Đến nội dung

Hình ảnh

$2^{n}-1$ chia hết $P(n)$

- - - - - hsg11

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Bài toán 1: Tìm đa thức $P(x)$ hệ số nguyên và thỏa mãn với mọi số $n$ nguyên dương ta có $2^{n}-1$ chia hết $P(n)$

Bài toán 2: Cho ba số thực sao cho đa thức $P(x)=x^{4}+ ax^{3}+bx^{2}+cx+1$ có nghiệm thực. Tìm bộ ba số $(a,b,c)$ mà $a^{2}+b^{2}+c^{2}$ đạt giá trị nhỏ nhất.


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#2
bachhammer

bachhammer

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 659 Bài viết

Bài toán 1: Tìm đa thức $P(x)$ hệ số nguyên và thỏa mãn với mọi số $n$ nguyên dương ta có $2^{n}-1$ chia hết $P(n)$

Bài toán 2: Cho ba số thực sao cho đa thức $P(x)=x^{4}+ ax^{3}+bx^{2}+cx+1$ có nghiệm thực. Tìm bộ ba số $(a,b,c)$ mà $a^{2}+b^{2}+c^{2}$ đạt giá trị nhỏ nhất.

Bài 1: Ta xét P(x) là đa thức hằng thì dễ dàng suy ra P(x)=1, P(x)=-1 thỏa bài toán. Sau đó xét P ko là đa thức hằng. Khi đó ta gọi p là ước nguyên tố của P(n) nào đó , n nguyên dương thì p phải là số lẻ (vì p là ước của $2^n-1$). Ta có $f(n+p)-f(n)\equiv 0(modp)$ hay $2^{n+p}-2^n\equiv 0 (modp)$. Theo định lí Fermat ta có $2^{n+p}\equiv2^{n+1}(modp)\Rightarrow 2^{n+1}\equiv 2^n (mod p)\Rightarrow 2^n\equiv 0(mod p)$ (Vô lí). Từ đó ta kết luận là được.

Bài 2: Gỉa sử $x_0$ là nghiệm của P(x) thì ta có $(x_0^4+1)^2=(ax_0^3+bx_0^2+cx_0)^2=x_0^2 (ax_0^2+bx_0+c)^2\le x_0^2(a^2+b^2+c^2)(x_0^4+x_0^2+1)=(a^2+b^2+c^2)(x^6+x^4+x^2)\Rightarrow a^2+b^2+c^2\ge \frac{(x_0^4+1)^2}{x_0^6+x_0^4+x_0^2}$. Đến đây khảo sát hàm số là được


:ukliam2: TOPIC SỐ HỌC - Bachhammer :ukliam2: 

Topic số học, các bài toán về số học

:namtay  :namtay  :namtay  :lol:  :lol:  :lol:  :lol:  :excl:  :excl:  :excl:  :lol:  :lol:  :lol: :icon6:  :namtay  :namtay  :namtay  


#3
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

 

Bài 2: Gỉa sử $x_0$ là nghiệm của P(x) thì ta có $(x_0^4+1)^2=(ax_0^3+bx_0^2+cx_0)^2=x_0^2 (ax_0^2+bx_0+c)^2\le x_0^2(a^2+b^2+c^2)(x_0^4+x_0^2+1)=(a^2+b^2+c^2)(x^6+x^4+x^2)\Rightarrow a^2+b^2+c^2\ge \frac{(x_0^4+1)^2}{x_0^6+x_0^4+x_0^2}$. Đến đây khảo sát hàm số là được

Khảo sát hàm số nào vậy anh ? Em chưa học nhiểu phần này nên chưa biết nhiểu lắm...


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh