Đến nội dung

nemo nội dung

Có 398 mục bởi nemo (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#38929 Xin lỗi Nemo !

Đã gửi bởi nemo on 21-10-2005 - 16:17 trong Góc giao lưu

:Leftrightarrow :huh: :mellow: ^_^ :Leftrightarrow :lol: :rolleyes: -_- :beer :namtay :Leftrightarrow :Leftrightarrow



#7894 xin chi em về thuật tóan làm từ điển

Đã gửi bởi nemo on 13-02-2005 - 10:32 trong Những chủ đề Toán Ứng dụng khác

Em hiện tính làm thử chương trình từ điển , xin cho hỏi về thuật toán tối ưu khi làm từ điển . Mong các bác giúp em với

Giả sử bạn định lập một chương trình từ điển Anh - Việt, điều cần nhất là phải có 3 file thư viện từ, một tiếng Anh, một tiếng Việt và một file đã sắp xếp sẵn tương ứng Anh - Việt, sau đó việc còn lại là phép toán so sánh và tìm kiếm đơn giản !

Sau khi đã có thư viện từ bạn có thể triển khai một số chương trình nhỏ cũng rất thú vị như Đối thọai với máy tính ( Thuật toán xử lý chuỗi + So sánh ), Nhận dạng giọng nói ( Mô phỏng chương trình Talk it nhưng phát âm bằng tiếng Việt, hiện nay nhóm của mình đã hoàn thành chương trình này, mã nguồn được viết bằng C++, thuật toán của nó không có gì đặc biệt nhưng sẽ rất mất công để thu âm từ ).



#19508 x^n = x

Đã gửi bởi nemo on 17-05-2005 - 17:12 trong Toán học hiện đại

bubebebe oi, mình chỉ có 2http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?(x^2y+xyx+yx^2)=0 làm sao suy ra được (1). Có sai sót j chăng ?

Mình cũng chỉ có là: http://dientuvietnam...2(x^2y xyx yx^2)=0 và http://dientuvietnam...2(y^2x yxy xy^2)=0.
Từ đây có http://dientuvietnam...?2(yx^2y y^2x^2)=-2yxyx và http://dientuvietnam...?2(y^2x^2 xy^2x)=-2yxyx
suy ra http://dientuvietnam...i?2yx^2y=2xy^2x, và sử dụng điều này để biến đổi.



#18743 x^n = x

Đã gửi bởi nemo on 11-05-2005 - 18:13 trong Toán học hiện đại

off: Bài này với n=3 là bài kiểm tra của lớp mình, đề bài không nói G có đơn vị và mình cũng làm theo hướng anh bupbebe. Từ đó mình suy diễn rằng tính chất có đơn vị hay không không ảnh hưởng. Thử chứng minh cho điều này nhỉ !?



#18727 x^n = x

Đã gửi bởi nemo on 11-05-2005 - 17:31 trong Toán học hiện đại

Mình nghĩ tính chất có đơn vị hay không đều không ảnh hưởng tới kết quả bài toán, ít nhất là trong trường hợp n=2,3.



#8833 x^3+y^3=9

Đã gửi bởi nemo on 20-02-2005 - 08:48 trong Số học

Tặng các chú PTTH một bài :

Chứng minh rằng phương trình http://dientuvietnam...i?a=x^3 y^3 z^3 luôn có nghiệm hữu tỷ với a nguyên cho trước tùy ý.



#8998 x^3+y^3=9

Đã gửi bởi nemo on 21-02-2005 - 17:44 trong Số học

định lý này anh lấy ở đâu vậy? nó có tên là gì? thanks

Nội dung định lý (anh không biết tên) như sau :

Một số hữu tỷ bất kỳ đều biểu diễn được dưới dạng tổng lập phương của tối đa ba số hữu tỷ khác 0 (Như trong trường hợp số 1 không thể biểu diễn thành tổng của 2 mà phải là 3 lập phương) (Lưu ý là chứng minh của nó rất khó).

Bài toán: giả sử http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?x\neq{y}http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?z\neq{0} khi đó http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?x^3+y^3\neq{2z^3}


Nói chung, nếu xét trên http://dientuvietnam...mimetex.cgi?Z^* thì với số nguyên tố p bất kỳ, phương trình http://dientuvietnam...gi?x^3 y^3=pz^3 vô nghiệm !



#9082 x^3+y^3=9

Đã gửi bởi nemo on 22-02-2005 - 10:06 trong Số học

Người ta đã chứng minh được kết quả trên (cũng cần nói thêm là không phải chỉ những số nguyên tố mới làm pt dạng trên vô nghiệm). P=2 chỉ là trường hợp đặc biệt mà thôi !



#37592 Về tác động nhóm của một tập hợp

Đã gửi bởi nemo on 09-10-2005 - 18:10 trong Toán học hiện đại

x*(y*m)=(x*y)*m

Nếu . là phép toán trong G thì chú ý là . và * thường không trùng nhau và do đó cần phải viết lại là x*(y*m)=(x.y)*m. (Trong sách của tác giả Mị Vinh Quang viết nhầm trầm trọng về phần này (xb 1999)).

Em mấy hôm nay đọc về vd này nhưng không hiẻu thuật ngữ liên hợp và chỉ số là gì

Cho H là một nhóm con của nhóm G và x là một phần tử nào đó của G, định nghĩa nhóm http://dientuvietnam...mimetex.cgi?H^x như sau: http://dientuvietnam...ex.cgi?x^{-1}hx | h :geq http://dientuvietnam.../mimetex.cgi?G} thì nhóm http://dientuvietnam...mimetex.cgi?H^x này được gọi là nhóm con liên hợp của nhóm H (Nếu http://dientuvietnam...metex.cgi?H^x=H với mọi x thì H chuẩn tắc).

Sau đó người ta xét tác động * từ chính G lên chính nó được xác định như sau: *: http://dientuvietnam...ex.cgi?x^{-1}hx nhưng ở dưới lại là http://dientuvietnam...ex.cgi?xhx^{-1} nhưng tác động đó vẫn gọi là tác động liên hợp (bạn thử trả lời tại sao ?)).

Nếu một nhóm con H của nhóm G thì chỉ số của nhóm H trong G là thương số |G|/|H| và được ký hiệu là [G:H].



#24311 Về mặt định hướng được !

Đã gửi bởi nemo on 18-06-2005 - 17:28 trong Hình học và Tôpô

Khi vãn bối đọc cuốn sách về tôpô, về mặt định hướng được. các phép "dán", thì không tưởng tượng được. Nói là lá Mobius là mặt không định hướng nhưng không hiểu lắm. Có ai giải thích giùm không?

Có lẽ bạn cũng biết về sự mô tả tính không định hướng của băng Mobius thông qua hình ảnh về "chiếc găng tay trái". Giả sử bạn có hai chiếc găng tay đều là găng tay trái, làm thế nào đây !? bình thường thì chỉ còn cách đi mua đôi găng mới vì chẳng ai bán cho bạn một chiếc găng tay phải cả, thế nhưng trong mặt một phía như dải mobius thì điều đó không thành vấn đề, bạn di chuyển một găng tay trái một vòng trên dải băng này bạn sẽ có được chiếc găng tay phải và một thế là có được một đôi găng tay hoàn hảo mà không tốn đồng xu nào :subset

Băng Mobius có một biên rất rõ ràng, Klein đã tìm cách làm "biến mất" biên này nên đã sáng tạo ra Chai Klein nó có tính chất, một phía, không có biên và không định hướng.



#36386 Về các định lý về nhóm của Sylow!

Đã gửi bởi nemo on 29-09-2005 - 08:54 trong Toán học hiện đại

Cách này ngắn và hay thật , nhưng làm sao nemo chứng minh Z(G)=[G,G]?

Em dùng cái này chủ yếu để chứng minh |Z(G)|=p, sau đó chứng minh G/Z(G) đẳng cấu với Z/p x Z/p (Chứng minh tổng quát, mọi nhóm cấp p^2 đều đẳng cấu với một trong hai nhóm Z/(p^2) hoặc Z/p x Z/p, áp dụng chỉ cần chỉ ra trong G/Z(G) không chứa phần tử cấp lớn hơn p) từ điều này suy ra Z(G)=[G,G] (áp dụng mệnh đề 2 mà anh đã nêu)).

Ko biết anh có hiểu nhầm ý nemo ko nhỉ? Có phải nemo đặt vấn đề là mọi p-nhóm hữu hạn đều được mô tả thông qua tích của các nhóm Z/(p^i)? Nếu thế thì nemo đã cho rằng mọi p-nhóm hữu hạn đều giao hoán, mà điều này thì ko đúng

Anh không hiểu lầm đâu :leq. Vì không phải tất cả các nhóm p-nhóm đều giao hoán nên mới nảy sinh câu hỏi: Phải chăng mọi p-nhóm giao hoán đều đẳng cấu với tích trực tiếp của các nhóm Z/(P^i) !? Em cũng đã kiểm tra thử, tuy chưa ra kết quả chính xác nhưng em chắc điều này đúng.

Có ai biết kết quả nào hay về các p-nhóm tổng quát hay các p-nhóm ko hữu hạn ko ?

Nếu không hữu hạn thì định lý Sylow về sự liên hợp của các p-nhóm Sylow không đúng. (Em muốn tìm một ví dụ đơn giản hơn là xét tích trực tiếp vô hạn của nhóm S_3 nhưng vẫn chưa được)

Một câu hỏi nhỏ em muốn tham khảo ý kiến mọi người. Chứng minh nhóm S_n không giải được khi n>4, có cách nào khác ngoài việc phải tìm một nhóm con H của S_n để [H,H]=H không vì cách này em đã thử, tuy tự nhiên về mặt ý tưởng nhưng không tự nhiên về mặt logic, lời giải có vẻ hơn "tủ".

Em không có cuốn của Rotman, thư viện thì em chưa xem nhưng tuần sau thầy sẽ đưa ba cuốn (sách ngoại ) nghe nói kinh điển lắm không biết có cuốn này không :leq



#38208 Về các định lý về nhóm của Sylow!

Đã gửi bởi nemo on 15-10-2005 - 12:42 trong Toán học hiện đại

Có cách CM mà ko cần điều kiện G là solvable group, để vài bữa nữa rảnh anh post ha . Ko biết chiêu cụ Hall và Carter làm là chiêu gì thế nhỉ?

Cách của các vị này là sự mở rộng định lý Sylow cho các nhóm giải được, có lẽ anh Mad cũng biết về phần nhóm con Hall và Carter cùng các định lý liên quan nhỉ, em cũng chỉ bắt chước cách chứng minh các định lý mà họ đã làm thôi nhưng vì các nhóm mà họ đề cập đều là solvable group, để em thử lại xem có nhất thiết cần điều kiện solvable trong vấn đề của anh không sau đó hãy send cách giải của anh nhé :)

Thầy của nemo có đưa nemo 3 cuốn sách group theory chưa? Anh có một vài ebooks về group theory, trong đó có cuốn theory of groups of finite orders của cụ Burnside (thầy anh nói là hay, anh chưa đọc), send nemo ha 


Thầy mới đưa hai cuốn đó là cuốn Algebra của Hungerford Thomas.W và Field and Galois's theory của Morandi nhưng cuốn này em chưa học tới vì mới chập chững ở group theory mà :D Thú thực em chỉ nhìn cái mác McGraw-Hill và Springer Verlag là mượn thôi chứ cũng không ngộ được hết cái hay của những cuốn sách đó.

Anh có một vài ebooks về group theory, trong đó có cuốn theory of groups of finite orders của cụ Burnside (thầy anh nói là hay, anh chưa đọc), send nemo ha 


Thế thì còn gì bằng ạ, em đang phài tìm đề tài thuyết trình về group theory (bằng tiếng Anh) nếu anh gửi được cho em thì tốt quá :D



#36870 Về các định lý về nhóm của Sylow!

Đã gửi bởi nemo on 03-10-2005 - 14:12 trong Toán học hiện đại

Các chứng minh S_5 không giải được của thầy em cực kì độc đáo nhưng nghĩ ra được thì cực kì tốn công (chắc cho vào máy tính chạy). Theo định lý thì nếu tồn tại nhóm con H của G để [H,H]=H thì H không giải được và thầy em sau một hồi viết viết xóa xóa (không cho SV thấy) đưa ra nhóm con H cần tìm (!!??). Em không thích cm này nên không nhớ rõ H. Cách chứng minh em đã nghĩ là chứng minh A_5 là nhóm đơn (thật ra bằng phép nhúng suy ra A_n là nhóm đơn ngoại trừ n=4 (hình như của Galois)). Chứng minh A_5 là nhóm đơn dựa vào việc mọi phép thế chẵn đều phân tích thành tích của các 3-cycle.

Cảm ơn anh Mas đã đưa cho em đường dẫn trên.



#37083 Về các định lý về nhóm của Sylow!

Đã gửi bởi nemo on 05-10-2005 - 08:46 trong Toán học hiện đại

Công nhận cách này hay thiệt, nhưng tìm ra nhóm con H cho trường hợp S_n thì hơi bị hóc búa, mà sao thầy gì mà chơi xấu, giải mà giấu ko cho SV thấy

Em đã từng thử cách rùa này nhưng nháp mòn bút mà không tìm ra được nhóm con H cần tìm :P

Burnside's Normal Complement Theorem: if P is a p-subgroup of G such that P is cyclic, and P lies in the center of the normalizer of P, then P has a normal complement in G, i.e. a normal subgroup N of G such that the intersection of N and P is {1}, and NP = G.

Hình như "con dao to" này có nhiều cách chứng minh nhưng đơn giản nhất cho tới nay là dùng Lý thuyết biểu diễn thì phải.

(Em lại biết định lý Burnside dưới dạng khác là mọi nhóm có cấp p^m.q^n đều là solvable group với p,q là các số nguyên tố, mà hình như có cả một Not burnside's theorem thì phải. Phát biểu dưới dạng của anh có gì đó giống với bổ đề Frattini nhỉ :luoi)



#38137 Về các định lý về nhóm của Sylow!

Đã gửi bởi nemo on 14-10-2005 - 16:57 trong Toán học hiện đại

2. Cho G là một nhóm hữu hạn, |G|=p^n * k. (k ko chia hết cho p)
    Khi đó, số nhóm con của G có p^m phần tử (m < n+1) là một số đồng dư 1 mod p.

Không hiểu em có nhầm chỗ nào không nhưng vừa nãy có mày mò một lúc thì thấy cần thêm điều kiện G là Solvable group ?(Vì em dựa vào mấy chiêu mà cụ Hall và Carter đã làm). Em nghĩ mình nhầm nhưng cứ thử post lên xem :varepsilon

off: Anh Madness có biết địa chỉ nào trên mạng cho đọc ebook cuốn An introduction to the theory of groups của J.Rotman không nhỉ, quả thật em hỏi thế thôi vì nghe đồn cuốn này hay lắm mà khổ từ thủa bé đến giờ chưa được thấy hình thù mặt mũi nó ra sao, hôm anh bảo tìm trên thư viện cũng lóc cóc làm xong cái thẻ vào tìm thì té ra không có, đào bới trên mạng thì cũng phúc đức ngó được cái bìa nhưng giá cao quá với không tới, chắc cũng chẳng có ebook đâu nhể nhưng mà cứ hỏi thế hộ nhỡ ...:varepsilon



#24527 Vui với thuật tóan: Bài số 1

Đã gửi bởi nemo on 20-06-2005 - 08:47 trong Những chủ đề Toán Ứng dụng khác

Những bài toán đoán số kiểu này vẫn thường được giải bởi một thuật toán gọi là "nguyên lý chia đôi" cách rõ ràng nhất là chuyển số cần tìm về hệ cơ số 2.

Trong bài toán đoán tuổi hoặc số điện thoại như sau: Giả sử bạn cần biết số điện thoại của tôi bạn sẽ hỏi tôi một số câu hỏi, mỗi câu hỏi tôi sẽ chỉ trả lời đúng hoặc sai, vậy bạn sẽ hỏi ít nhất bao nhiêu câu để chắc chắn tìm ra được số điện thoại của tôi !? Và nếu trong các câu trả lời tôi có thể trả lời sai một câu thì số câu hỏi ít nhất lúc này sẽ là bao nhiêu !? Biết số điện thoại của tôi có n chữ số.



#66544 Vui với thuật toán: Bài số 4

Đã gửi bởi nemo on 01-04-2006 - 11:18 trong Những chủ đề Toán Ứng dụng khác

Nếu để tìm số Fibonacci lớn nhất có thể sao ta không sử dụng công thức http://dientuvietnam...{n 1}-F^2_{n-1}, số vòng lặp sẽ giảm đáng kể.



#36226 VMO 2004

Đã gửi bởi nemo on 27-09-2005 - 09:07 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Nhưng vấn đề tôi muốn hổi là nếu không chuẩn hóa thì bài toán sẽ được giải quyết như thế nào.Mong giúp đỡ

Ý của bạn "chuẩn hóa" ở đây có lẽ là cho x+y+z=1 ?

Nếu không "chuẩn hóa" thì làm thế này: Đặt http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?a=\dfrac{x}{x+y+z},b=\dfrac{y}{x+y+z},c=\dfrac{z}{x+y+z} khi đó ta thu được dạng BĐT giống như khi "chuẩn hóa" (Cũng cần nói thêm là chính vì khi đặt biến mới như trên ta mới có cái động tác gọi là "chuẩn hóa" :P)



#14371 Very difficult inequality

Đã gửi bởi nemo on 29-03-2005 - 09:05 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Thêm một vấn đề nữa đây !

Cho a,b,c và $x+y+z \le 3$, tất cả các số đều dương.

Khảo sát xem khi nào thì : $\dfrac{a}{x}+\dfrac{b}{y}+\dfrac{c}{z} \ge a+b+c$

Nói thêm, đây là dạng mở rộng bài toán của Saobang vì bài toán của SB là trường hợp riêng của bài toán:

Nếu $a \ge b \ge c$ tìm tất cả $x \ge z \ge y $để BĐT : $\dfrac{a}{x}+\dfrac{b}{y}+\dfrac{c}{z} \ge a+b+c $đúng với mọi a,b,c dương.



#8292 Very difficult inequality

Đã gửi bởi nemo on 16-02-2005 - 16:17 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Với k<1, ta cm BĐT trên không đúng.
Nếu 0<k<1 thì cho b=c=1, a-->0, còn nếu k=0 thì thậm chí ta còn có BĐT ngược lại

Mình nghĩ vẫn chưa chặt lắm, nếu a-->0 nhưng nếu k cũng :infty 0 thì $a^k$ :int 1, nên chưa phủ định BĐT trên được, mình cũng không nghĩ đáp số của bài toán là k=1.

Theo tôi bạn nhầm rùi.Bài này very very dificult,ko đơn giản thế đâu


Một bài very very dificult không có nghĩa là không có cách giải đơn giản, thân mến !



#140378 Veronica

Đã gửi bởi nemo on 06-01-2007 - 09:29 trong Quán trọ

À, Huyết Ảnh Tử chắc là người quen cũ của chú hồi xưa. Huyết Ảnh Tử là tên của trạng thái khi 1 người luyện HÓA HUYẾT MA CÔNG lên tầng cao nhất :lol: , Ngày trước chỉ có VƯU HỒI luyện thành thôi thì phải :icon14:


Thì ra là thế, Anh Quanvu nói em mới nhớ còn có bộ Ngũ Tuyệt Ma Vương nữa :icon6:

Từ 20/1 -> bất cứ ai vào SG, liên lạc với em, em sẽ miễn phí một trong trong 2 suất: Bi-a Quận 3 (hơi bị nổi tiếng, nhất là cái khoản mà anh Minh tâm đắc :icon9:), thứ 2 là một buổi tối uống whisky free ở Johnnie Walker Club (Đã bác nào nếm thử Blue Label 200th Anniversary chưa nhỉ :D)



#140047 Veronica

Đã gửi bởi nemo on 04-01-2007 - 08:44 trong Quán trọ

Biển trắng chứ có xanh đâu
Ngàn năm sóng vẫn bạc đầu đấy thôi
Giữ trong lòng biển sắc trời
Với tình yêu ấy ngàn đời biển xanh

Bác Minh hôm nào đẹp giời vào SG chơi em dẫn bác đi đánh bi da, có nhiều chỗ hoành tráng lắm :)



#139940 Veronica

Đã gửi bởi nemo on 03-01-2007 - 11:30 trong Quán trọ

Lâu lắm rồi không vào diễn đàn. Hôm nay ghé thăm lại mang một cảm xúc buồn cho mọi người, xin được thứ lỗi :)


VERONICA

Tôi viết về em Veronica
Một cái tên như dài bất tận
Như sóng biển vẫn gào lên uất hận
Không liếm được bờ sóng có chết được không !?

Rồi cũng đã bao lần thu ca
Nhặt lá úa em gửi hồn theo gió
Người em nhỏ giấu đêm vào tóc
Để âm thầm dệt nỗi nhớ mùa đông
Ôi! Cái lạnh tháng 12 se lòng đến lạ
Từng sợi nhớ xuyên qua vòm cây kẽ lá
Em thả xuống đời anh bắt được chăng ?
Có bắt đươc chăng giữa biển cả mênh mông
Của nước mắt mà vì anh em khóc.

Em hỏi...
Biển màu gì anh nhỉ ?
Anh mỉm cười đáp lại: Màu xanh
Nhưng sóng vẫn bạc đầu và mãi thế đó anh
Ừ đúng vậy, muôn đời vẫn bạc.
Em hát
ì...Chỉ có thuyền mới hiểu biển mênh mông nhường nào...”

Hạnh phúc là gì...?
Tôi rụt rè khi sóng liếm chân
Một chút bồi hồi khi lòng luyến tiếc
Thủa sóng vỗ bờ như ngàn năm bất diệt
Giọt lệ vương môi...
Gửi vào sóng một Hạnh phúc xa xôi
Một chút mặn giữa đại dương vời vợi...

Em ơi !

Anh đã về đây bên đại dương xưa
Sóng vẫn bạc không xanh em ạ
Đông lại đến qua tàn cây kẽ lá
Anh nhặt được rồi sợi nhớ của em

Veronica !
Em thích anh gọi em như thế
Nhưng gọi em rồi sao chẳng thấy em thưa
Anh nhạt nhòa trong phố cũ đêm mưa
Tìm hơi ấm trong lời ca em hát...

Veronica ơi !
Bốn năm rồi em nhỉ
Ngày em đứng lại, anh đi
Em mỉm cười khi hát khúc chia ly
Khi đau đớn xé tan thân thể.

Anh sao thế, sao không cho em hát
Em thích bản nhạc này, em hát cho em
Xin nắm tay em và hát cùng em
Mình cùng hát bản tình ca Hạnh Phúc

Anh bảo chẳng có gì là bất tận
Cuộc đời rồi cũng thế mà thôi
Em mỉm cười giữ Hạnh Phúc trên môi
Sao anh khóc, cười lên đi mít ướt

Em ơi !
Thiên đường nào mình sẽ có nhau
Hạnh phúc nào sẽ khắc tên hai đứa
Vĩnh hằng nào khi trái tim còn nửa
Nước mắt nào đã pha mặn đời anh...

Veronica !
Anh vẫn đợi
Không phải chiều Hồ Gươm nơi em đứng chờ anh
Cũng không phải góc phố xưa thân thuộc
Anh đứng đây giữa Sài Gòn tấp nập
Nên xa rồi cái giá lạnh mùa đông

Và em ơi !
Sài Gòn đã lên đèn, phố vắng đã đông vui
Đợi em về đã thành đêm thứ 7
Trăng đã lên cao để đợi vầng hẹn ấy
Thành phố cùng anh ra ngõ đợi em về.

Veronica !, Veronica !...




#140129 Veronica

Đã gửi bởi nemo on 04-01-2007 - 17:10 trong Quán trọ

@Lim: Hahaa học kỳ vừa rồi định làm quả David Banh nhưng không được, học kín cả tuần 7/7 mà vẫn chưa đủ chỉ tiêu nên chẳng còn thời gian tán nữa.

@A Madness: Sẽ chẳng bao giờ em biết chính xác vì sao em chọn cái tên đó :)

@ Huyết Ảnh Tử: Đại Trang chủ Bách hoa sơn trang hay Thẩm Mộc Phong ? Vãn bối chưa rõ tiền bối là ai nên không dám lãnh giáo thân công tuyệt học - Bia tâm pháp của tiền bối (*)



#148627 Veronica

Đã gửi bởi nemo on 23-02-2007 - 09:34 trong Quán trọ

Veronica...

Hạnh phúc bình thường !

Ôi Hạnh Phúc tưởng chừng như đơn giản
Mà suốt đời sao tìm mãi không ra
Một tiếng cuời cũng làm mãi thiết tha
Nửa giọt lệ chợt tim ta thổn thức

Sợ cuối đời ta ngậm ngùi nuối tiếc
Những chuyện tình của ngày tháng phiêu du
Khi ánh dương làm tỉnh giấc thiên thu
Mới lặng lẻ nhớ thuơng ngày tháng cũ

Rồi một mình âm thầm trong đêm vắng
Nghe côn trùng rỉ rả chuyện yêu đuơng
Mới xót xa mới chất ngất đoạn truờng
Mới thấu hiểu hạnh phúc là khao khát

Có ngã quỵ mới tìm ra chân lý
Hạnh phúc tầm thường hiện diện xung quanh
Có lệ buồn làm hoen uớt mi xanh
Mới cảm nhận nụ cười lung linh quá.

Có đối diện với nhiều điều vô lý
Mới yêu chân thành cuộc sống vốn mong manh
Có sợ ngày mai tan biến thật nhanh
Mơi ham sống từng phút giây còn lại

Sợ cuối đời một mình ta đối diện
Tìm về nhau niềm yêu dấu chôn sâu
Sợ cuối đời ta chợt khóc vì đâu
Khi hạnh phúc ta một lần đánh mất.

...


Có lấp bể dời non tìm Hạnh Phúc
Vẫn ngửa mặt than trời Hạnh Phúc ở đâu
Chẳng núi cao cũng chẳng dưới biển sâu
Hạnh Phúc đó, dưới chân ta đang đứng.

Veronica...! Mơ đi em mộng bình thường mãi là mộng bình yên !