Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU MÔN TOÁN ( VÒNG 1)


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 16 trả lời

#1
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Bài 1: ( 4 điểm)

1, Giải phương trình $\sqrt{5x^{2}-6x+13}-\sqrt{x+2}=2x-2$

2,Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} (x-y).(1+2xy)=\sqrt{3}\\ x^{2}+y^{2}=2 \end{matrix}\right.$

Bài 2: (4 điểm)

1.Chứng minh rằng không tồn tại bô ba số nguyên dương $(x;y;z)$ thỏa $x^{4}+y^{4}=p.z^{4},$ với p là sô nguyên tố dạng $p=4k+3(k \in \mathbb{Z})$

2.Chứng minh rằng không tồn tại số nguyên dương lẻ lớn hơn $1$ sao cho $3^{n}+1$ chia hết cho $n.$

Bài 3: (4 điểm)

1.Cho tam giác $ABC$ vuông tại $B$ , trên tia đối của tia $CA$ lấy điểm $D$ sao cho $CD=AB=1$. Cho biết $\widehat{CBD}=30^{^{\circ}}$.  Tính độ dài đoạn thẳng $AC.$

2.Cho tam giác $ABC$, dựng về phía ngoài tam giác $ABC$ các tam giác đều $BCA_{1},CAB_{1},ABC_{1}$. Gọi $X,Y,Z$ lần lượt là trung điểm $BC,CA,AB$. Các đường thẳng $\Delta _{x},\Delta_{y},\Delta{z}$ theo thứ tự qua $X,Y,Z$ và lần lượt vuông góc với $B_{1}C_{1},C_{1}A_{1},A_{1}B_{1}$. Chứng minh rằng $\Delta _{x},\Delta_{y},\Delta{z}$ đồng quy.

Bài 4: (4 điểm)

1.Tìm hàm $f: \mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn $f(x+y)-4f(x-y)+3f(x)-3f(y)=2y-3 ,\forall x,y \in \mathbb{R}$

2.Cho các số thực dương $a,b,c$ thỏa mãn $a+b+c=6.$ Chứng minh rằng :

$\frac{a}{\sqrt{b^{3}+1}}+\frac{b}{\sqrt{c^{3}+1}}+\frac{c}{\sqrt{a^{3}+1}}\geq 2$

Bài 5: (4 điểm)

1,Có bao nhiêu số tự nhiên có $9$ chữ số , trong đó có $3$ chữ số lẻ khác nhau và có $3$ chữ số chẵn khác nhau mà mỗi chữ số chẵn có mặt đúng hai lần.

2.Tìm số nghiệm nguyên không âm $(x;y;z;t)$ của hệ :$\left\{\begin{matrix} x+y+z+t\leq 15\\ x\leq 2 \end{matrix}\right.$

--------------------------------------------HẾT--------------------------------------------------

p/s: Thế là ăn hành rồi !!!


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#2
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

Bài 2: (4 điểm)

1.Chứng minh rằng không tồn tại bô ba số nguyên dương $(x;y;z)$ thỏa $x^{4}+y^{4}=p.z^{4},$ với p là sô nguyên tố dạng $p=4k+3(k \in \mathbb{Z})$

2.Chứng minh rằng không tồn tại số nguyên dương lẻ lớn hơn $1$ sao cho $3^{n}+1$ chia hết cho $n.$

 

1) Sử dụng bổ đề quen thuộc về số nguyên tố dạng $4k+3$. Ta suy ra $p\mid x, p\mid y$. Đặt $x=px_1,y=py_1$.

Thay vào phương trình $$p^3(x_1^4+y_1^4)=z^4\Rightarrow p\mid z$$. Đặt $z=pz_1$, được : 

$$x_1^4+y_1^4=pz_1^4$$

Tiếp tục lùi vô hạn, ta được $p^k \mid x, p^k \mid y, p^k \mid z$ với mọi $k$ nguyên dương. Dẫn đến $x=y=z=0$.

Do đó phương trình không có nghiệm nguyên dương.

 

2) Gỉa sử tồn tại số nguyên dương lẻ lớn hơn $1$ là $n$ thỏa đề.

Gọi $p$ là ước nguyên tố bé nhất của $n$. Ta có $(-3)^n=-3^{n}\equiv 1\;(mod\;p)$ (chú ý vì $n$ lẻ nên $(-3)^n=-3^n$)

Suy ra $ord_p(-3)\mid n$. Lại theo $Fermat$ nhỏ, ta có $(-3)^{p-1}\equiv 1\;(mod\;p)\Rightarrow ord_p(-3a)\mid p-1$.

Từ hai điều trên suy ra $ord_p(-3)$ sẽ có một ước nguyên tố $r$ mà $r<p-1<p$ và $r$ là ước của $n$, mâu thuẫn với tính nhỏ nhất của $p$. Suy ra $ord_p(-3)=1$. Tức là $-3\equiv 1\;(mod\;p)\Rightarrow p=2\Rightarrow 2\mid n$, trái giả thiết phản chứng.

Vậy không tồn tại số nguyên dương lẻ $n$ lớn hơn $1$ thỏa đề.


Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#3
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Bài 2: (4 điểm)

1.Chứng minh rằng không tồn tại bô ba số nguyên dương $(x;y;z)$ thỏa $x^{4}+y^{4}=p.z^{4},$ với p là sô nguyên tố dạng $p=4k+3(k \in \mathbb{Z})$

2.Chứng minh rằng không tồn tại số nguyên dương lẻ lớn hơn $1$ sao cho $3^{n}+1$ chia hết cho $n.$

Lời giải. 1) Bổ đề: Nếu $p|a^2+b^2$ với $a,b \in \mathbb{Z},p=4k+3 \in \mathbb{P},k \in \mathbb{N}$ thì $p|a,p|b$.

Quay lại bài toán. Từ giả thiết ta suy ra $p|x,p|y$. Đặt $x=px_1,y=py_1$ thì phương trình trở thành $p^3(x_1^4+y_1^4)=z^4$.

Từ đây ta dẫn đến $p|z$ nên $z=pz_1$. Khi đó thì $x_1^4+y_1^4=pz_1^4$.

Cứ tiếp tục như thế thì nếu $(x_0,y_0,z_0)$ là một nghiệm của phương trình ban đầu thì chính phương trình đó cũng có nghiệm $\left( \frac{x_0}{p^n}, \frac{y_0}{p^n}, \frac{z_0}{p^n} \right)$. Do đó $x_0=y_0=z_0=0$. 

Vậy phương trình chỉ có nghiệm nguyên duy nhất $(x,y,z)=(0,0,0)$. Ta có điều phải chứng minh. $\blacksquare$.

2) Ta sẽ đi chứng minh $n$ chẵn. Giả sử $p$ là ước nguyên tố nhỏ nhất của $n$. Vì $n|3^n+1$ nên $p|3^{2n}-1$. Khi đó $\text{ord}_p(3)|2n qquad (1)$ và $\text{ord}_p(3)|p-1$. 

Ta sẽ chứng tỏ rằng $\gcd \left( \text{ ord}_p(3),n \right)=1$. Giả sử ngược lại $r|n,r| \text{ord}_p(3)$ với $r$ nguyên tố. Ta suy ra $r \le \text{ord}_p(3) \le p-1$ hay $r<p$. Vậy $r,p$ đều là ước nguyên tố của $n$ mà $r<p$, điều này mâu thuẫn với điều kiện nhỏ nhất của $p$. Vậy $\gcd \left( \text{ord}_p(3),n \right)=1$. Kết hợp với $(1)$ thì $2| \text{ord}_p(3)$.

Từ đó ta tìm được $p|2$ nên $p=2$. Vậy $2|n$. 

Như sự không tồn tại số nguyên dương lẻ $n$ lớn hơn $1$ thoả mãn $n|3^n+1$. $\blacksquare$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Jinbe: 15-01-2014 - 23:52

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#4
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

Bài 3: (4 điểm)

2.Cho tam giác $ABC$, dựng về phía ngoài tam giác $ABC$ các tam giác đều $BCA_{1},CAB_{1},ABC_{1}$. Gọi $X,Y,Z$ lần lượt là trung điểm $BC,CA,AB$. Các đường thẳng $\Delta _{x},\Delta_{y},\Delta{z}$ theo thứ tự qua $X,Y,Z$ và lần lượt vuông góc với $B_{1}C_{1},C_{1}A_{1},A_{1}B_{1}$. Chứng minh rằng $\Delta _{x},\Delta_{y},\Delta{z}$ đồng quy.

Vì tam giác $B_1CA$ đều có $Y$ là trung điểm của $AC$ nên $B_1Y \perp AC\Rightarrow B_1Y \perp ZX$

Hoàn toàn tương tự thì $A_1X \perp YZ, C_1Z \perp XY$.

Dễ thấy rằng $A_1X,B_1Y,C_1Z$ đồng quy vì chúng là ba đường cao trong tam giác $XYZ$.

Xét tam giác $XYZ$ có $A_1X,B_1Y,C_1Z$ lần lượt qua ba đỉnh của tam giác và vuông góc với ba cạnh của tam giác. Áp dụng định lí $Carnot$ : $$\left ( A_1Y^2-A_1Z^2 \right )+\left ( B_1Z^2-B_1X^2 \right )+\left ( C_1X^2-C_1Y^2 \right )=0\Leftrightarrow \left ( XC_1^2-XB_1^2 \right )+\left ( ZB_1^2-ZA_1^2 \right )+\left ( YA_1^2-YC_1^2 \right )=0\;\;(*)$$

Từ đó áp dụng định lí $Carnot$ cho tam giác $A_1B_1C_1$ có các đường thẳng $\Delta_x, \Delta_y, \Delta_z$ lần lượt qua các đỉnh và vuông góc với các cạnh của tam giác, đồng thời thỏa hệ thức $(*)$ nên chúng đồng quy.

untitled.JPG


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Juliel: 16-01-2014 - 00:08

Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#5
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

Bài 4: (4 điểm)

1.Tìm hàm $f: \mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn $f(x+y)-4f(x-y)+3f(x)-3f(y)=2y-3 ,\forall x,y \in \mathbb{R}$

 Cho $x=y=0$ : $f(0)-4f(0)+3f(0)-3f(0)=-3\Leftrightarrow f(0)=1$

 Cho $x=y$ : $f(2x)-4f(0)=2x-3\Leftrightarrow f(x)=x+1$ 

Hàm cần tìm là $f(x)=x+1\;,\forall x\in \mathbb{R}$


Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#6
LNH

LNH

    Bất Thế Tà Vương

  • Hiệp sỹ
  • 581 Bài viết

Bài 5: (4 điểm)

1,Có bao nhiêu số tự nhiên có $9$ chữ số , trong đó có $3$ chữ số lẻ khác nhau và có $3$ chữ số chẵn khác nhau mà mỗi chữ số chẵn có mặt đúng hai lần.

2.Tìm số nghiệm nguyên không âm $(x;y;z;t)$ của hệ :$\left\{\begin{matrix} x+y+z+t\leq 15\\ x\leq 2 \end{matrix}\right.$

1. Xét 2 TH:

TH1: có số $0$

Có $\binom{5}{3}$ cách chọn 3 số lẻ khác nhau.

Có $\binom{4}{2}$ cách chọn 2 số chẵn còn lại

Vậy có $\binom{9}{3}\binom{4}{2}.\left ( 3.P\left ( 8;1,1,2,2,2 \right )+2.P\left ( 8;1,1,1,1,2,2 \right )\right )$ số

TH2: không có số $0$

Có $\binom{9}{3}\binom{4}{3}.P\left ( 9;1,1,1,2,2,2 \right )$ số

Cộng lại thì ra kết quả :))

2. Xét 3TH:

TH1: $x=0$

$y+z+t+r=15$

Sử dụng chia kẹo Euler suy ra có $\binom{18}{3}$ bộ nghiệm

TH2: $x=1$

Có $\binom{17}{3}$ bộ nghiệm

TH3: $x=2$

Có $\binom{16}{3}$ bộ nghiệm

Vậy có $\binom{18}{3}+\binom{17}{3}+\binom{16}{3}$ bộ số :)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi LNH: 16-01-2014 - 12:15


#7
DarkBlood

DarkBlood

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 619 Bài viết

Bài 1: ( 4 điểm)

1, Giải phương trình $\sqrt{5x^{2}-6x+13}-\sqrt{x+2}=2x-2$

ĐK: $x\geq -2$
Đặt $\sqrt{5x^2-6x+13}=a\ ;\ \sqrt{x+2}=b$ với $a>0, b\geq 0, a>b$ $($vì $a^2-b^2=5x^2-7x+11>0)$

Ta có phương trình 

$a-b=2(x-1) \Leftrightarrow \frac{(a-b)^2}{4}=(x-1)^2$
Lại có: $a^2+b^2=5x^2-5x+15 \Leftrightarrow a^2+b^2=5(x-1)^2+5(x+2) \Leftrightarrow a^2+b^2=5(x-1)^2+5b^2 \Leftrightarrow a^2-4b^2=5(x-1)^2 \Leftrightarrow \frac{a^2-4b^2}{5}=(x-1)^2$

Do đó $\frac{(a-b)^2}{4}=\frac{a^2-4b^2}{5} \Leftrightarrow a^2-10ab+21b^2=0$

Tới đây dễ rồi :D


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi DarkBlood: 16-01-2014 - 00:54


#8
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết


2.Cho các số thực dương $a,b,c$ thỏa mãn $a+b+c=6.$ Chứng minh rằng :

$\frac{a}{\sqrt{b^{3}+1}}+\frac{b}{\sqrt{c^{3}+1}}+\frac{c}{\sqrt{a^{3}+1}}\geq 2$

Lời giải. Áp dụng BĐT AM-GM ta có $$\sum \frac{a}{ \sqrt{b^3+1}}= \sum \frac{a}{ \sqrt{(b+1)(b^2-b+1)}} \ge \sum \frac{2a}{b^2+2}.$$

Tiếp tục áp dụng BĐT AM-GM ta có $$\frac{2a}{b^2+2}= a- \frac{ab^2}{\frac{b^2}{2}+ \frac{b^2}{2}+2} \ge a- \frac{a \sqrt[3]{2b \cdot b}}{3} \ge a- \frac{a(2b+2)}{9}= \frac{7a-2ab}{9}$$

Chứng minh tương tự và ta thu được $$\sum \frac{2a}{b^2+2} \ge \frac 79 \sum a - \frac 29 \sum ab \ge \frac 79 \sum a - \frac{2(a+b+c)^2}{27}=2.$$

Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c=2$. $\blacksquare$


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#9
DarkBlood

DarkBlood

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 619 Bài viết


Bài 3: (4 điểm)

1.Cho tam giác $ABC$ vuông tại $B$ , trên tia đối của tia $CA$ lấy điểm $D$ sao cho $CD=AB=1$. Cho biết $\widehat{CBD}=30^{^{\circ}}$.  Tính độ dài đoạn thẳng $AC.$

Qua $C$ kẻ đường thẳng vuông góc với $BC$ cắt $BD$ tại $E.$

Đặt $AC=a\ (a>1).$ Ta có $BC=\sqrt{a^2-1},$ mà $CE=\frac{BC}{\sqrt{3}}$ nên $CE=\frac{\sqrt{a^2-1}}{\sqrt{3}}$

Áp dụng định lý Talet cho tam giác $ABD\ (CE//AB),$ ta có:

$\frac{CD}{AD}=\frac{CE}{AB}$

$\Leftrightarrow CD.AB=CE.AD$

$\Leftrightarrow \frac{\sqrt{a^2-1}}{\sqrt{3}}.(a+1)=1$

$\Leftrightarrow (a^2-1)(a+1)^2=3$

$\Leftrightarrow (a^3-2)(a+2)=0$

$\Leftrightarrow a=\sqrt[3]{2}$

Vậy $AC=\sqrt[3]{2}.$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi DarkBlood: 16-01-2014 - 01:09


#10
nntien

nntien

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 372 Bài viết

Bài 1: ( 4 điểm)

2,Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} (x-y).(1+2xy)=\sqrt{3} (1) \\ x^{2}+y^{2}=2 (2) \end{matrix}\right.$

 

 

Ta đặt: $2u=x-y$

=> $4u^2=x^2+y^2-2xy=2-2xy$ => $2xy=2-4u^2$ 

Thế vào (1) ta được phương trình:

$2u(3-4u^2)=\sqrt{3}$ <=> $4u^3-3u=-\frac{\sqrt{3}}{2}$ (3)

Đặt $u=cos v$, khi đó (3) được viết lại:

$cos3v=cos\frac{5\pi}{6}$

vì (3) có tối đa ba nghiệm phân biệt, nên ta có các nghiệm của (3) là:

$u_1=cos\frac{5\pi}{18}$

$u_2=cos\frac{17\pi}{18}$

$u_3=cos\frac{29\pi}{18}$

Từ pt (2), ta đặt $x=\sqrt{2}cost$, $y=\sqrt{2}sint$

=> $2u=\sqrt{2}(cost-sint)=2cos(t+\frac{\pi}{4})$ => $u=cos(t+\frac{\pi}{4})$ (4)

Từ đó suy ra $x,y$ ...

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nntien: 16-01-2014 - 13:08

$Maths$$Smart Home$ and $Penjing$

123 Phạm Thị Ngư


#11
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết
 

 

Ta đặt: $2u=x-y$

=> $4u^2=x^2+y^2-2xy=2-2xy$ => $2xy=2-4u^2$ 

Thế vào (1) ta được phương trình:

$2u(3-4u^2)=\sqrt{3}$ <=> $4u^3-3u=-\frac{\sqrt{3}}{2}$ (3)

Đặt $u=cos v$, khi đó (3) được viết lại:

$cos3v=cos\frac{5\pi}{6}$

vì (3) có tối đa ba nghiệm phân biệt, nên ta có các nghiệm của (3) là:

$u_1=cos\frac{5\pi}{18}$

$u_2=cos\frac{17\pi}{18}$

$u_3=cos\frac{29\pi}{18}$

Từ pt (2), ta đặt $x=\sqrt{2}cost$, $y=\sqrt{2}sint$

=> $2u=\sqrt{2}(cost-sint)=2cos(t+\frac{\pi}{4})$ => $u=cos(t+\frac{\pi}{4})$ (4)

Từ đó suy ra $x,y$ ...

 

 

 

Anh giải đến khi ra luôn nghiệm luôn được không ? Xụ thể $x,y $làn bao nhiêu ? Đầu óc em đang bấm loạn từng phút này


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi caybutbixanh: 17-01-2014 - 20:46

KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#12
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

 Cho $x=y=0$ : $f(0)-4f(0)+3f(0)-3f(0)=-3\Leftrightarrow f(0)=1$

 Cho $x=y$ : $f(2x)-4f(0)=2x-3\Leftrightarrow f(x)=x+1$ 

Hàm cần tìm là $f(x)=x+1\;,\forall x\in \mathbb{R}$

Ủa , đơn giản thế thôi hả ?? Sao mình nghe tụi nó bảo sau khi thế xong phải chứng minh quy nạp nữa mà ??

p/s: Kí hiệu ord có nghĩa là gì thế mọi người.....


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#13
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

1. Xét 2 TH:

TH1: có số $0$

Có $\binom{5}{3}$ cách chọn 3 số lẻ khác nhau.

Có $\binom{4}{2}$ cách chọn 2 số chẵn còn lại

Vậy có $\binom{9}{3}\binom{4}{2}.\left ( 3.P\left ( 8;1,1,1,1,2,2 \right )+2.P\left ( 8;1,1,1,1,1,1,2 \right )\right )$ số

TH2: không có số $0$

Có $\binom{9}{3}\binom{4}{3}.P\left ( 9;1,1,1,2,2,2 \right )$ số

Cộng lại thì ra kết quả :))

2. Xét 3TH:

TH1: $x=0$

$y+z+t+r=15$

Sử dụng chia kẹo Euler suy ra có $\binom{18}{3}$ bộ nghiệm

TH2: $x=1$

Có $\binom{17}{3}$ bộ nghiệm

TH3: $x=2$

Có $\binom{16}{3}$ bộ nghiệm

Vậy có $\binom{18}{3}+\binom{17}{3}+\binom{16}{3}$ bộ số :)

Biến $r$ ở đâu ra vậy cậu ?


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#14
LNH

LNH

    Bất Thế Tà Vương

  • Hiệp sỹ
  • 581 Bài viết

Biến $r$ ở đâu ra vậy cậu ?

Số nghiệm nguyên không âm của bất đẳng thức $x+y+z+t \leq 15$ bằng số nghiệm nguyên không âm của pt $x+y+z+t+r=15$ (vì với mỗi $x,y,z,t$ thoả bất đẳng thức đều tồn tại $r \geq 0$ sao cho $x+y+z+t+r=15$ )



#15
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Số nghiệm nguyên không âm của bất đẳng thức $x+y+z+t \leq 15$ bằng số nghiệm nguyên không âm của pt $x+y+z+t+r=15$ (vì với mỗi $x,y,z,t$ thoả bất đẳng thức đều tồn tại $r \geq 0$ sao cho $x+y+z+t+r=15$ )

Hic, giá như nghĩ ra đều này sớm hơn , giờ muộn rồi :(


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#16
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

Ủa , đơn giản thế thôi hả ?? Sao mình nghe tụi nó bảo sau khi thế xong phải chứng minh quy nạp nữa mà ??

p/s: Kí hiệu ord có nghĩa là gì thế mọi người.....

Mình nghĩ quy nạp thì chỉ dùng cho hàm xác định và nhận giá trị trên $\mathbb{Z}$ hay $\mathbb{Q}$ thôi.

Xét tập $S=\left \{ x\in \mathbb{N},a^x\equiv 1\;(mod\;b) \right \}$, hiển nhiên tập này khác rỗng theo định lí $Euler$, khi đó $S$ tồn tại một phần tử nhỏ nhất $x_0$. Ta định nghĩa $ord_b(a)=x_0\Leftrightarrow a^{x_0}\equiv 1\;(mod\;b)$


Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#17
Phuong Thu Quoc

Phuong Thu Quoc

    Trung úy

  • Thành viên
  • 784 Bài viết

Mình nghĩ quy nạp thì chỉ dùng cho hàm xác định và nhận giá trị trên $\mathbb{Z}$ hay $\mathbb{Q}$ thôi.

Xét tập $S=\left \{ x\in \mathbb{N},a^x\equiv 1\;(mod\;b) \right \}$, hiển nhiên tập này khác rỗng theo định lí $Euler$, khi đó $S$ tồn tại một phần tử nhỏ nhất $x_0$. Ta định nghĩa $ord_b(a)=x_0\Leftrightarrow a^{x_0}\equiv 1\;(mod\;b)$

$ord_{b}\left ( a \right )=d\Leftrightarrow$$d$ là số nhỏ nhất thỏa mãn $a^{d}\equiv 1\left ( mod b \right )$


Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối

 

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

 

 





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh