Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh GM đi qua trung điểm của PQ


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
Hoang Thi Thao Hien

Hoang Thi Thao Hien

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 76 Bài viết

Cho tam giác ABC đều có G là trọng tâm. M là điểm bất kì thuộc đoạn thẳng BC (M khác B và C). Kẻ MP, MQ lần lượt vuông góc với AB và AC (P thuộc AB, Q thuộc AC). Chứng minh GM đi qua trung điểm của PQ


Tử Vụ, chàng còn nhớ không, lần đầu chúng ta gặp nhau, trời cũng mưa.
Gặp nhau dưới mưa, tựa như trong ý họa tình thơ. 
Bên bờ dương liễu Giang Nam, dưới mái hiên ngói xanh, tầng tầng mưa phùn mông lung. 
Lúc đó ta chỉ là một ca cơ không chút danh tiếng, mà chàng là vị Hầu gia quần là áo lượt nhàn tản.
Trong mưa gặp nhau, dây dưa cả đời.
Một đời Tang Ca như mưa bụi mông lung, vui sướng vì gặp được chàng, tan đi cũng vì chàng, bất hối.

                ~Tang Ca~            

    


#2
lth080998

lth080998

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 43 Bài viết
Cm được vecto MP+vecto MQ =3/2vecto MG =2vecto MO(O Trung điểm PQ).dpcm

#3
Hoang Thi Thao Hien

Hoang Thi Thao Hien

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 76 Bài viết

Cm được vecto MP+vecto MQ =3/2vecto MG =2vecto MO(O Trung điểm PQ).dpcm

Đây là đề đội tuyển lớp 8, bạn k đọc tiêu đề sao, lớp 8 chưa học vecto


Tử Vụ, chàng còn nhớ không, lần đầu chúng ta gặp nhau, trời cũng mưa.
Gặp nhau dưới mưa, tựa như trong ý họa tình thơ. 
Bên bờ dương liễu Giang Nam, dưới mái hiên ngói xanh, tầng tầng mưa phùn mông lung. 
Lúc đó ta chỉ là một ca cơ không chút danh tiếng, mà chàng là vị Hầu gia quần là áo lượt nhàn tản.
Trong mưa gặp nhau, dây dưa cả đời.
Một đời Tang Ca như mưa bụi mông lung, vui sướng vì gặp được chàng, tan đi cũng vì chàng, bất hối.

                ~Tang Ca~            

    


#4
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết


Cho tam giác ABC đều có G là trọng tâm. M là điểm bất kì thuộc đoạn thẳng BC (M khác B và C). Kẻ MP, MQ lần lượt vuông góc với AB và AC (P thuộc AB, Q thuộc AC). Chứng minh GM đi qua trung điểm của PQ

Lời giải.

Untitled_zps9daac723.png

Gọi $K$ trung điểm $AM$, $L$ là trung điểm $AG$, đường cao $AH$ tam giác $ABC$. Khi đó $AL=LG=GH$.

Vì $K,L$ lần lượt là trung điểm $AM,AG$ nên $KL \parallel MG \qquad (1)$.

 

Ta sẽ đi chứng minh $KPHQ$ là hình thoi.

Thật vậy, vì $K$ trung điểm $AM$ nên $AK=KM=PK=KQ=KH$. Ta suy ra các tam giác $AKP,PKH,AKH,HKQ,AKQ$ cân ở $K$.

Ta có $\angle PKH= 2 (\angle PAK+ \angle KAH)=60^{\circ}$ mà $\triangle PKH$ cân ở $H$ nên $\triangle PKH$ đều.

Chứng minh tương tự $\triangle QKH$ đều.

Do đó $KPHQ$ là hình thoi. Vậy $KH$ đi qua trung điểm $I$ của $PQ$.

Tam giác $KLH$ có $I$ trung điểm $KH$, $G$ trung điểm $LH$ nên $IG \parallel KL \qquad (2)$.

 

Từ $(2)$ và $(1)$ ta suy ra $M,G,I$ thẳng hàng. $\blacksquare$


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#5
nguyentrungphuc26041999

nguyentrungphuc26041999

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 406 Bài viết

Lời giải.

Untitled_zps9daac723.png

Gọi $K$ trung điểm $AM$, $L$ là trung điểm $AG$, đường cao $AH$ tam giác $ABC$. Khi đó $AL=LG=GH$.

Vì $K,L$ lần lượt là trung điểm $AM,AG$ nên $KL \parallel MG \qquad (1)$.

 

Ta sẽ đi chứng minh $KPHQ$ là hình thoi.

Thật vậy, vì $K$ trung điểm $AM$ nên $AK=KM=PK=KQ=KH$. Ta suy ra các tam giác $AKP,PKH,AKH,HKQ,AKQ$ cân ở $K$.

Ta có $\angle PKH= 2 (\angle PAK+ \angle KAH)=60^{\circ}$ mà $\triangle PKH$ cân ở $H$ nên $\triangle PKH$ đều.

Chứng minh tương tự $\triangle QKH$ đều.

Do đó $KPHQ$ là hình thoi. Vậy $KH$ đi qua trung điểm $I$ của $PQ$.

Tam giác $KLH$ có $I$ trung điểm $KH$, $G$ trung điểm $LH$ nên $IG \parallel KL \qquad (2)$.

 

Từ $(2)$ và $(1)$ ta suy ra $M,G,I$ thẳng hàng. $\blacksquare$

Này Toàn,hôm qua mình làm bài mà quên đọc đề là $\Delta ABC$ đều,nếu nó không đều hình như là vẫn đúng,mình vẽ hình rồi,vẫn đi qua trung điểm thật



#6
Yagami Raito

Yagami Raito

    Master Tetsuya

  • Thành viên
  • 1333 Bài viết

Này Toàn,hôm qua mình làm bài mà quên đọc đề là $\Delta ABC$ đều,nếu nó không đều hình như là vẫn đúng,mình vẽ hình rồi,vẫn đi qua trung điểm thật

Phúc cái này hay đó mình cũng mới vẽ xong ... đi qua trung điểm thật ... chẳng lẽ là một khai thác ... nhưng cũng thấy có chút vô lý 

Mọi người thử nghiên cứu xem : 

Cho tam giác ABC  có G là trọng tâm. M là điểm bất kì thuộc đoạn thẳng BC (M khác B và C). Kẻ MP, MQ lần lượt vuông góc với AB và AC (P thuộc AB, Q thuộc AC). Xét xem liệu GM đi qua trung điểm của PQ không


:nav: Học gõ công thức toán học tại đây

:nav: Hướng dẫn đặt tiêu đề tại đây

:nav: Hướng dẫn Vẽ hình trên diễn đàn toán tại đây

--------------------------------------------------------------

 


#7
nguyentrungphuc26041999

nguyentrungphuc26041999

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 406 Bài viết

Lời giải.

Untitled_zps9daac723.png

Gọi $K$ trung điểm $AM$, $L$ là trung điểm $AG$, đường cao $AH$ tam giác $ABC$. Khi đó $AL=LG=GH$.

Vì $K,L$ lần lượt là trung điểm $AM,AG$ nên $KL \parallel MG \qquad (1)$.

 

Ta sẽ đi chứng minh $KPHQ$ là hình thoi.

Thật vậy, vì $K$ trung điểm $AM$ nên $AK=KM=PK=KQ=KH$. Ta suy ra các tam giác $AKP,PKH,AKH,HKQ,AKQ$ cân ở $K$.

Ta có $\angle PKH= 2 (\angle PAK+ \angle KAH)=60^{\circ}$ mà $\triangle PKH$ cân ở $H$ nên $\triangle PKH$ đều.

Chứng minh tương tự $\triangle QKH$ đều.

Do đó $KPHQ$ là hình thoi. Vậy $KH$ đi qua trung điểm $I$ của $PQ$.

Tam giác $KLH$ có $I$ trung điểm $KH$, $G$ trung điểm $LH$ nên $IG \parallel KL \qquad (2)$.

 

Từ $(2)$ và $(1)$ ta suy ra $M,G,I$ thẳng hàng. $\blacksquare$

Cái này không tương tự cho lắm.Nói rõ hộ cái Toàn



#8
Johan Liebert

Johan Liebert

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 75 Bài viết

Cái này không tương tự cho lắm.Nói rõ hộ cái Toàn

Cái đấy tương tự mà

Dễ chứng minh $\Delta QKH$ cân tại K

Ta có: $\Delta PKA$ và $\Delta QKA $ cân tại K

$\rightarrow \widehat{PKQ}=360^o-\widehat{PKA}-\widehat{QKA}=360^o-(180^o-2 \widehat{KAP})-(180^o-2 \widehat{KAQ})$

$=2(\widehat{KAP} +\widehat{KAQ} )=120 ^o$

Mà $\widehat{PKH}=60^o $ nên ...


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Johan Liebert: 24-11-2013 - 16:30





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh