Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi học sinh giỏi tỉnh Đồng Nai


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
mathandyou

mathandyou

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 171 Bài viết
Câu 1.
Cho hàm số $y=x^3+3ax^2+3bx$ (với $a,b$ là hai tham số thực,$x$ là biến thực).Chứng minh rằng đồ thị hàm số đã cho có hai điểm cực trị A và B thỏa $AB >2$ khi và chỉ khi $2(a^2-b)>1$.
Câu 2.
Giải hệ phương trình:$\left\{\begin{matrix}x^2y+xy+2x-12y-24=0 & & \\  x^3-y^3=2(x^2+y^2+xy)+3(x-y-2)& &\end{matrix}\right.$
Câu 3.
Giải phương trình:$cos(2x).cot(2x)=cosx.cotx$
Câu 4.
Cho a,b,c là ba số thực đều lớn 1 thỏa $a+b+c=abc$.
Tìm giá trị nhỏ nhất của $P=\frac{a-2}{b^2}+\frac{b-2}{c^2}+\frac{c-2}{a^2}$.
Câu 5.
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh $2a$,với $a>0$.Biết SAB là tam giác đều,góc giữa mp(SCD) và đáy bằng 60 độ.Gọi điểm H là hình chiếu của S lên mặt đáy,H ở trong hình vuông ABCD.Gọi M là trung điểm cạnh AB.
Tính thể tích khối chóp S.ABCD theo $a$.Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng SM và AC theo $a$.
Câu 6.
Gọi T là tập hợp tất cả các số tự nhiên gồm có 4 chữ số phân biệt được chọn từ các chữ số 0,1,2,3,4,5,6,7.
Xác định số phần tử của T.Chọn ngẫu nhiên một số phân biệt từ tập T,tính sác xuất để số được chọn là số chia hết cho 6.

 


:( ĐƯỜNG TƯƠNG LAI GẶP NHIỀU GIAN KHÓ..  :unsure:

:)ĐỪNG NẢN LÒNG HÃY CỐ GẮNG VƯỢT QUA. :lol:
@};- -Khải Hoàn-

#2
25 minutes

25 minutes

    Thành viên nổi bật 2015

  • Hiệp sỹ
  • 2795 Bài viết

Câu 4.

Cho a,b,c là ba số thực đều lớn 1 thỏa $a+b+c=abc$.
Tìm giá trị nhỏ nhất của $P=\frac{a-2}{b^2}+\frac{b-2}{c^2}+\frac{c-2}{a^2}$.

Ta có $\sum \frac{a-2}{b^2}=\sum \frac{a-1+b-1}{b^2}-\sum \frac{1}{b}=\sum (a-1)(\frac{1}{b^2}+\frac{1}{a^2})-\sum \frac{1}{a}$

Áp dụng AM-GM ta có

        $\sum (a-1)(\frac{1}{b^2}+\frac{1}{a^2})\geqslant \sum \frac{2(a-1)}{ab}=\sum \frac{2}{b}-\sum \frac{2}{ab}$

$\Rightarrow \sum (a-1)(\frac{1}{b^2}+\frac{1}{a^2})-\sum \frac{1}{a}\geqslant \sum \frac{1}{a}-\sum \frac{2}{ab}$

Từ giả thiết ta có $\frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ca}=1$

Áp dụng AM-GM ta có $\sum \frac{1}{a}\geqslant \sqrt{3(\frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ca})}=\sqrt{3}$

$\Rightarrow P\geqslant \sqrt{3}-2$

Đẳng thức xảy ra khi $a=b=c=\sqrt{3}$


Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.



Thảo luận BĐT ôn thi Đại học tại đây


#3
25 minutes

25 minutes

    Thành viên nổi bật 2015

  • Hiệp sỹ
  • 2795 Bài viết

Câu 2.

Giải hệ phương trình:$\left\{\begin{matrix}x^2y+xy+2x-12y-24=0 & & \\  x^3-y^3=2(x^2+y^2+xy)+3(x-y-2)& &\end{matrix}\right.$

Từ phương trình thứ 2 ta có 

          $(x-y)(x^2+xy+y^2)=2(x^2+xy+y^2)+3(x-y)-6$

$\Leftrightarrow (x-y-2)(x^2+xy+y^2-3)=0$


Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.



Thảo luận BĐT ôn thi Đại học tại đây


#4
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

Vòng 2

Câu 1 : Cho dãy $(a_n)$ thỏa $\left\{\begin{matrix} a_1=2,a_2=1 & & \\ a_{n+2}=\dfrac{a_n.a_{n+1}}{2a_n+a_{n+1}}& & \end{matrix}\right.\forall n\in \mathbb{N}^{*}$

Chứng minh rằng dãy số có giới hạn hữu hạn khi $n\rightarrow +\infty$. Hãy tìm $\lim_{n\rightarrow +\infty }a_n$

 

Câu 2 : Cho hai số nguyên dương $a,b$ và số nguyên tố $p$ thỏa mãn $p|a^2+b^2$. Biết rằng $p$ là tổng của hai số chính phương. Chứng minh rằng $\dfrac{a^2+b^2}{p}$ cũng là tổng của hai số chính phương.

 

Câu 3 : Cho tập hợp $A=\left \{ n\in \mathbb{Z}|-6\leq n\leq 6 \right \}$. Gọi $B$ là tập con của $A$, biết $B$ có bốn phần tử và tổng bốn phần tử của $B$ là một số dương. Tìm số tập hợp $B$.

 

Câu 4 : Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$ có $AB<BC<CA$ và góc $ABC$ nhọn. Đường tròn $(I)$ nội tiếp tam giác và tiếp xúc với $BC$ tại $D$. $M,N$ lần lượt là giao điểm của hai đường thẳng $AO,AI$ với $(O)$, biết $A$ không trùng $M$ và $N$. Chứng minh : $\widehat{IND}=\widehat{IMO}$

 

Câu 5 : Tìm hàm số $f:\mathbb{N}\rightarrow \mathbb{N}$ thỏa mãn các điều kiện :

$f(4)=4$
$f(2m)=2f(m),\;\forall m\equiv 1\;(mod\;2)$
$f(m)<f(n);\;\forall m,n\in \mathbb{N}:m<n$
 
Mỗi câu 4 điểm !!

Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#5
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

 

Câu 2 : Cho hai số nguyên dương $a,b$ và số nguyên tố $p$ thỏa mãn $p|a^2+b^2$. Biết rằng $p$ là tổng của hai số chính phương. Chứng minh rằng $\dfrac{a^2+b^2}{p}$ cũng là tổng của hai số chính phương.

Thực chất đây chỉ là một bước nhỏ trong chứng minh định lí $Fermat-Euler$.

Đặt $p=c^2+d^2$.

Ta có $$\frac{a^2+b^2}{p}=\dfrac{(a^2+b^2)(c^2+d^2)}{p^2}=\dfrac{(ad+bc)^2+(ac-bd)^2}{p^2}=\left ( \dfrac{ad+bc}{p} \right )^2+\left ( \dfrac{ac-bd}{p} \right )^2=\left ( \frac{ad-bc}{p} \right )^2+\left ( \frac{ac+bd}{p} \right )^2$$

Mặt khác :$$(ac+bd)(ac-bd)=a^2c^2-b^2d^2=a^2(c^2+d^2)-d^2(a^2+b^2)=a^2.p+d^2(a+b^2)\vdots p$$

Nên hoặc $p|ac+bd$ hoặc $p|ac-bd$

Nếu $p|ac+bd$ thì $$\frac{a^2+b^2}{p}=\left ( \frac{ac+bd}{p} \right )^2+\left ( \frac{ad-bc}{p} \right )^2$$

Do $$\frac{a^2+b^2}{p},\frac{ac+bd}{p}\in \mathbb{Z}\Rightarrow \frac{ad-bc}{p}\in \mathbb{Z}$$

Suy ra $\frac{a^2+b^2}{p}$ là tổng của hai số chính phương.

Trường hợp $p|ac-bd$ tương tự.


Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#6
kfcchicken98

kfcchicken98

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 259 Bài viết

bài 1: Dễ dàng thấy đây là dãy số dương 
có $a_{n+2}-a_{n+1}= \frac{a_{n}a_{n+1}}{2a_{n}+a_{n+1}}-a_{n+1}= \frac{a_{n}a_{n+1}-2a_{n}a_{n+1}-a_{n+1}^{2}}{2a_{n}+a_{n+1}}= \frac{-a_{n}a_{n+1}-a_{n+1}^{2}}{2a_{n}+a_{n+1}}<0$

suy ra đây là dãy số giảm
Giả sử giới hạn dãy số là L, có: $L=\frac{3L^{2}}{L}$

suy ra L=0 hoặc L=1, do dãy giảm suy ra L<1
Suy ra L=0


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi kfcchicken98: 10-11-2013 - 14:35

  • LNH yêu thích

#7
vuvanquya1nct

vuvanquya1nct

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 307 Bài viết

Từ phương trình thứ 2 ta có 

          $(x-y)(x^2+xy+y^2)=2(x^2+xy+y^2)+3(x-y)-6$

$\Leftrightarrow (x-y-2)(x^2+xy+y^2-3)=0$

Còn chỗ màu đỏ chứng minh vô nghiệm sao vậy thay


:ukliam2:  


#8
Luffy 97

Luffy 97

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 23 Bài viết

Ta có:

$DIN=MCN=MAN$

$\frac{ID}{IA}=\frac{BN}{AM}=\frac{IN}{AM}(=\sin(\frac{A}{2}))$

nên hai tam giác $IDN, AIM$ đồng dạng.

$\Rightarrow$ đpcm ~~

Hình gửi kèm

  • Untitled.png





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh