Đến nội dung

Hình ảnh

Danh sách các bài toán tích phân - chuỗi - tích vô hạn của Gradshteyn Ryzhik

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
sinh vien

sinh vien

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 260 Bài viết

Mình post file lên trước và sẽ chứng minh một số kết quả sau.

File gửi kèm  Gradshteyn, Ryzhik. Tables of integrals, series, and products (5ed., AP, 1996)(1762s).pdf   4.61MB   814 Số lần tải



#2
sinh vien

sinh vien

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 260 Bài viết

Bài toán . Tính tích phân

I=$\int_{0}^{\infty }e^{-x^{2}}cosaxdx$, trong đó a là hằng số dương

Lời giải . Khai triển Taylor hàm cosax

$cosax=1-\frac{\left ( ax \right )^{2}}{2}+\frac{\left ( ax \right )^{4}}{4!}+...+\frac{(-ax)^{2n}}{(2n)!}+...$

  Đặt $I_{n}=\int_{0}^{\infty }e^{-x^{2}}x^{2n}dx$. 

Ta thấy

$I_{n-1}=\int_{0}^{\infty }e^{-x^{2}}x^{2n-2}dx=\frac{e^{-x^{2}}x^{2n-1}}{2n-1}_{0}^{\infty }+\frac{2}{2n-1}\int_{0}^{\infty }e^{-x^{2}}x^{2n}dx=\frac{2}{2n-1}I_{n-1}$

$\Rightarrow I_{n}=\frac{2n-1}{2}I_{n-1}=\frac{(2n-1)(2n-3)}{4}I_{n-3}=...=\frac{(2n)!}{4^{n}n!}I_{0}$

 mà $I_{0}=\int_{0}^{\infty }e^{-x^{2}}dx=\frac{\sqrt{\pi }}{2}$$\Rightarrow I_{n}=\frac{(2n)!}{4^{n}n!}\frac{\sqrt{\pi }}{2}$

 Do đó 

I=$\frac{\sqrt{\pi }}{2}\sum_{n=0}^{\infty }(-1)^{n}\frac{a^{n}}{(2n)!}\frac{(2n)!}{4^{n}n!}=\frac{\sqrt{\pi }}{2}\sum_{n=0}^{\infty }\frac{\left ( -\frac{a^{2}}{4} \right )^{n}}{n!}=\frac{\sqrt{\pi }}{2}e^{-\frac{a^{2}}{4}}$



#3
sinh vien

sinh vien

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 260 Bài viết

Bài toán . Tính tích phân $I=\int_{0}^{\infty }\frac{cosaxdx}{x^{2}+1}$

Lời giải . Ta sẽ sử dụng đến lý thuyết tích phân hàm biến phức. 

Xét tích phân $\int_{\Gamma }\frac{e^{ia\zeta }d\zeta }{\zeta ^{2}+1}$

trong đó $\Gamma =[-R,R]\bigcup\left \{ z,\left | z \right |=R,Imz\geqslant 0,R> 1 \right \}$

Ta viết lại hàm dưới dấu tích phân như sau:

$\frac{e^{ia\zeta }}{\zeta ^{2}+1}=\frac{e^{ia\zeta }}{\zeta +i}\frac{1}{\zeta -i}=\frac{f(\zeta )}{\zeta -i}$

Hàm f(z) chỉnh hình trong và trên $\Gamma$ ,áp dụng định lý Cauchy , ta được

$f(i)=\frac{1}{2\pi i}\int_{\Gamma }\frac{f(\zeta )d\zeta }{\zeta -i}\Rightarrow \frac{e^{i^{2}a}}{i+i}=\frac{1}{2\pi i}\int_{\Gamma }\frac{e^{ia\zeta }d\zeta }{\zeta ^{2}+1}$

hay $\int_{\Gamma }\frac{e^{ia\zeta }d\zeta }{\zeta ^{2}+1}=\pi e^{-a}$

Ta thấy 

                    $\int_{\Gamma }\frac{e^{ia\zeta }d\zeta }{\zeta ^{2}+1}=\int_{-R}^{R}\frac{e^{ia\zeta }d\zeta }{\zeta ^{2}+1}+\int_{C}\frac{e^{ia\zeta }d\zeta }{\zeta ^{2}+1}$

trong đó $C=\left \{ z,\left | z \right | =R,Imz\geq 0,R> 1 \right \}$

  Ta xét tích phân $\int_{C}\frac{e^{ia\zeta }d\zeta }{\zeta ^{2}+1}$

Đặt $\zeta =Re^{i\theta },\theta \in [0,\pi ]$, ta có

                      $\int_{C}\frac{e^{ia\zeta }d\zeta }{\zeta ^{2}+1}=iR\int_{0}^{\pi }\frac{e^{i\theta }e^{iaR(cos\theta +isin\theta )}d\theta }{R^{2}e^{2i\theta }+1}$.

 Ta có các đánh giá sau

                   $\left | e^{i\theta }e^{iaR(cos\theta +isin\theta )} \right |=e^{-aRsin\theta }\leq 1,\theta \in [0,\pi ]$

              và       $\left | R^{2}e^{2i\theta }+1 \right |\geq R^{2}-1$

nên     $\left | \int_{C}\frac{e^{ia\zeta }d\zeta }{\zeta ^{2}+1} \right |\leq \frac{R}{R^{2}-1}\int_{0}^{\pi }d\theta =\frac{\pi R}{R^{2}-1}\rightarrow 0,R\rightarrow \infty$

    Do đó:

$\int_{-\infty }^{\infty }\frac{e^{iax}dx}{x^{2}+1}=lim_{R\rightarrow \infty }\int_{-R}^{R}\frac{e^{ia\zeta }d\zeta }{\zeta ^{2}+1}=\pi e^{-a}-lim_{R\rightarrow \infty }\int_{C}\frac{e^{ia\zeta }d\zeta }{\zeta ^{2}+1}=\pi e^{-a}$

$\int_{-\infty }^{\infty }\frac{cosaxdx}{x^{2}+1}=Re\left ( \int_{-\infty }^{\infty }\frac{e^{iax}dx}{x^{2}+1} \right )=\pi e^{-a}\Rightarrow \int_{0}^{\infty }\frac{cosaxdx}{x^{2}+1}=\frac{\pi }{2}e^{-a}$



#4
sinh vien

sinh vien

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 260 Bài viết

Bài toán. Tính tích phân $I=\int_{0}^{\infty }e^{-sx}\frac{sinxdx}{x}$, trong đó $s> 0$

Lời giải. Xét hàm $f(x,y)=e^{-sxy}sinx$ ,ta có:

$\int_{0}^{\infty }\int_{1}^{\infty }\left | f(x,y) \right |dydx=\int_{0}^{\infty }\int_{1}^{\infty }e^{-sxy}\left | sinx \right |dydx=\frac{1}{s}\int_{0}^{\infty }e^{-sx}\frac{\left | sinx \right |}{x}dx< \frac{1}{s}\int_{0}^{\infty }e^{-sx}dx< \infty$.

   Ta thấy

$\int_{0}^{\infty }\int_{1}^{\infty }f(x,y)dydx=\frac{1}{s}\int_{0}^{\infty }e^{-sx}\frac{sinxdx}{x}$

Mặt khác 

    $\int_{0}^{\infty }\int_{1}^{\infty }f(x,y)dydx=\int_{1}^{\infty }\int_{0}^{\infty }f(x,y)dxdy=\int_{1}^{\infty }\left ( \int_{0}^{\infty }e^{-sxy}sinxdx \right )dy$

  Ta tính tích phân phụ sau  : $\int_{0}^{\infty }e^{- ax}sinxdx=lim_{A\rightarrow \infty }\int_{0}^{A}e^{-ax}sinxdx$

$\int_{0}^{A}e^{-ax}sinxdx=\int_{0}^{A}e^{-ax}d(-cosx)=-e^{-ax}cosx _{0}^{A}-a\int_{0}^{A}e^{-ax}cosxdx$

$=-e^{-aA}cosA+1 -a\int_{0}^{A}e^{-ax}cosxdx$

$\int_{0}^{A}e^{-ax}cosxdx=\int_{0}^{A}e^{-ax}d(sinx)=e^{-ax}sinx_{0}^{A}+a\int_{0}^{A}e^{-ax}sinxdx=e^{-aA}sinA+a\int_{0}^{A}e^{-ax}sinxdx$

$\Rightarrow \int_{0}^{A }e^{-ax}sinxdx=\frac{1}{a^{2}+1}-\frac{e^{-aA}(cosA+asinA)}{a^{2}+1}$

  Mặt   khác $\left | cosA+asinA \right |\leq \sqrt{1+a^{2}}\Rightarrow \left | e^{-aA}(cosA+asinA) \right |\leq e^{-aA}\sqrt{1+a^{2}}\rightarrow 0,A\rightarrow \infty$

   Do đó $\int_{0}^{\infty }e^{-ax}sinxdx=lim_{A\rightarrow \infty }\left ( \frac{1}{a^{2}+1}-\frac{e^{-aA}(cosA+asinA)}{a^{2}+1} \right )=\frac{1}{a^{2}+1}$

Từ kết quả phụ này ta thấy

$\int_{0}^{\infty }\int_{1 }^{\infty }f(x,y)dydx=\int_{1}^{\infty }\frac{dy}{(sy)^{2}+1}=lim_{A\rightarrow \infty }\int_{1}^{A}\frac{dy}{(sy)^{2}+1}=lim_{A\rightarrow \infty }\frac{1}{s}arctan(sy)_{1}^{A}$

$=\frac{1}{s}\left ( \frac{\pi }{2} -arctans\right )=\frac{1}{s}arctan(s^{-1})$

 Kết luận :

                  $\int_{0}^{\infty }e^{-sx}\frac{sinxdx}{x}=arctan(s^{-1})$

 






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh