Đến nội dung

Hình ảnh

Một số bài toán trong đề thi HOMC các năm trước


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 18 trả lời

#1
smush06

smush06

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 49 Bài viết
Mọi người làm giúp mình vài bài này nha. Cảm ơn mọi người!
Câu 1: có bao nhiêu số tự nhiên từ 1 đến 2008 có tổng các chữ số chia hết cho 5?
Câu 2 : tìm hệ số của x trong khai triển sau:
(1+x)(1-2x)(1+3x)(1-4x)........(1-2008x)
Câu 3: cho tam giác abc vuông tại A, AB=c, AC=b. Lấy E thuộc AC, F thuộc AB sao cho góc AEF = góc ABC. P, Q lần lượt là hình chiếu của E và F trên BC. Tính EP+EF+PQ.
Câu 4: Cho a, b, c là 3 số khác nhau chọn tuỳ ý từ các số 1;2;3;4;5;6. Chứng minh rằng 7 chia hết cho abc+(7-a)(7-b)(7-c)
Câu 5: chứng minh rằng luôn tồn tại một số tự nhiên N sao cho a=n! Là số có tận cùng là 2009 chữ số 0.
Câu 6: cho a, b, c là các số nguyên dương và nguyên tố cùng nhau từng đôi một và thoả mãn điều kiện
$\frac{1}{a}+\frac{1}{b}=\frac{1}{c}$. Chứng Minh rằng a+b là một số chính phương.
Câu 7: giả sử a=$2^{b}$ với b=$2^{10n+1}$. Chứng minh rằng a chia hết cho 23 với mọi số nguyên dương n.
Câu 8: tìm tất cả các số nguyên dương a Sao cho phương Trình : $2x^{2}-30x+a=0$ có 2 nghiệm là số nguyên tố.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi smush06: 17-03-2014 - 17:31


#2
lehoangphuc1820

lehoangphuc1820

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 170 Bài viết

Mọi người làm giúp mình vài bài này nha. Cảm ơn mọi người!
Câu 8: tìm tất cả các số nguyên dương a Sao cho phương Trình : $2x^{2}-30x+a=0$ có 2 nghiệm là số nguyên tố.

Gọi $x_{1},x_{2}$ là 2 nghiệm của pt, giả sử $x_{1}>x_{2}$

Theo định lí viét ta có: 

$x_{1}+x_{2}=\frac{-(-30)}{2}=15$

Mà $x_{1},x_{2}$ là các số nguyên tố nên $x_{1}=13,x_{2}=2$;

Theo đ.lí Viét ta lại có:

$x_{1}.x_{2}=\frac{a}{2}$

$=> a=52$

XONG! :icon6:


- Một người giỏi Vật Lí là 1 người luôn đi đúng hướng giải và tìm ra đáp án mà không có gì giải thích được tại sao làm theo hướng đó lại đúng. ĐÓ LÀ SỰ NHẠY BÉN CỦA VẬT LÍ
- Một người giỏi Toán là người luôn tìm ra nhiều hướng giải cho 1 bài tập và sau đó biết hướng nào sẽ bế tắc, hướng nào sẽ đơn giản nhất để lựa chọn cách giải phù hợp nhất. ĐÓ LÀ SỰ THÔNG MINH CỦA TOÁN HỌC
- Một người giỏi Hóa là người đọc đề sẽ biết được dữ kiện này dùng để làm gì. Từ dữ kiện này sẽ được kết hợp với các dữ kiện khác như thế nào để tìm ra đáp án chính xác. ĐÓ LÀ SỰ LOGIC CỦA HÓA HỌC
 

#3
lehoangphuc1820

lehoangphuc1820

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 170 Bài viết

Mọi người làm giúp mình vài bài này nha. Cảm ơn mọi người!
Câu 2 : tìm hệ số của x trong khai triển sau:
(1+x)(1-2x)(1+3x)(1-4x)........(1-2008x)

Câu này bạn có thể tham khảo tại http://www.hexagon.e...rong-nd164.html


- Một người giỏi Vật Lí là 1 người luôn đi đúng hướng giải và tìm ra đáp án mà không có gì giải thích được tại sao làm theo hướng đó lại đúng. ĐÓ LÀ SỰ NHẠY BÉN CỦA VẬT LÍ
- Một người giỏi Toán là người luôn tìm ra nhiều hướng giải cho 1 bài tập và sau đó biết hướng nào sẽ bế tắc, hướng nào sẽ đơn giản nhất để lựa chọn cách giải phù hợp nhất. ĐÓ LÀ SỰ THÔNG MINH CỦA TOÁN HỌC
- Một người giỏi Hóa là người đọc đề sẽ biết được dữ kiện này dùng để làm gì. Từ dữ kiện này sẽ được kết hợp với các dữ kiện khác như thế nào để tìm ra đáp án chính xác. ĐÓ LÀ SỰ LOGIC CỦA HÓA HỌC
 

#4
smush06

smush06

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 49 Bài viết

Câu này bạn có thể tham khảo tại http://www.hexagon.e...rong-nd164.html


Nhưng mà em không thấy qui luật gì cả!!!!

#5
lehoangphuc1820

lehoangphuc1820

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 170 Bài viết

Mình cũng sắp thi giống bạn, đang đau đầu vs bài đó đây, cố suy nghĩ đi :icon6:


- Một người giỏi Vật Lí là 1 người luôn đi đúng hướng giải và tìm ra đáp án mà không có gì giải thích được tại sao làm theo hướng đó lại đúng. ĐÓ LÀ SỰ NHẠY BÉN CỦA VẬT LÍ
- Một người giỏi Toán là người luôn tìm ra nhiều hướng giải cho 1 bài tập và sau đó biết hướng nào sẽ bế tắc, hướng nào sẽ đơn giản nhất để lựa chọn cách giải phù hợp nhất. ĐÓ LÀ SỰ THÔNG MINH CỦA TOÁN HỌC
- Một người giỏi Hóa là người đọc đề sẽ biết được dữ kiện này dùng để làm gì. Từ dữ kiện này sẽ được kết hợp với các dữ kiện khác như thế nào để tìm ra đáp án chính xác. ĐÓ LÀ SỰ LOGIC CỦA HÓA HỌC
 

#6
lahantaithe99

lahantaithe99

    Trung úy

  • Thành viên
  • 883 Bài viết

Mọi người làm giúp mình vài bài này nha. Cảm ơn mọi người!

Câu 7: giả sử a=$2^{b}$ với b=$2^{10n+1}$. Chứng minh rằng a chia hết cho 23 với mọi số nguyên dương n.
 

Câu 7:

$2^{10}\equiv 1(mod 11)\Rightarrow 2^{10n+1}\equiv 2(mod 11)\Rightarrow 2^{10n+1}=11k+2(k\in \mathbb{N})$

Khi đó

$a=2^b=2^{11k+2}=2^{11k}.4\equiv 1.4\equiv 4(mod 23)$

P/s: hình như đề bài si thì phải

Phải là $a=2^b$ không chia hết cho $23$



#7
smush06

smush06

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 49 Bài viết

Câu 7:
$2^{10}\equiv 1(mod 11)\Rightarrow 2^{10n+1}\equiv 2(mod 11)\Rightarrow 2^{10n+1}=11k+2(k\in \mathbb{N})$
Khi đó
$a=2^b=2^{11k+2}=2^{11k}.4\equiv 1.4\equiv 4(mod 23)$
P/s: hình như đề bài si thì phải
Phải là $a=2^b$ không chia hết cho $23$

Đầu bài đúng là chứng minh chia hết cho 23 mà anh. Nguyên văn đầu bài là : suppose that $a=2^{b}$, where $b=2^{10n+1}$. Prove that a is divisible by 23 for any positive integer n.

#8
lahantaithe99

lahantaithe99

    Trung úy

  • Thành viên
  • 883 Bài viết

Đầu bài đúng là chứng minh chia hết cho 23 mà anh. Nguyên văn đầu bài là : suppose that $a=2^{b}$, where $b=2^{10n+1}$. Prove that a is divisible by 23 for any positive integer n.

Thử bằng máy tính luôn

Giả sử cho $n=1$

$b=2^{11}\equiv 2(mod 11)\Rightarrow 2^{11}=11k+2$

$\Rightarrow 2^b=2^{11k+2}$

$2^{11}\equiv 1(mod 23)\Rightarrow 2^{11k+2}\equiv 4(mod 23)$

Không sai đc đâu


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi lahantaithe99: 17-03-2014 - 21:11


#9
smush06

smush06

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 49 Bài viết
Tức là đầu bài sai sao???

#10
smush06

smush06

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 49 Bài viết

Câu 7:
$2^{10}\equiv 1(mod 11)\Rightarrow 2^{10n+1}\equiv 2(mod 11)\Rightarrow 2^{10n+1}=11k+2(k\in \mathbb{N})$
Khi đó
$a=2^b=2^{11k+2}=2^{11k}.4\equiv 1.4\equiv 4(mod 23)$
P/s: hình như đề bài si thì phải
Phải là $a=2^b$ không chia hết cho $23$

Phải là $2^{10n+1}=11k-2 chứ

#11
lehoangphuc1820

lehoangphuc1820

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 170 Bài viết

Phải là $2^{10n+1}=11k-2$ chứ

$2^{10n+1}-2\vdots 11\Rightarrow 2^{10n+1}=11k+2$


- Một người giỏi Vật Lí là 1 người luôn đi đúng hướng giải và tìm ra đáp án mà không có gì giải thích được tại sao làm theo hướng đó lại đúng. ĐÓ LÀ SỰ NHẠY BÉN CỦA VẬT LÍ
- Một người giỏi Toán là người luôn tìm ra nhiều hướng giải cho 1 bài tập và sau đó biết hướng nào sẽ bế tắc, hướng nào sẽ đơn giản nhất để lựa chọn cách giải phù hợp nhất. ĐÓ LÀ SỰ THÔNG MINH CỦA TOÁN HỌC
- Một người giỏi Hóa là người đọc đề sẽ biết được dữ kiện này dùng để làm gì. Từ dữ kiện này sẽ được kết hợp với các dữ kiện khác như thế nào để tìm ra đáp án chính xác. ĐÓ LÀ SỰ LOGIC CỦA HÓA HỌC
 

#12
lahantaithe99

lahantaithe99

    Trung úy

  • Thành viên
  • 883 Bài viết

Phải là $2^{10n+1}=11k-2 chứ

$2^{11}$ chia $11$ dư $2$ thì phải là $11k+2$



#13
smush06

smush06

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 49 Bài viết

$2^{10n+1}-2\vdots 11\Rightarrow 2^{10n+1}=11k+2$


Ừ nhỉ

#14
deathavailable

deathavailable

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 265 Bài viết

Đúng là đề bài sai đấy, module của 2 đâu chia hết được cho 23 :D 


Ế là xu thế mang tầm cỡ quốc tế của các cấp bậc vai vế

 


#15
BysLyl

BysLyl

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 167 Bài viết

Mọi người làm giúp mình vài bài này nha. Cảm ơn mọi người!

Câu 6: cho a, b, c là các số nguyên dương và nguyên tố cùng nhau từng đôi một và thoả mãn điều kiện
$\frac{1}{a}+\frac{1}{b}=\frac{1}{c}$. Chứng Minh rằng a+b là một số chính phương.
 

ab-ac-bc=0 => (a-c)(b-c)=c2.

Đặt (a-c;b-c)=d =>  => c chia hết cho d => a và b cùng chia hết cho d

(a;b)=(b;c)=(c;a)=1 => d=1 =>

 a-c=x2; b-c=y2; xy=c

( với x;y nguyên dương)

=>a+b= (x+y)2       (đpcm)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi BysLyl: 23-03-2014 - 09:56

_Be your self- Live your life_  :rolleyes: 


#16
smush06

smush06

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 49 Bài viết

ab-ac-bc=0 => (a-c)(b-c)=c2.
Đặt (a-c;b-c)=d =>  => c chia hết cho d => a và b cùng chia hết cho d
(a;b)=(b;c)=(c;a)=1 => d=1 =>
 a-c=x2; b-c=y2; xy=c
( với x;y nguyên dương)
=>a+b= (x+y)2       (đpcm)

Thế thì $a+b=c(x^{2}+y^{2})=xy(x^{2}+y^{2})$ mới đúng chứ

#17
Vu Thuy Linh

Vu Thuy Linh

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 556 Bài viết

Mọi người làm giúp mình vài bài này nha. Cảm ơn mọi người!
Câu 1: có bao nhiêu số tự nhiên từ 1 đến 2008 có tổng các chữ số chia hết cho 5?
Câu 2 : tìm hệ số của x trong khai triển sau:
(1+x)(1-2x)(1+3x)(1-4x)........(1-2008x)
Câu 3: cho tam giác abc vuông tại A, AB=c, AC=b. Lấy E thuộc AC, F thuộc AB sao cho góc AEF = góc ABC. P, Q lần lượt là hình chiếu của E và F trên BC. Tính EP+EF+PQ.
Câu 4: Cho a, b, c là 3 số khác nhau chọn tuỳ ý từ các số 1;2;3;4;5;6. Chứng minh rằng 7 chia hết cho abc+(7-a)(7-b)(7-c)
Câu 5: chứng minh rằng luôn tồn tại một số tự nhiên N sao cho a=n! Là số có tận cùng là 2009 chữ số 0.
Câu 6: cho a, b, c là các số nguyên dương và nguyên tố cùng nhau từng đôi một và thoả mãn điều kiện
$\frac{1}{a}+\frac{1}{b}=\frac{1}{c}$. Chứng Minh rằng a+b là một số chính phương.
Câu 7: giả sử a=$2^{b}$ với b=$2^{10n+1}$. Chứng minh rằng a chia hết cho 23 với mọi số nguyên dương n.
Câu 8: tìm tất cả các số nguyên dương a Sao cho phương Trình : $2x^{2}-30x+a=0$ có 2 nghiệm là số nguyên tố.

e có đề năm nay ko đăng lên đi



#18
smush06

smush06

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 49 Bài viết

e có đề năm nay ko đăng lên đi


Em có nhớ nhưng mà đề dài, lưởi viết lắm. Khoảng 1, 2 hôm nữa có thời gian thì em viết. Hôm nay em phải ôn để Mai kiểm tra một tiết sử chị ạ.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi smush06: 24-03-2014 - 22:09


#19
BysLyl

BysLyl

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 167 Bài viết

Thế thì $a+b=c(x^{2}+y^{2})=xy(x^{2}+y^{2})$ mới đúng chứ

x+y=2c+x2+y2=(x+y)2 mà


_Be your self- Live your life_  :rolleyes: 





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh