Đến nội dung

Hình ảnh

$\sum \frac{a^{2}}{b^{2}}+\frac{9(ab+bc+ca)}{a^{2}+b^{2}+c^{2}}\geq 12$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
khanghaxuan

khanghaxuan

    Trung úy

  • Thành viên
  • 969 Bài viết

Cho $a,b,c>0$ . CMR : 

1. $\sum \frac{a^{2}}{b^{2}}+\frac{9(ab+bc+ca)}{a^{2}+b^{2}+c^{2}}\geq 12$

2. $\sum \frac{a^{2}}{b^{2}}+\frac{10(ab+bc+ca)}{a^{2}+b^{2}+c^{2}}\geq 13$

 

P/s : Câu 2 khó nhé ! :) 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi khanghaxuan: 31-05-2015 - 08:58

Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào .

- A.Lincoln -

#2
binhnhaukhong

binhnhaukhong

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 343 Bài viết

Đối với câu 1 thì ta có bổ đề:

 

Với $xyz=1$ thì BĐT sau là đúng.

$(x+y+z)^2+\frac{15}{2}\geq \frac{11}{4}(x+y+z+xy+yz+xz)$

Cái này dồn biến nhanh nhé.

 

Áp dụng bổ đề này với $x=\frac{a^2}{b^2},b=\frac{b^2}{c^2},c=\frac{c^2}{a^2}$

Khi đó chuẩn hóa cho $a+b+c=1$ và đặt $3q=1-x^2$ thì $0\leq x\leq 1$

 

Đây là hàm $f(r)$ của ta:

$f(r)=\frac{11(1+2x^2)[(1-x^2)^2-18r]}{27r^2}-63-\frac{36(11x^2+1)^2}{(2x^2+1)^2}\geq 0$

Hàm này nghịch biến theo $r$ nên nếu cố định thêm $q$ thì ta chỉ cần chứng minh BĐT trong trường hợp duy nhất là có 2 số bằng nhau.

 

Không dùng định lí ABC ta sẽ chặn tích $r$ bằng đánh giá.

$r\leq \frac{(1-x)^2(1+2x)}{27}$ và thay vào thì có.

$f(\frac{(1-x)^2(1+2x)}{27})=\frac{18x^2(8-28x+61x^2-148x^3+778x^4+1112x^5-892x^6)}{(1+2x^2)(1-x)^2(1+2x)^2}\geq 0$

 

Chốt lại thì dấu = xảy ra khi $a=b=c$

Spoiler


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi binhnhaukhong: 04-06-2015 - 23:34

Quy Ẩn Giang Hồ. 

So goodbye!

 

:off:  :off:  :off:  :off:  :off:  :off: 


#3
binhnhaukhong

binhnhaukhong

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 343 Bài viết

 

2. $\sum \frac{a^{2}}{b^{2}}+\frac{10(ab+bc+ca)}{a^{2}+b^{2}+c^{2}}\geq 13$

 

P/s : Câu 2 khó nhé ! :)

I got it!  :icon6: 

 

Không biết là bài này có cách nào đẹp không nhưng cái bổ đề phía trên không còn dùng được nữa ngay cả khi dùng ABC thì BĐT thu được không còn đúng thôi thì BW vậy.

 

Bài này ta nên giả sử $a=min${$a,b,c$} và đặt $b=a+x,c=a+y$

Nếu xét $x,y=0$ thì khỏi bàn.

Xét trong TH $x,y$ khác 0 thì đặt thêm $x=ty$

Cuối cùng thu được BĐT này:

 

$10t^6-70t^5+151t^4-76t^3-t^2+10t+10\geq 0$

 

Ai kiên nhẫn thì thử lại hộ nhé vì không chắc cái máy tính nó làm đúng đâu.
 


Quy Ẩn Giang Hồ. 

So goodbye!

 

:off:  :off:  :off:  :off:  :off:  :off: 


#4
khanghaxuan

khanghaxuan

    Trung úy

  • Thành viên
  • 969 Bài viết

Đối với câu 1 thì ta có bổ đề:

 

Với $xyz=1$ thì BĐT sau là đúng.

$(x+y+z)^2+\frac{15}{2}\geq \frac{11}{4}(x+y+z+xy+yz+xz)$

Cái này dồn biến nhanh nhé.

 

Áp dụng bổ đề này với $x=\frac{a^2}{b^2},b=\frac{b^2}{c^2},c=\frac{c^2}{a^2}$

Khi đó chuẩn hóa cho $a+b+c=1$ và đặt $3q=1-x^2$ thì $0\leq x\leq 1$

 

Đây là hàm $f(r)$ của ta:

$f(r)=\frac{11(1+2x^2)[(1-x^2)^2-18r]}{27r^2}-63-\frac{36(11x^2+1)^2}{(2x^2+1)^2}\geq 0$

Hàm này nghịch biến theo $r$ nên nếu cố định thêm $q$ thì ta chỉ cần chứng minh BĐT trong trường hợp duy nhất là có 2 số bằng nhau.

