Đến nội dung

Saomai nội dung

Có 106 mục bởi Saomai (Tìm giới hạn từ 10-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#105 Ý kiến cá nhân

Đã gửi bởi Saomai on 26-12-2004 - 23:26 trong Góp ý cho diễn đàn

thuantd kâu bài vừa phải thôi chứ, :mrgreen:
Diễn đàn vừa mới tái sinh mà. Ùa, nhưng đúng là giao diện cũ đẹp hơn, dễ thương hơn thì phải.



#109 Ngày ... tháng ... năm ...

Đã gửi bởi Saomai on 27-12-2004 - 00:05 trong Quán văn

Ngày 26/12...
Ngày hôm nay như là định mệnh ấy. Mình đã định ấn nút rồi, chỉ một tích tắc sau là mọi chuyện sẽ chấm hết, nhưng không hiểu sao lại thôi.Ừ, trước một sự việc, đừng vội vàng khoác cho nó lớp áo để rồi chính mình sẽ bị nhìn nhầm. Nhưng cảm giác của mình thường đúng. Có lẽ, hãy thử nhìn những rủi ro bằng con mắt tích cực hơn xem sao? Thất bại là một cơ hội để ta làm lại từ đầu, ai đó nói cũng có lý,...
Sáng, đưa mẹ ra bến xe từ sớm. vòng vòng mấy con đường vắng. sương còn giăng đầy trên mặt sông. co người vì lạnh. Có ai như mình không? Một ngày chủ nhật đẹp trời như thế này mà vẫn phải vác cặp đi dạo phố.Chẳng biết nữa, nhưng người ta vẫn phải vui vẻ làm những việc mà mình không thích, gọi là gì nhỉ: tuổi trẻ, phải rèn luyện!!!...Cả buổi sáng, rồi chiều,...
Lâu lắm mới ở nhà một mình, vui thật. Ngày nào cũng bị nhắc nhở, không chuyện nọ thì chuyện kia, hôm nay thích làm gì thì làm. Mình sẽ làm vua trong một ngày mới được. Nào đi chợ.Mình vẫn bị chê vụng về hậu đậu, chỉ giỏi mỗi khâu nếm thôi. Hôm nay thì thấy mẹ không... vô lý lắm :oops:
Đang loay hoay không biết làm cách chi cho xe lên nhà thì có... "ông bụt" hiện lên. Mình đúng là ở hiền gặp lành. Nếu hồi sáng, mình ấn nút thì sẽ ra sao nhỉ? Chắc chắn là sẽ không có một buổi tối vui vẻ với những câu chuyện tưởng như bất tận...Cuộc sống là thế, khi ta chỉ nghĩ cho mình thôi sao mà nhiều điều day dứt, khó chịu đến thế.Chẳng hơi đâu mà nghĩ xa xôi. Mình muốn làm một "cô Ngốc", ít nhất là trong thời gian này, để cho cái đầu của mình được thanh thản. Dù sao, còn có nhiều việc quan trọng đang chờ mình ở phía trước. Ngày mai...



#1129 Tự học?!

Đã gửi bởi Saomai on 30-12-2004 - 19:56 trong Kinh nghiệm học toán

Kiến thức cơ bản chót lỡ rồi thì nên dũng cảm làm lại cuộc đời. http://diendantoanho...tyle_emoticons/default/beerchug.gif



#1142 Đôi dòng tản mạn

Đã gửi bởi Saomai on 30-12-2004 - 20:37 trong Quán văn

Hình như Thanhbinh đang phải đối mặt với chuyện gì đó rất khó khăn phải không? Dù là chuyện gì, chị cũng mong em sớm vượt qua, để đến trông quán giúp chị. Có cô bé thông minh, nhanh nhẹn,dễ thương giúp chắc quán của mình sẽ không bao giờ vắng khách. Cố gắng lên em nhé :hoa
@Chị gửi cho em vài chú ếch để em làm món ếch xào sả ớt ăn cho mau khoẻ này http://diendantoanho...tyle_emoticons/default/beerchug.gif
http://diendantoanho...tyle_emoticons/default/image075.gif :D http://diendantoanho...tyle_emoticons/default/0000007.gif :D :ech :ech



#2505 Ngày ... tháng ... năm ...

Đã gửi bởi Saomai on 04-01-2005 - 20:03 trong Quán văn

Ngày 4/1/2005
Thế là nó đã quyết định dứt khoát vì sao nhỉ? Ừ, họ nói thế đấy, mình chưa bao giờ tự quyết định lấy số phận của mình. Hôm nay, lần cuối cùng,... nhưng nó thấy sao thanh thản lạ. Người ta vẫn thế, ừ, vậy cũng được mà...Nhưng nó thì không còn là con bé nhút nhát an phận, nhẫn nại chờ đợi bất cứ điều gì mà cuộc sống mang đến nữa...Mỗi người đuổi theo suy tưởng của mình. Lần đầu tiên nó không muốn hiểu, nó ngang bướng không để dứt đoạn những suy tưởng mà nó đang nung nấu. Một lần này thôi và nó sẽ quay lại vạch xuất phát, để được là chính mình...
Nó cũng sắp được tự do lựa chọn con đường phía trước, không có gì ràng buộc. Phiêu lưu ư? Cũng có một chút mạo hiểm, nhưng nó tin nó có đủ sức để vượt qua. Tương lai chưa có gì rõ ràng, nhưng tương lai là ở chính mình mà...Nó không muốn khóc, dù thấy nhức nhối trong lòng. Con người ta chứ có phải gỗ đá đâu...
Tạm biệt những chuỗi ngày thơ thẩn, ưu tư bằng nụ cười thanh thản như ngày nào. Nó là thế đấy, đâu phải việc gì cũng phải phân rõ trắng đen? Nó đâu có muốn quy kết buộc tội ai, vì nếu thế nó sẽ phải phán xử chính bản thân mình. Hãy cho là mọi điều đều đơn giản và mọi việc đều tuân theo quy luật. Hãy để cho mọi viêc nguyên vẹn như nó vốn có. Ngày xưa ơi,... cho dù không thể quên nhưng nó cũng không thể mang theo trong cuộc hành trình sắp tới...Cuộc sống là thế mà :hoa



#3417 Chủ đề mới lạ , hấp dẫn , xuất hiện lần đầu tiên !

Đã gửi bởi Saomai on 09-01-2005 - 12:07 trong Kinh nghiệm học toán

Hì, lí do của Lim hay thật. Còn mình thì sao nhỉ? :roll: Tham gia vì chẳng biết đi đâu chơi cả, tệ thật :D Ừm, còn một vài lí do phụ:
1/Ở đây mình làm ăn phát tài chư không túng bấn như thực tế. Không tin thì vào trọ, vào quán nhậu to nhất hỏi thăm là biết liền(Kiêu thế ^_^ ). :D
2/Mình có thể trao đổi những tình huống vướng mắc to đùng, những tai nạn nghề nghiệp có thể xảy ra bất cứ lúc nào và bất cứ ai ;và thế là các quân sư đủ mọi lứa tuổi , chuyên và không chuyên sẽ bắt tay điều trị,chuẩn đoán. Có ích đấy chứ. :D
3/Một nguồn tài liệu tham khảo chuyên môn, không nhiều lắm, nhưng "chất"(Hy vọng tương lai sẽ giàu có cả về chất lượng lẫn số lượng. Mình vốn tham lam mà) :D
4/Có thêm những người bạn hiểu biết và chân thành (dù chưa bao giờ gặp mặt):D :love :hoa
5/Một nơi để trút giận. Khi nào buồn bực thì cứ vào đây để.... :danh :danh :danh :cry :cry
6/Một nơi để thực hiện "ước mơ" trở thành nhà văn , và bình loạn văn học :D Ai có tác phẩm bị toà soạn trả lại thì cứ vào đây nhé :D
7/Có thể uống bia rượu thoải mái mà không bị nhắc nhở :D http://diendantoanho...tyle_emoticons/default/beerchug.gif http://diendantoanho...tyle_emoticons/default/beerchug.gif
......Số 7 là số may mắn của mình.... còn nhiều lí do khác nữa nhưng để mọi người kể tiếp không bị mang tiếng là ăn hết phần thiên hạ :ech



#7259 Chúc mừng sinh nhật

Đã gửi bởi Saomai on 05-02-2005 - 17:29 trong Góc giao lưu

May quá, bữa nay đến sớm chắc thoát được chân dọn dẹp. :D Nhân tiện nhận được quà của Lim chú gà (có giấy phép kiểm dịch) đem ra làm tiệc mới cả nhà. Hai cái chân gà nướng dành cho Lim và Nang luong nhé, hai cánh tẩm mật ong theo lệ dành cho miềng và 612. Nhưng xem ra với đôi cánh này, miềng với 612 chẳng bay đi đâu được.:cry Cái đầu với cái mào đẹp đem nấu mì tôm mời bác VNmaths và Badman, ôn lại những tháng ngày gian nan ăn mì tôm nuôi chí lớn. :D Cái cổ vừa dài vừa đẹp, đem hầm măng tai lợn, dành cho bé thanhbinh, để bé luyện giọng, sang năm hát hay hay hát.;) Cái mình đem quay chặt thành trăm mảnh, mỗi người một miếng. Nhưng làm chi thì làm, miếng nào chỉ lên trời là phải dành cho bác Ngocson đấy nhé, vì bác ấy là nhân vật chính của ngày hôm nay mà. :D Chúc bác Ngocson nhận được nhiều tiền mừng tuổi, năm mới phát tài phát lộc, viết nhiều bài hay cho anh em học hỏi.v.v.Bác thích thêm điều gì thì cứ việc điền thêm vào nhé. SM chúc là linh nghiệm lém :D



#8695 Dạy học toán lớp 10

Đã gửi bởi Saomai on 18-02-2005 - 21:45 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Tôi nghĩ mở những chủ đề cụ thể để mọi người cùng góp ý, thảo luận sẽ có ích cho công việc của những người đang và sẽ đứng trên bục giảng.Xin được bắt đầu bằng chủ đề: Phép biến hình- Lớp 10. Rất mong được mọi người hưởng ứng, mở thêm nhiều chủ đề cụ thể khác.
Trước hết, xin bàn về:

VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA PHÉP BIẾN HÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN KHI DẠY HỌC PHÉP BIẾN HÌNH

Đây là chương khó dạy và khó học nhất trong chương trình hình học phẳng; nhưng do tính chất đặc thù của nội dung kiến thức, nó chứa đựng nhiều cơ hội để phát triển năng lực tư duy (đặc biệt là lĩnh vực tư duy hàm) cho học sinh. Đồng thời dạy học tốt chương này không những sẽ cung cấp cho học sinh một công cụ mạnh để giải toán hình học phẳng, mà còn tạo tiền đề cho học sinh làm quen với toán học hiện đại, với hình học cao cấp, giúp các em học hình học một cách hứng thú, sáng tạo.
Trước hết, khi dạy học chương này, ta gặp phải khó khăn xuất phát từ chính bản thân tri thức. Thực vậy, hệ thống các khái niệm, các tính chất, tương quan trong phần này được xây dựng trên cơ sở quán triệt quan điểm hàm, một quan điểm xuyên suốt trong chương trình toán phổ thông. vì vậy việc hình thành khái niệm, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo giải toán phép biến hình liên quan đến loại hình tư duy rất quan trọng là tư duy hàm. Ngược lại, trong quá trình học phép biến hình, học sinh phải tiến hành các hoạt động: phát hiện, nghiên cứu, lợi dụng sự tương ứng(đây là các hoạt động đặc trưng cho hoạt động tư duy hàm), do đó tư duy hàm của học sinh được rèn luyện, trở nên nhạy bén hơn.

Nhưng, cái khó đối với nhiều học sinh là: học sinh chỉ quen nhìn sự vật tĩnh, khó chấp nhận hiện tượng "hình này chính là hình kia sau một số thao tác dịch chuyển nào đó", không biết khai thác các tính chất của phép biến hình để giải toán, dù là bài rất đơn giản. Do đó khi dạy học chương này, cần chú ý đến tư tưởng chủ đạo về phát triển tư duy hàm dựa vào quan điểm hoạt động, thể hiện ở những thành tố cơ sở của PPDH: hoạt động và hoạt động thành phần; động cơ hoạt động;tri thức trong hoạt động; phân bậc hoạt động.

Phép biến hình trong mặt phẳng giúp học sinh nhận biết mối quan hệ hình học mới giữa các hình hình học: là quan hệ 1-1 trên tập hợp các điểm của mặt phẳng. Học sinh được học hình học trong trạng thái chuyển động, nghiên cứu các sự kiện trong mối quan hệ tương tác với nhau thể hiện quan điểm duy vật biện chứng trong dạy học. Để học tốt chương này, ngoài những yêu cầu chung khi học toán hình học, còn có yêu cầu cao hơn về tính linh hoạt, sáng tạo của tư duy. Các em phải có cái nhìn động về các yếu tố, dữ kiện trong bài toán. Ví dụ:
Cho I là trung điểm của đoạn thẳng AB thì cần hiểu thêm rằng:I là ảnh của A qua phép tịnh tiến theo http://dientuvietnam...etex.cgi?60^{o} . Hoặc nếu cho hình bình hành ABCD, các em sẽ thấy rằng phép tịnh tiến theo http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\vec{AB} biến A thành B, biến D thành C.
Khi học phần này, học sinh còn gặp một khó khăn nữa về các tri thức phương pháp giải bài toán hình học mà các em được học ở THCS. Ở cấp học đó, các em đã hình thành những lối mòn trong cách nghĩ. Ví dụ như, để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau(lớp 7), các em được hướng dẫn rất kỹ phải tìm (tạo) cho được hai tam giác bằng nhau nhận hai đoạn thẳng đó làm hai cạnh tương ứng. Các em cũng nhập tâm rằng: đó là một phương pháp suy nghĩ hữu hiệu. Có em học rất khá hình học phẳng ở lớp dưới lại không dễ tiếp thu kiến thức về phép biến hình. Một trong những lí do là:
Những bài toán được chọn để củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng ban đầu cho học sinh thướng có thể giải không khó khăn lắm bằng phương pháp thông thường mà các em quen dùng, vì nó đã trở thành kỹ năng của các em. Phần lớn học sinh khá thường hay mải mê theo những suy nghĩ, cách thức của riêng mình, tự huy động vốn kiến thức quen thộc để tìm lời giải. Dĩ nhiên theo cách đó, các em có thể tìm được lời giải, và khi giải xong thì kết luận:"bài này giải theo cách thông thường cũng nhanh, cần gì phải rắc rối áp dụng phép này, phép kia". Nếu GV không chú ý sẽ bỏ qua hiện tượng này. Sau một thời gian, GV có thể ngạc nhiên về sự kém nhạy bén, thậm chí chệch hướng của những học sinh này.

Ngoài ra, ta còn thấy một hiện tượng khó khăn nữa về mặt tâm lý: nhiều em tỏ ra ức chế, căng thẳng, không hứng thú khi học phép biến hình. Lí do là các em nghe các anh chị lớp trước bảo: "phần này khó, học chẳng hiểu gì", hoặc trước khi vào chương thầy cô nhắc nhở" đây là một chương rất khó, nếu các em ko tập trung chú ý thì càng khó hơn. Khóa trước kiểm tra có nhiều điểm dưới TB,..". Vô tình, các em bị nhiễm vào đầu tư tưởng là phần này khó lắm. Rồi khi gặp khó khăn trong quá trình học tập, cía tư tưởng này là vật cản, làm giảm tính tích cực vượt khó của các em. Nhưng các em vẫn an tâm với sự "mít đặc" của mình, vì nội dung phép biến hình không gặp trong các kỳ thi quan trọng, có tính chất quyết định tơi tương lai: thi tốt nghiệp hay thi đại học.Mà bây giờ có xu hướng học thực dụng trong giới học sinh(liệu có phải do chế độ thi cử?):học để đi thi đại học chứ không phải vì bản thân kiến thức. Do đó học sinh hoc phép biến hình một cách chiếu lệ, kém hào hứng.
.......................................................................................................................
Trên đây là một vài ý kiến chủ quan của tôi về vai trò của việc dạy học PBH, những khó khăn thường gặp trong quá trình dạy học. Vấn đề đặt ra là, cần giải quyết những khó khăn như thế nào để việc dạy học PBH phát huy được vai trò ,ưu điểm trong quá trình giáo dục học sinh?


------
@Saomai. Edit lại để xem cách gõ nhé :D



#8700 Ngày ... tháng ... năm ...

Đã gửi bởi Saomai on 18-02-2005 - 22:33 trong Quán văn

Ngày 20/4/200..
Con rất giận bố. Bố có biết rằng điều bố nói chính là điều con luôn mặc cảm về mình. Con đã rơi vào nhiều tình huống rất khó xử, và không biết bao lần đỏ mặt, ngượng ngập. Và con biết rằng, cái yếu điểm đó , nó vẫn chưa buông tha cho con. Đôi khi con thấy sợ...
Con biết bố mẹ rất yêu thương chúng con, nhưng có một điều mà bố mẹ ít quan tâm tới, đó là chuẩn bị cho chúng con đối mặt với cuộc sống. Cuộc sống gia đình thật êm ả. Con được sống trong tình yêu thương và được học cách đối xử với mọi người bằng tình yêu thương. Cuộc sống học đường cũng thật trong sáng. Con được thầy cô, bạn bè yêu mến, và con luôn cảm thấy rằng mình có thể yêu thương được tất cả mọi người, tất cả mọi điều.
Con bước vào cuộc sống sinh viên với biết bao niềm yêu thương, mơ ước tốt đẹp. Và rồi biết bao mặt trái của cuộc sống cứ dần dần lộ ra. Lúc đầu, con đối mặt với nó. nhưng sau đó, con phải học cách chấp nhận nó. Con nhìn mọi điều dưới con mắt dè chừng, cảnh giác và luôn luôn có một cảm giác lo lắng. Con tự tạo cho mình một vỏ bọc. Con sợ những mối quan hệ mới.Con không muốn cởi mở lòng mình....
Đến lúc,con nhận ra mình cô đơn giữa bạn bè, nhận ra cuộc sống của mình thật đơn điệu, nhận ra mình sách vở mà thật lạc hậu, nhận ra mình mất niềm tin vào chính mình. Lúc ấy thì, biết bao cơ hội đã bỏ lỡ, con thấy mình tay trắng, và đã cuối năm thứ 4...Con đang làm lại bố ạ; bắt đầu từ việc thay đổi lại quan niệm của mình.
Con chưa thể chính thức bước vào đời, vì có nhiều điều con còn chưa biết, mà con thì muốn biết và cần phải biết. Nhưng, con sẽ không bao giờ mất niềm tin vào con người. Đó là điều bố dạy con bằng chính cuộc sống của bố. Nhưng con cần sáng suốt hơn, để niềm tin ấy không phải sự mù quáng. con cũng phải học cách yêu thương mọi người. Được yêu thương, quý trọng đó là nhu cầu của mỗi người mà. vì vậy không nên dồn nén tình cảm của mình; cũng đừng sợ biểu lộ tình cảm, đừng sợ bị hiểu lầm. Tức là, con phải học cách sống bằng chính con người mình chứ không phải sống theo ý muốn của người khác...Bố hãy tin là con sẽ sống tốt và thật vui vẻ.
Con gái sẽ không giận bố nữa đâu
:rose



#8820 Nhà trọ sinh viên

Đã gửi bởi Saomai on 19-02-2005 - 23:28 trong Quán trọ

Chuyện của bác LaoCong viết cảm động quá!Hic :cry
Nhớ lại thời bôn ba thuê nhà trọ, mình may mắn mới chỉ phải chuyển chỗ ở có 7 lần thôi(số đẹp), còn cô nàng 612 chắc là vô địch về chuyển nhà. Trời xui đất khiến thế nào, lần chuyển nhà 2 mình với nàng là hàng xóm, ngày đầu gặp nhau nàng tặng cho một tràng cười và một chuỗi câu ấn tượng tới tận bây giờ; tự nhủ với lòng, ta sẽ phá giậu mùng tơi sang thăm nàng. Rồi nàng bôn ba phiêu bạt hết xóm trọ này tới xóm trọ khác,... Nhưng đúng là duyên kỳ ngộ, ngày ta lang thang không nơi nương tựa thì gặp nàng lại long đong đi tìm chỗ trọ, thế là được sống chung nhà, tối lửa tắt đèn có nhau. Từ đó ta hứa suốt đời sẽ làm vệ sĩ cho nàng, giống như Đôn-ki-hô-tê hết lòng vì trái tim người đẹp. Nhưng giờ đây nàng đã sống yên vui nơi phương trời xa lắc cùng người thân, bạn bè; ta vẫn mong một ngày được gần nàng để sớm chiều buôn bán trò chuyện. Đợi ta nhé, hỡi 612 xinh đẹp. Ta sẽ cưa đổ "mấy gã khổng lồ" để một ngày đẹp trời, ta với nàng sẽ dạo chơi bên bờ sông Nhật Lệ, ngắm biển Nhật lệ lúc hoàng hôn ,đi ăn hến nướng nàng bao,... :delta :delta Nhớ quá những tháng năm tươi đẹp
:rose



#8910 Ngày ... tháng ... năm ...

Đã gửi bởi Saomai on 20-02-2005 - 20:18 trong Quán văn

Ngày 20/2/2005

Lần đầu tiên trong năm học này nó cảm thấy may mắn vì mình bận rộn. Chẳng có thời gian mà buồn chán nữa. Đã mấy lần định dành cả buổi để "tưởng niệm" lần cuối rồi dứt áo ra đi đầu không ngoảnh lại nhưng chẳng bao giờ thực hiện được. Hình như nó không được quyền buồn đau sầu khổ thì phải. Công việc, rồi mọi người không hiểu vô tình hay cố ý, luôn kéo nó ra khỏi cái ý định mà bây giờ nó mới thấy thật ngô nghê và trẻ con làm sao. Chẳng ai có lỗi gì, nó cũng thế, vậy thì sao phải làm cái việc chẳng để làm gì ấy. Đã kết thúc rồi, đào xới lên để làm gì?

Người ta đang đi chùa Hương, vẫn vô tư như chẳng biết là đã có những đợt sóng ngầm xảy ra và cuốn đi tất cả những ảo tưởng. Nó bật cười, nuốt chua chát và thanh thản chúc họ luôn vui vẻ, cầu xin được nhiều lộc đầu năm. Một câu chuyện kết thúc có hậu đấy chứ? Chẳng ai phải rơi một giọt nước mắt nào. Chẳng ai phải nghe một lời oán trách đắng cay nào. Chỉ có một người biết là lại có thêm một vết xước trong tim, nhưng bù lại là sự giải thoát khỏi một điều mơ hồ, mỏng mảnh như khói sương. Cảm giác "siêu thoát", có phải như thế này không nhỉ?

Hình gửi kèm

  • kittyrun.jpg



#8914 Ngày ... tháng ... năm ...

Đã gửi bởi Saomai on 20-02-2005 - 20:29 trong Quán văn

Hãy luôn giữ nụ cười trên môi!

Hình gửi kèm

  • kitty11.jpg



#9681 Ngày ... tháng ... năm ...

Đã gửi bởi Saomai on 25-02-2005 - 19:25 trong Quán văn

Ngày 23/2/2005
Mình nói với bố là mọi việc sẽ đơn giản thôi, bác sỹ bảo thế mà, 20-30' là xong. Bố không nói nhưng có vẻ rất lo lắng. Chưa bao giờ bố bị ốm nặng, phải đụng chạm đến dao kéo, nên...Thực ra thì mình cũng lo lắm. Ngày mai,...
Ngày 24/2/2005
Mình đã xin nghỉ cả buổi sáng. Mọi thủ tục đơn giản, yên tâm hơn vì quen với một chị làm việc ở đây.Trong lúc chờ đợi, ngồi nói chuyện với bệnh nhân khác và người nhà của họ. Đúng là khi cùng cảnh ngộ, mọi người gần gũi và nói chuyện cởi mở hơn.... Có lẽ vì thế mình và người ta lại dễ dàng thân nhau đến vậy.Chẳng biết nữa, nhưng tại sao chuyện gì cũng làm mình nghĩ về họ? Người ta đến, mình hơi ngạc nhiên, vì mọi lần người ta đều gọi báo trước. Một người anh, một người bạn tốt mà. Đừng có mềm lòng và ảo tưởng nữa,...

Tối thay băng cho bố. Mọi việc có vẻ tốt đẹp. Ngày mai đến bác sĩ kiểm tra lại. Hy vọng là mọi việc đều tốt.Các chị đến chơi thăm bố. Lại nói chuyện về người ta. Sao toàn người bênh vực họ như thế nhỉ. Các chị kể, người ta đang gặp nhiều khó khăn; tự nhiên thấy mình sao mà ích kỷ, nhỏ nhen đến vậy....

Ngày 25/2/2005
Sáng đến trường từ tờ mờ sáng. Mình đúng là công dân gương mẫu. Mọi việc đều tốt, vui vì mình đã góp phần làm được điều gì đó có ý nghĩa cho người khác. Trưa, vật lộn với mớ GAĐT, vừa làm vừa cáu vì nghĩ chẳng để làm gì. Có lẽ nó lạc hậu, nhưng nó không thích làm những việc chỉ để cho có, trình diễn mà kém hiệu quả. Nó ủng hộ đổi mới, nhưng phải khác kia; cụ thể như thế nào thì nó chưa biết...

Hơn 3h, mẹ ở nhà, nó tự cho mình làm biếng một chút, chẳng mấy khi có buổi chiều rỗi rãi như vậy.Nó cũng thấy mình hư thật, nhưng... sao mà buồn ngủ thế. Họ đến chơi, lại không báo trước, vác cái mặt như bị ra tiếp thấy quê quê. Mình biết thừa người ta nghĩ gì, sao họ không hỏi nó như trước đây:" vừa ngủ dậy à" nhỉ? Chắc vì hồi đó họ thật thà, đáng yêu hơn bây giờ.Tại ai chứ?Nếu họ không làm nó buồn đau sầu khổ, nó đâu có bê tha như thế chứ?Dù sao, chẳng liên quan gì đến họ, nó có lười biếng, cau có, khó tính,...kệ nó chứ...Thế mà bố mẹ không biết, cứ như họ là người tốt nhất thế giới không bằng...

Công bằng mà nói, người ta là người bạn tốt. Nó còn mong gì nữa chứ. Ừa, mong người ta sẽ mau vượt qua lúc khó khăn này. Mau buộc cái tính ích kỷ nhỏ nhen lại
Nó cũng sẽ là một người bạn, một người em tốt, vì tình bạn cũng đáng quý và đáng trân trọng lắm chứ.



#10103 Dạy học toán lớp 10

Đã gửi bởi Saomai on 27-02-2005 - 23:15 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Đầu xuôi đuôi lọt. Vậy trước hết xin bàn về khâu đầu tiên khi bắt đầu một chương, một bài mới: gợi động cơ. Phải tạo ra ở học sinh nhu cầu nhận thức. Vì vậy, nên gợi động cơ xuất phát từ nội bộ toán học. Ví dụ, có thể gợi động cơ như sau:

*Đây là một chương rất hay.Nắm được kiến thức ở chương này, các em sẽ có trong tay một công cụ mạnh để giải toán hình học phẳng(nhất là loại toán dựng hình, quỹ tích, chứng minh sự thẳng hàng).Có những bài toán giải bằng phương pháp thông thường rất dài, nhưng nếu sử dụng kiến thức ở chương này, lời giải lại rất ngắn gọn, đẹp mắt.


Ví dụ, ta có thể giải bài toán của Napoleon: Cho tam giác ABC, phía ngoài của tam giác dựng ba tam giác đều ABM, CAN, BCP. Gọi lần lượt là tâm ba tam giác đều đó. CMR tam giác đều.

Bài toán tìm điểm Toriselli trong tam giác: điểm mà tổng khoảng cách từ điểm đó đến các đỉnh của tam giác là nhỏ nhất.

Hay, có thể chứng minh định lí Fagnano bằng phương pháp chứng minh mới này: "trong tất cả các tam giác nội tiếp một tam giác nhọn ABC, tam giác trực tâm có chu vi nhỏ nhất"


Có thể cho các em các ví dụ trên về nhà làm trước khi học chương mới. Có thể một số em sẽ tìm được lời giải bằng cách thường dùng ở phổ thông. Nhưng, với đa số học sinh, những ví dụ trên tương đối khó. Từ đó tạo cho các em nhu cầu nhận thức: cần có những công cụ mới để giải quyết vấn đề.

Có thể cách gợi động cơ trên mất nhiều thời gian, nhưng để gợi cho học sinh sự hứng thú học tập, để chuẩn bị cho các em một tâm thế tốt trước khi học phép biến hình thì từng ấy thời gian không vô ích. Cần làm cho các em tin tưởng rằng, các em có trong tay đủ điều kiện để tiếp thu tốt các kiến thức về phép biến hình. Thật vậy phép biến hình được xếp vào chương cuối cùng của hình học 10. Để học PBH, các em đã có trong tây khá nhiều kiến thức và cách giải toán, đặt biệt là phương pháp vecto. Tạo niềm tin cũng là một phương pháp tốt để kích thích tính tích cực tư duy.


@Nói chuyện một mình buồn quá. Mong mọi người cho ý kiến: Gợi động cơ như trên liệu có đạt được mục đích đề ra không? Có ai có cách gợi động cơ khác thì post lên cho mọi người cùng tham khảo nhé. Và vấn đề cần bàn tiếp theo là: cần chú ý những điều gì khi dạy học phép biến hình. Ví dụ: Dạy lý thuyết thế nào?Dạy bài tập ra sao?...Phân bậc hoạt động(chia mức độ bài khó dễ) trong quá trình dạy học như thế nào?



#10164 Giao lưu tí nhỉ?

Đã gửi bởi Saomai on 28-02-2005 - 14:43 trong Góc giao lưu


Cho tui giao lưu với, ghi lại vài dòng tuổi trẻ để sau này già lão giới thiệu với con cháu: ngày xưa cố nội như vậy này...

1. Họ tên đầy đủ?
Nguyễn Sao Mai (Nguyễn-họ ...)

2. Sinh nhật?
Mùa thu

3. Bạn đang ở đâu trên quả địa cầu?
Việt Nam

4. Bạn có thường lắng nghe ý kiến của người khác không?
Có nghe nhưng chỉ nhớ những gì thích nhớ

5. Tính cách nào của con người là khó chấp nhận đối với bạn? Câu hỏi tương tự với tính cách mà bạn quí mến?
-Giả dối, nhỏ nhen.
-Thủy chung, chân thành.


6. Nếu được chọn một địa danh ở Việt Nam để đi du lịch, bạn chọn địa danh nào?
Đà Lạt

7. Nếu được chọn một điểm bất kỳ trên thế giới để đến, ở đâu là lựa chọn của bạn?
Cu Ba, chắc do hồi bé hay đọc thơ của bác Tố Hữu, và hay nghe bố kể chuyện về đất nước xinh đẹp này. Nhớ nhất là câu: "vì Việt nam, Cuba sẵn sàng hy sinh cả máu của mình".

8. Bạn thích môn thể thao nào nhất và bạn chơi tốt nhất ở môn thể thao nào?
-Thể dục thẩm mỹ.
-Nhảy dây.

9. Bạn thích nhất môn nghệ thuật nào? Ấn tượng đã làm bạn thích môn nghệ thuật đó?
-Điện ảnh.
-Giải trí.Khi xem phim được nghe, nhìn, tưởng tượng, phán đoán,buồn, vui, tức giận,xúc động ...tạm thời quên hết mọi lo lắng, ưu phiền hiện tại. Những cảnh đời trong phim nhiều khi như tấm gương phản chiếu chính mình và những người sống quanh mình. Biết thêm về nhiều mặt của xã hội, văn hóa, ứng xử,...Thích xem phim tâm lý xã hội Pháp,Ý, phim hành động Mỹ, phim ngày xưa của Việt Nam.Không thích phim truyền hình dài tập.Thích xem phim ở rạp.


10. Bạn có hay đọc sách/e-book không? Cuốn sách nào đã làm bạn nhớ lâu nhất kể từ hồi bé?
-Thích đọc sách, không thích đọc e-book (vì thường chui trong chăn đọc)
-Đất rừng phương Nam(Đoàn Giỏi). Đọc đi đọc lại rất nhiều lần (hồi bé).
-Văn học nước ngoài: Jen Ero


11. Bạn có thường quan tâm đến các vấn đề xã hội? Nếu có, mối quan tâm lớn nhất của bạn lúc này là gì?
-Có
-Chế độ xét tuyển công chức cho giáo viên, bao giờ mới công bằng và hợp lý?


12. Thử hình dung bạn sẽ thế nào vào năm 2015 (10 năm sau)?
-Hy vọng trông mình sẽ không bị già đi nhiều lắm.
-Có gia đình, một nhóc.
-Ông xã là người vui tính, nhiều bạn bè, chung thủy.
-Vẫn làm công việc như hiện nay, nhưng lương cao hơn; để hàng năm có tiền cho cả nhà đi du lịch.


13. Điều gì khiến bạn có thể đánh đổi tất cả?
-Gia đình.

14. Con số mà bạn ưu thích? Có gì đặc biệt ở con số đó?
-Số 0 (về mo, làm lại cuộc đời,... cũng là nó)
-Số 7, người ta nói đây là số may mắn của mình.
-Nhưng hồi đi học chỉ thích mỗi số 10.


15. Nhà toán học bạn ngưỡng mộ?
-Xophia Covalepxkaia.(Một số phận vinh quang và cay đắng).

16. Kể tên một số sách về Toán mà bạn đã từng đọc và thấy thú vị?
-Sáng tạo toán học-Polya

17. Phần/môn/nghành Toán nào bạn quan tâm và sẽ theo đuổi (nếu bạn chọn đi theo con đường Toán)?
-Không học sâu về toán.Nhưng nếu chọn: xác suất.

18. Việc đầu tiên bạn làm khi lên NET? Thứ tự của bạn khi lướt trên Diễn Đàn Toán?
-Đọc tin nhắn.check mail
-Trang chủ. Tin nhắn(nếu có). Quán trọ, quán văn,rồi các quán khác nếu có bài mới.


19. Đánh giá của bạn về Diễn Đàn Toán (Nội dung và Quản lý)?
-Nội dung: 7đ
-Quản lý: 9đ


20. Bạn hình dung Diễn Đoàn Toán sẽ như thế nào 3 năm sau (khi nó được 5 tuổi)?

-Chịu,sau hơn 1 năm mà đã thấy rất khác so với hồi đầù rồi. Hy vọng có thêm nhiều tính năng mới, và nội dung về toán phong phú hơn.



#10660 Dạy học toán lớp 10

Đã gửi bởi Saomai on 03-03-2005 - 14:11 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Cảm ơn ý kiến của Song ha,vấn đề và lý lẽ bạn đưa ra khá thuyết phục.Mong có ý kiến khác của mọi người.
Nếu đi tìm một phong cách dạy mẫu mực, chẳng khác nào đi tìm một phương pháp vạn năng để giải tất cả các bài toán. Tôi nghĩ là, trong quá trình dạy học, nên thử nghiệm những phong cách khác nhau và rút kinh nghiệm: lúc thì đơn giản, mộc mạc, lúc có thể cầu kỳ một chút cho đỡ đơn điệu. Và đồng ý với Song ha là, cần bám sát đối tượng học sinh:cần hiểu trình độ học sinh đến đâu để đưa ra cách tiếp cận vấn đề hợp lý nhất, để tất cả học sinh có thể hình dung được.
Những bài toán thực tế như bác Laclac đưa ra nên dùng khi dạy một bài cụ thể, để học sinh thấy được vai trò của toán học trong thực tế.Có lẽ những bài toán đó sẽ đưa vào đầu giờ và đến cuối giờ để học sinh làm bài tập củng cố



#10797 Dạy học toán lớp 10

Đã gửi bởi Saomai on 04-03-2005 - 14:03 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Hôm nay mình cũng bắt đàu học về biến hình mà ko hiểu sao nó cứ lơ mơ gà mờ  cô giáo giao bài giải thi giải đươc nhưng chả  biết phải viết vào vở như thế nào cả =>quái.Mong mọi người có thể bay cách cho mình để học hiệu quả hơn nữa thanks trước :D  :leq  :P


Thêm một khó khăn nữa là học sinh không biết cách trình bày bài, dù có thể nghĩ ra hướng giải. Cái này có lẽ khi dạy những bài đầu tiên, giáo viên nên cùng học sinh phân tích tình huống và trình bày thật rõ ràng lời giải(coi như bài trình bày mẫu).
Ý kiến của 612 cũng là một cách hay để gợi động cơ, và có vẻ dễ hiểu, dễ hình dung: bắt đầu từ cái tên. Tên gọi một đối tượng, vấn đề trong toán học cũng đã thể hiện được phần nào nội dung của vấn đề.Và làm như 612,có thể giới thiệu với học sinh về hình học cao cấp và mối liên hệ với hình học sơ cấp :


Trong toán học, người ta nghiên cứu các cách để biến hình này thành hình kia...Có thế là biến tam giác nằm ở vị trí này thành tam giác nằm ở vị trí khác( những chỗ này phải có hình vẽ), hoặc bàn tay phải thành bàn tay trái, hoặc biến 1 vật thành 1 vật thu nhỏ lại, hoặc biến cái lốp xe thành cái ấm nước kín vòi,... Ở đây chúng ta chỉ học những phép biến hình đơn giản (từ biến hình thì chưa học, nhưng hs có thể hiểu theo cách hiểu đời sống), là phép dời hình và đồng dạng trong mặt phẳng...

Nhưng có lẽ chưa nên đặt vấn đề về "sự khác biệt lớn nhất giữa phép dời hình và phép đồng dạng là gì?", vì có thể để đến khi bắt đầu vào học phép đồng dạng nói cũng được, và cũng vì học sinh chưa có ý niệm gì về dời hình hay đồng dạng, nếu trả lời cũng chỉ là phán đoán,nói mò.
Mong mọi người tiếp tục cho ý kiến. Và các em học sinh nếu gặp khó khăn gì khi học PBH thì có thể đưa ra những yêu cầu,vướng mắc cụ thể để mọi người gỡ giúp



#10835 Dạy học toán lớp 10

Đã gửi bởi Saomai on 04-03-2005 - 17:52 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Tổng kết về gợi động cơ:

Mục đích của gợi động cơ là tạo ra ở học sinh nhu cầu tiếp thu kiến thức mới, không chỉ đơn giản là việc dẫn dắt, giới thiệu một vài câu để vào bài mới.
Từ các ý kiến trên, ta thấy mọi người có xu hướng nghiêng về việc gợi động cơ tự nhiên, đơn giản phù hợp với khả năng tiếp thu của đa số học sinh. Tuy nhiên, tôi thấy là việc đặt ra những chướng ngại vật làm nảy sinh nhu cầu nhận thức cũng không nên xem nhẹ.Vì,có thể liên tưởng(dù hơi khập khiễng) nó là hình ảnh thu nhỏ của sự tiến hóa trong tự nhiên. Vậy ta sẽ tạm dừng việc bàn luận về gợi động cơ, chuyển sang: dạy kiến thức PBH như thế nào để đạt được mục đich?

Ngoài lề một chút: Nhớ lại có lần nói chuyện, thầy dạy toán cấp 3 mình nói: dạy lý thuyết thì làm sao để học sinh dễ hiểu, dễ ghi, dễ nhớ. Dạy bài tập làm sao cho học sinh được hoạt động nhiều nhất, học sinh rất thích tự mình tìm được lời giải.Thầy cũng nói về khả năng đáp ứng yêu cầu mà giáo viên đưa ra, mở rộng ra là khả năng thích nghi của con người trong cuộc sống. Có những việc tưởng như rất khó khăn, nhưng khi đã bị đẩy vào tình thế không làm không được thì rồi cũng làm được. GV yêu cầu cao, học sinh sẽ tích cực hơn. Nhưng,khác với làm phức tạp hóa vấn đề. Đọc những nguyên lý dạy học của Xukhômlinxki ta cũng rút ra được điều gì đó có ích cho việc dạy học của mình:

1. Trí lực và khả năng của học sinh không như nhau
2. Không có người học sinh trừu tượng mà ta có thể áp dụng tất cả các quy luật của dạy học và giáo dục; người học sinh bao giờ cũng có tính cá thể và độc đáo.
3. Đối với tất cả học sinh, không có những tiêu đề thống nhất về kết quả trong học tập
4. Điều quan trọng là xác định xem mỗi học sinh có khả năng gì ở một thời điểm nhất định của hoạt động học tập.
5. Điều quan trọng là xác định xem phảt tiếp tục phát triển như thế nào năng lực trí tuệ của học sinh
6. Không được đòi hỏi ở học sinh điều không thể làm được.
7. Phải xác định đúng đắn xem mỗi học sinh có thể đạt tới trình độ quy định của chương trình bằng con đường nào, với sự chậm trễ và khó khăn gì.
8. Mỗi học sinh sẽ thực hiện cụ thể chương trình trong lao động trí tuệ bằng cách nào
9. Phát hiện sức mạnh và khả năng của mỗi em, mang đến cho các em niềm vui, thành công trong lao động trí tuệ.
10. Chế ngự được học sinh hiếu động và tinh nghịch bằng lao động trí tuệ vừa sức.
11 Hãy xác định con đường thành công riêng trong học tập của mỗi học sinh. Hãy giữ gìn tốt con đường nhỏ đó và ngọn lửa khát vọng



#11274 Chúc mừng 8-3

Đã gửi bởi Saomai on 08-03-2005 - 14:44 trong Quán trọ

Hic, cảm động quá!
Cảm ơn các anh, các bạn, các em vì những lời chúc tốt đẹp và những bông hoa luôn đẹp mãi với thời gian



#11278 Ngày ... tháng ... năm ...

Đã gửi bởi Saomai on 08-03-2005 - 15:18 trong Quán văn

Ngày 8/3/2005
Chủ Nhật tới này nó sẽ cùng học sinh đi chơi Quốc Tử Giám. Ba năm rồi, lứa học sinh này là sản phẩm đầu tay của nó, mọi người thường đùa như thế.Đối với học sinh, nó là cô giáo, là người chị, cũng là bạn nữa. Các em hồn nhiên, hiếu động nhưng cũng rất tình cảm. Mới đây thôi, khi thấy lũ học trò cắm cúi đọc nhữngđiều cần biết về kỳ thi tuyển sinh lại thấy hình ảnh của nó và lũ bạn ngày xưa.Nó hiểu, các em cũng đang có biết bao ước mơ, hoài bão, cũng đang phân vân do dự lựa chọn cho mình chặng hành trình tiếp theo của cuộc đời. Nó mỉm cười khi thấy một cậu bé đang loay hoay đo...chiều cao rồi bần thần tính toán. Còn 2cm nữa mới đủ. Nó an ủi, từ giờ đến cuối năm chắc còn cao thêm 5 cm nữa.Nó đã nói gì?Các em hãy chọn một môi trường phù hợp với sở trường, cá tính , như thế mới có thể phát huy hết khả năng của mình.Sau đó thì cố gắng hết sức học, rèn luyện để đủ khả năng thực hiện nguyện vọng và ước mơ. Không có nghề nghiệp nào tầm thường cả. Nghề nghiệp giúp mình có một cuộc sống ổn định, lương thiện đều đáng quý...

Cái lớp này, nó đã dồn vào đó biết bao tâm huyết và tình cảm. Nó hiểu cá tính của từng đứa, ưu điểm và nhược điểm. Nó cũng nhiều khi lực bất tòng tâm, khi nó cố vun, nhưng một hai học sinh không chuyển biến được chút nào về môn toán. Nhưng còn nước còn tát. Hy vọng sẽ không có học sinh nào bị môn toán cản trở trên con đường dẫn đến tương lai.Những ngày hè đang đến gần. Đang mùa loa kèn nở.Những ước mơ trong sáng như những bông hoa kia,sẽ là động lực để các em đánh đấu một bước ngoặt của cuộc đời. Nó tin tưởng và hy vọng.



#12637 Phân bố tiết dạy, (Lý thuyết + Bài tập )

Đã gửi bởi Saomai on 16-03-2005 - 17:41 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

mình muốn đưa ra 1 trường hợp cụ thể để minh họa cho quan điểm của mình mọi người cho phép chứ?

Ai cũng phải xin phép trước khi đưa ra ý kiến à? :P Thế thì ra bấy lâu nay mình vô duyên bất lịch sự quá. :lol: Tự phạt :D :Leftrightarrow Bác Song ha nói mau đi!
Tôi thì tùy từng bài, có bài dạy xong hết lý thuyết mới chuyển sang làm bài tập.Những bài như thế khi lấy ví dụ thường lấy trong thực tế, hoặc những ví dụ từ những vấn đề quen thuộc, những nội dung đã từng được học trước khi đưa ra các nội dung lý thuyết mới: định lý, định nghĩa...
Ví dụ: khi dạy bài hai mặt phẳng vuông góc:
Bài hai mp song song có định lý: nếu hai mặt phẳng song song với nhau thì bất kỳ đường thẳng nào nằm trong mặt phẳng này cũng song song với mặt phẳng kia.
Vì vậy, đến khi học hai mặt phẳng vuông góc học sinh thường nhầm: "hai mặt phẳng vuông góc với nhau thì bất kỳ đường thẳng nào nằm trong mặt phẳng này cũng vuông góc với mặt phẳng kia"***.Do đó, ta có thể mang tình huống này để đặt vấn đề trước khi dạy định lý: "Nếu hai mp vuông góc với nhau thì bất kỳ đường thẳng nào nằm trong mp này, vuông góc với giao tuyến sẽ vuông góc với mp kia". Cũng có thể cho học sinh kiểm chứng luôn dựa vào quan sát mặt bảng và nền nhà,...Như vậy, đạt được hai mục đích:
+)Bác bỏ tính chất *** (P) :Leftrightarrow (Q) không phải đường thẳng nào trong mặt phẳng (P) cũng vuông góc với (Q)
+)Đặt vấn đề:Vậy những đường thẳng nằm trong (P) sẽ vuông góc với (Q) khi nào? và đưa ra định lý
Nhưng có những bài không nên tuân theo phân phối chương trình, tức là dạy hết lý thuyết liền một mạch. Đó là những bài nội dung có nhiều vấn đề quan trọng. Ví dụ bài Khoảng cách- hh11. Các loại khoảng cách(giữa đường thẳng và mặt phẳng song song, giữa hai mặt phẳng song song, giữa hai đường chéo nhau) cuối cùng thường được quy về tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng. Vậy nên, khi dạy xong lý thuyết khoảng cách từ một điểm đến một phẳng nên dừng lại để luyện tập cho học sinh nắm tương đối đã...



#14265 Thơ sưu tầm

Đã gửi bởi Saomai on 27-03-2005 - 22:31 trong Quán văn

KHÔNG ĐỀ
LÂM THỊ MỸ DẠ

Khi em sống ngang tàng cao thượng
Em thấy mình như trời xanh
Cánh chim anh không bao giờ bay hết.

Nhưng nếu khi em yếu mềm hèn nhát,
Em chỉ là ngọn cỏ dưới chân anh



#14428 Dạy học toán lớp 10

Đã gửi bởi Saomai on 29-03-2005 - 19:08 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Laclac:
Cuối cùng, mình nghĩ khi phép biến hình không chỉ "nghiên cứu các cách để biến hình này thành hình kia" mà quan trọng hơn là nghiên cứu những tính chất bị thay đổi và những tính tính chất không đổi (bất biến) qua một phép biến hình. Cái này là quan trọng và dễ thấy ngay cả phần biến hình được học ở lớp 10.

Vì vậy, ngay cả khi gợi động cơ lẫn khi dạy,
khi giải bài tập cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng "nhìn ảnh đoán hình, nhìn hình đoán ảnh". Đó cũng là mấu chốt để giải quyết tốt các bài tập.


Bắt đầu từ ý kiến của Laclac, tui đề nghị bàn tiếp những kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh khi học PBH, và cách thức cụ thể thực hiện việc rèn luyện các kỹ năng đó. Công việc của người giáo viên là một công việc mang tính chất sáng tạo riêng biệt,không ai giống ai, ngay bản thân GV trong khi thực hiện cũng có sự điều chỉnh cho phù hợp với từng tình huống cụ thể. Vì vậy, tôi không có ý định đưa ra một khuôn mẫu nào, mà mục đích là muốn mọi người cùng trao đổi, thảo luận trên những ý kiến được mọi người đưa ra. Còn tự mỗi người sẽ có những kết luận riêng cho công việc của mình.

Theo ý tôi, những kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh là:

1*/Dựng ảnh của một điểm, một hình qua một phép biến hình cụ thể
2*/Dựng ảnh của một điểm, một hình, qua một phép biến hình chưa xác định, nhưng biết các bất biến của phép biến hình đó.
3*/Dựng ảnh của một điểm, một hình qua việc thực hiên liên tiếp các phép biến hình (tích các phép biến hình)
4/Xác định phép biến hình dựa vào ảnh và tạo ảnh(Nhìn hình đoán ảnh, nhìn ảnh đoán hình)
5/Toán học hóa các tình huống thực tế, phân tích tình huống dẫn đến việc áp dụng các phép biến hình thích hợp
6/Kỹ năng vận dụng kiến thức để trình bày bài toán chứng minh, bài toán dựng hình, tìm quỹ tích.
7***/Kỹ năng rút ra các tri thức phương pháp sau khi giải một bài toán cụ thể.[/I]

Để có thể rèn luyện cho học sinh những kỹ năng trên, trong khi dạy học cần chú ý đến sự phân bậc hoạt động phù hợp. Tạo điều kiện cho học sinh có môi trường hoạt động để hình thành và rèn luyện các kỹ năng từ dễ đến khó, vì các kỹ năng ban đầu(1*,2*,3*) sẽ lại là tiền đề để hình thành các kỹ năng tiếp theo. GV cần đứng về phía học sinh, thông cảm với những khó khăn ban đầu của các em, và nhiều khi cũng phải kiên nhẫn hướng dẫn cách thựcc hiên, giải thích và trả lời những câu hỏi rất ư là ... củ chuối (*)

Các kỹ năng 1*,2*,3* nên để học sinh rèn luyện ngay trong giờ học lý thuyết. Học phép đối xứng tâm, hãy để cho học sinh thực hiện dựng các hình nào đó mà các em thích qua một, hai, ba phép đối xứng tâm,...Các kỹ năng 4,5,6,7 thực hiện chủ yếu trong các giờ bài tập. Hệ thống bài tập có thể chia làm các mức :

Mức 1:Đưa ra một bài toán mà sự tương ứng giữa các điểm đã được chỉ rõ bằng một phép biến hình nào đó. Ví dụ: "Cho một điểm O cố định và một điểm M chạy trên một đoạn thẳng AB cố định. tìm quỹ tích điểm M' sao cho http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\90^{o} , điểm P ở trong góc ấy. Tìm A :P Ox , B :P Oy sao cho chu vi tam giác PAB nhỏ nhất"
Khi giải xong bài tập này, học sinh rút ra tri thức phương pháp là(Trong trường hợp học sinh không tìm được lời giải, GV có thể gợi ý học sinh ): để giải bài toán tìm giá trị nhỏ nhất của tổng các đọan thẳng, ta tìm một đường gấp khúc có hai đầu cố định, có độ dài bằng tổng độ dài các đoạn thẳng đó. Đạt giá trị nhỏ nhất khi đường gấp khúc là đường thẳng. Học sinh sẽ dễ hình dung hơn, khi ta lấy ví dụ về đường thẳng và đường vòng

Mức 3: Phép biến hình phải tiến hành công phu mới thấy hoặc cách chứng minh phức tạp. Ví dụ, từ bài toán ở mức 2 trên, ta có thể nâng cấp thành bài toán: " cho tam giác ABC nhọn, tìm M,N,P lân lượt trên các cạnh BC, CA, AB sao cho tam giác ABC có chu vi nhỏ nhất"Bài tập ở mức này thường dành cho học sinh khá giỏi. Nếu dạy trên lớp có nhiều loại học lực, cần có sự can thiệp giúp đỡ của thầy.Ta cần chú trọng đến việc phân tích bài toán. Thầy đặt ra các "câu hỏi mở"** dẫn dắt học sinh suy nghĩ(. Vấn đề câu hỏi mở **này để lại bàn luận sau: ). Đây là cơ hội để rèn luyện cho học sinh năng lực quan sát có mục đích, tư duy logic, hình thành các phẩm chất tư duy linh hoạt độc lập, sáng tạo, khả năng phân tích, phán đoán, lựa chọn giải pháp. Có lẽ cách hướng dẫn học sinh suy nghĩ theo sơ đồ phân tích đi lên từ kết luận, hoặc sơ đồ tổng hợp. Học sinh luôn phải tự đặt các câu hỏi:" muốn có điều này thì cần có điều gì?" Hay, "từ dữ kiện này, ta khai thác được điều gì?",...

Chú ý kỹ năng 7***Trong quá trình giảng dạy cần để học sinh tự rút ra (GV chỉ nên đưa ra những gợi mở, hướng dẫn).Với những tri thức này, học sinh sẽ tiến mau hơn trong quá trình rèn luyện kỹ năng giải toán. Chú ý là, học sinh chỉ có thể lĩnh hội những tri thức này trong hoạt động toán học, và phương pháp không thể là một chủ đề giảng dạy riêng biệt.



#14666 ngày mưa

Đã gửi bởi Saomai on 01-04-2005 - 16:18 trong Quán trọ

hì,
Tại trời mưa nên mit-x-tơ Mát nhà ta có vẻ tâm trạng quá nhỉ.Khóc vừa thôi chứ không lụt diễn đàn bây giờ. Nào, uống vài chén rượu đợi đến ngày đẹp trời nào. Chắc sắp thi học kỳ đến nơi rồi nên mới cuống cà kê học văn chứ gì. Có ai tốt bụng giúp Mat nhà tôi với nào. :delta



#14942 Ngày ... tháng ... năm ...

Đã gửi bởi Saomai on 03-04-2005 - 22:10 trong Quán văn

Ngày 3 tháng 4 năm 2005
Ngày mai thanh minh, trời đẹp trong sáng...
Mân mê trên tay tờ lịch, thẫn thờ. Nhanh thật đấy. Đã hơn 1 năm rồi. Nó không dám đặt dấu chấm hết cho bất kỳ điều gì, cũng như cái hòm kia chứa đầy những sách vở,những bức thư bạn bè,những bưu thiếp, quà tặng,... từ hồi còn là học sinh trung học, dù đã qua bao lần chuyển nhà...Đôi lúc nó thấy mình cũng ... lẩm cẩm thật....
Không sao. Nó hài lòng với một ngày cuối tuần như vậy.Một nửa ngày đi làm và mọi việc đều suôn sẻ, để nó có thể tiếp tục đặt niềm hy vọng vào một điều tốt đẹp trong tương lai gần. Một bữa cơm thong thả ấm cúng cùng gia đình. Một giấc ngủ trưa thật thoải mái đủ cho cả tuần.Một buổi chiều lang thang khắp các con đường trong thành phố,dạo quanh vài ba cửa hàng, siêu thị và hạ màn trong góc quán nhỏ với những câu chuyện bất tận cùng cô bạn thân. Một ngày có vài ba cú điện thoại từ đâu lạc tới, để nó giật mình, hồi hộp và thất vọng...
Thôi nào, cuộc sống vẫn còn rất nhiều điều tốt đẹp, chắc mình sẽ không bỏ lỡ chứ? Ghi dấu lại một ngày thật bình thường nhưng lại đặc biệt vì chính sự bình thường ấý.