại tình đoàn kết VN-Liênxoo đang phát triển thì chuyện LX tặng cho cái giấy chứng nhận Ph.D. thì cũng chả mất gì, mà quan hệ ngoại giao thêm phần đằm thắm. Cũng giống như băng tốt nghiệp đại học kiểu đào tạo từ xa nhà mình đấy mà, chả có giá trị gì cả. Khoa toán của LX cũng chả mất tí danh dự nào khi cấp bằng kiểu đó cả. Thời nay mọi người rất thực dụng, mang băng cấp ra lừa thì chả được ai đâu, mà cần phải chứng nhận bằng việc làm cũng như các kết quả nghiên cứ có giá trị .

Tôi xin tổng kết lại quan điểm của tôi. Về phương diện thứ trưởng, ông ta là một thứ trưởng tốt, hiểu theo nghĩa liêm khiết, không ăn hối lộ. Về phương diện nhà khoa học, ông ta là một nhà khoa học tồi. Tuy nhiên đó không phải là cái tội, mỗi người có sở trường riêng. Cái tôi muốn phê phán chính là đạo đức, cái thói háo danh của ông ta, căn bệnh cuồng vĩ tự nghĩ mình là thiên tài của ông cũng như những phương pháp luồn lách mà ông sử dụng để đạt được danh vọng.Tóm lại thời xưa có xuân tóc đỏ, thời nay có Nguyễn Cảnh Toàn. Đây là tấm gương rất xấu cho lớp trẻ chúng ta.
Tôi post những bài như thế này là để phản đối việc diễn đàn liên tiếp đăng tải nhũng bài viết thiếu đi sự trung thực, sai lạc ca ngợi Ông Nguyễn Cảnh Toàn. Tôi không nghĩ rằng mình mạt hạng đến cái mức làm nổi bản thân, hay là tự lăng xê thông qua việc mô tả chân thật những gì xảy ra ngoài thực tế. Nếu diễn đàn còn tiếp tục đăng những bài viết thiếu chính xác về thông tin thì tôi còn tiếp tục phản đối. Dù mọi người có phản cảm hay không tôi cũng không quan tâm, sự thật vẫn cứ là sự thật mà thôi. Nếu mọi người thiếu những thông tin về những nhà khoa học thực thụ đến mức như vậy thì tôi có thể giúp bằng việc cung cấp tài liệu,chứ đừng có đăng những bài ca ngợi rẻ tiền như vậy. Diễn đàn chúng ta là diễn đàn khoa học chứ không phải là nơi chát chít vớ vấn và có nhiều người có hiểu biết vẫn vào đây. Do đó, tôi đề nghị khi chọn những tấm gương để viết bài ca ngợi và đưa lên trang chủ thì nên lựa chọn cho kĩ càng cho xứng tầm để đại diện cho diễn đàn, đừng để người ngoài nghĩ diễn đàn chúng ta toàn là một lũ dốt nát thiếu hiểu biết.



#41918 Bên lề "News of the day"

Đã gửi bởi Kakalotta on 13-11-2005 - 06:03 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Ừ, thôi được, cứ cho mình đổ lỗi là sai đi, nhưng hành động của ông ta quả là không thể chấp nhận được.
Chán chuyện, chả muốn nói nữa.



#42248 Bên lề "News of the day"

Đã gửi bởi Kakalotta on 15-11-2005 - 10:24 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Tôi cũng không đồng ý với cách xử lý của diễn đàn.
Có ba cách xử lý như sau khá phù hợp:
-Đưa bài viết về NCT lên trang chủ, nhất là cái bài trong đoạn mở đầu nói về danh hiệu của ABI dễ gây ngộ nhận đấy, sau đó đặt thêm cái Link dẫn đến Topic news of the day để giải thích, ghi rõ nên xem để biết thông tin. Không phải ai cũng có thời gian vào tận trong này tìm bài giải thích nếu không được chỉ dẫn cụ thể. Tôi khuyên mọi người nên làm theo cách này.

-Đưa lên trang chủ, sau đó bổ sung thêm trong phần tiểu sử danh sách tất cả các công trình để GSTSKH, thiên tài vĩ đại NCT được thêm phần long trọng. Tất cả các GS trên thế giới đều làm thế cả trong trang web và CV của mình

- Xóa hết không viết bất cứ chút thông tin gì nữa. Nguyên tắc của thông tin đã viết thì phải toàn diện và chính xác.
Mọi người có ý kiến gì không?



#42456 Bên lề "News of the day"

Đã gửi bởi Kakalotta on 16-11-2005 - 17:15 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

1- tôi nói chuyện kim bài miễn chết để phản đối cái cậu MRTH gì đấy, chả hiểu vấn đè mà cứ post lung tung, ca ngợi báo toán một cách quá đáng. Bọn tôi hết lớp 10 chả ai thèm đọc báo toán nữa rồi.
2-LBKT để trả lời cho cái câu "tôi không tin có chuyện nhiều TS đi luyện lò"
3-DQV thì quá đúng trọng tâm. Lão ta mua bằng trước, sau đó đến ông toàn. may mà lão ta biết ghối lỗi, viết bài cải chính, cho nên trọng tâm của tôi chuyển sang NCT.
4Ve chuyện viết nhiều bài, thì đơn giản là khả năng văn chương có hạn, lời hay ý đẹp không phải lúc nào cũng tuôn ra được.
5Ve chuyen thong tin toan hoc ai bao toi khong post Cứ xem bài tôi viết thì biết., moi toi toan tieng anh, toi luoi dich.



#42508 Bên lề "News of the day"

Đã gửi bởi Kakalotta on 17-11-2005 - 01:28 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Nói phét thì rất hay. Nếu cậu có nhiều thời gian thì dịch bài này đi ròi post lên diễn đàn. Làm thì biết.
http://www.ifp.uiuc....ourresearch.pdf



#42578 Lecture Note in Symplectic Geometry, UC Berkeley

Đã gửi bởi Kakalotta on 17-11-2005 - 14:29 trong Phần mềm hỗ trợ học tập, giảng dạy - Các trang web hay

Thấy mọi người có vẻ đói kém nên tôi đã nói chuyện với cậu bạn và hắn ta đã đồng ý post toàn bộ vở ghi chép bài của hắn lên mạng để mọi người cùng sử dụng. Mọi người vào trang web của hắn ta rồi tìm trong phần course. Hằng ngày các bài giảng sẽ được update liên tục. Nếu mọi người tự học có gì khó khăn thì viết email cho tôi.
Đây là Link:
http://math.berkeley.edu/~anton/
Đây là trang về Lý thuyết biểu diễn nhóm, đại số hữu hạn chiều. Về biểu diễn quiver thì tôi sẽ tìm sau:
http://math.berkeley...h252/index.html
Đây là một course của ông graduate advisor của tôi về đại số Vonnewman, có thế mọi người quan tâm, (Chắc là cậu hoadáicá sẽ thích).
http://math.berkeley...fr/math209.html

Còn đây là cuốn sách rất hay: hình học của sự lượng tử hóa. Ông thầy tôi mới cho lên web ngày hôm qua: mọi người down không thì mất ráng chịu.

http://math.berkeley...~alanw/GofQ.pdf

Hình học đại số bọn tôi toàn học EGA, chắc chả cần Post:
http://www.math.juss...a/mathtexts.php

Thêm cả cái này tôi cũng đang quan tâm: nói về đối đồng điều elliptic trong lý thuyết trường lượng tử. Tiếc là chỉ có file MP3 thôi, nhưng cũng đưa lên tạm.
http://math.berkeley...ourses/CFT.html
Hi vọng kì sau tôi sẽ post lên đây thêm một số bài giảng của một số môn như hình học không giao hoán (hình học lượng tử), và lý thuyết trường bảo giác.



#42707 Bên lề "News of the day"

Đã gửi bởi Kakalotta on 18-11-2005 - 11:17 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Mọi người đọc kĩ sẽ thấy GS Hoàng tụy chửi khéo lão toàn



Hiện tượng Ngô Bảo Châu


Ngô Bảo Châu
TT - Nhân Ngày nhà giáo VN năm nay, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định công nhận và trao giấy chứng nhận chức danh giáo sư cho các nhà giáo được công nhận đợt năm 2005, bao gồm 41 giáo sư và 312 phó giáo sư.

Trong số đó có đề nghị công nhận giáo sư đặc cách cho tiến sĩ khoa học Ngô Bảo Châu, sinh năm 1972.

Trước khi được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đề nghị công nhận với 100% số phiếu, anh Châu đã phải vượt qua hai ìcửa ải”: hội đồng chức danh giáo sư cấp cơ sở và hội đồng chức danh giáo sư ngành.

Cấp cơ sở mà anh Châu phải vượt qua là Viện Toán học - trung tâm nghiên cứu toán học mạnh nhất nước ta, nơi làm việc của giáo sư Hoàng Tụy, một trong hai nhà toán học VN (người kia là cố giáo sư Lê Văn Thiêm) được phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1986.

Tham gia hội đồng này còn có các giáo sư Ngô Việt Trung và Hà Huy Khoái, hai nhà toán học VN đã được bầu làm viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Thế giới thứ ba; và nhiều nhà toán học nổi tiếng khác như giáo sư Trần Đức Vân (chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành toán), giáo sư Lê Tuấn Hoa (phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Toán học VN, phó viện trưởng Viện Toán học).

Cho đến nay, ở VN chưa bao giờ có một nhà khoa học mới 33 tuổi được công nhận chức danh giáo sư và không cần phải trải qua chức danh phó giáo sư. Việc công nhận Ngô Bảo Châu là đặc cách, bởi lẽ phải bỏ qua một số tiêu chí vẫn được áp dụng ở nước ta trước đây như phải gom đủ số giờ dạy, phải hướng dẫn bao nhiêu học viên cao học, nghiên cứu sinh, phải trải qua các khóa học chính trị trung cấp, cao cấp...

Nghĩa là chưa cần phải ìsống lâu”, nhưng nếu có tài năng đột xuất thì vẫn có thể ìlên lão làng”. Như vậy, các hội đồng chức danh giáo sư các cấp ở nước ta bắt đầu tiếp cận tiêu chí quốc tế quan trọng nhất đối với giáo sư đại học là trình độ nghiên cứu khoa học, năng lực sáng chế, phát minh những điều chưa từng biết, chứ không phải là kinh nghiệm truyền thụ những tri thức sẵn có như đối với giáo viên tiểu học, trung học.

Rõ ràng Ngô Bảo Châu là một tài năng toán học nổi bật. Mùa hè 1988, mới 16 tuổi, đang học lớp 11 tại khối phổ thông chuyên toán Trường đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), Châu đã đoạt huy chương vàng Olympic toán quốc tế tại Canberra, Úc.

Mùa hè 1989, học lớp 12, dự tiếp Olympic toán quốc tế tại Brunswick, CHLB Đức, một lần nữa Châu lại đoạt huy chương vàng.

Châu học tiếng Hungary, sửa soạn sang Budapest học toán. Nhưng bên Đông Âu xảy ra ìcách mạng nhung”! Chính quyền mới không cấp học bổng cho sinh viên VN nữa. Do đó anh mới sang Pháp theo học Đại học Paris 6.

Là người mang chí lớn vươn tới đỉnh cao, hai năm sau anh thi vào hệ đào tạo tiến sĩ của Đại học Sư phạm Paris, trường đại học danh tiếng nhất nước Pháp. Anh bảo vệ luận án tiến sĩ năm 25 tuổi, rồi luận án habilitation (tương đương tiến sĩ khoa học) năm 31 tuổi.

Đầu năm 2004, chưa đầy 32 tuổi, anh được hai trường đại học lớn ở thủ đô nước Pháp (Paris 6 và Paris 11) mời làm giáo sư. Anh nhận lời Đại học Paris 11 vì muốn gần gũi hai nhà toán học thân thiết là Gérard Laumon và Laurent Lafforgue.

Cuối năm 2004, tại Đại học Harvard, bang Massachusetts (Mỹ), Viện Toán học Clay tổ chức lễ trao giải thưởng nghiên cứu hằng năm cho Ngô Bảo Châu và Gérard Laumon nhằm ìcông nhận thành tựu đặc biệt xuất sắc trong toán học” của hai người. Mỗi năm viện này chỉ trao 1-2 giải.

Trong số chín nhà toán học được trao Giải thưởng Clay có cả Andrew Wiles, người đã giải quyết được bài toán Fermat, và ba nhà toán học trẻ về sau được tặng Huy chương Fields (vinh dự dành riêng cho toán học, tương đương Giải thưởng Nobel cho vật lý, hóa học, sinh học...) là Alain Connes, Edward Witten và Laurent Lafforgue - một người bạn thân của Ngô Bảo Châu.

Khi nói chuyện với tôi, giáo sư Hoàng Tụy cho rằng báo, đài nước ta chưa giới thiệu đúng mức một ìthành tựu khoa học đích thực” như thành tựu của Ngô Bảo Châu, trong khi lại ìvinh danh quá mức” nhiều người chưa đóng góp được gì đáng kể cho khoa học nhưng khéo phô trương, tự đề cao. Còn giáo sư Phan Đình Diệu thì nhận xét: ìNgô Bảo Châu quá giỏi!”.

Có thể coi Ngô Bảo Châu là một hiện tượng, cũng như ta đã từng coi Đặng Thái Sơn là một hiện tượng. Mặc dù chủ yếu sống và làm việc ở nước ngoài nhưng Đặng Thái Sơn vẫn được Nhà nước ta phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân.

Bây giờ đến lượt Ngô Bảo Châu làm việc tại Paris nhưng vẫn được đề nghị công nhận là giáo sư kiêm chức tại Viện Toán học (thuộc Viện Khoa học và công nghệ VN). Quyết định kịp thời và sáng suốt đó tạo điều kiện cho những ìcon Lạc cháu Hồng” dù sống xa Tổ quốc vẫn có ìdanh chính ngôn thuận” để cống hiến cho đất nước mình.



#42833 Tại sao nhiều bài toán BĐT thế ?

Đã gửi bởi Kakalotta on 19-11-2005 - 06:39 trong Kinh nghiệm học toán

Tôi hoàn toàn đồng ý với cái cậu tnk. Nói chung mình rất tò mò muốn biết cậu này là ai rồi đấy.
Nếu mà mọi người thích sau này làm GV cấp 3 thì tôi mong các bạn học nhiều bất đẳng thức vào, còn nều muốn toán cao cấp thì nên quên cái trò này đi càng nhanh càng tốt.



#42835 Chúc mừng sinh nhật

Đã gửi bởi Kakalotta on 19-11-2005 - 06:43 trong Góc giao lưu

Cảm ơn mọi người nhiều. Mình khong nghĩ năm nay sinh nhật của mình lại nhiều người quan tâm thế. Cứ nghĩ rằng đêm nay lại lủi thủi trên thư viện một mình cơ.
Một lần nữa cảm ơn tất cả mọi người.



#42996 Bên lề "News of the day"

Đã gửi bởi Kakalotta on 20-11-2005 - 03:50 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Theo tôi như thế này:
- Câu nói của GS Hoàng Tụy mỗi người hiểu theo một cách , và người nào hiểu thày sẽ biết thầy nói ai: không quan trọng quá.
- Cũng không nên chê bai báo toán quá nhiều, đó là một phong trào truyền thống đáng quý. Nên chăng là so sánh chất lượng xưa và nay của nó.
- Tôi thấy là nói mạnh về việc tô vẽ mình là đúng !!! Nhưng không nên quá gay gắt theo kiểu chửi bới mà lập luận có khoa học đàng hoàng.
- Theo tôi, tô vẽ như thế vô tình cũng hại cho 1 lớp thế hệ, ngày xưa tôi cũng đã từng ngưỡng mộ hình học UNE, và còn mất thời giờ tìm hiểu nó.
Thế nhưng, nếu muốn: Các bạn có thể bàn về UNE luôn, tôi sẵn sàng để cùng nhau thẩm định chất lượng của nó; đây không phải là khoác lác mà bạn nào đã từng đọc qua UNE thì sẽ biết công cụ xây dựng chỉ là ĐSTT và lượng giác sơ cấp + 1 chút về gt... Đây là cách khoa học nhất : mổ xẻ UNE. Thế thì những ý kiến của bác KK và TQFT sẽ không còn bị coi là những ý kiến của người khác. Chứ nếu như cứ nói theo kiểu trước đến nay thì các em lớp dưới đọc được sẽ coi các anh khóa trên chúng ta là vẹt mất.
Mấy lời này nếu có gì mong quí vị lượng thứ!

Điên rồ. Không có ai thừa thời gian để mà mổ xẻ cái đấy làm gì cả.
Còn mấy cái câu tôi nói về NCT thì trong đó có một số câu nói lại lời nói của thầy cậu đấy. Chính thầy cậu là người bảo NCT đứt hết dây thần kinh xấu hổ. Hôm đấy sau khi nói xong chính thầy cậu còn cười khành khạch cơ.
Đọc cái trò đấy làm gì.



#43131 Bên lề "News of the day"

Đã gửi bởi Kakalotta on 20-11-2005 - 17:43 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Chắc gì câu đó đã hướng tới NCT và chỉ NCT,hay là vì đến tai anh thì vì một vài lý do không được khách quan cho lắm mà nó trở thành lời chửi khéo"lão Toàn"?

Đơn giản thôi. Chuyện GS Hoàng Tụy cay cú ông toàn này thì ai cũng biết cả. Cách đây vài tháng, khi cặp cụ tụy, lúc mới bắt đầu có cái vụ này xảy ra, cụ Tụy đã phản ứng rất gay gắt. Hôm đó, tôi có nói chuyện với cụ tụy ở sảnh đường viện toán về việc này và cụ Tụy lúc đó phản ứng rất gay gắt trước hai bộ óc vĩ đại này.
Nói thật là tôi khuyên nguyendinhkstn nên update lại tầm hiểu biết về văn hóa khoa học của mình, cụ thể là bằng cái bài viết mà tôi đưa link trên đây. Đây nên được coi là cẩm nang dành cho những người làm khoa học, bàn về vấn đề làm sao có thể làm nghiên cứu ở đẳng cấp firrst class. Tôi đã đọc và học được nhiều điều. Nói thật là tôi thấy cậu viết rất rất nhiều bài, nhưng chưa có bài nào có nội dung thực sự khoa học cả, nên cậu dịch bài viết kia ra tiếng việt thì là đóng góp lớn nhất cho diễn đàn. Tôi sẽ tranh cãi với cậu sau khi cậu đọc bài viết đó thực sự kĩ càng, ít nhất là có thể dịch ra được tiếng việt.



#43175 Bên lề "News of the day"

Đã gửi bởi Kakalotta on 21-11-2005 - 02:44 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Thế bây giờ ai thảm định bây giờ, tôi thì chịu. năng lực không đủ.
Mà chả cần thẩm định gì cả. Chỉ cần các lời nhận xét rất negative của các nhà nghiên cứu tại phòng hình học và topo viện toán học, cùng chuyên mon với ông ta là đủ. Chỉ riêng việc ông ta đã ba lần xin vào phòng hình học và topo và bị đuổi cổ cả 3 là bằng chứng hùng hồn nhất.
dỏeamon va thao không nên cãi nhau làm gì. Mục tiêu chung của chúng ta là tìm ra sự thật đằng sau vấn đề này chứ không nên cãi nhau.
Tôi có lỗi là vì mặc dù đã post rất nhiều bài nhưng vẫn chưa làm sáng tỏ vấn đề. Đó là do tôi học văn kém, cả đời học sinh chưa bao giờ văn trên đượ 5.8. Do có ý kiến rằng chúng ta đã post quá nhiều bài về vấn đề này, mà đáng nhẽ chỉ cần 1 bài post là đủ nên tôi đề nghị sau đó sẽ tổng hợp tất cả các bài viết xưa này về vấn đề này thành một bài viết chung, với nhan đề:"Thiên tài vĩ đại của thế kỉ 21 và đạo đức trong nghề làm toán", sau đó sẽ xóa tất cả các bài viết không liên quan đi.



#43176 Tại sao nhiều bài toán BĐT thế ?

Đã gửi bởi Kakalotta on 21-11-2005 - 04:32 trong Kinh nghiệm học toán

Nước việt nam ta là một cường quốc toán sơ cấp. Đau lòng thay.
Hi vọng đến mọt lúc nào đó cái mathlink của em Hùng trở thành chỗ để cho các nhà toán học quan tâm một cách nghiêm túc.
Anh cũng không muốn tranh cãi với em nữa, nhưng anh dám bảo đảm chỉ 5 năm nữa thôi, nếu em tiếp tục học và làm toán thì em cũng sẽ suy nghĩ như anh. Anh chỉ khuyên em một điều, bên cạnh bất đẳng thức nên học tiếng anh cho thật giỏi. Cái đó quan trọng lắm đấy. Như anh đây bây giờ rất khổ vì tiếng anh kém. Tuổi trẻ nên dành thời gian để học thật giỏi ngoại ngữ vào. Ít nhất thi toefl được tầm 600 trở lên là được. Thêm tiếng pháp nữa càng tốt. Chúc em vừa giỏi bdt vừa giỏi ngoại ngữ.



#43308 Bên lề "News of the day"

Đã gửi bởi Kakalotta on 22-11-2005 - 06:31 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Tôi phản đối ý kiến của QC. Mặc dù tôi nói ông toàn thế thôi, nhưng nói thật mình cũng có chút vị nể. Cụ thể hơn việc nói một SV năm thứ 2 trung bình có thể làm được luận án TSKH như của ông toàn là hơi quá đáng. Tôi nghĩ phải đến năm thứ 4 cho 1 sinh viên khá giỏi. Tuy nhiên một sinh viên năm thứ 3 thật sự mạnh và có một hiểu biết đáng kể về hình học và topo cũng đã không thèm học mấy cái trò đó rồi.
to decart: khi cậu lấy nick là đềcác và lại đi gọi một người có nhân phẩm như ông toàn là thầy thì chính cậu đã gián tiếp sỉ nhục đề các rồi đấy. Hay là cậu đã học được ít nhiều của ông ta???Đáng khâm phục. Những cái thứ như vậy cả đời tôi cũng chả thể nào học được.

Tôi xin nói luôn tại sao tôi hạ thủ ông toàn đến mức như vậy. Một phần là vì tôi đã mất khá nhiều thời gian để học cái môn hình học đó, tuy nhiên phần lớn hơn là bởi vì tôi (đang bước đầu cố gắng tập tẹo làm khoa học) không thể nào chấp nhận một nhà khoa học lại có thể như vậy. Trong diễn đàn này sẽ có rất nhiều người làm toán chuyên nghiệp thực sự, một professional mathematicians (hi vọng thế). Và trong mọi nghề nghiệp thì luôn có một cái quy ước chung về cái gọi là đạo đức nghề nghiệp. Bác sĩ thì phải nhân đạo, hết mình vì tính mạng bệnh nhân. Giáo viên thì phải làm tấm gương sáng cho các học sinh về nhân phẩm. Và đặc biệt đã là nhà khoa học thì phải có đạo đức và cách ứng xử của một người làm khoa học. Tôi hạ thủ ông ta nặng tay đến mức như vậy là để cho những nhà toán học tương lai (hay những người làm khoa học nói chung) hiểu rằng nếu làm khoa học mà không có đạo đức thì sẽ bị những nhà khoa học thực thụ (chưa có tôi trong đó) nhìn bằng con mắt như thế nào.
Tôi coi đây là một bài học đạo đức cơ bản mà các em học sinh nên biết trước khi thực sự trở thành nhà khoa học tương lai. Tôi không thích kiểu nói đạo đức theo kiếu sách giáo dục công đan của chúng ta mà thích người thật việc thật. Người ta có câu, có tài mà không có đức là kẻ bỏ đi. Tôi không hề muốn sau này nền khoa học của chúng ta có những người như vậy.



#43618 Complex Analysis

Đã gửi bởi Kakalotta on 24-11-2005 - 00:47 trong Giải tích Toán học

Thằng này có vấn đề. Đại số Vonnewman hay như thế còn chê. Học đại số Vonnewman để đi vào bất biến Jones là số 1, sau đó vòng sang hình học lượng tử. Bên mình mọi người toàn thế.



#44833 Đối thoại với anh Kakalotta

Đã gửi bởi Kakalotta on 30-11-2005 - 16:14 trong Góc giao lưu

dsvs



#45177 TQFT, Sigma Models and Quantization

Đã gửi bởi Kakalotta on 03-12-2005 - 05:09 trong Hình học và Tôpô

Tôi sẽ bắt đầu mở một topic thảo luận về các vấn đề của bên lý thuyết trường lượng tử topo, mô hình sigma phi tuyến, lượng tử hóa và một số vấn đề chọn lọc về hình học và sự tương giao giữa các lãnh vực tương ứng. Mặc dù rằng tất cả những vấn đề này nghe tên có vẻ vật lý nhưng thực ra đều là những vấn đê thuần túy toán học và tôi sẽ cố gắng cung cấp một số kiến thức cơ bản cần thiết về vật lý để môt sinh viên toán có thể hiểu được. Mục tiêu cuối cùng của tôi là sẽ thảo luận về công trình của Kontsevich về giả thuyết hình thức theo quan điểm trường lượng tử. tất cả mọi người đều được khuyến khích đặt câu hỏi về các vấn đề chưa rõ ràng.

Trước hết, để bắt đầu, tôi sẽ post một phần bài tập về nhà của tôi về các lý thuyết này của tôi lên đây, và sẽ cố gắng edit hằng ngày nó để dịch ra tiếng việt. Sau khi thảo luận về trường lượng tử topo, chúng ta sẽ nói đến môt hình sigma poisson như là một cỗ máy để sản sinh ra các lý thuyết trường và các bất biến topo cổ điển như là các đa thức Jones và đa thức alexandre như là một trường hợp rất đặc biệt. Sau đó tôi dự định sẽ nói về các không gian moduli của lý thuyết trường lượng tử topo, E-gravity, gauge theory và lý thuyết YangMill như là các khía cạnh riêng. Sau khi nói về giả thuyết hình thức của Kontsevich, và đối đồng điều BRST, tôi sẽ nói về lý thuyết biểu diễn của các đại số vô hạn chiều xuất hiện trong lý thuyết trường lượng tử như là đại số đỉnh, đại số chiral và có thể cả đại số KacMoody. Tôi giả sử các kiến thức sơ cấp như là hình học symplectic, nhóm Lie, đại số toán tử và hình học đại số cơ bản là đã biết. Nếu ai chưa rõ thì cứ thoải mái đặt câu hỏi và tôi và QC sẽ cố gắng trả lời nếu có thể. Nói chung đây là chương trình khá dài nên thỉnh thoảng tôi sẽ post một bài.

Trong cơ học cổ điển, có 2 cách để mô tả phương trình chuyển động của một hệ cơ học. Cách thứ 1 là viết ra chính xác phương trình vi phân của chuyển động tại mọi thời điểm như là một điểm trên không gian pha (Không gian tất cả các trạng thái có thể có của hệ) Người ta gọi đây là cách tiếp cận của Hamilton và cái này đã trở thành cổ điển và nên được biết bởi bất cưa một sinh viên đại học ngành toán nào.
Phương pháp thứ 2 là miêu tả tiến hóa của hệ thông qua việc mô tả phiến hàm tác động trên không gian tất cả các đường có thể có nối hai điểm cho truớc và được gọi là phương pháp của Largrang. Hai cách tiến tới này là tương đương nhau và ta chỉ đi theo cách thứ 2.

[b]Một lý thuyết trường bao gồm [b]
1. Một đa tạp topo, trơn, có thể có biên được gọi là worldsheet.trường hợp 2 chiều, nó có thể hiểu là phần không gian được quét nên bởi các dây topo và các tương tác của nó (lý thuyết dây)

2. Một họ các trường :geq trên worldsheet. Trong lý thuyết trường cổ điển, chúng có thể là các hàm, hay tổng quát hơn là các lát cắt của một phân thớ trên worldsheet. Trong các lý thuyết trường luợng tử, đó là các hàm suy rộng nhận giá trị toán tưt trên worldsheet hoặc trên spacetime.

3. Một Largrange, mà là một phiến hàm của các trường, L( :D , :D_x, :D_y...).
Nhắc lại rằng trong cơ học cổ điển, Largrangian là giá trị trung bình của hiệu số giữa thế năng và động năng, và chuyển động thực tế diễn ra sao cho phiến hàm này đạt giá trị cực tiểu.Các trường cổ điển được xác định bằng việc cực tiểu hóa phiến hàm tác động:
S( :D ) = :int L( :D , :D x, :D y...)

Thông qua phương trình (tát nhiên, cực tiểu thì đạo hàm phải bằng 0)
:frac{d S}{d :phi } = 0.

Trong lý thuyết lượng tử, chuyển động nói chung không theo quy tác thông thường của vật lý cổ điển mà theo tất cả các đường có thể có với các sác xuất khác nhau. Theo lý thuyết sác xuất, đối với các biến ngẫu nhiên l_i người ta thường thiết lập một số E(l1..ln) để đo mối quan hệ giữa chúng, gọi là cỏrelation function(chả biết gọi thế nào). Ở đây, hàm corelation được cho bởi
<l1(t1), ..., ln(tn)> =:int l1( :phi (ti))...ln( :phi (tn))e^{S( :phi )/ h} d:Phi


Ở đây d :phi là độ đo trên không gian tất cả các đường có thể nối hai điểm cho trước trên không gian phase. Sự tồn tại của một đọ đo và do đó một tích phân như thế được coi là một tiên đề của quá trình lượng tử hóa và tích phân thuộc loại này được gọi là tích phân đường Feymann do chúng được lấy trên không gian của tất cả các đường.

Một lý thuyết trường lượng tử topo là một lý thuyết trường lượng tử mà những sản phẩm đầu ra của nó như là các corelation functions, partition function không phụ thuộc vào các cấu trúc bề ngoài của đa tạp worldwheet như là các cấu trúc metric, sympletic... mà chỉ phụ thuộc vào bản chất topo của đa tạp nền.

Hiển nhiên một điều rằng các nhà toán học rất căm tức điều này. Từ quan điểm toán học, các không gian có thể lấy được tích phân nói chung là compact địa phương, Hausdorff (tích phân được hiểu theo nghĩa Radon). Hiển nhiên rằng những điều kiện đó không thể được thỏa mãn ở đây. Vấn đề định nghĩa tích phân này trở thành một bài toán thú vị và hoàn toàn không tầm thường về mặt toán học. Có một số cách tiếp cận vấn đề này.

Người ta có thể tam giác hóa Worldsheet thành một politope và do đó không gian tất cả các đường trở thành không gian hữu hạn chiều và do đó tích phân đường thực sự tồn tại. Sau đó ta cho số mặt của Politope tiến tới vô hạn và tich phân sẽ dần tới một giá trị xác định.

Từ quan điểm toán học, một số người có xu hướng quên đi toàn bộ tất cả các nguồn gốc vật lý của tích phaan và định nghĩa các lý thuyết trường lượng tử topo như là một hàm tử từ phạm trù các đa tạp topo có biên và phạm trù các không gian vec tơ. Các tính chất cơ bản của lý thuyết trường lượng tưt nhận được từ tích phân đường Feymann bây giờ được định nghĩa trực tiếp như là các tiên đề cho hàm tử này mà không cần giải quyết trực tiếp sự tồn tại của nó. Đây là môth hướng tiếp cận rất hay, đựoc biết đến nhờ Atiyah và Segal.

Witten thì lại nghĩ theo một cách khác. Ong đã biến đổi một cách hình thức tích phân này về tích phân trên không gian tất cả các Metric trên một diện Rieman có giống g, modulo một quan hệ tương đương mà ta vẫn gọi là không gian moduli vàkhong gian này hữu hạn chiều. Tích phân do đó được xác định và ngược trở lại, một lý thuyết trường lượng tử topo luc đó sẽ xác định một bất biến topo cua đa tạp nền. Rất nhiều bất biến topo cổ điển có thể được xem như là một trường hợp riêng của lý thuyết này, ví dụ như các đa thức Jones hay là các đa thức Alexander. Đâ chính là một trong những cách tiếp cân toán học theo quan điểm của vật lý và nhiều lý thuyết toán học lại trở thành các hệ quả của các lý thuyết bên vật lý và ngược lại. Witten được coi như là người đã khởi đầu nên cả một cuộc cách mạng lần thứ 2 về lý thuyết dây (string theory) bên vật lý năng lượng cao, nhưng lại được giải Field về toán do khả năng nhìn ra các lý thuyết toán học nhờ các tư tưởng vật lý như lý thuyết dây, hình học không giao hoán và trường lượng tử. Hi vọng mọi người sẽ tìm đọc nguyên bản của các công trình này.



#45658 Bong da

Đã gửi bởi Kakalotta on 05-12-2005 - 03:45 trong Góc giao lưu

Lo gì, an ủi là nền toán học việt nam ăn đứt nền toán học thái lan. Chúng nó cứ đá thắng chúng ta 3-0 đi, nhung toán chúng nó kém lắm. Nghe đâu một khoa toán của nó chỉ có 7-8 tiến sĩ. Mọ người sau anyf sang thái Lan làm thầy chúng nó cho chúng nó biết tay.



#45751 Cơ sở của không gian

Đã gửi bởi Kakalotta on 05-12-2005 - 17:08 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Bài này thuần túy đại số tuyến tính năm nhất, dựa trên một điều không gian véc tơ luôn tồn tại một cơ sở, không liên quan gì đến giải tích hàm.



#46054 Cơ sở của không gian

Đã gửi bởi Kakalotta on 07-12-2005 - 16:45 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Tiện thể có bài này đố chơi:
1- tìm hàm f R--->R, 2f(x+y/2)<= f(x)+f(y) nhưng không thỏa mãn f(ax+(1-a)y)<= af(x)+(1-a)f(y), forall 0<a<1
2- tìm f R-->R không đo được.
Bài nào cũng vui cả, chuyển lên box toán cao cấp được chưa???



#46151 Để học tốt môn Toán

Đã gửi bởi Kakalotta on 08-12-2005 - 05:19 trong Kinh nghiệm học toán

Cậu camum toàn nói linh tinh. cần phải phân chia làm 5 loại:
-học giỏi cấp mẫu giáo
-học giỏi cấp phổ thông
-học giỏi cấp đại học
-học giỏi cấp sau đại học.
-học giỏi sau khi đã qua hết tất cả các cấp học



#46219 Một thắc mắc về tư tưởng của Galois

Đã gửi bởi Kakalotta on 08-12-2005 - 12:29 trong Toán học hiện đại

Cái tư tưởng này gọi là Grothendick hóa, được dùng rất nhiều. Ví dụ như trong K lý thuyết, Trong vành biểu diễn của lý thuyết biểu diễn, .... Nói chung là nổi tiếng rồi.



#46258 Để học tốt môn Toán

Đã gửi bởi Kakalotta on 08-12-2005 - 15:07 trong Kinh nghiệm học toán

uh thì nói sai về phân loại, chứ có ai nói về phương pháp hock tập đâu.