Đến nội dung

phatthemkem nội dung

Có 883 mục bởi phatthemkem (Tìm giới hạn từ 08-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#399199 Xác định vị trí của $M$ để $AH+HM$ lớn nhất

Đã gửi bởi phatthemkem on 22-02-2013 - 21:26 trong Hình học

Cho nửa đường tròn $(O;R)$, đường kính $AB$. Điểm $M$ nằm trên $(O)$. $H$ là hình chiếu của $M$ trên $AB$. Xác định vị trí của $M$ để $AH+HM$ lớn nhất.



#519240 Xác định thiết diện đi qua 2 điểm nằm trên 2 cạnh chéo nhau của hình chóp

Đã gửi bởi phatthemkem on 13-08-2014 - 06:01 trong Hình học không gian

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là tứ giác có các cặp cạnh đối không song song. Gọi $M,P$ là trung điểm $SA,BC$. $G$ là trọng tâm tam giác $SCD$. Xác định thiết diện với hình chóp cắt bởi $(MPG)$.

(Hình vẽ gửi lên sau nha)

Gọi $E$ là trung điểm $CD$. Ta có: $AE\cap MG=K;$$PK\cap AD=J;PK\cap AB=N;$$$JM\cap SD=I;IG\cap SC=Q$$

Dễ dàng chứng minh đc t/d là ngũ giác $MNPQI.$




#489258 x+1+\sqrt{x^{2}-4x+1}\geq 3\sqrt{x}

Đã gửi bởi phatthemkem on 28-03-2014 - 20:16 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

$x+1+\sqrt{x^{2}-4x+1}\geq 3\sqrt{x}$

Kẹp công thức trong dấu "$" nha bạn.

Giải như sau:

Điều kiện: $\left\{\begin{matrix} x^2-4x+1\geq 0\\ x\geq 0 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow 0\leq x\leq 2-\sqrt{3}$ $\vee$ $2+\sqrt{3}\leq x$

  1. Xét $x=0$ thấy thỏa BPT
  2. Xét $x\neq 0$ chia hai vế cho $\sqrt{x} > 0$ ta được:

$\sqrt{x}+\frac{1}{\sqrt{x}}+\sqrt{x+\frac{1}{x}-4}\geq 3$

          Đặt $t=\sqrt{x}+\frac{1}{\sqrt{x}};\left ( t\geq 2 \right )$ ta được BPT: $t+\sqrt{t^2-6}\geq 3\Leftrightarrow t\geq \frac{5}{2}$

          Suy ra $\sqrt{x}+\frac{1}{\sqrt{x}}\geq \frac{5}{2}\Leftrightarrow \begin{bmatrix} \sqrt{x}\leq \frac{1}{2}\\ \sqrt{x}\geq 2 \end{bmatrix} \Leftrightarrow \begin{bmatrix} 0 < x \leq \frac{1}{4}\\ x\geq 4 \end{bmatrix}$

Vậy $S=\left [ 0;\frac{1}{4} \right ]\cup \left [ 4;+\infty \right )$




#511076 Với các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể được bao nhiêu số có 6 chữ...

Đã gửi bởi phatthemkem on 05-07-2014 - 21:59 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

 

Với các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể được bao nhiêu số có 6 chữ số đôi một khác nhau, trong đó hai chữ số 1 và 9 đứng cạnh nhau.

Ta coi chữ số $0$ như mọi chữ số khác

Xét tập $X=\left \{ 0;1;2;3;4;5;6;7;8;9 \right \}$ và số $x=\overline{abcdef}$ với $a,b,c,d,e,f\in X$

* Có $5P_{2}$ cách sắp cho $1;9$ cạnh nhau. Ứng với mỗi cách sắp có $A^4_{8}$ cách sắp các vị trí còn lại.

* Khi $a=0$, có $4P_{2}$ cách sắp cho $1;9$ cạnh nhau. Ứng với mỗi cách sắp có $A^3_{7}$ cách sắp các vị trí còn lại.

Suy ra có $5P_{2}A^4_{8}-4P_{2}A^3_{7}$ số có 6 chữ số đôi một khác nhau, trong đó hai chữ số 1 và 9 đứng cạnh nhau.




#526590 Với $f(x)=a_0+a_1x+a_2x^2+...+a_\varepsilon x^\varepsilon...

Đã gửi bởi phatthemkem on 29-09-2014 - 19:55 trong Các bài toán Đại số khác

Khi viết công thức tổng Xích ma, mình có viết thế này:

  Với $f(x)=a_0+a_1x+a_2x^2+...+a_\varepsilon x^\varepsilon \\ =a_0+\sum_{j=1}^{\varepsilon }a_jx^j$ $(1)$

  thì $\sum_{i=0}^{x}f\left ( i \right )=\sum_{i=0}^{x}\left ( a_0+\sum_{j=1}^{\varepsilon }a_ji^j \right )=a_0\left ( x+1 \right )+\sum_{j=1}^{\varepsilon }\sum_{i=0}^{x}a_ji^j$ $(2)$

Xét tính đúng sai của $(1)$ và $(2)$  :icon6: 




#432143 Viết phương trình chính tắc của hypebol biết tâm sai e và độ dài trục lớn

Đã gửi bởi phatthemkem on 01-07-2013 - 21:24 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Các bạn giải chi tiết dùm mình bài này, mình vẫn chưa hiểu :(

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, viết phương trình chính tắc của Hypebol biết tâm sai e = 1/2 và độ dài trục lớn bằng 8

Theo em biết thì $Hypebol$ có trục thực với trục ảo, không có trục lớn. :icon6:




#466514 Violympic lớp 8 vòng 7

Đã gửi bởi phatthemkem on 24-11-2013 - 17:28 trong Đại số

Mình thi violympic vòng 7 có mấy bài thấy đề vô lý ai biết đáp án chính xác thì chỉ cho mình:

 

 

Hình bình hành $ABCD$ có góc $A=50^0$ suy ra góc $B=130^0$

Câu 5:
Giả sử tồn tại số tự nhiên $n$ để giá trị của biểu thức $8n^2+10n+3$ chỉ chia hết cho $1$ và $3$ thì $n=0$




#428573 Tuyển Sinh Vào Lớp 10 THPT Chuyên Thăng Long (Đề tham khảo 1)

Đã gửi bởi phatthemkem on 18-06-2013 - 15:25 trong Tài liệu - Đề thi


 

Câu 10: Cho a>0, b>0. Chứng minh: $\large \frac{a\sqrt{b}}{b}-\sqrt{a}\geq \sqrt{b}-\frac{b\sqrt{a}}{a}$

 

ko đâu. đề đủ dk đấy, lúc đầu mình cũng nhầm vậy. bạn thử hướng khác đi. 

Vậy thì thế này, biến đổi tương đương ta có

$$\frac{a\sqrt{b}}{b}+\frac{b\sqrt{a}}{a}-\sqrt{a}-\sqrt{b}\geq 0$$

$$\Leftrightarrow \frac{a}{\sqrt{b}}+\frac{b}{\sqrt{a}}-(\sqrt{a}+\sqrt{b})\geq 0$$

$$\Leftrightarrow \frac{(\sqrt{a}+\sqrt{b})(a+b-\sqrt{ab})}{\sqrt{ab}}-(\sqrt{a}+\sqrt{b})\geq 0$$

$$\Leftrightarrow (\sqrt{a}+\sqrt{b}).\frac{(\sqrt{a}-\sqrt{b})^2}{\sqrt{ab}}\geq 0 (Right)$$




#428203 Tuyển Sinh Vào Lớp 10 THPT Chuyên Thăng Long (Đề tham khảo 1)

Đã gửi bởi phatthemkem on 17-06-2013 - 15:49 trong Tài liệu - Đề thi


 

Câu 10: Cho a>0, b>0. Chứng minh: $\large \frac{a\sqrt{b}}{b}-\sqrt{a}\geq \sqrt{b}-\frac{b\sqrt{a}}{a}$

 

Biến đổi tương đương, ta có

$\frac{a\sqrt{b}}{b}-\sqrt{a}\geq \sqrt{b}-\frac{b\sqrt{a}}{a} \Leftrightarrow \frac{a\sqrt{b}-b\sqrt{a}}{b}\geq \frac{a\sqrt{b}-b\sqrt{a}}{a}\Rightarrow a\geq b???$

Đề thiếu điều kiện chăng




#428208 Tuyển Sinh Vào Lớp 10 THPT Chuyên Thăng Long (Đề tham khảo 1)

Đã gửi bởi phatthemkem on 17-06-2013 - 15:57 trong Tài liệu - Đề thi


 

Câu 13: Tìm các số nguyên n sao cho n+2004 và n+1945 là các số chính phương.

Đặt $n+2004=a^2,n+1945=b^2$ $a,b\in \mathbb{N}$

Ta có $n=a^2-2004=b^2-1945$ hay $(a-b)(a+b)=59$

CONTINUE...




#428215 Tuyển Sinh Vào Lớp 10 THPT Chuyên Thăng Long (Đề tham khảo 1)

Đã gửi bởi phatthemkem on 17-06-2013 - 16:14 trong Tài liệu - Đề thi

 

Câu 14: Tìm tất cả các số nguyên k để phương trình: $kx^{2}-(1-2k)x+k-2=0$ luôn có nghiệm hữu tỉ.

 

 

Ta có $\Delta \geq 0\Leftrightarrow k\geq \frac{-1}{4}$

Pt có nghiệm hữu tỉ khi $\Delta$ là bình phương của một số hữu tỉ

Ta có $\Delta =4k+1=\frac{a^2}{b^2}$ $(a,b\in \mathbb{Z},(a,b)=1)$

Suy ra $k=\frac{a^2-b^2}{4b^2}$

Vậy với $k=\frac{a^2-b^2}{4b^2}$ $(a,b\in \mathbb{Z},(a,b)=1)$ thì pt trên luôn có nghiệm hữu tỉ.




#428198 Tuyển Sinh Vào Lớp 10 THPT Chuyên Thăng Long (Đề tham khảo 1)

Đã gửi bởi phatthemkem on 17-06-2013 - 15:42 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 1: Tính: $M=\frac{1}{\sqrt{3}}+\frac{1}{3\sqrt{2}}+\frac{1}{\sqrt{3}}\sqrt{\frac{5}{12}-\frac{1}{\sqrt{6}}}$

$M=\frac{2\sqrt{3}+\sqrt{2}}{6}+\frac{1}{\sqrt{3}}\sqrt{\frac{5-2\sqrt{6}}{12}}$

$=\frac{2\sqrt{3}+\sqrt{2}}{6}+\frac{1}{\sqrt{3}}.\frac{\sqrt{3}-\sqrt{2}}{2\sqrt{3}}=\frac{3\sqrt{3}}{6}=\frac{\sqrt{3}}{2}$




#428591 Tuyển Sinh Vào Lớp 10 THPT Chuyên Thăng Long (Đề tham khảo 1)

Đã gửi bởi phatthemkem on 18-06-2013 - 16:06 trong Tài liệu - Đề thi

Cho mình hỏi: Từ $$\Leftrightarrow \frac{(\sqrt{a}+\sqrt{b})(a+b-\sqrt{ab})}{\sqrt{ab}}-(\sqrt{a}+\sqrt{b})\geq 0$$

 cho ra: $$\Leftrightarrow (\sqrt{a}+\sqrt{b}).\frac{(\sqrt{a}-\sqrt{b})^2}{\sqrt{ab}}\geq 0$$

thì làm thế nào nhỉ??? :unsure:  :blink:

$$\Leftrightarrow \frac{(\sqrt{a}+\sqrt{b})(a+b-\sqrt{ab})}{\sqrt{ab}}-(\sqrt{a}+\sqrt{b})\geq 0$$

$$\Leftrightarrow (\sqrt{a}+\sqrt{b})(\frac{a+b-\sqrt{ab}}{\sqrt{ab}}-1)\geq 0$$

$$\Leftrightarrow (\sqrt{a}+\sqrt{b}).\frac{a+b-2\sqrt{ab}}{\sqrt{ab}}\geq 0...$$




#433362 Tuyển sinh 10 môn toán tỉnh Bình Dương 2013-2014

Đã gửi bởi phatthemkem on 06-07-2013 - 21:23 trong Tài liệu - Đề thi


Bài 4 (2 điểm):

1) Tìm giá trị m trong phương trình bậc hai $x^2-12x+m=0$, biết rằng phương trình có hiệu hai nghiệm bằng $2\sqrt{5}$.

Đề sướng thế, không có câu một điểm

ĐK $m< 36$

Gọi hai nghiệm của pt là $x_{1},x_{2}$, ta có

$\sqrt{(x_{1}+x_{2})^2-4x_{1}x_{2}}=|x_{1}-x_{2}|=2\sqrt{5}$

Áp dụng Viète, giải ra là có được một điểm.




#492636 Trận 7 - Số học

Đã gửi bởi phatthemkem on 13-04-2014 - 11:39 trong Thi giải toán Marathon Chuyên toán 2014

Giải phương trình nghiệm nguyên:$x^2+y^2+z^2=x^2y^2$

Toán thủ ra đề: vutuanhien

Em không phải là đấu thủ thi đấu!

Bài làm. Phương trình đã cho tương với: $z^2+1=\left ( x^2-1 \right )\left ( y^2-1 \right )$

Với mọi $z$ nguyên thì $z^2+1$ không chia hết cho $4$ nên $\left ( x^2-1 \right )\left ( y^2-1 \right )$ không chia hết cho $4$.

Điều này xảy ra khi và chỉ khi $\left\{\begin{matrix} x^2\equiv 0\left ( mod4 \right )\\ y^2\equiv 0\left ( mod4 \right ) \end{matrix}\right.$. Hay $\left ( x^2-1 \right )\left ( y^2-1 \right )\equiv 1\left ( mod4 \right )\Rightarrow z^2\vdots 4$

Đặt $x=2x',y=2y',z=2z';\left ( x',y',z'\in \mathbb{Z} \right )$, ta được: $4x'^2+4y'^2+4z'^2=16x'^2y'^2\Leftrightarrow x'^2+y'^2+z'^2=4x'^2y'^2$

Chứng minh như trên ta cũng suy ra $x',y',z'\vdots 4$

Như vậy, nếu $\left ( x,y,z \right )$ là nghiệm của phương trình đã cho thì $\left ( x',y',z' \right )$ cũng là nghiệm của nó.

Cứ tiếp tục $n$ lần như vậy thì $x,y,z\vdots 2^n,\left ( n\in \mathbb{N} \right )$

Điều này xảy ra khi $x=y=z=0$

Vậy phương trình đã cho có nghiệm nguyên duy nhất $\left ( 0;0;0 \right )$




#500838 Trận 7 - PT, BPT

Đã gửi bởi phatthemkem on 22-05-2014 - 21:47 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2014

Bài của Niels Henrik Abel edu1998 sao có $1$ điểm vậy ạ, em thấy kết quả đúng mà 




#495021 Trận 7 - PT, BPT

Đã gửi bởi phatthemkem on 25-04-2014 - 10:24 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2014

Hai tuần rồi mà sao chưa thấy chấm bài vậy Trọng tài!!!




#492365 Trận 7 - PT, BPT

Đã gửi bởi phatthemkem on 12-04-2014 - 10:42 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2014

Giải phương trình:

$$\sqrt{x^2+x-6}+3\sqrt{x-1}=\sqrt{3x^2-6x+19}$$

Đề của 

vuminhhoang

MHS09.

Bài làm. Điều kiện: $\left\{\begin{matrix} x^2+x-6\geq 0\\ x-1\geq 0\\ 3x^2-6x+19\geq 0 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow x\geq 2$

Bình phương hai vế phương trình đã cho, ta được: $3\sqrt{\left ( x-1 \right )\left ( x^2+x-6 \right )}=x^2-8x+17$

Lại bình phương hai vế, ta được:

$$9\left ( x-1 \right )\left ( x^2+x-6 \right )=\left ( x^2-8x+17 \right )^2\\ \Leftrightarrow x^4-25x^3+98x^2-209x+235=0$$

Ta luôn có: $x^4-25x^3+98x^2-209x+235=\left ( x^2+ax+b \right )\left ( x^2+cx+d \right ), \left ( a,b,c,d\in \mathbb{R} \right )$

$\\ \Leftrightarrow x^4-25x^3+98x^2-209x+235=x^4+(a+c)x^3+(ac+b+d)x^2+(ad+bc)x+bd$

Suy ra $\left\{\begin{matrix} a+c=-25\\ ac+b+d=98\\ ad+bc=-209\\ bd=235 \end{matrix}\right.$

Ta tìm được $a=-2,b=5,c=-23,d=47$

Vậy $x^4-25x^3+98x^2-209x+235=0\Leftrightarrow \left ( x^2-2x+5 \right )\left ( x^2-23x+47 \right )=0$

Vì $x^2-2x+5=0$ vô nghiệm nên $x^2-23x+47=0$ hay $x=\frac{23\pm \sqrt{341}}{2}$

Ta thấy cả hai giá trị của $x$ tìm được đều thỏa điều kiện và thỏa phương trình đã cho.

Vậy $S=\left \{ \frac{23\pm \sqrt{341}}{2} \right \}$

 

P/s: Quên mất lịch thi   :icon6:  :icon6:  :icon6: 

 

 

$\box{Điểm:10}$




#489943 Trận 6 - Thể tích khối đa diện

Đã gửi bởi phatthemkem on 01-04-2014 - 06:19 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2014

Chết thật, bài làm của em nhầm to với mấy đường thẳng chéo nhau rồi!




#490019 Trận 6 - Thể tích khối đa diện

Đã gửi bởi phatthemkem on 01-04-2014 - 18:58 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2014

Đoạn này em làm sai rồi nhé :lol:  HK có vuông góc được với AC đâu em :)

Vấn đề chỗ đó á anh à, trí tưởng tượng hơi kém nên cứ nghĩ $KH$ vuông góc $AC$, kết cục là sai.




#489330 Trận 6 - Thể tích khối đa diện

Đã gửi bởi phatthemkem on 28-03-2014 - 23:04 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2014

Cho hình lăng trụ đứng $ABC.A'B'C'$  có đáy $ABC$  là tam giác vuông tại $B,\widehat{BAC} = 60^0 $, bán kính đường tròn nội tiếp tam giác $ABC$ bằng $\frac{{\left( {\sqrt 3  - 1} \right)a}}{2}$  và khoảng cách giữa hai đường thẳng $A'B$  và $AC$ bằng $\frac{{a\sqrt {15} }}{5}$ . Tính theo $a$ thể tích khối lăng trụ $ABC.A'B'C'$.

Toán thủ ra đề 

vipkutepro

 

$MHS09$

Bài làm:

10007425_285944828227533_208182144_n.jpg

Gọi $I,r$ lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp và bán kính của $(I)$ của tam giác $ABC$

Gọi $E,J$ lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ $I$ đến $AB,BC$

Xét tam giác vuông $AIE$ có $IE=r=\frac{\left ( \sqrt{3}-1 \right )a}{2}\Rightarrow AE=\frac{\left ( 3-\sqrt{3} \right )a}{2}$ (Do $\widehat{EAI}=30^0$)

Dễ dàng nhận thấy $EIJB$ là hình vuông, suy ra $AB=AE+EB=\frac{\left ( 3-\sqrt{3} \right )a}{2}+\frac{\left ( \sqrt{3}-1 \right )a}{2}=a\Rightarrow BC=a\sqrt{3}$

Suy ra $AH=\frac{a\sqrt{3}}{2}$

Dựng $HK\perp A'B;K\in A'B$

Vì khoảng cách giữa hai đường thẳng $A'B$ và $AC$ là độ dài $HK$ nên $HK=\frac{a\sqrt{15}}{5}$

Mặt khác, vì:

$$\left\{\begin{matrix} BH\perp AC\\ A'A\perp AC \end{matrix}\right.\Rightarrow BH//A'A$$

Suy ra $\widehat{AA'B}=\widehat{HBK}\\ \Leftrightarrow sin\widehat{AA'B}=sin\widehat{HBK}\\ \Leftrightarrow \frac{AB}{A'B}=\frac{HK}{HB}\\ \Leftrightarrow A'B=\frac{AB.HB}{HK}=\frac{a.\frac{a\sqrt{3}}{2}}{\frac{a\sqrt{15}}{5}}=\frac{a\sqrt{5}}{2}\\ \Rightarrow AA'=\frac{a}{2}$

Khi đó thể tích khối lăng trụ $ABC.A'B'C'$ là:

$$V_{ABC.A'B'C'}=\frac{1}{3}AA'.S_{ABC}=\frac{a}{2}.\frac{1}{2}AB.BC=\frac{a}{2}.\frac{1}{2}.a.a\sqrt{3}=\frac{a^3\sqrt{3}}{4}$$

 

 

$\boxed{Điểm: 3}$




#485222 Trận 4 - Tổ hợp, xác suất, số phức

Đã gửi bởi phatthemkem on 28-02-2014 - 22:37 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2014

Có bao nhiêu cách xếp 12 người gồm 4 nữ và 8 nam sao thành 1 hàng dọc sao cho giữa 2 người nữ phải có ít nhất 1 người nam.

Đề thi của 

BoFaKe

MHS09

Theo đề thì thứ tự hai bạn đầu và cuối hàng sẽ là: Nữ; Nam; ...; Nam; Nữ (Trường hợp Nam; Nam; Nữ; Nam; Nữ; Nam; Nam; Nữ; Nam; Nam; Nam; Nữ thì sao bạn ?)

Như vậy bài toán trở thành tìm số cách sắp xếp $8$ bạn gồm $2$ nữ và $6$ nam thành một hàng sao cho không có bạn nữ nào kề nhau.

Suy ra số cách sắp xếp $2$ bạn nữ trong $8$ bạn nói trên là: $\frac{8!}{6!}=56$ (cách)

Số cách sắp xếp sao cho $2$ bạn nữ kề nhau trong $8$ bạn nói trên là: $7$ (cách)

Số cách sắp xếp sao cho không có bạn nữ nào kề nhau là: $56-7=49$ (cách)

Suy ra có $49$ cách sắp xếp thỏa đề bài. (Cách sắp xếp theo thứ tự A, B, C..... nó khác với B, A, C chứ bạn vì mỗi bạn đều có tên riêng mà.)

Đáp số: $49$ cách

 

$\boxed{ĐIỂM BÀI LÀM:} 0$




#488454 Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho $\Delta ABC$ vuông cân tại A. b...

Đã gửi bởi phatthemkem on 23-03-2014 - 19:43 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho $\Delta ABC$ vuông cân tại A. biết phương trình cạnh BC là: $x+7y-31$, điểm $N(7;7)$ thuộc đường thẳng $AC$, điểm M thuộc AB và nằn ngoài AB. Tìm tọc độ các đỉnh của $\Delta ABC$

Xem lại đoạn màu đỏ




#419763 Trong mặt phẳng cho $2009$ điểm bất kì

Đã gửi bởi phatthemkem on 20-05-2013 - 17:56 trong Số học

Trong mặt phẳng cho $2009$ điểm bất kì sao cho $3$ điểm bất kì trong chúng là $3$ đỉnh của một tam giác có diện tích không lớn hơn $1$. Chứng minh rằng tất cả những điểm đã cho nằm trong một tam giác có diện tích không lớn hơn $4$.




#511043 Trong kì thi tuyển sinh Đại Học, một thí sinh tên An làm bài trắc nghiệm môn...

Đã gửi bởi phatthemkem on 05-07-2014 - 20:14 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Trong kì thi tuyển sinh Đại Học, một thí sinh tên An làm bài trắc nghiệm môn Lý với $50$ câu. An đã khoanh tròn được $30$ câu và chắc đúng $20$ câu. Những giây cuối cùng trước khi nộp bài, An đã khoanh lụi $20$ câu còn lại. Tính xác suất để An có được $7$ điểm nếu:

$a)$ An khoanh kịp hết $20$ câu còn lại

$b)$ An chỉ khoanh được $18/20$ câu còn lại

$c)$ An chỉ khoanh được nhiều nhất $16/20$ câu còn lại.