Đến nội dung

Hình ảnh

giải phương trình nghiệm nguyên: $x^{2}+x=y^{4}+y^{3}+y^{2}+y$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 10 trả lời

#1
Green Phuong

Green Phuong

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết

$x^{2}+x=y^{4}+y^{3}+y^{2}+y$



#2
DarkBlood

DarkBlood

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 619 Bài viết

$x^{2}+x=y^{4}+y^{3}+y^{2}+y$

Ta có:

 

$x^{2}+x=y^{4}+y^{3}+y^{2}+y$

 

$\Leftrightarrow (2x+1)^2=4y^4+4y^3+4y^2+4y+1$

 

Xét 2 trường hợp:

 

Trường hợp 1: $-1\leq y\leq 2$

 

Thử từng trường hợp của $y$ tính được $x$

 

Trường hợp 2: $y\geq 3$ hoặc $y\leq -2$

 

Khi đó dễ dàng chứng minh được

$$(2y^2+y)^2<4y^4+4y^3+4y^2+4y+1<(2y^2+y+1)^2$$

$$\Leftrightarrow (2y^2+y)^2<(2x+1)^2<(2y^2+y+1)^2$$

Suy ra vô nghiệm.



#3
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Ta có:

 

$x^{2}+x=y^{4}+y^{3}+y^{2}+y$

 

$\Leftrightarrow (2x+1)^2=4y^4+4y^3+4y^2+4y+1$

 

Xét 2 trường hợp:

 

Trường hợp 1: $-1\leq y\leq 2$

 

Thử từng trường hợp của $y$ tính được $x$

 

Trường hợp 2: $y\geq 3$ hoặc $y\leq -2$

 

Khi đó dễ dàng chứng minh được

$$(2y^2+y)^2<4y^4+4y^3+4y^2+4y+1<(2y^2+y+1)^2$$

$$\Leftrightarrow (2y^2+y)^2<(2x+1)^2<(2y^2+y+1)^2$$

Suy ra vô nghiệm.

Tại sao em biết phải  xét các trường hợp như vậy ?


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#4
phamchungminhhuy

phamchungminhhuy

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 69 Bài viết

theo bạn darkblood thì có vô số nghiệm :mellow: thì thử thế giả sử X=1 thì 0 có Y nguyên để thỏa theo mình

ta có x^2+x=y^4+y^3+y^2+y

 <=>x(x+1)=(y+1)y(y^2+1)

 <=>x=y^2+y và x+1=y^2+1 hay x=y^2+1 và x+1=y^2+y hay x=y và x+1=(y+1)(y^2+1)

 

 <=>x=0 và y=0 hay x=5 và y=2 hay x=-1 và y=-1

 o bít cách giải này có đúng xin các bạn góp ý :closedeyes:

 

@Dark: Sao vô số nghiệm được bạn :|


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi DarkBlood: 28-06-2013 - 12:01


#5
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

theo bạn darkblood thì có vô số nghiệm :mellow: thì thử thế giả sử X=1 thì 0 có Y nguyên để thỏa theo mình

ta có x^2+x=y^4+y^3+y^2+y

 <=>x(x+1)=(y+1)y(y^2+1)

 <=>x=y^2+y và x+1=y^2+1 hay x=y^2+1 và x+1=y^2+y hay x=y và x+1=(y+1)(y^2+1)

 

 <=>x=0 và y=0 hay x=5 và y=2 hay x=-1 và y=-1

 o bít cách giải này có đúng xin các bạn góp ý :closedeyes:

Để đưa về phương trình ước-bội thì bắt buộc phải có một bên là số nguyên bạn ạ.


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#6
DarkBlood

DarkBlood

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 619 Bài viết

Tại sao em biết phải  xét các trường hợp như vậy ?

Sau khi biến đổi thành $(2x+1)^2=4y^4+4y^3+4y^2+4y+1$

Thử một giá trị đầu của $y$ xem có là số chính phương không. (thường một số bài dạng này số nhỏ :)) Số lớn cách của em không làm được)

Theo bài trên tìm được $y=2,\ y=0,\ y=-1$ thì $4y^4+4y^3+4y^2+4y+1$ là số chính phương.

Thử tiếp một số giá trị khác của $y$ $(y>2\ ;\ y<-1)$

Dự đoán ở 2 khoảng này không tồn tại giá trị nguyên của $y$ để $4y^4+4y^3+4y^2+4y+1$ là số chính phương.

Tới đây dùng chặn để chứng minh vô nghiệm. :))



#7
Ha Manh Huu

Ha Manh Huu

    Trung úy

  • Thành viên
  • 799 Bài viết

Tại sao em biết phải  xét các trường hợp như vậy ?

phương pháp này gọi là kẹp

tứ là dựa vào tính chất ko tông tại số cp giữa 2 số cp liên tiếp


tàn lụi


#8
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

phương pháp này gọi là kẹp

tứ là dựa vào tính chất ko tông tại số cp giữa 2 số cp liên tiếp

Mình biết đây là kẹp rồi nhưng chưa hiểu lấy khoảng số mà thôi..


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#9
Ha Manh Huu

Ha Manh Huu

    Trung úy

  • Thành viên
  • 799 Bài viết

Mình biết đây là kẹp rồi nhưng chưa hiểu lấy khoảng số mà thôi..

thì dựa vào cái biểu thức kẹp thôi

ví dụ cái biểu thức kia bậc 4 thì đưng nhiên phải có $x^{2}$ vì nó có $x^{3}$ nữa nên sẽ phải có thêm x để khi bình phương lên có $x^{3}$
nói chung là bạn cứ làm nhiều rồi sẽ có kinh nghiệm


tàn lụi


#10
Green Phuong

Green Phuong

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết

kết quả: phương trình đã cho có nghiệm $(x,y) la: (0,1); (0,0); (-1,-1); (-1,0); (2,5)$

$(2x+1)^2 = (2y^2+y)^2 + (y+1)*(3y+1)$

Sao ta không xét nếu$y=0$ =>$ x=-1$ hoặc $x=0$ và nếu y=-1 thì x=-1 hoặc x=0

Nếu y khác -1,0 thì y>0 hoặc y<-1  =>$ (y+1)*(3y+1) >0$

=>$(2x+1)^2 < (2x+1)^2 < (2y^2+y+2)^2$   ...


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyentrunghieua: 29-06-2013 - 11:24


#11
phamchungminhhuy

phamchungminhhuy

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 69 Bài viết

ở đây là phương trình nghiệm nguyên cho nên cả hai bên đều là số nguyên nên ta có thể giải pt ước bội :(






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh