Đến nội dung

DangHongPhuc nội dung

Có 625 mục bởi DangHongPhuc (Tìm giới hạn từ 02-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#656678 Xét đa giác đều 48 đỉnh

Đã gửi bởi DangHongPhuc on 04-10-2016 - 17:17 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Xin tiếp bước...
24 đ chếo xuyên tâm kết hợp với 48-2=46 đỉnh thành 24.46=1104 tam giác vuông.

1 đường chéo xuyên tâm sẽ là cạnh huyền của tam giác vuông vì đa giác nội tiếp nên có  $(48-2)C_{24}^{1}$ tam giác vuông




#656080 Xét đa giác đều 48 đỉnh

Đã gửi bởi DangHongPhuc on 30-09-2016 - 11:32 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Xét 1 đa giác đều 48 đỉnh, hỏi có bao nhiêu

a, tam giác vuông có 3 đỉnh là đỉnh của đa giác?

b, tứ giác có 4 đỉnh là đỉnh của đa giác mà không phải là hình chữ nhật




#656777 Xét đa giác đều 48 đỉnh

Đã gửi bởi DangHongPhuc on 05-10-2016 - 15:31 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Viết lung tung thế???....

Xin lỗi mình nhầm mình sẽ sửa lại ngay




#660320 Xác định m để pt có 3 nghiệm phân biệt : $x^3 - (2m+1)x^2 +3(m+4)x-m-12=...

Đã gửi bởi DangHongPhuc on 02-11-2016 - 16:02 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

$x^3 - (2m+1)x^2 +3(m+4)x-m-12=0$

Ta có $1-(2m+1)+3(m+4)-m-12=0$ nên phương trình chắc chắn có nghiệm là 1.

$PT\Leftrightarrow (x-1)\left ( x^{2}-2mx+m+12 \right )$

Đến đây thì ra rồi.




#646646 Xác định m

Đã gửi bởi DangHongPhuc on 26-07-2016 - 22:21 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dd HCl 0,2M, thu đc dd X và khí H2. Cho dd AgNO3 dư vào dd X, thu đc khí NO (sp khử duy nhất) và m gam kết tủa, biết các pư xảy ra hoàn toàn. Xác định m

A. 8,61  

B. 10,23

C. 7,36

D. 9,15

Phản ứng thứ nhất tạo ra 0.02 mol FeCl2 và H2, 0.02 mol HCl dư. X gồm FeCl2 và HCl.

Mình mới chỉ biết thế thôi còn đâu bạn tự giải tiếp nhé.




#646725 Xác định m

Đã gửi bởi DangHongPhuc on 27-07-2016 - 15:44 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Bài này bạn sử dụng bảo toàn electron là được.

Lời giải.

Để dễ hiểu bạn tưởng tượng sau khi tất cả phản ứng xảy ra thì kết tủa tạo thành sẽ có $\text{AgCl}$ và có thể có $\text{Ag}$, khối lượng $\text{AgCl}$ ta sử dụng bảo toàn nguyên tố $\text{Clo}$ còn khối lượng $\text{Ag}$ thì sử dụng bảo toàn e.

Vì cho $AgNO_{3}$ vào tức là cung cấp $NO^{-}_{3}$ cho phản ứng $Fe^{2+}+H^{+}+NO^{-}_{3}\rightarrow Fe^{3+}+NO+H_{2}O$

Do $Fe^{2+}$ còn dư nên xảy ra $Fe^{2+}+Ag^{+}\rightarrow Fe^{3+}+Ag$

Gọi số mol $AgNO_{3}=x$ thì thay vào hai phương trình trên tìm được $x=0,005$ mol do đó số mol $\text{Ag}$ tạo thành là $0,005$ và còn $0,06$ mol $\text{AgCl}$ tạo thành nữa (bảo toàn nguyên tố) nên khối lượng kết tủa thu được là $9,15$.

ion ak, mình còn chưa học đến nữa, mới lên lớp 10




#646786 Xác định m

Đã gửi bởi DangHongPhuc on 27-07-2016 - 20:12 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Lớp 10 là chuẩn bị học rồi đó em, học trước đi cũng được vì bảo toàn electron liên quan đến 12 luôn đó.

Em cảm ơn ạ




#647070 xin hỏi

Đã gửi bởi DangHongPhuc on 29-07-2016 - 19:30 trong Góp ý cho diễn đàn

thưa các ad sao trang nhất diễn đàn không vào được , link 

http://diendantoanhoc.net/home/

Vào được mà, chắc là máy của bạn bị lỗi.




#661613 x^{2}+y^{2}+x+y=4xy

Đã gửi bởi DangHongPhuc on 12-11-2016 - 09:20 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

giải hệ phương trình sau:

$\left\{\begin{matrix} x^{2}+y^{2}+x+y=4xy & \\ \frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{y}{x^{2}}+\frac{x}{y^{2}}=4& \end{matrix}\right.$

Đây là HPT đối xứng loại 1 (đổi chỗ giữa $x$ và $y$ thì mỗi PT không thay đổi), cách làm chung là đưa các PT về $(x+y)$ và $xy$

PT $(1)\Leftrightarrow \left ( x+y \right )^{2}+\left ( x+y \right )=6xy$

PT $(2)\Leftrightarrow \frac{x+y}{xy}+\frac{\left ( x^{3}+y^{3} \right )}{x^{2}y^{2}}=4\Leftrightarrow \frac{xy(x+y)+\left ( x^{3}+y^{3} \right )}{x^{2}y^{2}}=4\Leftrightarrow xy(x+y)+\left ( x^{3}+y^{3} \right )=4x^{2}y^{2}\Leftrightarrow xy(x+y)+(x+y)\left ( (x+y)^{2}-3xy \right )=4x^{2}y^{2}$

Sau đó đặt ẩn phụ là $a=x+y$ và $b=xy$.




#661614 x^{2}+y^{2}+x+y=4xy

Đã gửi bởi DangHongPhuc on 12-11-2016 - 09:25 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

giải hệ phương trình sau:

$\left\{\begin{matrix} x^{2}+y^{2}+x+y=4xy & \\ \frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{y}{x^{2}}+\frac{x}{y^{2}}=4& \end{matrix}\right.$

Hoặc là lấy PT $(1)$ nhân $xy$ rồi trừ 2 PT cho nhau ta thu được $xy(x+y)=x^{3}+y^{3}$.

Sau đó là phân tích ra thành $x+y$ và $xy$ rồi làm tiếp như trên.

Cách này ngắn hơn cách trên 1 chút




#644366 VÌ SAO PHÂN SỐ $\frac{1}{0}$ KHÔNG TỒN TẠI ?

Đã gửi bởi DangHongPhuc on 10-07-2016 - 16:44 trong Toán học lý thú

còn cái này nữa này $+\infty =\frac{1}{0}=\frac{1}{-0}=\frac{-1}{0}=-\infty$




#665476 Violympic

Đã gửi bởi DangHongPhuc on 22-12-2016 - 16:30 trong Đại số

Anh DangHongPhuc sai chỗ này rồi !

(a - b)^2 = a^2 - 2*a*b + b^2 chứ không phải (a-b)^2 = a^2 - 2*a*b - b^2

Cảm ơn bạn nhé, mình sẽ sửa ngay




#666929 Violympic

Đã gửi bởi DangHongPhuc on 04-01-2017 - 16:54 trong Đại số

Ở chỗ tớ chưa học đến BĐT Bunhia cho 2 bộ số nên mình không biết, mong cậu thông cảm. Cho mình xin lỗi, bọn mình chỉ hay dùng bất đẳng thức Bunhia loại thường thôi. :icon6:

Bạn có thể sử dụng BĐT Bunyakovsky ở dạng thương $\frac{a^2}{x}+\frac{b^2}{y}\geq \frac{(a+b)^2}{x+y}$. Để chứng minh thì chỉ cần nhân chéo lên. Bạn có thể dùng BĐT này để chứng minh tổng quát cho nhiều số




#665706 Violympic

Đã gửi bởi DangHongPhuc on 24-12-2016 - 09:29 trong Đại số

Ừ thì đúng là như vậy nhưng truocws đó bạn phải biết và thực sự hiểu các định lý đó đã. Còn nếu bạn tự mày mò ra cách thì tất nhiên sẽ thông thời gian hơn nhưng có khi chúng đem lại cho bạn những lợi ích không ngờ tới, khi bạn tự nghĩ ra có gì đó thì chắc chắn sẽ nhiều lâu hơn nhiều so với việc bạn học thuộc. Mà có khi bạn còn tìm ra một định lý mới mà các định lý lúc đầu chỉ là một hệ quả của nó thôi thì sao



#665479 Violympic

Đã gửi bởi DangHongPhuc on 22-12-2016 - 17:05 trong Đại số

http://daynhauhoc.s3...3af1ad9f7b7.png

Giả sử tứ giác đều (nội tiếp đường tròn).

Nối từ tâm của tứ giác tới tất cả các đỉnh của tứ giác, ta sẽ được $n$ tam giác cân

Xét 1 tam giác. Gọi góc ở đỉnh là $\alpha$, góc ở đáy là $\beta$

Ta có $\left\{\begin{matrix} 2\alpha=180^{\circ}-\beta & \\ \beta =\frac{360^{\circ}}{n} & \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow 2\alpha=180^{\circ}-\frac{360^{\circ}}{n}$

Mặt khác, ta lại thấy rằng $2\alpha n=2160^{\circ}$

$\Rightarrow 180^{\circ}n-360^{\circ}=2160^{\circ}\Rightarrow n=14$

Vậy đa giác có 14 cạnh




#664716 Violympic

Đã gửi bởi DangHongPhuc on 15-12-2016 - 16:58 trong Đại số

Câu 3:

$-x^2+x+1=-\left ( x^2-x-1 \right )=-\left ( x^2-2\cdot x\cdot \frac{1}{2}+\frac{1}{4}-\frac{5}{4} \right )=-\left ( x-\frac{1}{2} \right )^2+\frac{5}{4}$

Mà $\left ( x-\frac{1}{2} \right )^2\geq 0\Rightarrow -\left ( x-\frac{1}{2} \right )^2\leq 0\Rightarrow -\left ( x-\frac{1}{2} \right )^2+\frac{5}{4}\leq \frac{5}{4}$

Vậy max $y=\frac{5}{4}$

Dấu $"="$ xảy ra $\Leftrightarrow x=\frac{1}{2}$

OK thì Like hộ mình phát nhé  :icon6:




#665364 Violympic

Đã gửi bởi DangHongPhuc on 21-12-2016 - 17:48 trong Đại số

Tam thức bậc hai lớp 8 chưa học đâu, nó liên quan đến $\Delta$ mà

 

 

Xong là xong thế nào anh ?

Cách này có dài dòng quá không ạ ?

Thực ra $\Delta$ chỉ là cách gọi thôi, còn phần lớp 9 là dùng $\Delta$ để giải phương trình bậc hai. Đó là cách làm tổng quát rồi, ngoài cách đó ra thì không còn cách khác đâu, mình chỉ viết ra cho tcm hiểu để áp dụng cho tất cả các bài toán dạng đó thôi.

Còn về câu hỏi của tcm, nó không dài dòng quá đâu, do giải tổng quát nên trông thế thôi chứ thay số và là gọn ngay ý mà, chỉ 2 dòng thôi.




#665035 Violympic

Đã gửi bởi DangHongPhuc on 18-12-2016 - 19:22 trong Đại số

http://sv1.upsieutoc...17/Capture2.png

Ta có $\widehat{A}=\widehat{B}$ và $\widehat{C}=\widehat{D}$

Giải ra ta được $\widehat{A}=\widehat{B}=60^{\circ}$ $\widehat{C}=\widehat{D}=120^{\circ}$.

Đến đây bài toán trở lại giống bài toán 1 nhưng hình ngược lại




#665477 Violympic

Đã gửi bởi DangHongPhuc on 22-12-2016 - 16:42 trong Đại số

Anh LinhToan có thể giải thích cho em thêm 1 xíu là vì sao ta có thể cộng 2 ngoặc trị tuyệt đối với nhau không ạ, em chưa biết tới tính chất |a + b| + |c + d| >= |a + b + c + d|

Tính chất đó là như vậy nhé $\left | A+B \right |\leq \left | A \right |+\left | B \right |$

Ta có:

$\left ( \left | A+B \right | \right )^2=\left ( A+B \right )^2=A^2+B^2+2AB$

$\left ( \left | A \right |+\left | B \right | \right )^2=A^2+B^2+2\left |A \right |\left | B \right |$

Ta thấy rằng $2AB\leq 2|A||B|$

Dấu $=$ xảy ra khi và chỉ khi $AB\geq 0$

Cái này cũng dễ hiểu thôi, ví dụ $\left | 1+1 \right |= \left | 1 \right |+\left | 1 \right |$ và $\left | 1-1 \right |< \left | 1 \right |+\left | -1 \right |$




#665240 Violympic

Đã gửi bởi DangHongPhuc on 20-12-2016 - 17:38 trong Đại số

Các bài tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của tam thức bậc hai (tam thức bậc hai có dạng $ax^2+bx+c$) đều có 1 cách làm chung (nếu $a$ âm thì tìm được max còn nếu $a$ dương thì tìm được min)

Xét tam thức bậc hai $ax^+bx+c$

$ax^2+bx+c=a\left ( x^2+\frac{b}{a}x+\frac{c}{a} \right )=a\left ( x^2+2x\frac{b}{2a}+\frac{b^2}{4a^2}-\frac{b^2-4ac}{4a^2} \right )=a\left ( x^2+2x\frac{b}{2a}+\frac{b^2}{4a^2} \right )-\frac{b^2-4ac}{4a^2}=a\left ( x+\frac{b}{2a} \right )^2-\frac{b^2-4ac}{4a^2}$

Đến đây thì xong rồi




#665624 Violympic

Đã gửi bởi DangHongPhuc on 23-12-2016 - 17:22 trong Đại số

Thực ra mấy bài toán của bạn chưa cần thiết lắm phải biết đến nhiều định lý làm gì (biết được nhiều cũng không sao), nó có thể làm cho bạn bị rối. Bạn nên tập cách tư duy sáng tạo thì tốt hơn, cách đó áp dụng được cho rất nhiều bài, còn mỗi định lý trong 1 bài thi thì chắc chỉ áp dụng được cho 1 bài thôi. Với cả toán lớp 8 thì cũng không khó lắm để nghĩ ra cách giải cho mấy bài toán như bài đa giác ở trên chẳng hạn.

Đó chỉ là ý kiến riêng của mình thôi, còn cách nào bạn thấy hiệu quả với mình thì bạn học :)




#664714 Violympic

Đã gửi bởi DangHongPhuc on 15-12-2016 - 16:46 trong Đại số

Câu 1:

Dễ dàng tính được $\widehat{BAC}=\widehat{CAD}=30^{\circ}$.

Tam giác vuông có tính chất là cạnh đối diện với góc $30^{\circ}$ bằng nửa cạnh huyền $\Rightarrow AB=2CD$.

Mà $\widehat{A}=\widehat{D}=60^{\circ}$ nên $ABCD$ là hình thang cân $BA=CD$

Dễ thấy $\Delta BAC$ cân tại $B$ nên $BC=AB$.

Vậy $5AB=20cm$




#665820 Violympic

Đã gửi bởi DangHongPhuc on 25-12-2016 - 18:04 trong Đại số

Chắc là đúng đấy



#664715 Violympic

Đã gửi bởi DangHongPhuc on 15-12-2016 - 16:51 trong Đại số

Câu 2:

$x^2-6x+y^2+10y+34=-(4z-1)^2$

$\Leftrightarrow \left ( x^2-6x+9 \right )+\left ( y^2+10y+25 \right )=-\left ( 4z-1 \right )^2$

$\left ( x-3 \right )^2+\left ( y+5 \right )^2=-\left ( 4z-1 \right )^2$

Đến đây ta nhận thấy rằng $VP\leq 0$ và $VT\geq 0$ nên $VP=VT=0$

Mà $VT=0$ thì cả $\left ( x-3 \right )^2$ và $\left ( y+5 \right )^2$ đều phải bằng không.

Bài này có thể giải ra được cả $x,y,z$




#667638 Violympic

Đã gửi bởi DangHongPhuc on 08-01-2017 - 18:10 trong Đại số

Đấy là BĐT $schwarz$ mà anh

Tên quốc tế của nó là $Cauchy-Schwarz$ dạng thương nhé còn cái $Bunya$ đúng ra phải gọi là $Cauchy-Schwarz$. Bất đẳng thức $Cauchy$ tên quốc tế là $AM-GM$. Người Việt Nam toàn vietsub tên cái bất đẳng thức