 

Không dùng định lí ABC ta sẽ chặn tích $r$ bằng đánh giá.

$r\leq \frac{(1-x)^2(1+2x)}{27}$ và thay vào thì có.

$f(\frac{(1-x)^2(1+2x)}{27})=\frac{18x^2(8-28x+61x^2-148x^3+778x^4+1112x^5-892x^6)}{(1+2x^2)(1-x)^2(1+2x)^2}\geq 0$

 

Chốt lại thì dấu = xảy ra khi $a=b=c$

Spoiler

Tại sao anh lại nghĩ tới đặt $3q=1-x^2$ , mà $x$ là gì vậy anh  :huh: 


Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào .

- A.Lincoln -

#5
binhnhaukhong

binhnhaukhong

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 343 Bài viết

Tại sao anh lại nghĩ tới đặt $3q=1-x^2$ , mà $x$ là gì vậy anh  :huh: 

Đây là 1 bổ đề của anh Cẩn anh sẽ nêu sơ qua cách chứng minh.

Ta có 1 đại lượng hay dùng trong phương pháp $p,q,r$ hoán vị là.

 

$(a-b)^2(b-c)^2(a-c)^2$ và đại lượng này không âm.

 

Sau khi khai triển thì ta có:

 

$f(r)=p^2q^2-4q^3+2p(9q-2p^2)r-27r^2\geq 0$

 

Đậy là 1 tam thức bậc 2 theo $r$ nên giải như 1 BPT ta có:

$\frac{p(9q-2p^2)-2(p^2-3q)\sqrt{p^2-3q}}{27}\leq r\leq \frac{p(9q-2p^2)+2(p^2-3q)\sqrt{p^2-3q}}{27}$

 

$\frac{(p+\sqrt{p^2-3q})^2(p-2\sqrt{p^2-3q})}{27}\leq r\leq \frac{(p-\sqrt{p^2-3q})^2(p+2\sqrt{p^2-3q})}{27}$

 

Có 1 điều rất đặc biệt là nếu ta đặt $3q=p^2-x^2,x\geq 0$ thì các dấu căn sẽ mất đi và hơn nữa đại lương $(a-b)^2(b-c)^2(c-a)^2$ thì là 1 đại lượng mạnh bởi dấu bằng có thể xảy ra khi 2 trong 3 số bằng nhau.

 

Vậy nên đại lượng này là 1 đại lượng giúp ta giải quyết nhiều bất đẳng thức mà nếu dùng Schur thì không thể chứng minh được

 

Còn với đại lượng này ta hay chuẩn hóa $p=1$ để tính toán cho đơn giản.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi binhnhaukhong: 05-06-2015 - 17:28

Quy Ẩn Giang Hồ. 

So goodbye!

 

:off:  :off:  :off:  :off:  :off:  :off: 


#6
binhnhaukhong

binhnhaukhong

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 343 Bài viết

Đánh giá trên anh nhớ cũng có được nhắc tới trong phần phương pháp $uvw$ của Baek Tejs.

Bài toán sau đây có thể giải quyết được bằng cách làm như trên ( ta không thể chứng minh nếu dùng $p,q,r$ và Schur như vẫn làm)

 

Here


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi binhnhaukhong: 05-06-2015 - 17:33

Quy Ẩn Giang Hồ. 

So goodbye!

 

:off:  :off:  :off:  :off:  :off:  :off: 


#7
dogsteven

dogsteven

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1567 Bài viết

Bài hai mấy anh dùng thử bổ đề này chưa? $\dfrac{a^2}{b^2}+\dfrac{b^2}{c^2}+\dfrac{c^2}{a^2}\geqslant \sqrt[3]{\dfrac{27\left[a^6+b^6+c^6+(abc)^2\right]}{4(abc)^2}}$


Quyết tâm off dài dài cày hình, số, tổ, rời rạc.


#8
binhnhaukhong

binhnhaukhong

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 343 Bài viết

Bài hai mấy anh dùng thử bổ đề này chưa? $\dfrac{a^2}{b^2}+\dfrac{b^2}{c^2}+\dfrac{c^2}{a^2}\geqslant \sqrt[3]{\dfrac{27\left[a^6+b^6+c^6+(abc)^2\right]}{4(abc)^2}}$

Bài 2 khá mạnh nên anh chưa thử cái này giờ để xem $p,q,r$ mát tay đến đâu :)

Spoiler


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi khanghaxuan: 03-07-2015 - 10:56

Quy Ẩn Giang Hồ. 

So goodbye!

 

:off:  :off:  :off:  :off:  :off:  :off: 





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh