Đến nội dung

Hình ảnh

$ABC$, biết tọa độ $C$, biết pt p/g $(d)$ góc $A$, biết pt $\Delta\bot AC$. $AC>AB$; $(d), \Delta,$ trung trực $BC$ đồng quy. Tìm B

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1 trả lời

#1
chuonchuonxanh

chuonchuonxanh

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết

Cho tam giác ABC có C(6,0), đường phân giác trong góc A là: (d)3x-y-10=0, đường thẳng $\Delta$: 3x+3y-16=0 vuông góc AC.

Biết AC>AB và 3 đường thẳng (d), $\Delta$, trung trực của BC đồng quy. TÌm tọa độ B.



#2
leminhansp

leminhansp

    $\text{Hâm hấp}$

  • Điều hành viên
  • 606 Bài viết

Cho tam giác ABC có C(6,0), đường phân giác trong góc A là: (d)3x-y-10=0, đường thẳng $\Delta$: 3x+3y-16=0 vuông góc AC.

Biết AC>AB và 3 đường thẳng (d), $\Delta$, trung trực của BC đồng quy. TÌm tọa độ B.

 

Mình có một vài định hướng thế này bạn tham khảo nhé!

 

1. Bài toán cho phương trình đường phân giác của một góc.

$\longrightarrow$ Sử dụng tính chất đối xứng!

"Cho $d$ là đường phân giác trong góc $xOy$. Khi đó, với mỗi điểm $M$ trên $Ox$ gọi $N$ là điểm đối xứng của $M$ qua $d$ ta có $N\in Oy$."

Bạn lưu ý, rất nhiều bài toán sử dụng tính chất này.

 

Như vậy, trong bài toán này, Ta đã biết phương trình $d$ là phân giác trong góc $CAB$, biết tọa độ điểm $C$ thì ta sẽ tìm được tọa độ một điểm trên $AB$ (Đó chính là điểm đối xứng của $C$ qua $d$).

 

2. Với giả thiết $\Delta \bot AC$ và biết tọa độ $C$ nên ta tìm được phương trình $AC$. Từ đó tìm được tọa độ $A=AC\cap d$.

 

3. Như vậy từ 1. và 2. ta viết được phương trình $AB$ (đường thẳng đi qua hai điểm cho trước). Lúc này $B\in AB$ nên việc tìm tọa độ $B$ sẽ chỉ còn một ẩn.

 

4. Việc cho $d$, $\Delta$ và đường trung trực của $BC$ đồng quy thực chất là cho $E=d\cap \Delta$ thuộc đường trung trực của $BC$. Bằng việc sử dụng tính chất đường trung trực ngay lập tức bạn sẽ thiết lập được phương trình để tìm tọa độ $B$. 

 

5. Giả thiết $AC>AB$ chắc là để loại nghiệm đấy  :icon2:

 

tam giac.png


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi leminhansp: 26-06-2014 - 22:43

Hãy tìm hiểu trước khi hỏi!
Hãy hỏi TẠI SAO thay vì hỏi NHƯ THẾ NÀO và thử cố gắng tự trả lời trước khi hỏi người khác!
Hãy chia sẻ với $\sqrt{\text{MF}}$ những gì bạn học được, hãy trao đổi với $\sqrt{\text{MF}}$ những vấn đề bạn còn băn khoăn!

 

Facebook: Cùng nhau học toán CoolMath

Website: Cungnhauhoctoan.com





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh