Đến nội dung

Hình ảnh

Viết pt đường tròn $( C)$ có tâm $I$ thuộc $(d)$, cắt trục $Ox$ tại $A, B$; cắt trục $Oy$ tại $C, D$ và $S_{IAB} = S_{ICD} =12$.

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 11 trả lời

#1
loan23

loan23

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết

Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$, cho đường thẳng $(d):\quad x-y-1=0$. Viết pt đường tròn $( C)$ có tâm $I$ thuộc $(d)$, cắt trục $Ox$ tại $A, B$; cắt trục $Oy$ tại $C, D$ và $S_{IAB} = S_{ICD} =12$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi leminhansp: 26-06-2014 - 22:53


#2
nguyenlyninhkhang

nguyenlyninhkhang

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 99 Bài viết

$T{H_1}:AB = CD$

Gọi  $I=(x;x-1)\in (d)$

Ta có : $AB = CD$

Mà  ${S_{\Delta IAB}} = {S_{\Delta ICD}} \Rightarrow d(I,(Ox) = d(I,(Oy))$

                                                                $\Rightarrow \left| x \right| = \left| {x - 1} \right|$

                                                                $\Rightarrow x = \frac{1}{2} \Rightarrow y =- \frac{1}{2}$

Vậy $I = (\frac{1}{2}; - \frac{1}{2})$

Ta có : ${S_{\Delta IAB}} = \frac{1}{2}d(I,(Ox)AB \Rightarrow AB = 48$

$.R = \sqrt {{{\left( {\frac{{AB}}{2}} \right)}^2} + {d^2}}  = \sqrt {{{24}^2} + {{\left( {\frac{1}{2}} \right)}^2}}  = \frac{{\sqrt {2305} }}{2}$

Vậy ptđt : ${\left( {x - \frac{1}{2}} \right)^2} + {\left( {y + \frac{1}{2}} \right)^2} = \frac{{2305}}{4}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyenlyninhkhang: 27-06-2014 - 07:49


#3
leminhansp

leminhansp

    $\text{Hâm hấp}$

  • Điều hành viên
  • 606 Bài viết

Ta có : $\Delta IAB = \Delta ICD (c.g.c)$

 

Bạn có thể giải thích điều này rõ hơn một chút được chứ? Hai tam giác bằng nhau theo trường hợp $c.g.c$ vậy hai góc nào bằng nhau và tại sao?


Hãy tìm hiểu trước khi hỏi!
Hãy hỏi TẠI SAO thay vì hỏi NHƯ THẾ NÀO và thử cố gắng tự trả lời trước khi hỏi người khác!
Hãy chia sẻ với $\sqrt{\text{MF}}$ những gì bạn học được, hãy trao đổi với $\sqrt{\text{MF}}$ những vấn đề bạn còn băn khoăn!

 

Facebook: Cùng nhau học toán CoolMath

Website: Cungnhauhoctoan.com


#4
nguyenlyninhkhang

nguyenlyninhkhang

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 99 Bài viết

Bạn có thể giải thích điều này rõ hơn một chút được chứ? Hai tam giác bằng nhau theo trường hợp $c.g.c$ vậy hai góc nào bằng nhau và tại sao?

À chỗ này mình bị sai rồi. Vì diện tích bằng nhau và có 2 cạnh bằng nên suy ra cạnh thứ 3 bằng .



#5
leminhansp

leminhansp

    $\text{Hâm hấp}$

  • Điều hành viên
  • 606 Bài viết

Vậy bạn giải thích điều này đi!

 

Vì diện tích bằng nhau và có 2 cạnh bằng nên suy ra cạnh thứ 3 bằng .

 

dien tich.png


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi leminhansp: 27-06-2014 - 01:14

Hãy tìm hiểu trước khi hỏi!
Hãy hỏi TẠI SAO thay vì hỏi NHƯ THẾ NÀO và thử cố gắng tự trả lời trước khi hỏi người khác!
Hãy chia sẻ với $\sqrt{\text{MF}}$ những gì bạn học được, hãy trao đổi với $\sqrt{\text{MF}}$ những vấn đề bạn còn băn khoăn!

 

Facebook: Cùng nhau học toán CoolMath

Website: Cungnhauhoctoan.com


#6
nguyenlyninhkhang

nguyenlyninhkhang

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 99 Bài viết

Vậy bạn giải thích điều này đi!

 

 

attachicon.gifdien tich.png

Em lại sai =.=. Đối với bài này em nghĩ trường chia làm hai trường hợp

$ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{AB = CD}\\
{A{B^2} + C{D^2} = 4{R^2}}
\end{array}} \right.$



#7
nguyenlyninhkhang

nguyenlyninhkhang

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 99 Bài viết

$\begin{array}{l}
T{H_2}:A{B^2} + C{D^2} = 4{R^2}(1)\\
AB \bot CD(AB \in Ox,CD \in Oy)(2)
\end{array}$

Vậy $A{B^2} + C{D^2} = {(IA + IC)^2} = 4{R^2}$ khi và chỉ khi $\overline {A,I,C}$ $\left( {AC = 2R} \right)$

và $B \equiv D \equiv O$.

.Ta có:

$\begin{array}{l}
{S_{\Delta IAO}} = \frac{1}{2}d(O,(Ox)).OA\\
{S_{\Delta IAO}} = \frac{1}{2}d(O,(Oy)).OB\\
 \Rightarrow 12.12 = \frac{1}{4}\left| {x(x - 1)} \right|.48\\
 \Leftrightarrow \left| {x(x - 1)} \right| = 12 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = 4}\\
{x =  - 3}
\end{array}} \right.
\end{array}$

.Với ${I_1}(4;3)$ và bán kính ${I_1}O = 5$

$({C_1}):{(x - 4)^2} + {(y - 3)^2} = 25$

.Với ${I_2}(-3;-4)$ và bán kính ${I_2}O = 5$

$({C_2}):{(x + 3)^2} + {(y + 4)^2} = 25$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyenlyninhkhang: 27-06-2014 - 07:46


#8
leminhansp

leminhansp

    $\text{Hâm hấp}$

  • Điều hành viên
  • 606 Bài viết

Em lại sai =.=. Đối với bài này em nghĩ trường chia làm hai trường hợp

$ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{AB = CD}\\
{A{B^2} + C{D^2} = 4{R^2}}
\end{array}} \right.$

 

Tại sao lại xét hai trường hợp này nhỉ :D Bạn có thể giải thích cụ thể hơn 1 chút được không!

 

P/s: Cảm ơn bạn đã nhiệt tình trả lời, thường thì do lười gõ công thức toán nên ít bạn thảo luận một cácn nghiêm túc như bạn lắm!  :namtay  :namtay


Hãy tìm hiểu trước khi hỏi!
Hãy hỏi TẠI SAO thay vì hỏi NHƯ THẾ NÀO và thử cố gắng tự trả lời trước khi hỏi người khác!
Hãy chia sẻ với $\sqrt{\text{MF}}$ những gì bạn học được, hãy trao đổi với $\sqrt{\text{MF}}$ những vấn đề bạn còn băn khoăn!

 

Facebook: Cùng nhau học toán CoolMath

Website: Cungnhauhoctoan.com


#9
nguyenlyninhkhang

nguyenlyninhkhang

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 99 Bài viết

Tại sao lại xét hai trường hợp này nhỉ :D Bạn có thể giải thích cụ thể hơn 1 chút được không!

 

P/s: Cảm ơn bạn đã nhiệt tình trả lời, thường thì do lười gõ công thức toán nên ít bạn thảo luận một cácn nghiêm túc như bạn lắm!  :namtay

Em xài công thức Hê-rông cho 2 tam giác bằng nhau  :

$\begin{array}{l}
{S_1} = {S_2}\\
 \Leftrightarrow \sqrt {{p_1}({p_1} - IA)({p_1} - IB)({p_1} - AB)}  = \sqrt {{p_2}({p_2} - IC)({p_2} - ID)({p_2} - CD)} \\
 \Leftrightarrow (IA + IB + AB)(IB + AB - IA)(IA - IB + AB)(IA + IB - AB) = (IC + ID + CD)(ID + CD - IC)(IC - ID + CD)(IC + ID - CD)
\end{array}$

Mà $IA=IB=IC=ID$:,
$\begin{array}{l}
 \Leftrightarrow A{B^2}.(IA + IB + AB)(IA + IB - AB) = C{D^2}.(IC + ID + CD)(IC + ID - CD)\\
 \Leftrightarrow A{B^2}.\left[ {{{\left( {IA + IB} \right)}^2} - A{B^2}} \right] = C{D^2}.\left[ {{{\left( {IC + ID} \right)}^2} - C{D^2}} \right]\\
 \Leftrightarrow A{B^2}{(IA + IB)^2} - A{B^4} = C{D^2}{\left( {IC + ID} \right)^2} - C{D^4}\\
 \Leftrightarrow 4{R^2}(A{B^2} - C{D^2}) - (A{B^2} - C{D^2})(A{B^2} + C{D^2}) = 0\\
 \Leftrightarrow (A{B^2} - C{D^2})(4{R^2} - A{B^2} - C{D^2}) = 0
\end{array}$



#10
leminhansp

leminhansp

    $\text{Hâm hấp}$

  • Điều hành viên
  • 606 Bài viết

Em xài công thức Hê-rông cho 2 tam giác bằng nhau  :

$\begin{array}{l}
{S_1} = {S_2}\\
 \Leftrightarrow \sqrt {{p_1}({p_1} - IA)({p_1} - IB)({p_1} - AB)}  = \sqrt {{p_2}({p_2} - IC)({p_2} - ID)({p_2} - CD)} \\
 \Leftrightarrow (IA + IB + AB)(IB + AB - IA)(IA - IB + AB)(IA + IB - AB) = (IC + ID + CD)(ID + CD - IC)(IC - ID + CD)(IC + ID - CD)
\end{array}$

Mà $IA=IB=IC=ID$:,
$\begin{array}{l}
 \Leftrightarrow A{B^2}.(IA + IB + AB)(IA + IB - AB) = C{D^2}.(IC + ID + CD)(IC + ID - CD)\\
 \Leftrightarrow A{B^2}.\left[ {{{\left( {IA + IB} \right)}^2} - A{B^2}} \right] = C{D^2}.\left[ {{{\left( {IC + ID} \right)}^2} - C{D^2}} \right]\\
 \Leftrightarrow A{B^2}{(IA + IB)^2} - A{B^4} = C{D^2}{\left( {IC + ID} \right)^2} - C{D^4}\\
 \Leftrightarrow 4{R^2}(A{B^2} - C{D^2}) - (A{B^2} - C{D^2})(A{B^2} + C{D^2}) = 0\\
 \Leftrightarrow (A{B^2} - C{D^2})(4{R^2} - A{B^2} - C{D^2}) = 0
\end{array}$

 

Trời, phải lằng nhằng như thế mới ra được vậy mà bạn ghi cụt lủn mỗi dòng là xét hai trường hợp thì mình hiểu sao được. :D

 

P/s: Bạn thử sử dụng công thức diện tích $S_{ABC}=\frac{1}{2}AB.AC.\sin A$ xem có khai thác được gì không?


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi leminhansp: 11-07-2014 - 10:22

Hãy tìm hiểu trước khi hỏi!
Hãy hỏi TẠI SAO thay vì hỏi NHƯ THẾ NÀO và thử cố gắng tự trả lời trước khi hỏi người khác!
Hãy chia sẻ với $\sqrt{\text{MF}}$ những gì bạn học được, hãy trao đổi với $\sqrt{\text{MF}}$ những vấn đề bạn còn băn khoăn!

 

Facebook: Cùng nhau học toán CoolMath

Website: Cungnhauhoctoan.com


#11
nguyenlyninhkhang

nguyenlyninhkhang

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 99 Bài viết

Trời, phải lằng nhằng như thế mới ra được vậy mà bạn ghi cụt lủn mỗi dòng là xét hai trường hợp thì mình hiểu sao được. :D

 

P/s: Bạn thử sử dụng công thức diện tích $S_{ABC}=\frac{1}{2}AB.AC.\sin A$ xem có khai thác được gì không?

Trình bày thì nó dài vậy , chứ viết đề hiểu có mấy dòng thôi a  :D
Em cũng có nghĩ tới công thức $S_{ABC}=\frac{1}{2}AB.AC.\sin A$
Hai góc có chung góc I nên có 2 góc bù nhau. Nhưng mà trình bày cho người khác hiểu thì hơi khó :D



#12
Jessica Daisy

Jessica Daisy

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 50 Bài viết

Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$, cho đường thẳng $(d):\quad x-y-1=0$. Viết pt đường tròn $( C)$ có tâm $I$ thuộc $(d)$, cắt trục $Ox$ tại $A, B$; cắt trục $Oy$ tại $C, D$ và $S_{IAB} = S_{ICD} =12$.

 

Em làm thế này không biết có đúng không  :icon6:

 

Gọi $I(x,x-1)$, và $R$ là bán kính đường tròn

Do $S_{IAB}= S_{ICD}=12$ nên ta có hệ

 

$\left\{\begin{matrix} \left | x-1 \right |\sqrt{R^2-(x-1)^2}=12\\\left | x \right | \sqrt{R^2-x^2}=12 \end{matrix}\right.$

 

Đặt $a=x-1$ và $b=R^2-x^2$ ta có hệ:

 

$\left\{\begin{matrix} a^2(b+2a+1)=144\\(a+1)^2b=144 \end{matrix}\right.$
 
Do đó
 
$a^2b+2a^3+a^2=a^2b+2ab+b$
$(2a+1)(2a^2-b)=0$
 
Giải từng trường hợp thu được $x$ và $R^2$





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh