Đến nội dung

Hình ảnh

Lý thuyết giải tích 1 toán đại cương.

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
1414141

1414141

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 132 Bài viết
Em là sinh viên năm 1, mới học giải tích nhưng em thấy có nhiều vấn đề chưa hiểu, mong các bạn, anh chị, giải thích giúp em:
 
1)  Tại sao có khẳng định này ạ 
 
$$\begin{cases} \lim u_{2n+1}=l \\ \lim u_{2n}=l  \end{cases} \Leftrightarrow \lim u_n=l$$
 
và các khẳng định tương tự :
 
$$\begin{cases}  \lim u_{3n+1}=l \\ \lim u_{3n}=l \\ \lim u_{3n+2}=l \end{cases} \Leftrightarrow  \lim u_n=l$$
 
Vậy nếu em có 2 dạy con bất kì thì khẳng định này có đúng không ạ:
 
$$\begin{cases} \lim u_{n_k}=l \\ \lim u_{n_j}=l \end{cases} \Leftrightarrow \lim u_n=l$$
 
 
2) $f(x)$ liên tục trên đoạn $[a,b]$ và khả vi trên$(a,b)$ với$a,b$ là thuộc$\mathbb{R}$ suy rộng: và

$\lim_{x \to a^+}=\lim_{x \to b^-}=A , A \in \mathbb{R} $ thì tồn tại$f'(c)=0$ với $c \in (a,b)$

 
Trong sách nói dự vào định lí Rolle để chứng minh và có khẳng định là với mọi $\epsilon$ thì đường thẳng $A+\epsilon \  (A \ge 0)$ hoặc  $A-\epsilon \  (A \le 0)$ sẽ  cắt đồ thị $f(x)$ tại 2 điểm phân biệt.
 
Em chưa hiểu tại sao lại có khẳng định đó ạ.
 
*) nếu $A$ cũng thuộc $ \mathbb{R}$ suy rộng thì  định lí có đúng không và chứng minh như thế nào ạ.
 
 
3) Định lý giá trị trung bình  ( Định lí Rolle ) vẫn đúng với một giả thiết tổng quát hơn. Ta chỉ cần điều kiện $f: [a,b] \rightarrow \mathbb{R}$ liên tục trên $[a,b]$, và với mọi $x \in (a,b)$giới hạn
 

$\lim_{h \to 0}\dfrac{f(x+h)-f(x)}{h}$

 
tồn tại (hữu hạn hoặc bằng dương vô cùng hoặc bằng âm vô cùng)
 
 
 làm sao để chứng minh dạng tổng quát này ạ.
 
4)$f(x)$liên tục $[a,b]$, khả vi $(a,b) \forall c \in (a,b)$ thì  khẳng định sau đúng không :
 
$\forall c \in (a,b)$ , tồn tại $x\not=y \in [a,b]$ sao cho $\frac{f(x)-f(y)}{x-y}=f' ( c)$
 
Em cám ơn.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi 1414141: 27-04-2014 - 11:37

Tôi đang thay đổi !

#2
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1670 Bài viết

Hai câu đầu là hiển nhiên mà 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bangbang1412: 27-04-2014 - 22:26

$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#3
KoBietDatTenSaoChoHot

KoBietDatTenSaoChoHot

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 143 Bài viết
Anh chỉ có thời gian trả lời câu 1, hi vọng mọi người giúp em câu khác. Và anh chỉ có thể đính kèm bản nháp thôi, ko gõ tex đc.

Tuy nhiên, khẳng định cuối cùng cho câu 1 là sai. Ví du như dãy sau:

1, 0, 2, 1, 0, 3, 1, 0, 4, 1, 0, 5...

Nếu để ý một chút, ta sẽ thấy có hai dãy con hôin tụ là 1, 1, 1,...và 0, 0, 0,..., nhưng dãy ban đầu ko hội tụ

Hình gửi kèm

  • image.jpg

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi KoBietDatTenSaoChoHot: 28-04-2014 - 04:30

Giá như ta thích toán sớm hơn một chút...

#4
Nxb

Nxb

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán học Hiện đại
  • 682 Bài viết

Câu 1: Cái bạn mở rộng sai, nhưng có một định lý về vấn đề này: Cho hữu hạn các dãy dãy con {$x^i_{n_l}$} của {$x_n$}, nếu hợp của các dãy con này là {$x_n$} và chúng cùng hội tụ đến một giới hạn thì dãy {$x_n$} hội tụ. Chứng minh cũng tựa tựa trường hợp cho 2 hoặc 3 dãy.

Câu 3: Điều kiện của bạn tức là $f$ khả vi trong khoảng $(a, b)$, đâu có mở rộng gì đâu. 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nxb: 29-04-2014 - 23:06


#5
1414141

1414141

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 132 Bài viết
Em cám ơn anh kobietdattensaochohot nhiều ạ.trong sách còn nói luôn tồn tại giới hạn trên. Nếu dãy ko bị chặn thì giới hạn trên là vô cùng , em suy ra được rùi ạ.còn dãy bị chặn bơi m thì giới hạn trên không quá m. Em thấy theo bolzano thì có giơi hạn dãy con rồi ạ và giới hạn bị chặn nhưng như vậy sẽ suy ra có sup của các giới hạn của các dãy con nhưng chưa biết là có giá trị lớn nhất trong tập đó ạ.vậy phải cm như nào ạ. @anh nxb: nhưng em thay' trong sách chỉ nói khả vi là đạo hàm tại đó là hữu hạn thôi ạ. Câu 2 ạ em thấy nếu epsilon mà lơn quá thì nó sẽ ko cắt hàm ạ. Sao sách lại nói vậy ạ.em làm như thế này có sai ko ạ:xét gx=Fx-A-epsilon nếu fx có giá trị lớn hơn a thì có thể cho gx dương tại điểm đó và ở 2 mút âm nên có gx có 2 nghiệm. Nếu fx toàn giá trị bé hơn a thì xét gx = fx-a+Epsilon rồi làm tương tự. Em thấy cứ thế nào ấy ạ . Ko chắc chắn lắm ạ. Em nghĩ cách giải thích sẽ rất ngắn gọn vì mọi người đều nói là hiển nhiên. Khi có những dữ kiện từ bài toán thì đáng lẽ em phải suy ngay ra những cái hiển nhiên này để thử nghiệm nhưng mà em làm bài tập thì trong đầu chả có ý tưởng gì ạ.học dh em ko có cơ hội hỏi thầy mà thầy giảng quá nhanh ạ 1 buổi học 3 tiết mà tuần em học 4 buổi giải tich như vậy. Giờ em đa sang tich phan nhung còn nhiều vấn đề chương 1 em chưa hiểu :(.em chỉ còn cách lên 4rum hỏi.anh chị giúp em với ạ.em cám ơn
Tôi đang thay đổi !

#6
Nxb

Nxb

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán học Hiện đại
  • 682 Bài viết

Bạn đừng gọi mình là anh, mình mới đang học năm nhất thôi. Câu 4 thì sai, ban cứ thử kiểm tra hàm $x^3$ mà xem. Câu 3 mình không nhìn thấy cái mở ngoặc nên hiểu nhầm ý bạn. Câu này có lẽ làm thế này: hàm f liên tục trên $[a, b]$ nen f đạt max, min trên đoạn đó. Do f(a)=f(b) nên nếu f đạt max và min tại a và b thì f là hàm hằng nên f'(x)=0. Trường hợp có max hoặc min, giả sử là min đạt tại $c \in (a, b)$ như thế thì $\frac{f(c+h)-f(c)}{h}$ âm khi h âm và dương khi h dương. nên không thể có giới hạn là âm vô cực hoặc dương vô cực được mà phải hữu hạn và bằng 0.






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh