Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi chọn HSG quốc gia tỉnh Đăk Lăk


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
Thelovestar

Thelovestar

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 15 Bài viết
Ngày thứ 1:
Câu 1: (5 điểm)
Cho hàm sô $y=3(1+x^2)\sqrt{1+x^2}-\frac{13}{3}(1-x^2)\sqrt{1-x^2}$ $(C)$ , với $x\in [0;1]$ . Viết phương trình tiếp tuyến của $(C)$ với hệ số góc lớn nhất.
Câu 2: (5 điểm)
Giải hệ phương trình:
$\left\{\begin{matrix} \sqrt{xy}+4\sqrt[4]{xy^3}+3\sqrt[8]{y^3z^5}=1 \\ \frac{4x}{x+1}+\frac{2y}{y+1}+\frac{3z}{z+1}=1 \\ 8^9x^2y^4z^3=1 \end{matrix}\right.$
Câu 3: (5 điểm)
Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O;R)$ . Gọi $D$ là điểm thuộc cung $BC$ không chứa $A$ . $H,I,K$ lần lượt là hình chiếu của $D$ trên $BC$ , $AC$ , $AB$ . Tìm vị trí điểm $D$ sao cho:
$S=\frac{AB}{DK}+\frac{AC}{DI}+\frac{BC}{DH}$ đạt GTNN.
Câu 4: (5 điểm)
Tìm tất cả các đa thức $P(x)$ , $\forall x\in \mathbb{R}$ thỏa mãn:
$P(x+1)=P(x)+3x^2+3x+1$

Ngày thứ 2:
Câu 1: (5 điểm)
Cho dãy $\left ( x_n \right )$ thỏa mãn $\left\{\begin{matrix} x_0=2013 & \\ x_{n+1}=x_n+\frac{1}{x_n} & \end{matrix}\right.$
Tính $\lim_{n\to+\infty}\frac{x_n^2}{n}$
Câu 2: (5 điểm)
Tìm tất cả các số nguyên dương n để phương trình $(x+1)^n+(1-x)^n+(x+3)^n=0$ có một nghiệm nguyên.
Câu 3: (5 điểm)
Chứng minh rằng trong 1008 số nguyên dương không vượt quá 2014, luôn tồn tại ít nhất một số chia hết cho một số khác trong đó.
Câu 4: (5 điểm)
Cho tư diện $ABCD$ trên các cạnh $AB$, $AC$, và $AD$ lần lượt lấy các điểm $M,N$ và $P$ sao cho $AB=k.AM$, $AC=k.AN$ và $AD=(k+1).AP$ với $k\geq 1$ tùy ý. Chứng minh rằng mặt phẳng $(MNP)$ luôn luôn đi qua một đường thẳng cố định.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi E. Galois: 30-10-2013 - 16:07


#2
nntien

nntien

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 372 Bài viết

Sao chả ai thảo luận thế này!!! :((
Ngày thứ 2:
Câu 1: (5 điểm)
Cho dãy $\left ( x_n \right )$ thỏa mãn $\left\{\begin{matrix} x_0=2013 & \\ x_{n+1}=x_n+\frac{1}{x_n} & \end{matrix}\right.$
Tính $\lim_{n\to+\infty}\frac{x_n^2}{n}$

Ta để ý thấy rằng dãy ${x_n}$ tăng và không bị chặn => $lim_{n \rightarrow \infty} x_n = \infty$
Ta có: $x_{n+1}^2=x_n^2+\frac{1}{x_n^2}+2$
=> $x_{n+1}^2-x_n^2=\frac{1}{x_n^2}+2$
=> $lim_{n \rightarrow \infty} (x_{n+1}^2-x_n^2)=2$
Theo định lý Cesaro-Stolz, ta có:
$lim_{n \rightarrow \infty} \frac{x_n^2}{n}=lim_{n \rightarrow \infty} (x_{n+1}^2-x_n^2)=2.\blacksquare$
Cách giải không dùng định lý Cesaro-Stolz:
Ta có:
$x_{n+1}^2=x_n^2+\frac{1}{x_n^2}+2>x_n^2+2>x_0^2+2(n+1) \Rightarrow x_n^2> x_0^2+2n>2n$ (1)
Mặt khác ta lại có:
$x_{n+1}^2=x_n^2+\frac{1}{x_n^2}+2<x_n^2+2+\frac{2}{x_n^2}<x_0^2+2(n+1)+2\sum_{i=0}^{n}\frac{1}{x_i^2} \Rightarrow x_n^2< x_0^2+2n+2\sum_{i=0}^{n-1}\frac{1}{x_i^2}$
(2)
Bây giờ ta đánh giá: $\sum_{i=0}^{n-1}\frac{1}{x_i^2}$
Ta có:
$\sum_{i=0}^{n-1}\frac{1}{x_i^4}<\sqrt{n}\sqrt{\frac{1}{x_0^8}+\sum_{i=1}^{n-1}\frac{1}{x_i^8}}<\sqrt{n}\sqrt{\frac{1}{x_0^8}+\sum_{i=1}^{n-1}\frac{1}{16i^4}}<\sqrt{n}.C$
Với $C$ là hằng số nào đó đủ lớn không phụ thuộc vào $n$.
Từ đó ta có:
$\sum_{i=0}^{n-1}\frac{1}{x_i^2}<\sqrt{n}\sqrt{\sum_{i=0}^{n-1}\frac{1}{x_i^4}}<\sqrt{n}\sqrt{\sqrt{n}.C}=\sqrt[4]{n^3}.\sqrt{C}$
Từ (1) và (2) ta suy ra:
$2<\frac{x_n^2}{n}<2+\frac{x_0^2}{n}+2\frac{\sqrt[4]{n^3}.\sqrt{C}}{n}$
Từ đó ta được:
$\lim_{n \to \infty}{\frac{x_n^2}{n}}=2$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi E. Galois: 30-10-2013 - 16:11

$Maths$$Smart Home$ and $Penjing$

123 Phạm Thị Ngư


#3
19kvh97

19kvh97

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 423 Bài viết

Câu 4: (5 điểm)
Tìm tất cả các đa thức $P(x)$ , $\forall x\in \mathbb{R}$ thỏa mãn:
$P(x+1)=P(x)+3x^2+3x+1(1)$
Mai em chiến tiếp rồi post ngày thứ 2 sau!

Đặt $P(x)=g(x)+x^3$
thay vào $(1)$ ta đc $g(x)=g(x+1)$ với $\forall x\in \mathbb{R}$
suy ra $g(0)=g(1)=g(2)=....=g(n)=..$ ta thấy $g(x)$ luôn nhận 1 giá trị tại vô số điểm nên $g(x)=c$ là hằng số
thử lại thấy $P(x)=x^3+c$ tm

Câu 2: (5 điểm)
Tìm tất cả các số nguyên dương n để phương trình $(x+1)^n+(1-x)^n+(x+3)^n=0(*)$ có một nghiệm nguyên.

làm thế này ko biết đúng ko nữa
nếu $n$ chẵn thì từ $(*)\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=-1 & & \\ x=1 & & \\ x=-3 & & \end{matrix}\right.\Rightarrow x\epsilon \varnothing$
nếu $n$ lẻ thì dễ thấy $x=-1$ luôn là nghiệm của pt $(*)$
vậy vs $n$ là số nguyên dương lẻ thì pt đã cho có 1 nghiệm nguyên

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi E. Galois: 30-10-2013 - 16:14


#4
Thelovestar

Thelovestar

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 15 Bài viết

làm thế này ko biết đúng ko nữa
nếu $n$ chẵn thì từ $(*)\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=-1 & & \\ x=1 & & \\ x=-3 & & \end{matrix}\right.\Rightarrow x\epsilon \varnothing$
nếu $n$ lẻ thì dễ thấy $x=-1$ luôn là nghiệm của pt $(*)$
vậy vs $n$ là số nguyên dương lẻ thì pt đã cho có 1 nghiệm nguyên

$x=-1$ @@
$(-1+1)^n+(1-(-1))^n+(-1+3)^n=0$
$<=> 2^n+2^n=0$

Đặt $P(x)=g(x)+x^3$
thay vào $(1)$ ta đc $g(x)=g(x+1)$ với $\forall x\in \mathbb{R}$
suy ra $g(0)=g(1)=g(2)=....=g(n)=..$ ta thấy $g(x)$ luôn nhận 1 giá trị tại vô số điểm nên $g(x)=c$ là hằng số
thử lại thấy $P(x)=x^3+c$ tm

Hình như $g(x+1)=g(x)$ chỉ làm hàm tuần hoàn chu kì 1 thôi chứ có phải hàm hằng đâu???

Ta để ý thấy rằng dãy ${x_n}$ tăng và không bị chặn => $lim_{n \rightarrow \infty} x_n = \infty$
Ta có: $x_{n+1}^2=x_n^2+\frac{1}{x_n^2}+2$
=> $x_{n+1}^2-x_n^2=\frac{1}{x_n^2}+2$
=> $lim_{n \rightarrow \infty} (x_{n+1}^2-x_n^2)=2$
Theo định lý Cesaro-Stolz, ta có:
$lim_{n \rightarrow \infty} \frac{x_n^2}{n}=lim_{n \rightarrow \infty} (x_{n+1}^2-x_n^2)=2.\blacksquare$

Vậy mình đạt điểm câu này rồi!!! hihi :)

#5
nntien

nntien

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 372 Bài viết

Vậy mình đạt điểm câu này rồi!!! hihi :)

 

Có được dùng định lý Cesaro-Stolz trong chương trình THPT không?


$Maths$$Smart Home$ and $Penjing$

123 Phạm Thị Ngư


#6
Thelovestar

Thelovestar

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 15 Bài viết

Có được dùng định lý Cesaro-Stolz trong chương trình THPT không?

Mình chả biết nữa...mình ghi thẳng lim 1/n = 0 luôn chứ chả biết định lý gì!!!!



#7
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Ngày thứ 1:
Câu 2: (5 điểm)
Giải hệ phương trình:
$\left\{\begin{matrix} \sqrt{xy}+4\sqrt[4]{xy^3}+3\sqrt[8]{y^3z^5}=1 \\ \frac{4x}{x+1}+\frac{2y}{y+1}+\frac{3z}{z+1}=1 \\ 8^9x^2y^4z^3=1 \end{matrix}\right.$
 

Lời giải :

dk:$x,y,z>0$

từ phương trình thứ 2, ta có :

$\frac{1}{x+1}=\frac{3x}{x+1}+\frac{2y}{y+1}+\frac{3z}{z+1} \\$
$= \frac{x}{x+1}+\frac{x}{x+1}+\frac{x}{x+1}+\frac{y}{y+1}+\frac{y}{y+1}+\frac{z}{z+1}+\frac{z}{z+1}+\frac{z}{z+1}\\$
 
$\geq 8.\sqrt[8]{\frac{x^{3}.y^{2}.z^{3}}{(x+1)^{3}.(y+1)^{2}.(z+1)^{3}}}$(AM-GM )
Tương tự, ta có :$\frac{1}{y+1}\geq 8.\sqrt[8]{\frac{y.x^{4}.z^{3}}{(y+1).(x+1)^{4}.(z+1)^{3}}}\\$
$\frac{1}{z+1}\geq 8.\sqrt[8]{\frac{z^{2}.x^{4}.y^{2}}{(z+1)^{2}.(x+1)^{4}.(y+1)^{2}}}$

Từ các BĐT trên ta thu được :

$\frac{1}{(x+1)^{2}}.\frac{1}{(y+1)^{4}}.\frac{1}{(z+1)^{3}}\geq 8^{9}.\sqrt[8]{\frac{x^{16}.y^{32}.z^{24}}{(x+1)^{16}.(y+1)^{32}.(z+1)^{24}}}=8^{9}.\frac{x^{2}.y^{4}.z^{3}}{(x+1)^{2}.(y+1)^{4}.(z+1)^{3}}\\$
$\Rightarrow 1\geq 8^{9}.x^{2}.y^{4}.z^{3}$

dấu bằng xảy ra 

$\Leftrightarrow \frac{x}{x+1}=\frac{y}{y+1}=\frac{z}{z+1}=\frac{1}{9}\Leftrightarrow x=y=z=\frac{1}{8}$

 

 

Thử vào phương trình đầu thấy thỏa mãn.

Vậy $(x,y,z)=(\frac{1}{8},\frac{1}{8},\frac{1}{8})$

 

 


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#8
Thelovestar

Thelovestar

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 15 Bài viết

Lời giải :

dk:$x,y,z>0$

từ phương trình thứ 2, ta có :

$\frac{1}{x+1}=\frac{3x}{x+1}+\frac{2y}{y+1}+\frac{3z}{z+1} \\$
$= \frac{x}{x+1}+\frac{x}{x+1}+\frac{x}{x+1}+\frac{y}{y+1}+\frac{y}{y+1}+\frac{z}{z+1}+\frac{z}{z+1}+\frac{z}{z+1}\\$
 
$\geq 8.\sqrt[8]{\frac{x^{3}.y^{2}.z^{3}}{(x+1)^{3}.(y+1)^{2}.(z+1)^{3}}}$(AM-GM )
Tương tự, ta có :$\frac{1}{y+1}\geq 8.\sqrt[8]{\frac{y.x^{4}.z^{3}}{(y+1).(x+1)^{4}.(z+1)^{3}}}\\$
$\frac{1}{z+1}\geq 8.\sqrt[8]{\frac{z^{2}.x^{4}.y^{2}}{(z+1)^{2}.(x+1)^{4}.(y+1)^{2}}}$

Từ các BĐT trên ta thu được :

$\frac{1}{(x+1)^{2}}.\frac{1}{(y+1)^{4}}.\frac{1}{(z+1)^{3}}\geq 8^{9}.\sqrt[8]{\frac{x^{16}.y^{32}.z^{24}}{(x+1)^{16}.(y+1)^{32}.(z+1)^{24}}}=8^{9}.\frac{x^{2}.y^{4}.z^{3}}{(x+1)^{2}.(y+1)^{4}.(z+1)^{3}}\\$
$\Rightarrow 1\geq 8^{9}.x^{2}.y^{4}.z^{3}$

dấu bằng xảy ra 

$\Leftrightarrow \frac{x}{x+1}=\frac{y}{y+1}=\frac{z}{z+1}=\frac{1}{9}\Leftrightarrow x=y=z=\frac{1}{8}$

 

 

Thử vào phương trình đầu thấy thỏa mãn.

Vậy $(x,y,z)=(\frac{1}{8},\frac{1}{8},\frac{1}{8})$

Hay vậy!!! Em tự giải à?



#9
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Hay vậy!!! Em tự giải à?

Có đúng không anh ? Hồi trước em có giải dạng như thế này nhưng nó có ít phương trình hơn


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#10
Thelovestar

Thelovestar

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 15 Bài viết

Có đúng không anh ? Hồi trước em có giải dạng như thế này nhưng nó có ít phương trình hơn

Bài này a có biết làm đâu!!! Mà em giải đúng rùi á!!! :))






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh