Đến nội dung

Hình ảnh

Xếp sỏi

- - - - -

  • Chủ đề bị khóa Chủ đề bị khóa
Chủ đề này có 1 trả lời

#1
haitienbg

haitienbg

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 124 Bài viết

Trên bảng ô vuông cố định có kích thước 3x3 người ta xếp một số viên sỏi sao cho mỗi ô vuông có nhiều nhất một viên sỏi. Mỗi cách xếp sỏi được tính điểm như sau, nếu tổng số sỏi trên một hàng (hoặc trên một cột hoặc trên một trong hai đường chéo) là một số lẻ thì được tính một điểm. Bảng không có sỏi ứng với 0 điểm, bảng xếp kín 9 viên sỏi ứng với 8 điểm.

a) Tồn tại hay không cách xếp sỏi sao cho ô chính giữa bảng không có sỏi và số điểm tương ứng với cách xếp đó là 8.

b) Chứng minh rằng số cách xếp sỏi với điểm số là một số chẵn bằng số cách xếp sỏi với điểm số là một số lẻ


  • LNH yêu thích

......Không có việc gì là không thể......... 

           = ====== NVT ====== =


#2
quocbaolqd11

quocbaolqd11

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 73 Bài viết

a) Giả sử tồn tại cách xếp sỏi thỏa yêu cầu, khi đó để được 8 điểm thì trên tất cả các cột, các đường chéo, các hàng đều phải có sỏi. VÌ không có ô ở trung tâm nên mỗi đường chéo chỉ có thể có 1 viên sỏi và chúng bắt buộc phải nằm trên 1 hàng, khi đó, hàng đó phải chứa 3 ô. Dễ thấy không còn bất kì cách xếp sỏi nào thỏa ycđb để đưa số sỏi trên các hàng, trên các cột, trên các đường chéo về số lẻ nên không tồn tại cách xếp sỏi thỏa ycđb.

b)Số cách xếp các viên sỏi vào bảng $3 \times 3$ mà không để ý tới điểm:
$ \sum_{i=0}^9 C_{9}^{i}=2^9$ cách. tới đây thì dễ thấy số cách xếp sỏi không để ý tới điểm chính là số tập con của tập A={1,2,...,9}. Vậy nên ta sẽ chuyển bài toán về chứng minh số tập con có một số lẻ phần tử của $A$ bằng số tập con có số chẵn phần tử của $A$ và đều bằng $2^8$. Ta sẽ chứng minh tổng quát với tập T có n phần tử. Trước hết, ta sẽ đếm số tập con có chẵn phần tử của của T. Số các tập này là: $\sum C_{n}^{2k}$. Để có một tập con có chẵn phần tử của T, trước hết ta chọn ra $n-1$ phần tử cố định và chọn tiếp 1 tập con bất kì của $n-1$ phần tử. Nếu tập con đã chọn ra có số chẵn phần tử tử thì ta đã có một tạp con có chẵn phần tử của T, nếu tập con đã chọn là lẻ thì bổ sung còn lại của T vào tập con đó. Khi đó ta cũng có 1 tập con có chẵn phần tử của T. Vì vậy số tập con có chẵn phần tử của T là $2^{n-1}$ phần tử và vì số tập con của T là $2^n$ nên số tập con có số lẻ phần tử cũng bằng $2^n-2^{n-1}=2^{n-1}$ phần tử. Vậy ta có đpcm.  


  • LNH yêu thích




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh