Đến nội dung

Hình ảnh

GPT: $x^2+\sqrt{x+2004}=2004$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
Simpson Joe Donald

Simpson Joe Donald

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 293 Bài viết

Giải phương trình:
a. $\sqrt[n]{(x-2)^2}+4\sqrt[n]{x^2-4}=5\sqrt[n]{(x+2)^2}$
b. $x^2+\sqrt{x+2004}=2004$

 


Câu nói bất hủ nhất của Joker  : 
Joker để dao vào mồm Gambol nói : Mày muốn biết vì sao tao có những vết sẹo trên mặt hay không ? Ông già tao là .............. 1 con sâu rượu, một con quỷ dữ. Và một đêm nọ , hắn trở nên điên loạn hơn bình thường . Mẹ tao vớ lấy con dao làm bếp để tự vệ . Hắn không thích thế ... không một chút nào . Vậy là tao chứng kiến ... cảnh hắn cầm con dao đi tới chỗ bà ấy , vừa chém xối xả vừa cười lớn . Hắn quay về phía tao và nói ... "Sao mày phải nghiêm túc?". Hắn thọc con dao vào miệng tao. "Hãy đặt nụ cười lên khuôn mặt nó nhé". Và ... "Sao mày phải nghiêm túc như vậy ?"


#2
Hoang Tung 126

Hoang Tung 126

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2061 Bài viết

Câu b: Ta có :$x^2+\sqrt{x+2004}=2004< = > x^2=2004-\sqrt{x+2004}< = > x^2+x+\frac{1}{4}=(x+2004)-\sqrt{x+2004}+\frac{1}{4}< = > (x+\frac{1}{2})^2=(\sqrt{x+2004}-\frac{1}{2})^2$ 

-Nếu $x+\frac{1}{2}=\sqrt{x+2004}-\frac{1}{2}= > x+1=\sqrt{x+2004}(đk:$x\geq -1$)= > x^2+2x+1=x+2004= > x^2+x=2003= > x^2+x-2003=0$ .Ta có :$\Delta =1+4.2003=8013= > \sqrt{\Delta }=\sqrt{8013}= > x(1)=\frac{-1+\sqrt{8013}}{2}(thoả mãn),x(2)=\frac{-1-\sqrt{8013}}{2}$(loại do $x\geq -1$)

-Nếu $x+\frac{1}{2}=\frac{1}{2}-\sqrt{x+2004}= > x+\sqrt{x+2004}=0< = > x=-\sqrt{x+2004}< = > x^2=x+2004$(x$\leq 0$) $= > x^2-x-2004=0= > (x-\frac{1}{2})^2=\frac{8017}{4}= > x(1)=\frac{\sqrt{8017}+1}{2}(loại do $x\leq 0$),x(2)=\frac{1-\sqrt{8017}}{2}$(thoả mãn)



#3
TranLeQuyen

TranLeQuyen

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 158 Bài viết

Giải phương trình:
a. $\sqrt[n]{(x-2)^2}+4\sqrt[n]{x^2-4}=5\sqrt[n]{(x+2)^2}$
b. $x^2+\sqrt{x+2004}=2004$

a. có dạng đẳng cấp bậc 2.

b. Tổng quát: Giải phương trình $x^2+\sqrt{x+a}=a$. Đặt $y=\sqrt{x+a}$ ta có
$$
x^2+y-a-(y^2-x-a)=0
\iff (x-y+1) (x+y) = 0.$$


"Trong toán học, nghệ thuật nêu vấn đề có giá trị cao hơn việc giải quyết nó..."

 


#4
leduylinh1998

leduylinh1998

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 288 Bài viết

Câu b) Ta có:

$\Leftrightarrow x^{2}-(x+2004)=-x-\sqrt{x+2004}$

$\Leftrightarrow (x-\sqrt{x+2004})(x+\sqrt{x+2004})=-(x+\sqrt{x+2004})$

$\Leftrightarrow (x+\sqrt{x+2004})(x-\sqrt{x+2004}+1)=0$

Đến đây các bạn làm tiếp nhé



#5
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Giải phương trình:
a. $\sqrt[n]{(x-2)^2}+4\sqrt[n]{x^2-4}=5\sqrt[n]{(x+2)^2}$ (1)
 

$(1)\Leftrightarrow \sqrt[n]{(x-2)^{2}}-5.\sqrt[n]{(x+2)^{2}}=-4.\sqrt[n]{(x^{2}-4)}(*)$

Nếu $x^{2}-4=0\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=2 & \\ x=-2 & \end{bmatrix}$. Thay các giá trị của x vào (*) ta thấy không thỏa mãn.

Do đó $x^{2}-4 \neq 0$

$(*)\Leftrightarrow \sqrt[n]{\frac{(x-2)^{2}}{x^{2}-4}}-5\sqrt[n]{\frac{(x+2)^{2}}{x^{2}-4}} =-4.\\ \Leftrightarrow \sqrt[n]{\frac{x-2}{x+2}}-5.\sqrt[n]{\frac{x+2}{x-2}}=-4\\ \Leftrightarrow X-\frac{5}{X}=-4  (X=\sqrt[n]{\frac{x-2}{x+2}} \neq 0) \\ \Leftrightarrow X^{2}+4X-5=0\Leftrightarrow \begin{bmatrix} X=1 & \\ X=-5 & \end{bmatrix}$ (thỏa mãn)

Với $X=1\Leftrightarrow \sqrt[n]{\frac{x-2}{x+2}}=1\Leftrightarrow x-2=x+2\Leftrightarrow 0x=4 (vn)$

Với  $X=-5\Leftrightarrow \sqrt[n]{\frac{x-2}{x+2}}=-5 (*;*)$

Hiển nhiên với $n$ chẵn thì không thỏa mãn . 

Với n lẻ $(*;*)\Leftrightarrow \frac{x-2}{x+2}=-5^{n}\Leftrightarrow (1+5^{n}).x=2(1-5^{n})\Leftrightarrow x=\frac{2(1-5^{n})}{1+5^{n}}$

Vậy nghiệm của phương trình $S= \left \{ \frac{2(1-5^{n})}{1+5^{n}} ,n =2k+1 (k\in \mathbb{Z})\right \}$


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#6
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Giải phương trình:

b. $x^2+\sqrt{x+2004}=2004$

Đặt $y=\sqrt{x+2004}\Rightarrow y^{2}-x=2004.$

Ta có hệ :

$\left\{\begin{matrix} x^{2}+y=2004\\ y^{2}-x=2004 \end{matrix}\right.$

Đến đây tự giải tiếp.............


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh