Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi học sinh giỏi tỉnh Bình Phước năm 2013-2014.


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết
Câu I Cho hàm số $y = \dfrac{{2x - 3}}{{x - 2}}$ có đồ thị là $(C)$.
  • Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị $(C)$ của hàm số.
  • Viết phương trình tiếp tuyến của $(C)$, biết tiếp tuyến đó cắt đường tiệm cận đứng và tiệm cận ngang lần lượt tại $A$ và $B$ sao cho $AB = IB.\sqrt 2$ với $I(2;2)$.

Câu II  

  • Giải hệ phương trình sau trên tập số thực
$$\left\{ \begin{array}{l} \sqrt {2x + 1}  + \sqrt {2y + 1}  = \frac{{{{(x - y)}^2}}}{2} \\  (x + y)(x + 2y) + 3x + 2y = 4 \\  \end{array} \right.$$
  • Giải phương trình sau trên tập số thực
$$\frac{{\sin 2x + 3\tan 2x + \sin 4x}}{{\tan 2x - \sin 2x}} = 2.$$
Câu III
  • Trong mặt phẳng với hệ tọa độ $Oxy$, cho hình chữ nhật $ABCD$ có $A(5; - 7)$, điểm $C$ nằm trên đường thẳng có phương trình: $x - y + 4 = 0$ . Đường thẳng đi qua đỉnh $D$ và trung điểm của đoạn thẳng $AB$ có phương trình: $3x - 4y - 23 = 0$. Tìm tọa độ của $B$ và $C$ biết điểm $B$ có hoành độ dương.

     b.  Cho tam giác nhọn $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O; R)$. Gọi $P, Q$ lần lượt là các điểm di động trên cung nhỏ $AB$ và $AC$ sao cho các điểm $P, Q, O$ thẳng hàng. Gọi $D, E$ lần lượt là hình chiếu vuông góc của $P$ lên các đường thẳng $BC, AB$. Gọi $D’, E’$ lần lượt là hình chiếu vuông góc của $Q$ lên các đường thẳng $BC, AC$. Gọi $K$ là giao điểm của hai đường thẳng $DE$ và $D’E’$. Tìm giá trị lớn nhất của diện tích tam giác $KDD’$ theo $R$.

 
 
Câu IV Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình chữ nhật, tam giác $SAB$ đều cạnh $a$ và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Góc giữa mặt phẳng $(SCD)$ và mặt phẳng đáy bằng [TEX]{60^0}[/TEX]. 

a) Tính thể tích của khối chóp $S.ABCD$ theo $a$.

b) Tính khoảng cách giữa $SA$ và $BD$ theo $a$.

 
 
Câu V  Cho $a, b, c$ là ba số dương. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức: 
$$P = \frac{1}{{\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2} + 1} }} - \frac{2}{{(a + 1)(b + 1)(c + 1)}}.$$
 
Câu VI Cho dãy số $\left( {{u_n}} \right)$ xác định:
$$\left\{ \begin{array}{l}  {u_1} = \frac{2}{{2013}} \\  u_n^2.(2 - 9{u_{n + 1}}) = 2{u_{n + 1}}(2 - 5{u_n}),\forall n \ge 1 \\  \end{array} \right.$$
Xét dãy số ${v_n} = \dfrac{{{u_1}}}{{1 - {u_1}}} + \dfrac{{{u_2}}}{{1 - {u_2}}} + ... + \dfrac{{{u_n}}}{{1 - {u_n}}}$. Tìm $\lim {v_n}$.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Jinbe: 06-10-2013 - 22:26

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#2
thaoteen21

thaoteen21

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 20 Bài viết




Câu II

  • Giải hệ phương trình sau trên tập số thực
$$\left\{ \begin{array}{l} \sqrt {2x + 1} + \sqrt {2y + 1} = \frac{{{{(x - y)}^2}}}{2} (1) \\ (x + y)(x + 2y) + 3x + 2y = 4 (2)\\ \end{array} \right.$$

từ PT(2)$\Leftrightarrow x^{2}+x(3y+3)+2y^{2}+2y-4=0 $
$\Delta = (3y+3)^{2}-4.(2y^{2}+2y-4)= (y+5)^{2} \Leftrightarrow x=y+1 và x=-2y-4$
sau đó thay vào PT(1)--> giải tiếp

  • Giải phương trình sau trên tập số thực
$$\frac{{\sin 2x + 3\tan 2x + \sin 4x}}{{\tan 2x - \sin 2x}} = 2.$$



ĐK: sin 4x$\neq 0$ $\Leftrightarrow x\neq \frac{k\pi }{4}$
PT nhân chéo, chuyển vế tương đương
$3 sin 2x+ sin 4x+tan2x=0 \Leftrightarrow 3.sin2x.cos2x+2sin2x.cos^{2}2x+ sin 2x=0 \Leftrightarrow sin2x.(2cos^{2}2x+3cos2x+1)=0 $
$\Leftrightarrow$ sin2x=0 hoặc cos2x=1 hặoc cos2x=$\frac{-1}{2}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi E. Galois: 07-10-2013 - 15:48

 TỰ HÀO LÀ THÀNH VIÊN  $\sqrt[3]{MF}$ !!!
$\angle 0\nu \varepsilon - \tau\Theta \Lambda \eta$

#3
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết


 

Câu I Cho hàm số $y = \dfrac{{2x - 3}}{{x - 2}}$ có đồ thị là $(C)$.
a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị $(C)$ của hàm số.
b) Viết phương trình tiếp tuyến của $(C)$, biết tiếp tuyến đó cắt đường tiệm cận đứng và tiệm cận ngang lần lượt tại $A$ và $B$ sao cho $AB = IB.\sqrt 2$ với $I(2;2)$.

 

b) Dễ thấy $I$ là giao của hai đường tiệm cận. Từ điều kiện $AB = IB.\sqrt 2$  ta suy ra tam giác $AIB$ vuông cân đỉnh $I$. Vậy hệ số góc của tiếp tuyến cần tìm bằng $-1$. Ta có:

$$y'=-1 \Leftrightarrow (x-2)^2=1\Leftrightarrow x=3;x=1 $$

Bài toán trở thành viết PTTT của đồ thị hàm số tại hai điểm đã biết hoành độ.

 

 

Câu 3a)

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ $Oxy$, cho hình chữ nhật $ABCD$ có $A(5; - 7)$, điểm $C$ nằm trên đường thẳng có phương trình: $(d_1):x - y + 4 = 0$ . Đường thẳng đi qua đỉnh $D$ và trung điểm của đoạn thẳng $AB$ có phương trình: $(d_2): 3x - 4y - 23 = 0$. Tìm tọa độ của $B$ và $C$ biết điểm $B$ có hoành độ dương.

Gọi $E$ là giao điểm của $AC$ và $(d_2)$. Dễ thấy: $\overrightarrow{AC}=3\overrightarrow{AE}$

Giả sử $E(4e+1;3e-5) \in (d_2), C(c;c+4) \in (d_1)$, ta có:

$$\left\{\begin{matrix}c-12e=-7\\c-9e=-5 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}c=1\\e=\frac{2}{3} \end{matrix}\right.$$

Từ đó $E\left ( \frac{11}{3};-3 \right ), C(1;5)$. 

Đường thẳng đối xứng với $(d_2)$ qua tâm $I(3;-1)$ của hình chữ nhật có phương trình:

$$(d):3x-4y-3=0$$

Đường tròn đường kính $AC$ có phương trình:

$$(x-3)^2+(y+1)^2 = 40$$

Giao điểm của đường tròn trên và $(d)$ có hoành độ dương chính là điểm $B$


1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#4
Rias Gremory

Rias Gremory

    Del Name

  • Thành viên
  • 1384 Bài viết
  • Giải phương trình sau trên tập số thực

$$\frac{{\sin 2x + 3\tan 2x + \sin 4x}}{{\tan 2x - \sin 2x}} = 2.$$
 

Điều kiện:

$\left\{\begin{matrix} cos2x\neq 0 \\ tan2x-sin2x\neq 0 \end{matrix}\right.$

$(1)\Leftrightarrow 3sin2x+tan2x+sin4x=0

\Leftrightarrow 3sin2xcos2x+sin2x+sin4xcos2x=0$

$\Leftrightarrow (cos2x+1)(sin2x+sin4x)=0$

$\begin{bmatrix} cos2x+1=0 \\ sin4x+sin2x=0 \end{bmatrix}$

$\Leftrightarrow \begin{bmatrix} cos2x=-1 \\ sin2x=0 \\ cos2x=\frac{-1}{2} \end{bmatrix}$

$\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=\frac{\pi }{2}+k\pi (L) \\ x=k\frac{\pi }{2}(L) \\ x=(+-)\frac{\pi }{3}+k\pi \end{bmatrix}$

Phương trình có các họ nghiệm $x=(+-)\frac{\pi }{3}+k\pi$



#5
mathfan

mathfan

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết

Có ai giải được câu tìm lim không?  :(  :(  :(



#6
Tran Hoai Nghia

Tran Hoai Nghia

    UNEXPECTED PLEASURE.

  • Thành viên
  • 438 Bài viết

Câu 1:ý 2:

Đây là toàn bộ lời giải của mình(mình tự làm 100% đó).

Dựa vào đồ thị và đề cho, ta có:

$\left\{\begin{matrix} IA^{2}+IB^{2}=AB^{2} & \\ AB=IA\sqrt{2} & \end{matrix}\right. \Rightarrow IA^{2}=IB^{2}\Leftrightarrow IA=IB$

Do đó $\Delta ABC$ vuông cân.

Xét đường thẳng $d:x+y-2=0$(dựa và đồ thị ta đoán ra được).Phương trình hoàng độ giao điểm của d và (C) là:

$\frac{2x-3}{x-2}=2-x$

$\Leftrightarrow x=1$( nhận)

Suy ra d cắt (C) tại 1 điểm duy nhất, suy ra d là tiếp tuyến của (C).

Dựa vào đồ thị thì B(0;2),A(2;0) thuộc d và IAB là tam giác vuông cân, suy ra $d:x+y-2=0$ thỏa yêu cầu bài toán.

Gọi d' là đường thẳng đối xứng với d qua $I(2;2)$, ta có:

$d':x+y-6=0$

Dựa vào đồ thị dễ thấy d' thỏa yêu cầu bài toán.Vậy d$d:x+y-2=0$ và $d:x+y-6=0$ là tiếp tuyến cần tìm.

 

Câu 2:

a/$\left\{\begin{matrix} \sqrt{2x+1}+\sqrt{2y+1}=\frac{(x-y)^{2}}{2}(1) & \\ (x+y)(x+2y)+3x+2y=4(2) & \end{matrix}\right.$

Điều kiện:$x,y\geqslant \frac{-1}{2}$

Ta có $(2)\Leftrightarrow x^{2}+(3y+3)x+2y^{2}+2y-4=0$

Xem phương trình này là phương trình bậc 2 ẩn x, tham số y, giải phương trình ta được nghiệm:

$x=-2y-4\vee x=1-y$

Thế $x=-2y-4$ vào (1), ta có:

$\sqrt{-4x-7}+\sqrt{2y+1}=\frac{(3y+4)^{2}}{2}$

ta có:$\left\{\begin{matrix} -4y-7\geqslant 0 & \\ 2y+1\geqslant 0 & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} y\leq \frac{-7}{4} & \\ y\geqslant \frac{-1}{2} & \end{matrix}\right.$(vô lí)

Do đó, trường hợp này vô nghiệm.

Thế $x=1-y$(3) vào (1), ta có:

$\sqrt{3-2y}+\sqrt{2y+1}=\frac{(2y-1)^{2}}{2}(\frac{-1}{2}\leqslant y\leqslant \frac{3}{2})$

Đặt $t=y-\frac{1}{2}(-1\leqslant t\leqslant 1)$, phương trình trên trở thành:

$\sqrt{2-2t}+\sqrt{2+2t}=2t^{2}(4)$

Xét hàm số $f(t)=2t^{2}(-1\leqslant t\leqslant 1)\Rightarrow 0\leqslant f(t)\leqslant 2$(5)

Xét hàm số $g(t)=\sqrt{2-2t}+\sqrt{2+2t}(-1\leqslant t\leqslant 1)$

$g'(t)=\frac{1}{2\sqrt{2+2t}}-\frac{1}{2\sqrt{2-2t}}(-1\leqslant t\leqslant 1)$

$g'(t)=0\Leftrightarrow t=0$ ( nhận)

$g(0)=2\sqrt{2},g(1)=g(-1)=2$

$\Rightarrow 2\leqslant g(t)\leqslant 2\sqrt{2}$(6)

Từ (5) và (6) suy ra $g(t)\geqslant f(t)$.Dấu bằng xảy ra khi $\left\{\begin{matrix} f(t)=2 & \\ g(t)=2 & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} t=1\vee t=-1 & \\ t=1\vee t=-1 & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow t=1\vee t=-1 \Leftrightarrow y=\frac{3}{2}\vee y=\frac{-1}{2}$

Nếu $y=\frac{3}{2}\Rightarrow x=\frac{-1}{2}$

Nếu $y=\frac{-1}{2}\Rightarrow x=\frac{3}{2}$

Vậy hệ đã cho có 2 nghiệm $(x;y)=(\frac{3}{2};\frac{-1}{2}),(\frac{-1}{2};\frac{3}{2})$.

b/Điều kiện:$x\neq k\frac{\pi }{2},x\neq \frac{\pi }{4}+k\frac{\pi }{2}$

Phương trình đã cho tương đương:

$3\sin 2x+\tan 2x+\sin 4x=0\Leftrightarrow \sin 2x=0\vee 3+\frac{1}{\cos 2x}+2\cos 2x=0$

$\Leftrightarrow 2x=k\pi\vee 2\cos ^{2}2x+3\cos 2x+1=0\Leftrightarrow x=k\frac{\pi }{2}(loai)\vee \cos 2x=-1\vee \cos 2x=\frac{-1}{2}$

$\Leftrightarrow x=\frac{\pi }{2}+k\pi (loai)\vee x=\pm \frac{\pi }{3}+k\pi$

Vậy phương trình đã cho có 2 họ nghiệm.

 

Câu 5:THeo đề bài, ta có:

$a^{2}+b^{2}+c^{2}+1^{2}\geqslant \frac{(a+b+c+1)^{2}}{4}$( theo bất đẳng thức SCHWARZ)

$\Rightarrow P\leqslant \frac{2}{a+b+c+1}-\frac{2}{(a+1)(b+1)(c+1)}(1)$

Đặt x=a+1,y=b+1,z=c+1($x,y,z\geqslant 1$,(1) trở thành:

$P\leqslant \frac{2}{x+y+z-2}-\frac{2}{xyz}$

Ta lại có:$x+y+z\geq 3\sqrt[3]{xyz}$(AM-GM).Suy ra:

$\frac{2}{x+y+z-2}-\frac{2}{xyz}\leqslant \frac{2}{3\sqrt[3]{xyz}-2}-\frac{2}{xyz}$

đặt t=$\sqrt[3]{xyz}$($t\geqslant 1$,xét hàm số:

$f(t)=\frac{2}{3t-2}-\frac{2}{t^{3}}(t\geqslant 1)$

$f'(t)=\frac{-6}{(3t-2)^{2}}+\frac{6}{t^{4}}(t\geqslant 1)$

$f'(t)=0\Leftrightarrow t=1\vee t=2$

$\lim_{t\rightarrow +\infty }f(t)=0$

Lập bảng biến thiên dễ thấy max f(t)=$\frac{1}{4}$

Vậy max P=$\frac{1}{4}$ khi a=b=c=1 

 

 

Câu 3:

Gọi $d:x-y+4=0$.$C\in d\Rightarrow C(a;a+4)$

$d1:3x-4y-23=0$.$D\in d1\Rightarrow C(\frac{4b+23}{3};b)$

Gọi I là trung điểm của AC$\Rightarrow I(\frac{a+5}{2};\frac{a-3}{2})$

I là trung điểm của BD $\Rightarrow B(\frac{3a-4b-8}{3};a-b-3)$

Gọi N là trung điểm của AB $\Rightarrow N\left ( \frac{3a-4b+7}{6};\frac{a-b-10}{2} \right )$

$N\in d1\Rightarrow a=1\Rightarrow C(1;5),B(\frac{-5-4b}{3};-2-b),I(3;-1)$

ta có:IB=IC$\Leftrightarrow 40=\frac{(14+4b)^{2}}{9}+(b+1)^{2}\Leftrightarrow b=1\vee b=\frac{-31}{5}$

$b=1\Rightarrow B(-3;-3)$(loại)

$b=\frac{-31}{5}\Rightarrow B(\frac{33}{5};\frac{21}{5})$(nhận)

Vậy $B(\frac{33}{5};\frac{21}{5}),C(1;5)$

Câu hình không gian thì thể tích bằng $\frac{a^{3}\sqrt{3}}{12}$

Các bạn thử chấm xem mình được giải gì? thanks. :ukliam2: 


SÁCH CHUYÊN TOÁN, LÝ , HÓA  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2: 
https://www.facebook...toanchuyenkhao/


#7
ukio

ukio

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết

Câu VI Cho dãy số $\left( {{u_n}} \right)$ xác định:
$$\left\{ \begin{array}{l}  {u_1} = \frac{2}{{2013}} \\  u_n^2.(2 - 9{u_{n + 1}}) = 2{u_{n + 1}}(2 - 5{u_n}),\forall n \ge 1 \\  \end{array} \right.$$
Xét dãy số ${v_n} = \dfrac{{{u_1}}}{{1 - {u_1}}} + \dfrac{{{u_2}}}{{1 - {u_2}}} + ... + \dfrac{{{u_n}}}{{1 - {u_n}}}$. Tìm $\lim {v_n}$.

 

Gợi ý 

 

chứng minh dãy $u_{n}$ là tăng và không bị chặn trên

và $\frac{u_{k}}{1-u_{_{k}}}=\frac{-4}{3}\left ( \frac{1}{3u_{k}-2}-\frac{1}{3u_{k+1}-2}\right )$

Từ đây dễ dàng tính được tổng rồi suy ra giới hạn.



#8
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết

Gợi ý 

 

chứng minh dãy $u_{n}$ là tăng và không bị chặn trên

và $\frac{u_{k}}{1-u_{_{k}}}=\frac{-4}{3}\left ( \frac{1}{3u_{k}-2}-\frac{1}{3u_{k+1}-2}\right )$

Từ đây dễ dàng tính được tổng rồi suy ra giới hạn.

Suy luận thế nào để thu được đẳng thức 

$$\frac{u_{k}}{1-u_{_{k}}}=\frac{-4}{3}\left ( \frac{1}{3u_{k}-2}-\frac{1}{3u_{k+1}-2}\right )$$

nhỉ


1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh