Đến nội dung

Hình ảnh

$x^4y^3(y-x)=x^3y^4-216$

- - - - - austria mo france mo

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 13 trả lời

#1
namcpnh

namcpnh

    Red Devil

  • Hiệp sỹ
  • 1153 Bài viết

Bài 1 :Giải phương trình nghiệm nguyên $x^4y^3(y-x)=x^3y^4-216$. ( AMO)

 

Bài 2 : Cho số nguyên tố $p$. Tìm các số nguyên dương $a,b,c$ thoả mãn : $a^p+b^p=p^c$

 (FMO)


Cùng chung sức làm chuyên đề hay cho diễn đàn tại :

Dãy số-giới hạn, Đa thức , Hình học , Phương trình hàm , PT-HPT-BPT , Số học.

Wolframalpha đây


#2
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1670 Bài viết

Bài 2 : Dễ thấy do $p$ nguyên tố , ta xét cho $p$ lẻ trước .

Nên $a+b=p^{m}$ với $m<c$ .

Áp dụng định lý LTE ta có $v_{p}(p)+v_{p}(a+b)=v_{p}(a^{n}+b^{n})=v_{p}(p^{c})$ ( Trong TH $a,b$ cùng không là bội của $p$

$=>1+v_{p}(a+b)=c=>p^{c-1}|(a+b)$

Thay $a+b=p^{c-1}.k$ vào phương trình ta có $k.a^{p}+k.b^{p}=p.(a+b)$

Chia 2 vế cho $(a+b)$ ta có $k.A=p$ nên một trong 2 số này bằng $1$ , vì $a,b$ nguyên dương nên $A>0$ do đó $k=1$

Nhưng $k=1$ và $p<p^{c-1}$ nên $a+b>a^{p}+b^{p}$ , vô lý vì $a,b$ nguyên dương nên không tồn tại $p$ lẻ thỏa mãn , do đó cũng không tồn tại $a,b$ .

Xét TH có ít nhất một số chia hết cho $p$ thì số còn lại cũng chia hết cho $p$ , đặt $a=p^{x}.m , b=p^{y}.n$ và giả sử $x\geq y$ , chia 2 vế cho $p^{y}$ và xét:

$x>y$ thì phương trình vô nghiệm vì một vế chia hết cho $p$ còn một vế thì không .

Vậy $x=y$ và giải như trên ta có pt vô nghiệm dương .

Như vậy chỉ còn $a^{2}+b^{2}=2^{c}$ . Rõ ràng $a,b$ cùng chẵn hoặc cùng lẻ . 

$c=1$ thì $a=b=1$ thỏa mãn nên ta xét $a,b,c>1$

Đặt $a=2^{x}m,b=2^{y}n$ , không mất tổng quát ta giả sử $x\geq y$  với $m,n$ lẻ 

Khi đó ta có $2^{2x}.m^{2}+2^{2y}.n^{2}=2^{c}$

$=>2^{2x-2y}.m^{2}+.n^{2}=2^{c-2y}$

Nếu $x=y$ thì VT chỉ chia cho $4$ dư 2 , nên dễ tìm được .

Nếu $x>y$ thì VT lẻ trong TH $c>2y$ nên $c=2y$ và ta cũng tìm được nghiệm nhưng không nguyên dương . 

Xét cả $a=b$ là dễ dàng .

Bài toán xong ^^ :luoi:  sai thôi nhá , em non số lắm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bangbang1412: 05-09-2013 - 20:35

$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#3
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

Bài 2 : Cho số nguyên tố $p$. Tìm các số nguyên dương $a,b,c$ thoả mãn : $a^p+b^p=p^c$

 (FMO)

$\blacksquare$ Xét $p$ lẻ :

$\blacktriangledown$ Trường hợp 1 : Nếu $a,b$ đều không chia hết cho $p$.

Theo định lí $Fermat$ nhỏ : $$p^{c}=a^{p}+b^{p}\equiv a+b(modp)\Rightarrow p|a+b$$

Theo định lí $LTE$ :

$$v_{p}(a^{p}+b^{p})=v_{p}(a+b)+v_{p}(p)=v_{p}(a+b)+1$$

Do đó $$a^{p}+b^{p}=p.(a+b).k\qquad(p\nmid k,k\in \mathbb{Z}^{+})$$

Nhưng ta lại có $a^{p}+b^{p}=p^{c}$ nên $a^p+b^p$ chỉ chứa đúng một ước nguyên tố $p$. Suy ra $k=1$.

Khi đó $$a^{p}+b^{p}=p(a+b)\Leftrightarrow a(a^{p-1}-p)+b(b^{p-1}-p)=0\qquad(*)$$

Dễ thấy $a=b=1$ không thỏa mãn. Xét $a,b\geq 2$. Mà dễ chứng minh bằng quy nạp $2^{p-1}> p$

Do đó $$a^{p-1}\geq 2^{p-1}>p,b^{p-1}\geq 2^{p-1}>p$$

Mâu thuẫn với $(*)$. Trường hợp này phương trình không có nghiệm nguyên dương.

$\blacktriangledown$ Trường hợp 2 : Nếu $a,b$ đều chia hết cho $p$.

Đặt $a=p^{x}.a_{1},b=p^{y}.b_{1}\qquad(x,y,a_{1},b_{1}\in \mathbb{Z}^{+},gcd(a_{1},p)=gcd(b_{1},p)=1$)

Thay vào phương trình : 

$$(p^{x}a_{1})^{p}+(p^{y}b_{1})^{p}=p^{c}$$

Từ phương trình này dễ thấy $xp,yp<c$

Gỉa sử $x>y$, khi đó rút gọn hai vế cho $p^{yp}$, thì $p\nmid VT,p|VP$ (loại). Tương tự khi giả sử $x<y$. Do đó phải có $x=y$.

Được :

$$a_{1}^{p}+b_{1}^{p}=p^{c-px}$$

Đến đây ta luôn có $p\nmid a_{1},p\nmid b_{1};p|a_{1}+b_{1}$. Giải tương tự trường hợp 1, cũng dẫn đến vô nghiệm nguyên dương.

$\blacksquare$ Xét $p$ chẵn, $p=2$ : Dễ thấy $a,b$ cùng tính chẵn lẻ.

Nếu $a,b$ cùng lẻ thì $a^{2}+b^{2}\equiv 2(mod4)\Rightarrow c=1\Rightarrow a^{2}+b^{2}=2\Rightarrow (a;b;c;p)=(1;1;1;2)$

Nếu $a,b$ cùng chẵn. Đặt $a=2^{k_{1}}m,b=2^{k_{2}}n\qquad(k_{1},k_{2},m,n\in \mathbb{Z}^{+},2\nmid m, 2\nmid n)$

Khi đó : $$\left ( 2^{k_{1}}m \right )^{2}+(2^{k_{2}}n)^{2}=2^{c}$$.

Lập luận tương tự ở trường hợp 2 (phần xét $p$ lẻ) phía trên, ta suy ra được $k_{1}=k_{2}$.

Khi đó $m^{2}+n^{2}=2^{c-2k_{1}}$ nhưng $m,n$ lẻ nên $2^{c-2k_{1}}=m^{2}+n^{2}\equiv 2(mod4)\Rightarrow m^{2}+n^{2}=2\Rightarrow m=n=1$. 

Khi đó ta được $a=b$. Thay vào phương trình : 

$$2a^{2}=2^{c}\Rightarrow a=2^{\frac{c-1}{2}}\in \mathbb{Z}^{+}\Rightarrow c=2k+1,a=b=2^{k}\qquad(k\in \mathbb{N})$$

Kết luận : $\boxed{(a;b;c;p)=(2^{k},2^{k},2k+1,2)}$ trong đó $k$ là số tự nhiên.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Juliel: 05-09-2013 - 20:00

Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#4
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1670 Bài viết

$\blacksquare$ Xét $p$ lẻ :

$\blacktriangledown$ Nếu $a,b$ đều không chia hết cho $p$.

Theo định lí $Fermat$ nhỏ : $$p^{c}=a^{p}+b^{p}\equiv a+b(modp)\Rightarrow p|a+b$$

Theo định lí $LTE$ :

$$v_{p}(a^{p}+b^{p})=v_{p}(a+b)+v_{p}(p)=v_{p}(a+b)+1$$

Do đó $$a^{p}+b^{p}=p.(a+b).k\qquad(p\nmid k,k\in \mathbb{Z}^{+})$$

Nhưng ta lại có $a^{p}+b^{p}=p^{c}$ nên $a^p+b^p$ chỉ chứa đúng một ước nguyên tố $p$. Suy ra $k=1$.

Khi đó $a^{p}+b^{p}=p(a+b)\Leftrightarrow a(a^{p-1}-p)+b(b^{p-1}-p)=0\qquad(*)$

Dễ thấy $a=b=1$ không thỏa mãn. Xét $a,b\geq 2$. Mà dễ chứng minh bằng quy nạp $2^{p-1}> p$

Do đó $a^{p-1}\geq 2^{p-1}>p,b^{p-1}\geq 2^{p-1}>p$

Mâu thuẫn với $(*)$. Trường hợp này phương trình không có nghiệm nguyên dương.

$\blacktriangledown$ Nếu $a,b$ đều chia hết cho $p$.

Đặt $a=p^{x}.a_{1},b=p^{y}.b_{1}\qquad(x,y,a_{1},b_{1}\in \mathbb{Z}^{+},gcd(a_{1},p)=gcd(b_{1},p)=1$

Thay vào phương trình : 

$$(p^{x}a_{1})^{p}+(p^{y}b_{1})^{p}=p^{c}$$

Từ phương trình này dễ thấy $xp,yp<c$

Gỉa sử $x>y$, khi đó rút gọn hai vế cho $p^{yp}$, thì $p\nmid VT,p|VP$ (loại). Tương tự khi giả sử $x<y$. Do đó phải có $x=y$.

Được :

$$a_{1}^{p}+b_{1}^{p}=p^{c-px}$$

Đến đây ta luôn có $p\nmid a_{1},b_{1};p|a_{1}+b_{1}$. Giải tương tự trường hợp trên, cũng dẫn đến vô nghiệm nguyên dương.

$\blacksquare$ Xét $p$ chẵn, $p=2$ : Chờ mọi người giải quyết.... (~~)

em lm đúng không nhỉ 


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#5
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

Bài 2 : Dễ thấy do $p$ nguyên tố , ta xét cho $p$ lẻ trước .

Nên $a+b=p^{m}$ với $m<c$ .

Áp dụng định lý LTE ta có $v_{p}(p)+v_{p}(a+b)=v_{p}(a^{n}+b^{n})=v_{p}(p^{c})$

$=>1+v_{p}(a+b)=c=>p^{c-1}|(a+b)$

Thay $a+b=p^{c-1}.k$ vào phương trình ta có $k.a^{p}+k.b^{p}=p.(a+b)$

Chia 2 vế cho $(a+b)$ ta có $k.A=p$ nên một trong 2 số này bằng $1$ , vì $a,b$ nguyên dương nên $A>0$ do đó $k=1$

Nhưng $k=1$ và $p<p^{c-1}$ nên $a+b>a^{p}+b^{p}$ , vô lý vì $a,b$ nguyên dương nên không tồn tại $p$ lẻ thỏa mãn , do đó cũng không tồn tại $a,b$ .

Như vậy chỉ còn $a^{2}+b^{2}=2^{c}$ . Rõ ràng $a,b$ cùng chẵn hoặc cùng lẻ . 

$c=1$ thì $a=b=1$ thỏa mãn nên ta xét $a,b,c>1$

Đặt $a=2^{x}m,b=2^{y}n$ , không mất tổng quát ta giả sử $x\geq y$  với $m,n$ lẻ 

Khi đó ta có $2^{2x}.m^{2}+2^{2y}.n^{2}=2^{c}$

$=>2^{2x-2y}.m^{2}+.n^{2}=2^{c-2y}$

Nếu $x=y$ thì VT chỉ chia cho $4$ dư 2 , nên dễ tìm được .

Nếu $x>y$ thì VT lẻ trong TH $c>2y$ nên $c=2y$ và ta cũng tìm được nghiệm nhưng không nguyên dương . 

Bài toán xong ^^ :luoi:  sai thôi nhá , em non số lắm

Điều kiện để áp dụng $LTE$ là $p\nmid a,p\nmid b, p|a+b$. Theo cách em làm thì ta phải có $p\nmid a,p\nmid b$, cái này phải chứng minh  :)


Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#6
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1670 Bài viết

Điều kiện để áp dụng $LTE$ là $p\nmid a,p\nmid b, p|a+b$. Theo cách em làm thì ta phải có $p\nmid a,p\nmid b$, cái này phải chứng minh  :)

^^ Ớ cứ tưởng $a,b$ cùng là bội của $p$ cũng được .


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#7
barcavodich

barcavodich

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 449 Bài viết

^^ Ớ cứ tưởng $a,b$ cùng là bội của $p$ cũng được .

Nếu $a,b$ cùng là bội của $p$ ta có thể giản gọn nó đi được mà :)


[topic2=''][/topic2]Music makes life more meaningful


#8
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1670 Bài viết

Nếu $a,b$ cùng là bội của $p$ ta có thể giản gọn nó đi được mà :)

cảm ơn bạn, mình đã sửa lại rồi ^^  :luoi:


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#9
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Thiếu nghiệm anh ơi, $\boxed{ (p,a,b,c)=(3,3^d,2 \cdot 3^d,2+3d),(3,2 \cdot 3^d,3^d,2+3d),(2,2^d,2^d,1+2d)}$ với $d \in \mathbb{N}$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Jinbe: 05-09-2013 - 23:11

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#10
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Bài 1 :Giải phương trình nghiệm nguyên $x^4y^3(y-x)=x^3y^4-216$. ( AMO)

Bài này đơn thuần chỉ là xét ước thôi.  :wacko: Ta có $x^3y^3(y+x^2-xy)=216$.


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#11
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

Thiếu nghiệm anh ơi, $\boxed{ (p,a,b,c)=(3,3^d,2 \cdot 3^d,2+3d),(3,2 \cdot 3^d,3^d,2+3d),(2,2^d,2^d,1+2d)}$ với $d \in \mathbb{N}$.

:wacko: Sai ở chỗ nào mà thiếu tùm lum thế nhỉ ? Mà mò kiểu nào ra hay thế  :mellow:


Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#12
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

:wacko: Sai ở chỗ nào mà thiếu tùm lum thế nhỉ ? Mà mò kiểu nào ra hay thế  :mellow:

Bài này em nhớ là em đọc chỗ nào rùi mà quên mất...  :luoi:

Em nghĩ ở lời giải của anh, cái TH2 mà $a_1^p+b_1^p=p^{c-px}$ hình như có nghiệm đó anh à ($p=3$).


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#13
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1670 Bài viết

Bài này em nhớ là em đọc chỗ nào rùi mà quên mất...  :luoi:

Em nghĩ ở lời giải của anh, cái TH2 mà $a_1^p+b_1^p=p^{c-px}$ hình như có nghiệm đó anh à ($p=3$).

uh , đúng rồi , bài này  :icon6: thiếu rồi , anh em làm thiếu một trường hợp , vừa off giở sách ra thấy có cái bài $p^{n}=x^{3}+y^{3}$


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#14
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1670 Bài viết

:wacko: Sai ở chỗ nào mà thiếu tùm lum thế nhỉ ? Mà mò kiểu nào ra hay thế  :mellow:

:wacko:  hay chia nốt TH $p=3$ xong cm luôn cho $p>3$ cho tiện 


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh