Đến nội dung

Hình ảnh

A={1;2;3...2000}.. tính số tập con B của A mà tốn tại x,y thuộc A sao cho x+y=2011

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
pndpnd

pndpnd

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 164 Bài viết

A={1;2;3...2000}.tính số tập con B của A mà không tồn tại x,y thuộc B thỏa mãn x+y=2001


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi pndpnd: 08-08-2014 - 20:21


#2
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1670 Bài viết

A={1;2;3...2000}.. tính số tập con B của A mà tốn tại x,y thuộc A sao cho x+y=2011

Sorry nếu nãy bạn nào đọc bài rồi nhưng mình nghĩ đây là $2001$  

Ta giải bài toán tổng quát là tập $A$ là tập $2n$ số tự nhiên đầu tiên và tồn tại $x+y=2n+1$

Số tập con của $A$ là $2^{2n}$

Ta đếm số tập con không tồn tại $x+y=2n+1$

Xét các cặp $(a,2n+1-a)$ đặt vào các tập trong các tập con của $A$ , xét tập $X$

+ Đặt $a$ vào $X$ thì không đặt $2n+1-a$ vào $X$

+ Đặt $2n+1-a$ vào $X$ thì không đặt $a$ vào $X$

+ Cả hai không đặt vào $X$

Rõ ràng có $n$ cặp như vậy nên có $3^{n}$ tập

Do vậy có $2^{2n}-3^{n}$ tập 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bangbang1412: 08-08-2014 - 20:02

$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#3
pndpnd

pndpnd

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 164 Bài viết

Sorry nếu nãy bạn nào đọc bài rồi nhưng mình nghĩ đây là $2001$  

Ta giải bài toán tổng quát là tập $A$ là tập $2n$ số tự nhiên đầu tiên và tồn tại $x+y=2n+1$

Số tập con của $A$ là $2^{2n}$

Ta đếm số tập con không tồn tại $x+y=2n+1$

Xét các cặp $(a,2n+1-a)$ đặt vào các tập trong các tập con của $A$ , xét tập $X$

+ Đặt $a$ vào $X$ thì không đặt $2n+1-a$ vào $X$

+ Đặt $2n+1-a$ vào $X$ thì không đặt $a$ vào $X$

+ Cả hai không đặt vào $X$

Rõ ràng có $n$ cặp như vậy nên có $3^{n}$ tập

Do vậy có $2^{2n}-3^{n}$ tập 

tại sao "có $n$ cặp như vậy nên có $3^{n}$ "tập hà bạn 



#4
shinichigl

shinichigl

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 135 Bài viết

Sorry nếu nãy bạn nào đọc bài rồi nhưng mình nghĩ đây là $2001$  

Ta giải bài toán tổng quát là tập $A$ là tập $2n$ số tự nhiên đầu tiên và tồn tại $x+y=2n+1$

Số tập con của $A$ là $2^{2n}$

Ta đếm số tập con không tồn tại $x+y=2n+1$

Xét các cặp $(a,2n+1-a)$ đặt vào các tập trong các tập con của $A$ , xét tập $X$

+ Đặt $a$ vào $X$ thì không đặt $2n+1-a$ vào $X$

+ Đặt $2n+1-a$ vào $X$ thì không đặt $a$ vào $X$

+ Cả hai không đặt vào $X$

Rõ ràng có $n$ cặp như vậy nên có $3^{n}$ tập

Do vậy có $2^{2n}-3^{n}$ tập 

Mình nghĩ đáp số phải là $3^{n}$ chứ



#5
shinichigl

shinichigl

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 135 Bài viết

tại sao "có $n$ cặp như vậy nên có $3^{n}$ "tập hà bạn 

Ta phân hoạch tập $A$ thành $n$ cặp dạng $(a,2n+1-a)$

Để lập một tập con $X$ của $A$ ta có các cách sau:

i) đặt $a$ vào $X$ nhưng không đặt $2n+1-a$ vào $X$

ii) đặt $2n+1-a$ vào $X$ nhưng không đặt $a$ vào $X$

iii) đặt $a$ vào $X$ và đặt $2n+1-a$ vào $X$

iiii) không đặt $a$ vào $X$ và không đặt $2n+1-a$ vào $X$

Ta xét tập $B$. Do đề bài yêu cầu không tồn tại hai phần tử $x,y$ thuộc tập $B$ sao cho $x+y=2n+1$ nên ta bỏ đi trường hợp iii)

Vậy từ mỗi cặp $(a,2n+1-a)$ ta có 3 cách để thành lập tập $B$, mà có $n$ cặp như vậy nên ta có $3^{n}$ tập con $B$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi shinichigl: 02-09-2014 - 10:27





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh