Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi chọn HSG QG Tỉnh Quảng Trị năm học 2014 - -2015


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

Quảng trị tst.jpg

quảng trị tst2.jpg

Nguồn : Mathscope.


Vòng 1

Câu 1: (4 điểm) Chứng minh rằng từ 3 số nguyên lẻ đôi một phân biết, ta luôn có thể chọn ra hai số, gọi là $a$ và $b$, sao cho $a^3b-ab^3$ chia hết cho $40$.

Câu 2: (4 điểm) Cho $a,b,c$ là độ dài ba cạnh một tam giác. Xét các số thực $x,y,z$ thỏa mãn

\[\left\{ \begin{array}{l}
cy + bz = a\\
az + cx = b\\
bx + ay = c
\end{array} \right.\]

Chứng minh rằng $$x+y+z\le \frac{3}{2}$$
Câu 3 (4 điểm) Cho đường tròn $(O)$ đường kính $AB$ và đường thẳng $l$ không cắt $(O)$ ($AB$ vuông góc với $l$ và $B$ gần với $l$ hơn so với $A$). Trên $(O)$ lấy điểm $C$ khác với $A$ và $B$, gọi $D$ là giao điểm của đường thẳng $AC$ và $l$. Vẽ tiếp tuyến $DE$ của $(O)$ (E là tiếp điểm và nằm cùng phía với $B$ đối với đường thẳng $AC$), đường thẳng $BE$ cắt $l$ tại $F$, đường thẳng $AF$ cắt $(O)$ tại $G\neq A$. Chứng minh $D$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $EFG$.
Câu 4: (4 điểm ) Tìm tất cả các hàm số $f:(0;+\infty)\to (0;+\infty)$ sao cho $$\frac{f(x)+f(y)}{\sqrt{f(xy)}}=\frac{x+y}{\sqrt{xy}}\forall x,y\in (0;+\infty).$$
Câu 5 (4 điểm) Có bao nhiêu số tự nhiên có $10$ chữ số từ tập $\{0,1,...,6\}$ sao cho chữ số đầu tiên bên trái bằng $1$ và hai chữ số kề nhau bất kì hơn kém nhau 1 đơn vị?

Vòng 2

Câu 1: (4 điểm) Giải hệ phương trình $$\begin{cases}
 \sqrt{x^2+\frac{1}{x^2}}+\sqrt{y^2+\frac{1}{y^2}}&=2\sqrt{5} \\
 (x+y)\left(\frac{1}{xy}+1 \right )& = 3\sqrt{2}
\end{cases}$$

Câu 2: (4 điểm) Cho dãy số $(a_n)$ xác định bởi $a_1=\frac{1}{2},$ và $$a_{n+1}=\frac{(n+1)a_n^2}{n(a_n+1)},\; \forall n\ge 1.$$
Chứng minh dãy số $(a_n)$ có giới hạn và tính giới hạn đó.

Câu 3: (4 điểm) Chứng minh bất đẳng thức sau
$$3(x^2-x+1)(y^2-y+1)\ge 2(x^2y^2-xy+1)\; \forall x,y \in \mathbb{R}$$
Dấu "=" xảy ra khi nào?

Câu 4 (4 điểm) Cho tam giác $ABC$ nhọn, không cân. Gọi $H$ là trực tâm tam giác, $M,N$ lần lượt là trung điểm của các cạnh $AB,AC$. Đường tròn $(M,MH)$ cắt cạnh $AB$ tại $M_1,M_2$, đường tròn $(N,NH)$ cắt cạnh $AC$ tại $N_1,N_2$. Các đường tròn ngoại tiếp các tam giác $BN_1N_2,CM_1M_2$ cắt nhau tại $P,Q$. Chứng minh rằng ba điểm $A,P,Q$ cùng nằm trên một đường thẳng và đường thẳng này đi qua trung điểm $BC$.

Câu 5(4 điểm) Ban đầu trên bảng điện tử hiển thị hai số phân biệt $a$ và $b$. Sau mỗi giây, bảng sẽ tự động hiển thị thêm các số $n$ nếu nó chưa có trên bảng và $n$ là tổng của hai số nào đó đã có trên bản. Hãy xác định xem $2014$ có được hiển thị trên bảng hay không, nếu có thì sau thời gian ít nhất bao lâu (kể từ thời điểm ban đầu), trong các trường hợp sau
a) $a=3,b=12.$
b)$a=1,b=2.$
 


Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#2
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

Lời giải bài hình ngày 2 :

 

 

Gọi $O$ là trung điểm của $BC$, vẽ đường tròn $(O,OH)$ cắt $BC$ tại $X,Y$. Theo kết quả quen thuộc của bài hình IMO 2008 ta được sáu điểm $X,Y,N_1,N_2,M_1,M_2$ cùng thuộc một đường tròn, gọi đường tròn này là $(\alpha)$.

Từ đó :

$$\overline{AM_1}.\overline{AM_2}=\overline{AN_1}.\overline{AN_2}\Rightarrow P_{A/(CM_1M_2)}=P_{A/(BN_1N_2)}$$

Suy ra $A$ thuộc trục đẳng phương của hai đường tròn $(CM_1M_2),(BN_1N_2)$ tức $A$ thuộc $PQ$.

Xét phương tích của $B$ với $(\alpha)$ :

$$\overline{BM_2}.\overline{BM_1}=\overline{BX}.\overline{BY}$$

Xét phương tích của $B$ với $(CM_1M_2)$ :

$$\overline{BM_2}.\overline{BM_1}=\overline{BU}.\overline{BC}$$

Suy ra :

$$\overline{BX}.\overline{BY}=\overline{BU}.\overline{BC}$$

Tương tự $\overline{CY}.\overline{CX}=\overline{CV}.\overline{CB}$

Chú ý dễ dàng có $BX=CY,BY=CX$ nên ta được $BU=CV$. Kéo theo $OU=OV$.

Từ đó :

$$\overline{OU}.\overline{OC}=\overline{OV}.\overline{OB}\Rightarrow P_{O/(CM_1M_2)}=P_{O/(BN_1N_2)}$$

Hình gửi kèm

  • GEOQUANGTRITST2015V2.JPG

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Juliel: 11-09-2014 - 20:14

Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#3
Melodyy

Melodyy

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 40 Bài viết

Câu 1 ở vòng 1 vs vòng 2 đều là câu cho điểm
Câu 2 vòng 1
Tính được $(x,y,z)$ là $(cosA,cosB,cosC)$ là ra BDTLG cơ bản rồi :lol:



#4
tohoproirac

tohoproirac

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 92 Bài viết
Uả sao thi sớm vậy ạ
Còn bao nhiêu vòng nữa mới đi thi quốc gia ạ ??

<3 Mãi mãi một tình yêu <3

:wub: bruce_h4h.gif

赵薇苏有朋


#5
Melodyy

Melodyy

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 40 Bài viết

Uả sao thi sớm vậy ạ
Còn bao nhiêu vòng nữa mới đi thi quốc gia ạ ??

Nhiều trường thi rồi cậu :)) chọn 6 đk quất thôi



#6
lehoangphuc1820

lehoangphuc1820

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 170 Bài viết

Câu 1: CMR trong 3 số lẻ đôi một phân biệt ta luôn có thể chọn ra 2 số, goi là $a$ và $b$ sao cho $a^3b-b^3a$ chia hết cho 40

 

CM:

Ta có: $a^3b-b^3a=ab(a-b)(a+b)$

Đặt $a=2k+1; b=2h+1$ suy ra $a^3b-b^3a=ab(a-b)(a+b)=4(2k+1)(2h+1)(k-h)(k+h+1)$

Trong 2 số $k-h$ và $k+h+1$ chắc chắn có 1 số chia hết cho 2 (xét tính chẵn lẻ)

Suy ra $a^3b-b^3a$ chia hết cho 8 (1)

Giờ ta cần cm chọn đc $a,b$ sao cho $a^3b-b^3a$ chia hết cho 5

  + Nếu một trong 3 số đã cho chia hết cho 5 thì suy ra đpcm

  + Nếu không có số nào chia hết cho 5 thì ta chia thành 2 cặp số dư như sau $(1;4)$ và $(2;3)$

   Vì có 3 số nên có 3 số dư khi chia cho 5; mà lại chỉ có 2 cặp nên theo ng lí Dirichle có ít nhất hai số dư cùng thuộc một cặp. Do đó tổng hoặc hiệu của chúng chia hết cho 5.

Suy ra  chọn đc $a,b$ sao cho $ab(a-b)(a+b)\vdots 5$ (2)

Từ (1) và (2) suy ra tìm đc $a,b$ thỏa $a^3b-b^3a\vdots 40$

 Mọi người xem góp ý  :luoi:


- Một người giỏi Vật Lí là 1 người luôn đi đúng hướng giải và tìm ra đáp án mà không có gì giải thích được tại sao làm theo hướng đó lại đúng. ĐÓ LÀ SỰ NHẠY BÉN CỦA VẬT LÍ
- Một người giỏi Toán là người luôn tìm ra nhiều hướng giải cho 1 bài tập và sau đó biết hướng nào sẽ bế tắc, hướng nào sẽ đơn giản nhất để lựa chọn cách giải phù hợp nhất. ĐÓ LÀ SỰ THÔNG MINH CỦA TOÁN HỌC
- Một người giỏi Hóa là người đọc đề sẽ biết được dữ kiện này dùng để làm gì. Từ dữ kiện này sẽ được kết hợp với các dữ kiện khác như thế nào để tìm ra đáp án chính xác. ĐÓ LÀ SỰ LOGIC CỦA HÓA HỌC
 




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh