Đến nội dung

Hình ảnh

CĐT Olympic toán 10 THPT Chuyên Lê Hồng Phong TpHCM 2014 (Lần 2)


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

Bài 1 : Giải phương trình $$4x^{2}+12x\sqrt{x+1}=27(x+1)$$

 

Bài 2 : Cho $x,y,z>0$ thỏa $x^2+y^2+z^2=1$. Tìm giá trị lớn nhất của : $$P=6(y+z-x)+27xyz$$

 

Bài 3 : Tìm các số nguyên dương $n$ sao cho $n\mid 3^n-2^n$

 

Bài 4 Cho tam giác $ABC$ nhọn với các đường cao $AD, BE, CF$ cắt nhau tại $H$. Gọi $M, N$ lần lượt là giao điểm của các cặp đường thẳng $DE, CF$ và $DF, BE$; $O$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $BHC$. Chứng minh rằng hai đường thẳng $OA$ và $MN$ vuông góc với nhau

 

Bài 5Trong một giải đấu bóng đá có $10$ đội tham gia theo thể thức mỗi đội đều gặp đội khác một lần. Người ta nhận thấy một điều thú vị là với $3$ đội bóng $A,B,C$ bất kì, nếu $A$ thắng $B$ và $B$ thắng $C$ thì $A$ thắng $C$. Chứng minh rằng ít nhất một trong hai điều sau phải xảy ra:

(i)                Có $4$ đội $A,B,C,D$ mà $A$ thắng $B$, $B$ thắng $C$ và $C$ thắng $D$.

(ii)              Có $4$ đội mà các trận giữa họ đều hoà.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Juliel: 29-01-2014 - 12:18

Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#2
mathandyou

mathandyou

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 171 Bài viết

Bái:Cộng thêm 9(x+1).

Bài 2:Giải rồi.

Bài 3:Cấp của số.

biết giải 3 bài à


:( ĐƯỜNG TƯƠNG LAI GẶP NHIỀU GIAN KHÓ..  :unsure:

:)ĐỪNG NẢN LÒNG HÃY CỐ GẮNG VƯỢT QUA. :lol:
@};- -Khải Hoàn-

#3
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Bài 3 : Tìm các số nguyên dương $n$ sao cho $n\mid 3^n-2^n$

Bổ đề. Nếu $p|a^n-b^n$ với $a,b,n,p \in \mathbb{N}^*$ và $p$ nguyên tố. Gọi $k$ là số nguyên dương nhỏ nhất thoả mãn $p|a^k-b^k$. Khi đó $k|n$.

Chứng minh. Đặt $n=kq+r$ với $q,r \in \mathbb{N},0 \le r \le k-1$. Ta có $$a^n-b^n=a^{kq+r}-b^{kq+r}= a^r \left( a^{kq}-b^{kq} \right)+ b^{kq} \left( b^r-a^r \right).$$

Ta suy ra $p|b^r-a^r$. Theo điều kiện nhỏ nhất của $k$ thì ta dẫn đến $r=0$. Như vậy $k|n$.

Lời giải. Nhận thấy $n=1$ thoả mãn bài toán.

Nếu $n \ge 2$ thì ta gọi $p$ là ước nguyên tố nhỏ nhất của $n$, khi đó $p|n$ nên $p|3^n-2^n$.

Gọi $k$ là số nguyên dương nhỏ nhất thoả mãn $p|3^k-2^k$. Theo bổ đề thì $k|n$.

Dễ thấy rằng $3 \nmid n,2 \nmid n$ nên theo định lý Fermat nhỏ $p|3^{p-1}-2^{p-1}$ nên $k|p-1$ suy ra $p>k$.

Ta sẽ chứng minh rằng $\gcd (n,k)=1$.

Giả sử ngược lại, $r| \gcd (n,k)$ với $r$ nguyên tố, khi đó $r|n$ và $r<k<p$, điều này mâu thuẫn với điều kiện nhỏ nhất của $p$.

Do đó $\gcd (n,k)=1$. Mà $k|n$ nên $k=1$. Khi đó $p|3-2$ hay $p|1$, mâu thuẫn vì $p$ nguyên tố.

Vậy $n=1$. $\blacksquare$


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#4
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

Bái:Cộng thêm 9(x+1).

Bài 2:Giải rồi.

Bài 3:Cấp của số.

biết giải 3 bài à

Em giải được bài Số, Bài hình vs Bài đầu @@ (hôm qua chép thêm Bài bất nữa là 4 :)) )

 

Bổ đề. Nếu $p|a^n-b^n$ với $a,b,n,p \in \mathbb{N}^*$ và $p$ nguyên tố. Gọi $k$ là số nguyên dương nhỏ nhất thoả mãn $p|a^k-b^k$. Khi đó $k|n$.

Chứng minh. Đặt $n=kq+r$ với $q,r \in \mathbb{N},0 \le r \le k-1$. Ta có $$a^n-b^n=a^{kq+r}-b^{kq+r}= a^r \left( a^{kq}-b^{kq} \right)+ b^{kq} \left( b^r-a^r \right).$$

Ta suy ra $p|b^r-a^r$. Theo điều kiện nhỏ nhất của $k$ thì ta dẫn đến $r=0$. Như vậy $k|n$.

Lời giải. Nhận thấy $n=1$ thoả mãn bài toán.

Nếu $n \ge 2$ thì ta gọi $p$ là ước nguyên tố nhỏ nhất của $n$, khi đó $p|n$ nên $p|3^n-2^n$.

Gọi $k$ là số nguyên dương nhỏ nhất thoả mãn $p|3^k-2^k$. Theo bổ đề thì $k|n$.

Dễ thấy rằng $3 \nmid n,2 \nmid n$ nên theo định lý Fermat nhỏ $p|3^{p-1}-2^{p-1}$ nên $k|p-1$ suy ra $p>k$.

Ta sẽ chứng minh rằng $\gcd (n,k)=1$.

Giả sử ngược lại, $r| \gcd (n,k)$ với $r$ nguyên tố, khi đó $r|n$ và $r<k<p$, điều này mâu thuẫn với điều kiện nhỏ nhất của $p$.

Do đó $\gcd (n,k)=1$. Mà $k|n$ nên $k=1$. Khi đó $p|3-2$ hay $p|1$, mâu thuẫn vì $p$ nguyên tố.

Vậy $n=1$. $\blacksquare$

Anh giải cách khác, cũng dùng cấp số.

Lời giải :

Hiển nhiên $n=1$ là thỏa. Xét $n>1$ thì $n$ có ước nguyên tố nhỏ nhất $p$.

Gọi $t$ là nghịch đảo của $2$ modulo $p$, tức $2t\equiv 1\;(mod\;p),1\leq t\leq p-1$

Khi đó $\left ( 3t \right )^{n}\equiv \left ( 2t \right )^{n}\equiv 1\;(mod\;p)\Rightarrow ord_p(3t)\mid n$

Theo $Fermat$ nhỏ thì có được $ord_p(3t)\mid p-1$

Do đó tồn tại ước nguyên tố $r$ của $ord_p(3)$ mà trái với tính nhỏ nhất của $p$.

Do đó $ord_p(3t)=1\Rightarrow 3t\equiv 1\equiv 2t\;(mod\;p)\Rightarrow p\mid t$, mâu thuẫn vì $1\leq t\leq p-1$

Như vậy $n=1$.


Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#5
mathandyou

mathandyou

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 171 Bài viết

Bổ đề. Nếu $p|a^n-b^n$ với $a,b,n,p \in \mathbb{N}^*$ và $p$ nguyên tố. Gọi $k$ là số nguyên dương nhỏ nhất thoả mãn $p|a^k-b^k$. Khi đó $k|n$.

Chứng minh. Đặt $n=kq+r$ với $q,r \in \mathbb{N},0 \le r \le k-1$. Ta có $$a^n-b^n=a^{kq+r}-b^{kq+r}= a^r \left( a^{kq}-b^{kq} \right)+ b^{kq} \left( b^r-a^r \right).$$

Ta suy ra $p|b^r-a^r$. Theo điều kiện nhỏ nhất của $k$ thì ta dẫn đến $r=0$. Như vậy $k|n$.

Lời giải. Nhận thấy $n=1$ thoả mãn bài toán.

Nếu $n \ge 2$ thì ta gọi $p$ là ước nguyên tố nhỏ nhất của $n$, khi đó $p|n$ nên $p|3^n-2^n$.

Gọi $k$ là số nguyên dương nhỏ nhất thoả mãn $p|3^k-2^k$. Theo bổ đề thì $k|n$.

Dễ thấy rằng $3 \nmid n,2 \nmid n$ nên theo định lý Fermat nhỏ $p|3^{p-1}-2^{p-1}$ nên $k|p-1$ suy ra $p>k$.

Ta sẽ chứng minh rằng $\gcd (n,k)=1$.

Giả sử ngược lại, $r| \gcd (n,k)$ với $r$ nguyên tố, khi đó $r|n$ và $r<k<p$, điều này mâu thuẫn với điều kiện nhỏ nhất của $p$.

Do đó $\gcd (n,k)=1$. Mà $k|n$ nên $k=1$. Khi đó $p|3-2$ hay $p|1$, mâu thuẫn vì $p$ nguyên tố.

Vậy $n=1$. $\blacksquare$

Ta còn một cách như này:

Gọi p là ước nguyên tố nhỏ nhất của n.Khi đó:$p\geq 5$

Gọi $a \in z+$ sao cho:$2a \equiv 1 (mod p)$

Vì:$3^n \equiv 2^n (mod p)$ nên $ (3a)^n \equiv 1 (mod )$.

Theo cụ Fermat thì:$(3a)^{p-1} \equiv 1 (mod p)$

Gọi $h$ là cấp của $3a$ (mod p) thì:$n \vdots h$ và $p-1 \vdots h$ và $p-1 \vdots h$

Từ đó $h=1$ nên $3a \equiv 1 (mod p)$.

Do đó $a \vdots p$.Vô lí


:( ĐƯỜNG TƯƠNG LAI GẶP NHIỀU GIAN KHÓ..  :unsure:

:)ĐỪNG NẢN LÒNG HÃY CỐ GẮNG VƯỢT QUA. :lol:
@};- -Khải Hoàn-

#6
LNH

LNH

    Bất Thế Tà Vương

  • Hiệp sỹ
  • 581 Bài viết

Bài 5Trong một giải đấu bóng đá có $10$ đội tham gia theo thể thức mỗi đội đều gặp đội khác một lần. Người ta nhận thấy một điều thú vị là với $3$ đội bóng $A,B,C$ bất kì, nếu $A$ thắng $B$ và $B$ thắng $C$ thì $A$ thắng $C$. Chứng minh rằng ít nhất một trong hai điều sau phải xảy ra:

(i)                Có $4$ đội $A,B,C,D$ mà $A$ thắng $B$, $B$ thắng $C$ và $C$ thắng $D$.

(ii)              Có $4$ đội mà các trận giữa họ đều hoà.

Ta sẽ mô hình hoá bài toán trên thành đồ thị với tập đỉnh tương ứng với $10$ đội, 2 đỉnh được nỗi với nhau bằng cạnh màu đỏ nếu trận đấu kết thúc thằng-bại, màu xanh nếu trận đấu kết thúc hoà.

Theo định lí Ramsey, tồn tại một đồ thị đầy đủ $4$ đỉnh được tô bằng một màu.

Nếu đồ thị con này được tô màu xanh, điều này thoả mãn đk (ii), suy ra đpcm

Nếu đồ thị con được tô màu đỏ, ta sẽ vẽ thêm hướng trên cạnh của đồ thị con này từ người thắng đến người thua.

Ta có một tính chất rất quen thuộc:

Một tournament (đồ thị đầy đủ có hướng) luôn tồn tại một đường đi có hướng đi qua tất cả các đỉnh

Đây chính là điều kiện (i). Suy ra đpcm

P/s: có vẻ bài toán kết thúc mà không cần dùng dữ kiện nếu $A$ thắng $B$ và $B$ thắng $C$ thì $A$ thắng $C$ :))



#7
vuvanquya1nct

vuvanquya1nct

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 307 Bài viết

Bài 1 : Giải phương trình $$4x^{2}+12x\sqrt{x+1}=27(x+1)$$

 

 

 

PT dang cap

Dat $\left\{\begin{matrix} a=x & \\ b=\sqrt{x+1} & \end{matrix}\right.$

PT tro thanh $4a^2+12ab-27b^2=0$

$\Leftrightarrow \begin{bmatrix} a=\frac{3}{2}b & \\ a=\frac{-9}{2}b & \end{bmatrix}$

Den day thi de roi


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vuvanquya1nct: 29-01-2014 - 22:35

:ukliam2:  


#8
Kaito Kuroba

Kaito Kuroba

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 656 Bài viết

PT dang cap

Dat $\left\{\begin{matrix} a=x & \\ b=\sqrt{x+1} & \end{matrix}\right.$

PT tro thanh $a^2+12ab-27b^2=0$

$\Leftrightarrow \begin{bmatrix} a=\frac{3}{2}b & \\ a=\frac{-9}{2}b & \end{bmatrix}$

Den day thi de roi

 

 

viết thiếu nè:

 

$4a^2+12ab-27b^2=0$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Kaito Kuroba: 29-01-2014 - 22:40


#9
vuvanquya1nct

vuvanquya1nct

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 307 Bài viết

viết thiếu nè:

 

$4a^2+12ab-27b^2=0$

fix roi nhe dai k


:ukliam2:  





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh